|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
THẾ GIAN GIẢ TRÁ
Để thêm chi tiết cho ngụ ngôn Tin Mừng thánh Luca 12:13-21, bài đọc I sách Giảng viên (Gv 1:2, 2: 21-23) cho ta biết đời sống là mau qua, phù du qua câu nói “ Giả trá của giả trá…, tất cả đều là giả trá. Vanitas vanitatum….(1:2). Phật giáo có câu “Đời là vô thường” cũng không khác gì câu nói trong kinh thánh ‘Đời là Giả Trá’, mọi sự đều là hư vô và chóng qua. |
|
CẦU NGUYỆN CỦA ABRAHAM VÀ CỦA CHÚA GIESU
Nhân bài đọc 1 sách Sáng Thế (St 18:20-32) nói về việc Thiên Chúa sẽ hủy giệt hai thị trấn Sodom và Gomorrah vì dân chúng ở đó tội lỗi quá nhiều. Nhưng Abraham đã cầu khẩn Chúa tha thứ vì trong đó còn có những người công chính. Chúng ta thử coi cách Abraham cầu xin Chúa ra sao và Chúa Giesu dạy chúng ta phải cầu nguyện thế nào theo như Luca diễn tả trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 11:1-13). |
|
TIẾP ĐÃI KHÁCH TRONG KINH THÁNH
Thế nào là tiếp đãi khách? Các chuyện trong Kinh Thánh đều ca ngợi sự tiếp đãi khách vì nó là bổn phận và để tỏ lòng thương xót. Trong sa mạc một người bị nạn xin được cứu giúp thì việc tiếp đãi đó là một nhu cầu sống còn. Đã là nhu cầu thì mọi trường hợp đều giống nhau. Khách lạ, một khi đã được tiếp đón vào nhà, là quan trọng và bất khả xâm phạm thì gia chủ phải bảo vệ họ khỏi mọi hiểm nguy dù có phải tổn thương đến tính mạng của những người trong gia đình. |
|
AI LÀ ANH EM LÁNG GIỀNG CỦA TÔI
Đây là một ngụ ngôn mục vụ, tràn ngập những bí quyết săn sóc và ưu tư do những gì tốt đẹp nhất phát xuất từ đáy lòng con người, một ngụ ngôn thực dụng thúc đẩy chúng ta vượt qua mọi cấm kỵ của văn hóa, dân tộc, cộng đồng, mọi cản trở của ích kỷ, của chính trị, của danh quyền lợi, để bước tới và làm việc thiện hoàn toàn vì việc thiện. Không còn vô cảm trước khổ đau của con người. |
|
VƯỢT THẮNG KHÁC BIỆT ĐỂ THỐNG NHẤT
Xuyên suốt hành trình Giáo Hội sơ khai, hai thánh Phero và Phaolo đã có nhiều khác biệt, nhưng các ngài đã vượt qua để thống nhất. Nhân ngày lễ kính thánh Phero và Phaolo, xin có vài suy tư về hai vị thánh cả cầm đầu Giáo Hội. |
|
CHÚA GIÊSU CHUẨN BỊ NHÂN CHỨNG
Chủ đề “Bình An” được nói tới trong cả 3 bài đọc hôm nay, nhưng đặc biệt bài đọc Isaiah (66:10-14c) và Luca (10:1-12) có liên hệ với nhau rõ ràng. Iasiah mừng sự trở về của dân Israel sau cuộc lưu đầy dài hạn và tưởng tượng một trở về khải hoàn trong vòng tay nuôi dưỡng của Jerusalem là Thị Trấn Thánh và là Thị Trấn Mẹ. Có sự song hành nhưng cũng có cảnh đối nghịch trong các bài Tin Mừng hôm nay. Cả bài đọc Isaiah và Tin Mừng Luca đều nói về nỗi vui mừng của dân Israel khi trở về Jerusalem và của các môn đệ sau khi thi hành sứ mạng thành công. Trong Tin Mừng Luca, Chúa Giesu cũng như dân Israel đều di hành đi về Jerusalem, lúc đầu Chúa được dân chúng đón tiếp nồng nhiệt nhưng rồi lại bị từ chối làm cho Chúa phải đau khổ. |
|
HÃY CÙNG ĐI JERUSALEM VỚI CHÚA GIESU
Trong câu mở đầu bài Tin Mừng hôm nay (Lc 9:51-62), Luca đã nói rõ nơi Chúa Giêsu sẽ tới là Jerusalem, địa danh đã được báo trước trong bài Tin Mừng tuần qua. Và Chúa Giesu sẽ chịu chết tại đó. Không nghi ngờ gì nữa, chúa Giêsu đã phải nói với chúng ta về nghĩa vụ của người môn đệ theo Chúa. Trên đường di hành, Chúa đã gửi lời kêu gọi đến tất cả những người đang đi theo Chúa. Có nhiều đáp ứng khác nhau. Người thì từ chối như dân làng Samarita vì họ thiên kiến không tin tưởng kẻ đưa tin. Người thì đồng ý theo Chúa nhưng lại không nhận ra được những điều kiện cần phải có để theo Chúa. |
|
VÀI SUY TƯ NHÂN KỶ NIẸM MỘT NĂM TÔNG THƯ “SĂN SÓC NGÔI NHÀ CHUNG” - LAUDATO SI’
Nhân kỷ niệm một năm phát hành tong thư Laudato Si’, người viết xin có một vài suy tư về thông điệp này của Đức Phanxico. Một câu chuyện trong một câu chuyện của Laudato Si’, Tông thư rất quan trọng của Đức Phanxico về việc “Săn sóc ngôi nhà chung của chúng ta”. Tông thư đưa ra một cái nhìn tổng quát về cuộc khủng khoảng môi trường trên quan điểm tôn giáo. Cho đến khi tài liệu này ra mắt một năm trước đây vào ngày 18 tháng 6, 2015, cuộc đối thoại về môi trường chỉ đóng khung trong những ngôn từ về kinh tế, khoa học và chính trị. Bây giờ thì ngôn ngữ của niềm tin chính thức nhập cuộc. Bàn luận rõ ràng, xác định và có hệ thống. |
|
CĂN TÍNH CỦA CHÚA GIESU
Trên đường hành hương, Chúa Giêsu đã thử lòng tin của các môn đệ bằng câu hỏi: “Các anh gọi Ta là ai?”. Đây là câu hỏi mà Chúa Giêsu cỏ thể hỏi mỗi một môn đệ ở mọi thời đại trên đường theo Chúa Giêsu đi tới thập giá. Tất cả những điều Chúa nói và làm đều có ý nghĩa đặc biệt về đồi Golgotha, nơi Người sẽ biểu lộ một vâng lời tuyệt đối, tình yêu hoàn hảo và tự hiến trọn vẹn. |
|
THA THỨ NHIỀU THÌ YÊU NHIỀU
Xuyên suốt 4 Phúc Âm thư, bữa ăn vẫn là đề tài rất đáng cho chúng ta suy niệm. Chúa Giesu thường ngồi ăn với kẻ tội lỗi rồi nhân dịp này đưa ra những bài học về tình môn đệ, sự thánh đức, phép hòa giải và sự tha thứ. |
|
QUYỀN NĂNG THIÊN CHÚA VÀ NIỀM TIN CỦA HAI BÀ QUẢ PHỤ TRONG KINH THÁNH
Sống chết là hai thái cực đi ngược chiều nhau và có những tiến trình riêng. Sống thể xác nhưng chết tinh thần lại là vấn đề luân lý đạo đức cấn phải được soi sáng rõ ràng. Qua những phép lạ chúa Giesu làm cho kẻ chết sống lại cũng như tiên tri Elijah vâng lời Thiên Chúa thi hành sứ vụ, làm cho đứa con trai duy nhất của bà quả phụ là ân nhân của ông được sống lại là những câu chuyện có nhiều ý nghĩa rất sâu xa chúng ta cần phải tìm hiểu. |
|
CÁM TẠ CHÚA VÌ VINH QUANG CAO CẢ CHÚA
Chúa Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là lễ Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể hiểu được Lời Chúa Giesu và đi tới chân lý. Mỗi tín hữu đều có cảm nghiệm riêng của mình cách thiết thân với chính Thiên Chúa, khám phá ra Người không cô đơn, nhưng hiệp thông với ánh sáng và tình yêu, với mạng sống cho đi và nhận lại trong đối thoại đời đời giữa Chúa Cha, Chúa Con trong Chúa Thánh Thần. |
|
CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG - MỘT THỜI ĐẠI MỚI BẮT ĐẦU
Chúng ta chắc ai cũng biết câu chuyện Chúa Thánh Thần hiện xuống đươc tả lại trong sách Công Vụ Tông Đồ (Cv 2:1-11). Vào một buổi sáng khi bình minh vừa hé lộ lúc các tông đồ đang tụ họp nhau để cầu nguyện và chờ đợi…Một ngày mới bắt đầu với tiếng nổ vang từ trời xuống cùng với gió thổi ào ào…. Nghe thấy tiếng động thì đồng thời cũng nhìn thấy hình lưỡi lửa lan tỏa trên đầu mỗi người. (Cv 2:3). Đây là quà tặng đầu tiên mà Chúa Thánh Thần ban cho các tông đồ là nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau. |
|
BẢO VỆ SỰ SỐNG CON NGƯỜI
Hàng năm vào ngày 22 tháng giêng, kỷ niệm sinh nhật đầu tiên vụ án Roe v.Wade, (22-1-1974), những bộ mặt công cộng, lãnh đạo các tôn giáo và những người lãnh đạo phong trào, tổ chức phò sự sống trên khắp nước Hoa Kỳ và tất cả những ai phò sự sống đều ra đường làm một cuộc tuần hành phản đối phá thai dưới mọi hình thức. Ở Hoa Kỳ người ta tụ họp về Washington DC là thủ đô và tuần hành trên bậc thềm phía Tây của US Capital, đi vòng tròn chung quanh tòa nhà Capital trước khi đi vào quốc hội để yêu cầu các nghị sĩ dân biểu phải có thái độ với những trẻ không được chào đời. Năm đầu tiên (1974) số người tham dự khoảng 20,000 người. Dần dần mỗi năm số người tham dự tăng lên, năm 2009 là 300.000, năm 2013 là 650.000 và năm nay người ta nói là cuộc tuần hành lớn nhất thế giới, có tới hơn triệu người tham dự, gồm đủ mọi thành phần, già trẻ, trai, gái, sinh viên học sinh…thuộc mọi tôn giáo. |
|
Chúc Mừng Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo: Tân Giám mục chính toà giáo phận Xuân Lộc
Cộng Đồng Giáo Dân Miền Đông Nam Hoa Kỳ Hân hoan chúc mừng Đức Giám Mục Giuse ĐINH ĐỨC ĐẠO, Tân GM chính tòa Giáo Phận Xuân Lộc. Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và thánh cả Giuse luôn luôn gìn giữ sức khỏe Đức Cha để Đức Cha chu toàn bổn phận Chúa và Giáo Hội trao phó. |
|
VỚI CHÚA GIESU, TA CÓ TƯƠNG LAI (LỄ CHÚA VỀ TRỜI)
Theo Tin Mừng Luca, Jerusalem là thị trấn của số mệnh. Nơi đây ơn cứu độ đã hoàn thành. Nơi đây sách Công Vụ Tông Đồ bắt đầu và Jerusalem là trọng điểm, nơi xuất phát tiên khởi của sứ vụ các môn đệ Chúa Kito rồi lan ra khắp mọi nơi đến “tận cùng thế giới”. Nơi nào có bóng dáng các môn đệ thì ở đó, cộng đồng sơ khai có những tiêu chuẩn giáo lý (Cv 15:2,6). |
|
HỘI ĐỒNG JERUSALEM VÀ NHỮNG Ý KIẾN BẤT ĐỒNG.
Bất đồng ý kiến có xấu không? Chưa chắc xấu. Trái lại, nó là cơ hội để một tập thể trở nên đồng nhất và đoàn kết hơn. Cộng đồng Giáo Hội sơ khai ở Jerusalem không phải là không có vấn đề như thấy trong bài đọc sách Công Vụ Tồng Đồ (Cv 15:1-2, 22-29). |
|
TÂN JERUSALEM, NƠI THIÊN CHÚA SẼ TỪ TRỜI XUỐNG
Dựa vào bài đọc sách Khải Huyền ( Kh 21:1-5a), chúng ta tìm hiểu và suy niệm về thị trấn thánh Jerusalem và những địa danh quan yếu của nó theo tinh thần Kito giáo. |
|
TIẾNG GỌI CỦA CHÚA CHIÊN LÀNH
Chúa nhật II, chúng ta suy nghĩ về những vết thương của Chúa, giúp chúng ta hâm nóng lại tình bạn với Chúa nơi bàn tiệc trong phòng họp ở lầu trên. Chúa nhật III dẫn chúng ta vào khung cảnh biển hồ cho chúng ta thấy những thất bại do thiếu niềm tin và thất vọng, nhưng cho chúng ta cơ hội để tái xác nhận tình yêu của chúng ta đối với chúa Kito. Chúa nhật IV hôm nay, chúng ta gặp được Chúa Chiên lành tuyệt vời; Người biết rất rõ đoàn chiên của người. “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành” hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn gọi trong Giáo Hội. Cả ba chu kỳ phụng vụ trong năm, các chúa nhật IV Phục Sinh đều lấy đoạn Tin Mừng Gioan nói về Chúa Chiên Lành làm chủ đề. |
|
CUỘC PHỤC HỒI CỦA PHERO VÀ CỦA CHÚNG TA
Phần lớn những mục vụ của chúa Giêsu đều được thực hiện dọc theo bờ Tây Bắc biển Galilée hay còn gọi là biển Tiberia (Ga 6:1) và hồ Gennesaret (Lc 5:1). Câu chuyện Phúc Âm hôm nay (Ga 21:1-19) xẩy ra trong bối cảnh của Biển Galilee.Gọi là biển nhưng thực tế nó là một hồ nước ngọt có hình giống như một cây thụ cầm dài cỡ 12-13 dậm và rộng chừng 7-8 dậm. Cá và nghề chài lưới giữ một vai trò quan trọng trong Tân Ước và Giáo Hội sơ khai. Bắt cá đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội từ lúc chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ “thả lưới bắt cá người ta” (Mt 4:19; Lc 5:10; Mc 1:17). |
|
[1]
20
21
22 23
24
25
26
27
28
29 [23/41] |