Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
LỊCH SỬ TRONG VIỄN ẢNH CỦA THIÊN CHÚA

 

CHÚA NHẬT XXXIII-C THƯỜNG NIÊN

Ml 3:19-20a; 2Tx 3:7-12; Lc 21:5-19

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

    Vào thời gian kết thúc Mùa Phụng Vụ thì những bài đọc Kinh Thánh thường dầy dẫy những hình ảnh khải huyền khiến chúng ta hoảng sợ. Văn khải huyền khá phổ thông trong Kito giáo từ cả hang ngàn năm xưa. Những xáo trộn lớn của lịch sự thường tô điểm thêm cho những suy nghĩ về cảnh khải huyền đó.


 

    Tuy nhiên, không phải tất cả từ “khải huyền” được dùng đều có ý nghĩa đặc biệt đó. Thánh Phaolo đã cho thấy ngài nhận được Tin Mừng không phải do loài người mà do “mặc khải” (Gl 1:12) và việc ngài đi lên Jerusalem gặp những vị lãnh đạo tôn giáo cũng do “mặc khải” (Gl 2:2). Văn chương khải huyền lại liên hệ đến một hay nhiều mặc khải khác nhau và thường do thiên thần biểu lộ cho biết về thế giới siêu nhiên. Đỉnh điểm của thời cánh chung tức tận thế là ngày khởi đầu của thế giới mới ấy. Thường thường sự chuyển tiếp giữa hai thế giới được biểu hiện bằng những thay đổi của vũ trụ thiên nhiên và sự phán xét con người cùng những cơ chế tội lỗi cũng như sự bênh vực của các thánh.


 

    Mặc dù các sách khải huyền nói về việc chuyển đổi qua một thế giới khác, nhưng cả sách của Gioan và những tiết lộ của chúa Giesu như trong Tin Mừng Luca 21, Marco 13, Mathieu 24:1-38  đều đi cùng với những biến cố lịch sử và tình trạng tiềm ẩn ở đàng sau hay bên kia lịch sử. Những điều sẽ xẩy ra thì pha lẫn với những gì sẽ xẩy ra trong thực tế. Lịch sử được sắp đặt trong một viễn ảnh rộng lớn hơn của Thiên Chúa bằng những cảnh tượng lạ lùng về những biến cố lịch sử cùng với những dấu lạ, biểu tượng và hình ảnh hay lời nói huyền bí. Mặc dù loại văn phong này có vẻ kỳ lạ đối với chúng ta, nhưng nó lại là một chứng từ hùng hồn cho niềm tin và hy vọng của dân Chúa.


 

VIỄN ẢNH CỦA THIÊN CHÚA


 

Đền thánh Jerusalem bị phá hủy là một biến cố lịch sử biểu hiện tính khải huyền trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 21:5-19). Lấy thí dụ, Marco tả cảnh quân La Mã đã xúc phạm đền thờ Jerusalem (Mc 13:14) như một cảnh tượng khải huyền (Daniel 9:27; 12:11) thiếp theo là một thời đại kết thúc và Con Người Thiên Chúa xuất hiện. Tuy nhiên Luca đã bỏ đi cảnh khải huyền và tách rời việc đền thánh bị phá hủy khỏi những dấu chỉ báo hiệu Con Người đến bằng thời kỳ gọi là “thời của dân ngoại” (Lc 21:24).


 

Việc Chúa Giesu tỏ lộ tính khải huyền mà Luca nêu ra (21:5-36) được cảm hứng bởi Marco 13 nhưng Luca đã thay đổi một số lởi của Chúa. Ngài vẫn tin và chờ mong thời đại tận cùng nhưng khuyên phải để ý đến toàn thể Tin Mừng của ngài và quan trọng là phải theo Chúa Giesu từng ngày và tìm hiểu ý nghĩa những dấu chỉ về ngày tận cùng nói trong Marco 13. Cuối cùng điểm ngải đi tới là cộng đồng Kito giáo sơ khai và ngày tận cùng, ngày Chúa Kito đến lần thứ hai bị hoãn lại.


 

NHỮNG DẤU CHỈ NGÀY TẬN CÙNG


 

Nói về việc các môn đệ bị truy nã (Lc 21:12-19) và đền Jerusalem bị phá hủy (Lc 21:20-24), Luca cho thấy những dấu hiệu khải huyền đã được ứng nghiệm. Trong bản văn Luca, chúa Giesu nói trong Đền Thờ thì cũng như ở Đền Thờ trên Núi Cây Dầu. Khán thính giả của Chúa Giesu trong bài Tin Mừng hôm nay là “toàn thể dân chúng” chứ không chỉ các môn đệ (như trong Mt 24:3) hay 4 môn đệ ( như trong Mc 13:3). Trong bài Tin Mừng hôm nay (Lc 21:5-19) các dấu hiệu có 3 ý nghĩa: Sự xuất hiện của các tiên tri giả và thời gian không gian sai (Lc 21:8); chiến tranh, xáo trộn và những xung đột trên thế giới (Lc 21: 9-10); những tai ương thiên nhiên xuất hiện trên trời dưới đất (Lc 21:11). Kế hoạch Thiên Chúa được ứng nghiệm không chỉ ảnh hưởng đến Israel mà tất cả mọi quốc gia, không chỉ những quốc gia mà toàn thể vũ trụ. Không một nơi nào được Thiên Chúa tạo dựng mà không ảnh hưởng bởi ý định của Thiên Chúa.


 

THỜI KỲ LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN


 

Tuy nhiên các môn đệ không nên quá lo lắng hoảng sợ về những biến cố này hoặc bị lung lạc bởi những kẻ muốn thử thách màu nhiệm Thiên Chúa và đoán chắc ngày giờ và nơi xẩy ra. Điều quan trong phải nhớ là trước ngày đó là thời kỳ của chứng nhân (Lc 21:12-19). Chúng tuyên bố: “Thời giờ đã đến rồi” (Lc 21:8) chính là một sai lầm vì tính theo thời gian của lịch sử loài người (chronos: thời gian của lịch sự loài người) thì không thể đưa tới hiểu biết thời gian của Thiên Chúa (kairos: thời gian thích hợp) được ứng nghiệm. Lúc này đây là thời gian để làm chứng đức tin của mình với toàn thể thế giới (Lc 21:13).


 

Vì là chứng nhân, các môn đệ sẽ bị điệu ra trước hội đường, các tổng trấn và vua chúa. Việc này đã ứng nghiệm như nói trong Công Vụ Tông Đồ. Bị ghét bỏ và đối sử tàn tệ bởi anh em họ hàng và cuối cùng là cái chết. Không có gì là cường điệu như thường thấy trong sách của các tác giả khải huyền thời nay, loại cường điệu của giáo lý đồng bóng mà những kẻ tin vào đó cảm như thấy ngây ngất tê mê, vượt lên trên cả những điều kiện của truy nã và cực hình. Các môn đệ thì không được miễn trừ một đau khổ nào. Giữa những phong ba bão tố, các môn đệ của chúa Giesu luôn luôn có được “miệng lưỡi khôn ngoan” (Lc 21:15) do Chúa Thánh Thần mạc khải để đáp ứng chính xác và kịp thời.


 

HƠN CẢ THÁN PHỤC


 

Bài Tin Mừng hôm nay xẩy ra vào thời kỳ mục vụ cuối của chúa Giesu khi các môn đệ cùng với Người đứng trên đất thánh ngắm nhìn đền thờ Jerusalem, trung tâm văn hóa và tôn giáo Do Thái, một đại tác phẩm của Herode đã làm cho dân tộc Do Thái hãnh diện. Rõ ràng đó là một quang cảnh làm rung động lòng người nhưng rồi bất thần trở thành nghiêm trọng. Làm người ta thán phục đồng thời cũng khiến họ nghĩ về tình môn đệ phải trả giá của những ai mang danh hiệu Chúa Kito. Họ sẽ bị truy nã và hành hạ công khai bởi những người thân cận nhất. Bấy giờ đấng ngôn sứ đã hứa mới đến và ngư trị trong đền thờ được xây lại lần thứ ba. Sự hiện diện của Người chính là Thiên Chúa trở lại thăm viếng trần gian.  


 

Chúa Giesu đã nói về  những thảm cảnh làm rung chuyển địa cầu như động đất, ôn dịch, bệnh tật, các môn đệ bị truy tố hành hạ. Người cũng nói về những kẻ mạo danh Người đến để làm xáo trộn công trình của Người. Nhưng chúa Giesu thì không xa lạ gì đối với những kẻ uy quyền đang đi tìm mồi trên trái đất này.  Khủng bố mà chúng gây ra dù cho cá nhân hay cả địa cầu rồi cũng bị khuất phục như Chúa đã quả quyết “dù cái tóc trên đầu các người cũng không mất” (Lc 21:18). Người đã đạt tới Thánh Giá để bảo đảm cho lời Chúa có giá trị niềm tin.  Đây không phải là một xác đinh dụ dỗ để “chiếm linh hồn chúng ta”, nhưng là bảo đảm cho lời hứa ban ân sủng đầy đủ cho những ai yếu đuối, ân sủng để làm việc để linh hồn được cứu rỗi. Từ chối vương quyền chúa Giesu sẽ bị Thiên Chúa phán xét. Chịu đựng vương quyền với ân sủng thì linh hồn sẽ được cứu rỗi. Nên nhớ, chúa Giesu khi nói về linh hồn không phải linh hồn đã được “điều chỉnh” mà là linh hồn đã “trở nên tốt”. Linh hồn là khả năng nội tại trong đó có sự nối kết giữa con người và Thiên Chúa nằm trong tiến trình cuộc sống lâu dài từ lúc thụ thai đến lúc trưởng thành và kiên trì chịu đựng trong suốt cuộc đời không nao núng trước mọi hiểm nguy và đau khổ.    


 

DANH NGƯỜI LÀ GÌ?


 

Nếu loại văn chương khải huyền làm cho ta bị kích động thì có nhiều lý do. Có thể niềm tin, cách sống và hành động của chúng ta cần được nâng đỡ khuyến khích; và chúng ta nhận ra thời gian thì ngắn ngủi, Thiên Chúa đến thì như kẻ trộm vào nhà giữa đêm khuya nên chúng ta phải tỉnh thức, cải đổi đường hướng của chúng ta tận gốc rễ, ngay hôm nay không phải ngày mai. Đề tài bài Tin Mừng hôm nay là “Danh Người” -nói lên sứ mệnh và con người của Chúa- sẽ là cớ để cho người ta súc phạm và chia rẽ.


 

Nhưng chúng ta vẫn không can đảm, cố tránh né đụng chạm và tranh đấu. Chúng ta che dấu cái căn cước Công Giáo, trách nhiệm của chúng ta vì muốn được an thân, sợ va chạm hoặc xúc phạm đến người khác, hay bị dán nhãn hiệu Kito hay Công Giáo, nại cớ vấn đề gọi là “tế nhị” ! Chúng ta có bao giờ ngăn cản không cho thực hiện một vài việc -trong cộng đồng, đất nước, thế giới- thực sự xứng đáng phải chiến đấu đến cùng ngay cả hy sinh mạng sống? Chúng ta có quên rằng tất cả mọi gắn bó với danh hiệu ấy sẽ bền bỉ chịu đựng và sống còn trước mọi truy nã đàn áp của kẻ thù ma quỉ?    


 

MỘT BÀI HỌC


 

Chúa nhật này chúng ta cũng lấy ra được một bài học, một sứ điệp quan trọng từ bài đọc 2 của thánh Phaolo gửi tin hữu Thessalonians (2Tx 3:7-12). Ngài đã khiển trách những tín hữu Thessalonians là không chịu làm việc. Ngải thúc dục họ phải làm việc, vì sự sống, lại giúp mình hết sợ hãi, can đảm tiến lên vì tương lai để thoát khỏi những vật lộn và đau khổ sợ hãi hiện tại.


 

Sắp hết Năm Phụng Vụ, chúng ta phải đối đầu với nhiều gian nan như thấy trong những bài đọc Tin Mừng hôm nay. Đừng bao giờ quên rằng chúng ta được gọi để làm chứng nhân cho Chúa trong mọi việc hàng ngày lớn cũng như nhỏ. Đứng giữa những đau khổ khó khăn, cuối chân trời lại thấp thoáng thấy tai họa không suy giảm, niềm tin quay mặt về thiên đàng không chỉ vì ước muốn khải huyền của Thiên Chúa mà vì một viễn ảnh những khổ đau hiện tại sắp kết thúc, thời đại mới bắt đầu tới, dù cô đơn là lý do để củng cố tinh thần, niềm vui và hy vọng giữa phong ba bão tố của thời đại.


 

Fleming Island, Florida

Nov 14, 2016

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!