Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NHỮNG ĐẶC TÍNH ĐỂ CHỌN GIÁO HOÀNG
CHÚA NHẬT LỄ LÁ & CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
ĐI ĐI! VÀ ĐỪNG PHẠM TỘI NỮA
LÒNG KHOAN DUNG
HÃY CẢI ĐỔI VÌ THỜI ĐIỂM ĐANG ĐẾN
HÃY CÙNG NHAU LÀM CUỘC HÀNH TRÌNH HY VỌNG
LÒNG QUẢNG ĐẠI
SUY NIỆM MÙA CHAY: NĂM C 2025 – TUẦN LỄ II
Mừng đời sống mới, nhớ lại cuộc sống cũ (Tuần I Mùa Chay)
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ YÊU NGƯỜI?
CÔNG BẰNG VÀ PHÚC LỢI
TỘI NÀO THIÊN CHÚA KHÔNG THA?
THIÊN CHÚA ĐÃ XUỐNG TRẦN
CHUẨN BỊ CHÚA ĐANG ĐẾN GẦN KỀ (CHÚA NHẬT IV MV)
LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC LÀ THIÊN CHÚA ĐANG NÓI VỚI TÔI
ĐI ĐÚNG ĐƯỜNG VÀ ĐÚNG HƯỚNG
CHÚA GIÊSU LÀ VUA VŨ TRỤ
NGÀY CHÚA ĐANG ĐẾN
GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐÓNG GÓP
LỄ HALLOWEEN VÀ LỄ CÁC THÁNH
CÁI KHÔN NÀO GIÚP TA VÀO ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
LÒNG CHUNG THỦY VỢ CHỒNG
ÍCH KỶ HAY GHEN TỴ
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CHÚA NHẬT LỄ LÁ & CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU

 


Nguyễn Tiến Cảnh

Chúa nhật này Giáo Hội nhớ lại việc Chúa Kito đi vào thành Jerusalem để hoàn thành màu nhiệm vượt qua / phục sinh của Ngài. Kỷ niệm này sẽ xẩy ra ở tất cả các thánh lễ bằng một cuộc rước hoặc cuộc bước vào nhà thờ cách long trọng trước khi cử hành thánh lễ chính hay chỉ là một cuộc bước vào nhà thờ đơn giản ở những thánh lễ khác. Cuộc bước vào nhà thờ cách long trọng mà không phải là cuộc rước, cũng có thể được thực hiện trước các thánh lễ khác nếu có nhiều người tham dự.

Trường hợp không muốn có cuộc rước hay đi vào nhà thờ cách long trọng thì đọc phụng vụ Lời Chúa về đấng thiên sai hay cuộc khổ nạn của Chúa vào  chiều thứ bảy hay Chúa nhật tùy ý.

 TƯỞNG NHỚ CUỘC DI HÀNH CỦA CHÚA GIÊSU VÀO JERUSALEM.

 Lc 19:28-40; Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Lc 22:14, 23:56

  

Chúng ta lần lượt suy niệm về những chủ đề theo Tin Mừng Luca nói về cuộc khải hoàn của Chúa Giêsu đi vào thành Jersalem, ngôn sứ Isaiah nói tiên tri về Chúa Giêsu chịu đau khổ, Thánh Phalo nói về sự khiêm nhường của Chúa và thánh sử Luca nói về cuộc khổ nạn của Chúa.

 

*Tin Mừng Luca 19:28-40: Cuộc khải hoàn cúa Chúa Giêsu đi vào Jerusalem.

Khi Chúa khải hoàn vinh quang đi vào Jerusalem, dân chúng trải áo choàng của họ trên mặt đất để cho Chúa đi, vẫy cành lá oliu vạn tuế tung hô và ca hát mừng khen để vinh danh ChúaChúa Giesu Kito là Thiên Chúa!

Mừng Lễ Lá hôm nay bắt đầu ở ngoài nhà thờ, hay ở ngay cửa ra vào nhà thờ là để tuyên xưng việc Chúa Giêsu khải hoàn đi vào Jerusalem. Bài Tin Mừng nhấn mạnh đến những lời tiên tri có liên hệ đến Chúa Giêsu. Trước tiên Chúa Giêsu như tiên tri là chủ đề cùa bài Tin Mùng Luca này. Lời truyền của Chúa cho hai môn đệ nêu rõ có con lừa con ở đâu và những lời phải nói để chủ lừa cho các môn đệ lấy con lừa đó về cho Chúa. Các môn đệ đi vào thành và thấy đúng những gì Chúa đã nói.                                                                                             

Môt chi tiết tiên tri khác là cách thức Chúa đi vào thành Jerusalem trên lưng lừa để cho dân chúng tung hô ca ngợi Chúa. Cách thức này khiến chúng ta nhớ lại câu trong sách Zechariah 9:9 nói về việc vua khải hoàn đi vào Jererusalem. Vậy việc Chúa Giêsu đi vào Jerusalem rõ ràng đã ứng nghiệm lời tiên tri Zechariah. Liên hệ giữa lời tiên tri Zechariah và việc Chúa vào thành Jerusalem hôm nay là một bằng chứng rõ ràng Chúa Giêsu là vua mọi dân tộc. Ngay đoạn trước của bài tin mừng Luca này Chúa Giêsu đã nói với đám đông về dụ ngôn vương quyền. Lời nói bóng gió trong Zechariah 9:9 là chủ ý nói về Chúa Giêsu là vua trong dụ ngôn trước   (Lc 19:11-27).

Việc này dẫn đến yếu tố tiên tri thứ ba về việc Chúa Giêsu vào thành Jerusalem với nhiều phản ứng khác nhau. Ngay trong dụ ngôn có nhũng nhân vật từ chối luật vua, nên nhiều nhà biệt phái trong dám đông đã tù chối vương quyền của Chúa Giêsu. Họ nói Chúa phải biểu các môn đệ yên lặng không được tuyên xưng Chúa “là vua đến nhân danh Chúa.” Chúa Giêsu tuyên bố đòi hỏi của họ chẳng có ý nghĩa gì, vì chính những viên đá của Jerusalem sẽ tuyên xưng Chúa là vua nếu dân chúng không làm. Những đáp ứng khác nhau về việc Chúa Giêsu vào thành Jerusalem lại ứng nghiệm với lời tien tri của ông Simeon nói về Chúa Giêsu tong Luca  2:34.  Simeon nói với mẹ Maria là Chúa Giêsu sẽ là căn cớ để mọi người chia rẽ nhau.

Đám đông sung sướng vui mừng là một bằng chứng rõ ràng có sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Ngài. Phần tuyên xưng đầu tiên của họ: “Phúc cho đấng vua vua  đang đến...,” là lấy ra từ thánh vịnh 118/117:26. Thánh vịnh này là lời cảm tạ vinh danh Thiên Chúa vì đã cứu dân Ngài. Nó cũng làm sáng tỏ nghi thức phụng vụ trong đó cả vua và dân cùng đi vào trong khu vực đền thờ. Cả hai quang cảnh đó đều thích hợp với khung cảnh Chúa Giêsu đi vào Jerusalem. Phần tuyên xưng  thứ hai của đám đông “Bình an trên trời...,” là âm vang tiếng hát thiên thần trong Luca 2:14. Chúa Giêsu đi vào Jeusalem và những biến cố sau đó hẳn là có liên hệ đến bài ca thiên thần hát khi Chúa Giêsu sinh ra lại làm nổi bật cái chết và sống lại của Chúa Giêsu như là một phần của kế hoạch Thiên Chúa hòa giải nhân loại với chính Ngài. Từ lúc sinh ra đến khi sống lại Chúa Giêsu vẫn kiên định và trung thành với sứ mệnh của Ngài, cũng như tiếp tục vâng lời ý muốn của Thiên Chúa Cha.

 

*Bài đọc 1 sách Isaiah (Is 50:4-7): Chúa Kito chịu đau khổ.

Bài đọc 1 này nằm trong toàn thể câu truyện nói về người đầy tớ đau khổ trong Isaiah 50: 4-11, nhưng hôm nay chỉ nói đến từ câu 4-7. Dù danh từ “đầy tớ” không thấy nói đến trong đoạn này, nhưng diễn tả về sự đau khổ của người công chính có liên hệ tới 3 đoạn đau khổ của người đầy tớ (42:1-4; 49:1-6 và 52:13, 53:12).

Căn tính của người đầy tớ trong những doạn văn này còn đang bàn cãi và có thể  còn có nhiều tương quan khác. Một trong những tương quan đó có thể là dân tộc Israel đang chịu dau khổ vì những quốc gia chung quanh. Một khả thi khác là chính  tiên tri đã bị dân chúng từ chối thông điệp của mình. Hoặc có thể là tương lai của một người vô danh nào đó. Đây là cách diễn nghĩa sau cùng để cộng đồng Kito hữu sơ khai thấy được -qua những đoạn văn này- việc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu đã ứng nghiệm.

Từ đầu những đoạn văn này, rõ ràng người đầy tớ đã vâng theo lòi gọi của Thiên Chúa. Cho nên những diễn tả sau này về cảnh hành hạ và đau khổ là vì người đầy tớ đã trung thành với sứ mệnh của mình. Cả lời nói lẫn việc lắng nghe những lời nhắc nhở của Thiên Chúa đều như thúc đẩy cấp kỳ phải thi hành kế hoạch của Thiên Chúa. Thêm vào đó những đàn áp và nhục hình đã làm nổi bật sự bền bỉ và sức chịu đựng của người đầy tớ. Thật rất dễ để biết cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu nó như thế nào mà chúng ta sẽ nghe thấy trong bài Phúc âm hôm nay và thứ sáu tuần thánh.

  Trong khi hình ảnh người công chính nói trong bài đọc 1 hôm nay phải chịu đau khổ một cách khủng khiếp thì việc tin vào Thiên Chúa sẽ cứu người đầy tớ sẽ đặc biệt hơn. Ở đây là Israel cổ đại, Isaiah và Chúa Giêsu, trong mỗi trường hợp này phải chăng sức mạnh và sự trợ giúp của Thiên Chúa hiện diện nơi người đầy tớ của Ngài. Lúc bấy giờ kết quả cuối cùng của sự đau khồ thì không thể tránh được là Thiên Chúa toàn thắng. Với chiến thắng này người đầy tớ đã được xác nhận. Một tuần lễ nữa chúng ta sẽ ăn mừng Chúa Giêsu sống lại phục sinh khải hoàn trên tử thần và mang lại ơn cứu chuộc cho tất cả chúng ta. Cuộc khải hoàn này vang dội với bài Phúc Âm trong cuộc rước khởi đầu Thánh lễ hôm nay. Cuộc tung hô sung sướng vô cùng trong khi đi vào Jerusalem có nguồn gốc là do niềm tin chắc chắn được diễn ta trong bài đọc Isaiah này. Tin chắc vào cuộc khải hoàn thắng trận cuối cùng của Thiên Chúa, và hình thành thiết lập vương quyền bền vững của Ngài ở mọi quốc gia trên thế giới.

 

*Bài đọc 2: Sự khiêm nhường của Chúa Giesu-Thư thánh Phaolo gửi tín hữu Philiphe (Pl 2:6-11)

Đọc bài đọc này nguòi ta thường nghĩ tới “bài ca Chúa Kitô” được nói lại trong thư thánh Phaolo gửi tin hữu Philiphe. Trong bài ca này, việc hóa thân của chúa Giêsu, cuộc sống, mục vụ, cái chết và sự sống lại phục sinh của Chúa đã đuọc ca tung vinh danh và vui mừng. Hình thù của Thiên Chúa đã được Chúa Giêsu thể hiện qua sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa. Vì được chứng minh trong suốt hành trình mục vụ của mình, chúa Giêsu đã không thiếu quyến năng của Thiên Chúa, nhưng vẻ bề ngoài như -thân xác loài người- cũng không có gì trực tiếp cho thấy thực tế đầy quyền năng ấy. Với phương cách đó Chúa Giêsu đã tự hạ mình xuống để được đối sử như mọi người trần tục khác không cần biết có sự hiện diện của Thiên Chúa giữa họ.

Tuy nhiên điếu quan trọng là cần phải nhận thức là Chúa Giêsu có đầy đủ cả nhân tính lẫn thiên tính. Ngài đã không đơn thuần chỉ lấy vẻ bề ngoài của loài người. Như vậy Ngài mới có thể cảm thông với cuộc sống và những ưu tư của con người. Như vậy Chúa mới chịu đau khổ một cách trọn vẹn trong cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá. Là loài người trọn vẹn như vậy mới có thể tự mình hy sinh môt cách hoàn hảo, lấy vị thế của chúng ta và cải đổi tình liên đới của chúng ta với Thiên Chúa

Chủ đề vâng lời trong bài đọc 1 được tiếp tục trong bài đọc này của thư thánh Phaolo, “Chúa Giêsu vâng lời cho đến chết.” Vượt quá cả cái chết bình thường, thánh Paolo nhấn mạnh là cách thức Chúa Giêsu chết -“ngay cả cái chết trên thập giá”- đã là một sỉ nhục vô tận cùng rồi. Một xỉ nhục và xấu hổ ngàn đời của một người phải chết môt cách đau đớn, ô nhục thấp hèn nhất như một ác nhân quả là đã vượt quá mức tưởng tượng của con người.

Tuy nhiên, nỗi ô nhục cuối cùng này lại là một khải hoàn chiến thắng vinh quang là Chúa Giêsu đã sống lại phục sinh. Thánh phaolo đã làm nổi bật cái đối nghịch giữa vinh danh và xỉ nhục của Chúa Giêsu nên đã nói là: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và ban tặng danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu, đó là danh hiệu Giêsu.” Nhu trong bài đọc 1, chủ đề chiến thắng cuối cúng của Chúa Giêsu trong bài đọc này là một tương phản rõ ràng giữa hình ảnh đau khổ và xỉ nhục công khai. Không cần biết là án tòa nào nhưng Thiên Chúa đã luôn luôn toàn thắng khải hoàn.

Người ta đã ăn mứng cái gì trong cuộc khải hoàn của Chúa Giesu đi vào Jerusalem ở bài Phúc Âm trong cuộc rước hiện được phóng đại và thanh lọc. Thánh Phaolo diễn tả một viễn tượng ca ngợi tung hô vượt quá cả toàn thể loài thụ tạo mà Chúa Giêsu đã thống trị. Chúa đã không cứu một số ít người chon lọc mà là cứu “tất cả mọi người ở trên trời, dưới dất và ở âm phủ.” Không một ai còn sống hay đã chết mà bị ở ngoài kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Vì lý do này tất cả họ có thể kết hợp lại ca tụng vinh danh Thiên Chúa  vì họ đã nhận thức được những điều mà họ  đã nhận được qua su đau khổ, cái chết và sống lại phục sinh của Chúa Giêsu Kito.

 

*Tin mừng Luca: Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Lc 22:14 – 23:56)            

Theo dõi và tham dự những ngày cuối cùng của câu chuyện Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca này giúp chúng ta hiểu biết Chúa đau khổ thế nào để chúng ta có được niềm tin. Nhờ thánh giá, Chúa đã cứu chuộc nhân loại.

Trong bài Phúc âm hôm nay, chúng ta nghe Luca tả cảnh tiệc ly cuối cùng cũng như cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kito trên thánh giá. Nhìn lại bữa tiệc ly chúng ta thấy thánh sữ diễn tả tình liên dới giữa Chúa Giêsu và các môn đệ và cách thức mà các ông dùng để chia sẻ trong mục vụ của Chúa. Đây là câu chuyện rất tích cực với một ám chỉ vắn gọn về sự phản bội của Giuda sắp xẩy ra. Chén rượu đầu tiên mà Chúa Giêsu trao cho các môn đệ là nhấn mạnh các ông phải chia sẻ với nhau “tình bạn và tình cộng đồng.” Tình bạn được nêu ra để làm gương trong sách Công vụ tông đồ, như thể các môn đệ chia sẽ nỗi đau khổ của Chúa Giêsu vì vương quốc nước trời sắp tới.

Trong lễ vượt qua, chén thứ hai là để nhớ lại Thiên Chúa đã cứu dân Israel cổ đại khỏi ách đô hộ của người Ai Cập thế nào. Họ đuọc cứu khỏi tai họa cuối cùng bằng cách lấy máu chiên bôi lên cửa nhà. Khi đưa chén thứ hai cho các môn đệ uống Chúa muốn họ hiểu đó là máu Chúa. Chúa là chiên mà máu sẽ đổ ra để cho mọi người được cứu.

Thêm vào đó, liên quan giữa giao ước mới và giao ước cũ / cựu ước đã được công nhận bởi máu loài vật đã thánh hóa. Máu Chúa Giêsu -vượt trên máu cúa bất cứ một vật thụ tạo nào- đã công nhận giao ước mới giữa Thiên Chúa và dân Ngài. Trong cựu ước, giao ước mới nói trong Jeremiah 31:31-34 và được viết trên tâm khảm của dân Chúa. Điều này nhấn mạnh đến sứ điệp mà Chúa Giêsu đã tuyên xưng trong suốt hành trình mục vụ của Chúa. Nó qui hướng về Chúa trong nội tâm và vượt trội trên cả hướng ngoại. Một qui hướng nội tâm chính đáng và thích hợp tư nhiên lời ăn tiếng nói sẽ phù hợp luân lý đạo đức. Thánh Luca đã nhấn mạnh chủ đề này trong suốt Tin Mừng của ông và được kết luận trong công vụ tông đồ.

Giữa hai chén rượu Chúa Giesu đã chia sẻ bánh -là thân thể Chúa- với Lời và hành động là để nhớ lại nhữn việc mà Chúa đã làm trong phép lạ cho cả 5,000 người ăn no: hãy cầm lấy, chúc phúc, tạ ơn, bẻ ra và ban cho mọi người. Chúa Giêsu đã ban chính thân xác Ngài để nuôi dưỡng và duy trì các môn đệ của Ngài. Giống như người đầy tớ trong bài đọc 1, Chúa ban sự sống của Chúa vì mọi người. Cuộc hy sinh này thì lớn lao hơn bất cứ một biến cố lịch sử nào. Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ “hãy làm việc này mà nhớ đến Ta.” Cử chỉ này nói nên việc chúng ta tham dự vào sự hy sinh của Chúa và Chúa tiếp tục hiện diện với dân Ngài cho đến ngày nay.

Tiếp theo tân giao ước (Sau khi ban giao ước thứ hai), Chúa đã báo động có kẻ sẽ phản bội Chúa. Lúc đó các môn đệ nhao nhao lên nói việc đó không thể xẩy ra được. Tuy nhiên việc họ thắc mắc ai đó phản bội Chúa sẽ khiến mỗi người trong họ phải tự xét xem mình có phải là kẻ phản bội không. Chúng ta biết là cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa mà Chúa  nói đến vẫn còn đang chờ đợi. Tuy nhiên các môn đệ vẫn chưa kiếm ra mẫu chốt dù đã bàn cãi rất sôi động. Những lý luận của họ -dù cho có ý nghĩ tốt nhất về việc theo Chúa- thì cũng sẽ dễ dàng bị lêch hướng. Thật ra họ đã không nhắm trúng đích để hiểu vấn đề. Chúa đã cho họ một cơ hội mới để làm người đầy tớ lãnh đạo, trình diện Chúa như một mẫu mực để các ông noi theo. Sự khiêm tốn đòi hỏi phải có để là nhà lãnh đạo loại ngày, nó phù hợp với những điều nói trong bài đọc 1 và 2 là “phục vụ tha nhân.”

Giáo huấn này về lãnh đạo chỉ huy cho người đầy tớ cũng nhấn mạnh đến uy quyền của Chúa Giêsu là vua trên dân Israel cổ đại và mọi quốc gia, nhắc nhở chúng ta về vương quyền nói ở bài Phúc âm trong cuộc rước và bài đọc 2. Như những bài đọc trước đây chúng ta thấy có sự nối tiếp giữa đức vâng lời, nỗi đau đớn và nghệ thuật lãnh đạo để những ai theo Chúa Giêsu phải cẩn thận trong những lời nói của Chúa vì niềm tin của họ sẽ bị thử thách. Thánh Phero đã nhất quyết tuyen xưng không chối Chúa nhưng lời tiên đoán của Chúa là Phero phản bội đã ứng nghiệm sau này như nói trong bài Phúc âm này. Sự khác biệt này không phải là một thí dụ mà Chúa tiên tri Chúa nói trong bữa tiệc ly này. Được trình bày ở bài phúc âm trong cuộc rước, Chúa Giêsu chính là tien trị trong chủ để của bài tin mừng Luca.

Tiếp tục chuân bị cho các môn đệ, Chúa chia sẽ cho các ông về sứ mệnh và mục vụ của Chúa sau khi Chúa chịu chết, Chúa Giêsu tiếp tục nhắc nhở các môn đệ về sự hiếu khách mà họ đã nhận dược khi Chúa gửi họ đi cùng những sứ vụ mục vụ trước kia của Chúa. Bây giờ thì Chúa báo dộng cho họ là họ sẽ gặp phải những cảnh huống trái ngược với trước kia khi họ tiếp tục sứ mệnh trong tương lai. Họ phải chuẩn bị vì họ sẽ bị chống đối bởi chính những người được họ báo tin mừng của Chúa.

Tuy nhiên các mon đệ vẫn không hiểu ý Chúa nói mà chỉ hiểu lời Chúa nói theo nghĩa đen. Quả là khôi hài khi họ trả lời Chúa giống như trẻ con: “lạy Chúa, hãy nhìn, đây có hai thanh gươm.” Nói về hai thanh gươm của họ chứng tỏ họ chẳng hiểu gì cả cũng như họ không chuẩn bị để đi theo con đường thánh giá. Việc này về sau đã xẩy ra rõ ràng nhất lúc ở trong vườn khi một trong những môn đệ của Chúa đã trả lời ngược là rút gươm ra và chém đứt tai người đầy tớ của thầy cả thượng tế.

Trở lại cuộc khổ nạn, các quang cảnh tiếp theo đã chứng tỏ uy quyền của Chúa và Chúa biết tự chủ, Chúa vâng lời Thiên Chúa Cha và lòng thuong sót của Chúa. Sau bữa tiệc ly, cả đoàn cùng lên núi Cây Dầu. Trong khung cảnh này cung cách của các môn đệ được  thể hiện đặc biệt hơn ở trong câu chuyện của Marco và Mathieu. Điều buồn là các môn đệ đã không thể thức với Chúa. Chúa Giêsu phải dánh thức họ và khuyên họ phải cầu nguyện.

Toàn thể giai đoạn này ở trên núi cây dầu là nói về Chúa Giêsu và những ước vọng của Chúa. Tin Mừng Luca diễn tả cách Chúa tự chủ, Chúa quí gối cầu nguyện, đau khổ đến nỗi chảy mồ hôi như máu trên trán. Nhưng nỗi buồn phiền đó không khiến Chúa ngừng cầu ngyện, Chúa chỉ  đứng dậy khi cầu nguyện xong. Thêm vào đó, lời Chúa nói với các môn đệ và đám đông được Juda dẫn đến cho thấy Chúa hoàn toàn chủ động trước sự yếu hèn và thù nghịch. Họ cũng nhận ra uy quyền của Chúa trên các môn đệ khi họ để ý đến việc Chúa cấm không được chiến dấu và đả thương đám đông. Chúa đã chỉ trích những người lãnh đạo dân Do Thái và quân lính là đã không dám công khai bắt Ngài giữa ban ngày. Điều này cho thấy cái hèn nhát và diên loạn ở hành động thái quá này của họ và sự bình tĩnh đầy tự chủ của Chúa. Chúa đã tự nguyện chấp nhận “chén đắng” vì vâng lời Chúa Cha. Trong lúc hỗn loạn này, Chúa Giêsu đã chữa lành tai của người đầy tớ thầy cả để tỏ lòng bao dung thương sót và tha thứ. Tất cả những đức tính này của Chúa Giêsu còn tiếp tục biểu lộ trong suốt cuộc khổ nạn của Chúa, ngay cả những giây phút cuối cùng trên thập giá như chúng ta sẽ thấy sau này ở bài đọc. 

Phero từ chối Chúa khi Chúa bị giải đến tòa án tối cao Do Thái. Sau khi đã từ chối ba lần Phero mới nhớ lại -và chúng ta cũng được nhớ lại- lời Chúa Giêsu đã tiên đoán trước đó. Việc này chứng tỏ rõ ràng Chúa là tiên tri. Điều này phản ảnh rõ ràng khi quân lính đánh Chúa đã che mắt Chúa rồi chế nhạo Chúa đố Chúa xem ai đã đánh Chúa. Ở điểm này chúng ta có thể nhớ lại cách diễn tả sự dau khổ của người đầy tớ trong bài đọc 1. Vậy, chúng ta không chỉ thấy lời Phero chối Chúa đã ứng nghiệm mà cả những hành động chống lại Chúa cũng được ứng nghiệm như nói trong tiên tri Isaiah nói về người công chính bị đau khổ. Trong khi sự việc xem ra còn ảm đạm thê lương như chúng ta thấy tả cảnh người đầy tớ trong Isaiah thì Thiên Chúa cuói cùng đã toàn thắng khải hoàn. Tương tự vậy, Phero chối Chúa không phải là kết thúc câu chuyện. Bây giờ ông chối từ, nhưng sau đó ông than thở khóc lóc hối hận và xin tha thứ. Ông đã trở thành một người lãnh đạo quan trọng của cộng đồng Kito Giáo sơ khai.

Sau tóa án tối cao của người Do Thái, Chúa Giêsu bị giải đến quan tổng trấn Philato với một cáo cuộc gian. Rồi như một trao đổi -chỉ thấy nói trong Tin Mừng Luca- Philato gửi Chúa sang cho Herode nói là tội này thuộc thẩm quyền của vua. Nhưng Herode lại gửi Chúa trở lại cho Philato xét sử. Trước việc chẳng đặng đừng này, những cáo buộc chống lại Chúa đã biến đổi sự thù nghịch của họ mà ai cũng biết thành tình bạn. Giữa hai sự việc này thì ai là người coi là giết Chúa như ở bài Tin Mừng trước của Luca, và người muốn giết xem ra có vẻ miễn cưỡng giết Chúa Giêsu. Việc này nói lên Chúa Giêsu là người không đáng trách, nên quan Philato sau này đã ba lần tuyên bố Chúa vô tội.

Một quang cảnh khác chỉ thấy trong Luca là các người đàn bà than khóc thương  Chúa Giêsu trên dường thánh giá. Trong thời gian này không phải mọi người đều chống lại Chúa Giêsu. Có nhiều đáp ứng khác nhau, như Simeon tiên tri về Chúa Giêsu khi dâng mình trong đền thờ lúc khởi đầu Phúc Âm. Dùng cơ hội này để giáo huấn, Chúa Giêsu trả lời những người đan bà than khóc thương Chúa bằng cách nói tiên tri vể tính trạng thành Jerusalem sẽ xẩy ra sau này. Lời Chúa nói là các bà nên than khóc cho chính mình thay vì cho Chúa, nói lên một thực tế là đàn bà và con trẻ thì quả là khốn khổ trong những hoàn cảnh thế này.

Đi đến lúc Chúa bị dóng đanh, lòng Chúa thương sót và sức tự chế của Chúa được thể hiện qua lời cầu của Chúa lên Chúa Cha là tha thứ cho những viêc họ đang làm. Lời Chúa quả đã trái ngược lại với những lời chế riễu của những người cầm quyền và quân lính. Lòng cảm thương và tha thứ của Chúa sau này lại nổi bật qua việc đối thoại với hai tên tội phạm cùng chịu chết đóng đinh trên thập tự. Một tên thì chế nhạo Chúa, một tên thì nhận ra Chúa là vô tội và là vua. Môt lần nữa chúng ta nên để ý là có những dáp ứng khác nhau về Chúa Giêsu và chỉ có đáp ứng tích cực của tên tội phạm sau mới là hy vọng cho những ai biết tìm kiếm lòng thương sót của Thiên Chúa.

Những lời cuối cùng của Chúa trước khi chút hơi thở cuối cùng trên thập giá không phải là tiêng kêu đau đớn khổ cực mà chúng ta nghe thấy trong Marco và Mathieu. Lời Chúa nói: “Lạy Cha, Con xin phó thác hồn con trong tay Cha,” cho thấy Chúa đã tự chủ, nghĩa là Chúa hiến thân mình cho Thiên Chúa, cũng như Chúa hoàn toàn vâng lời Chúa Cha. Những Lời này là trích trong Thánh Vịnh 31:6 (Tv 30:6 trong Septuagint). Chỉ có khác biệt là trong bản dịch Hy Lạp, từ “phó thác” ở thì tương lai trong khi lúc đó Chúa Giêsu nói là thì hiện tại. Thánh vinh này diễn tả một người công chính cảm nghiệm thấy mình bị bỏ rơi và kẻ thù bao vây. Tuy nhiên  tác giả thánh vịnh quả quyết ông tin vào quyền năng cứu giúp của Thiên Chúa thì ước vọng của ông cuối cùng sẽ được toại nguyện.

Trái ngược với nhiều chối bỏ dẫn đưa đến cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có 4 đáp trả tích cực dẫn dến cái chết cho Chúa. Đáp trả thứ nhất là của tướng La Mã như Philato biết rằng Chúa Giêsu vô tội. Tướng này là một người ngoại ca ngợi Thiên Chúa làm chứng Chúa Giêsu đã chết. Đáp trả thứ hai là đám đông trên đường là những người than khóc sót thương Chúa. Họ đấm ngực không chỉ là dấu hiệu thương sót mà còn là dấu chỉ ăn năn thống hối. Ông Giuse thành Arimathea đã có đáp trả tích cực thứ ba. Ông là người Do Thái mộ đạo và có niềm tin, là một thành viên của đại công nghị/tòa án tối cao Do Thái đã không đồng ý hoặc bằng lòng kế hoạch để yên xác Chúa Giêsu trên thánh giá hay mang Chúa xuống. Ông đã đến gặp thẳng quan Philato để ít nhất là xin một chỗ để chôn cất Chúa Giêsu hơn là để xác Chúa trên thập giá cho chim kền kền  đến xỉa xác Chúa. Đáp trả thứ tư đến từ những người đàn bà xứ Galile để xem Chúa Giêsu được chôn cất ở đâu. Sửa soạn những hương thơm tẩm niệm, họ chứng tỏ việc săn sóc chăm lo thân xác Chúa. Những chuẩn bị này là tất cả những gì họ có thể làm trước ngày Sabbath. Họ có thể đợi cho ngày này qua di trước khi họ có thể hoàn thành việc chăm lo thân sác Chúa. Chúng ta trở lại cuối bài đọc cùng với những người phụ nữ này than khóc thương nhớ Chúa Giêsu và chờ mong được nhìn lại Chúa nữa. Điều khác biệt đối với những người phụ nữ này là nỗi chờ mong buồn phiền của họ là những gì họ sẽ gặp lại một thân xác trong khi chờ mong của chúng ta thì tràn đầy nỗi vui và hy vọng là Chúa Kito sẽ sống lại phục sinh từ cõi chết.

 

Fleming Island, Florida

April 13, 2025

NTC

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!