Chúa nhật 32 B Thường niên
1V17:10-16; Dt 9:24-28; Mc
12:38-44/12:41-44_
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh,
MD
“Họ cho phần dư thừa,
nhưng bà góa phụ đóng góp tất cả những gì bà có, cả cuộc sống của bà.”
Con cầu xin trước
dung nhan Thiên Chúa. Lạy Chúa! xin hãy lắng nghe lời con khẩn cầu, hãy thương
cứu giúp con. Lạy Thiên Chúa toàn năng và đầy lòng thương xót, xin giúp con tránh xa mọi kẻ thù để tâm trí con được thảnh
thơi không bị cản trở. Để chúng con có thể theo đuổi tất cả mọi điều Chúa biểu với
tâm trí tự do của chúng con.
*Trong bài đọc 1 (1V
17:10-16), tiên tri Elijah đã hỏi xin bánh và nước nơi người góa phụ nghèo của
xứ Zarephath trong thời hạn hán. Bất kể đến cái nghèo khổ cùng cực của bà lúc
đó, bà đã làm bánh cho ông Elijah. Và Thiên Chúa đã thưởng công cho bà và con
trai bà với dầu và thức ăn đầy đủ cho suốt cả một năm. Nạn hạn hán này là do
Thiên Chúa phạt vua Ahab vì vua quá yếu kém, đã cưới bà vợ Jerbel không phải là
Do Thái, lại thờ thần Baal và hình như đã tham gia vào việc hy sinh tế lễ con trẻ
làm chết hai người con của mình (x.1V16:29-34) Vì là câu chuyện đặc thù của
hoàng gia nên việc phạm pháp của vua đã ảnh hưởng đến toàn dân Israel. Elijah cho
là hạn hán đổ lên đầu dân chúng là do tội lỗi của vua Ahab.
Trong khi bị hạn hán,Thiên
Chúa đã ra lệnh cho Elijah đến gặp người góa phụ ở Zarephath là dân ngoại để
xin ăn. Đúng lúc đó người góa phụ cũng đến đường cùng chỉ còn dủ thức ăn cho
mình và đứa con chỉ một bữa với ít bột và dầu mà thôi. Bà đã không làm ngay thức
ăn cho Elijah vì bà còn phải ăn để sống và đứa con của bà nữa. Nhưng bà tin chắc
lời Elijah nói với bà là Thiên Chúa sẽ tiếp tục giúp bà sống cho đến khi hết nạn
hạn hán. Bà đã làm bánh cho Elijah.
Niềm tin của người góa phụ
ở Zarephath quả là đáng ca ngợi, vì bà là dân ngoại. Cơ nghiệp của bà ta không
phải là lịch sử Thiên Chúa quan phòng của dân Israel như Chúa đã ban manna
trong hoang địa cho dân Do Thái. Tuy nhiên vâng lời Elijah bà đã hiểu biết rõ
ràng quyền năng của Thiên Chúa Israel, đấng -qua Elijah- đã mang ơn cứu độ trên
trái đất này đến cho gia đình bà.
*Bài đọc 2 thánh Phaolo
trong thư gửi tín hữu Roma nói về sự hy sinh của Chúa Kito chết cho tội lỗi
chúng ta. Chúa Giêsu vào đền thờ trước mặt Thiên Chúa, không phải hy sinh lại lần
nữa, nhưng để lấy đi tội lỗi bằng sự hy sinh của Người. Chúa Giêsu Kito không
chết một lần nữa nhưng sẽ đến để mang ơn cứu độ cho tất cả những ai chờ đợi nơi
Người.
Điều quan trong và chính của
người Do Thái là xác định và mở rộng ý nghĩa chức tư tế/linh mục của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu là một thượng tế hoàn hảo đã tự mình hy sinh mạng sống để cứu chuộc
nhân loại. Là thầy cả thượng tế mỗi năm đi vào cung thánh đền thờ đại diệS dân
chúng để tế lễ. Chúa Giêsu đã đi vào cung thánh trên thiên đàng dâng hiến chính
máu mình để cứu chuộc nhân loại.
Ở đây có một khác biệt rõ ràng giữa sự hy sinh
của Chúa Giêsu và sự hy sinh của các thượng tế trong quá khứ. Sự hiến tế của
Chúa Giêsu là hoàn hảo, không cần một hiến tế nào khác nữa. Chức linh mục của
Chúa Giêsu truyền lại cho các tư tế họ Levi, ban cho nhiều hơn trong nhưng cách
thức thường xuyên hơn. Giống như vậy, sự hy sinh / hy tế của Chúa Giêsu không
giới hạn cho dân Israel mà lan rộng đến toàn thể nhân loại.
So sánh giữa hai bài đọc 1 và 2, chúng ta thấy
hành động của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu là giữ vững tính cách cứu chuộc -tuy có
vượt xa quá mức nhìn hạn hẹp, chúng ta cũng thấy rõ nét trong bài đọc 1. Cùng
môt cách thức đó, Thiên Chúa đã cung cấp cho người góa phụ ở Zarephath trong
bài đọc 1, Người đã cung cấp mọi sự cho toàn thể nhân loại qua sự hiến tế hy
sinh của Chúa Giêsu. Trong trường hợp này, thay vì hạn hán trên trái đất, hạn
hán này là một thiếu sót của đời sống tu đức do tội lỗi. Sự sống lại phục sinh
của Chúa Giêsu đã vượt quá sự chết, mang lại sự sống mới cho dân Chúa mà Thiên
Chúa đã canh tân lại. Người góa phụ ở Zarephath đã cảm nghiệm được ơn cứu chuộc
thì tất cả nhân loại cũng nhận được ơn cứu chuộc. Tuy nhiên sự cứu chuộc này mà
Chúa Giêsu mang lại thì vĩnh viễn, vì sự hy sinh Chúa Giêsu ban thì thật hoàn hảo
và toàn vẹn. “Một lần cho tất cả.” tha thứ cho mọi tội lỗi. Khi người
góa phụ cho đi tất cả những gì bà còn cho bà và con bà thì Chúa Giêsu cũng
không giữ gì lại cho chính Chúa. Chúa cho đi tất cả, gồm cả thân xác lẫn máu Người,
để cứu chuộc nhân loại khọi mọi tội lỗi.
*Bài Phúc Âm hôm nay (Mc
12:38-44) nói về sự đóng góp. Chúa Giêsu lột mặt nạ những luật sĩ / kinh sư Do
Thái là nững người đã phản bội không thi hành đúng chức vụ của mình. Những người
giàu có đóng góp nhiều đấy nhưng chỉ là phần dư thừa của họ, còn người góa phụ
chỉ góp 2 xu thôi nhưng giá trị đó -trước măt Chúa- to lớn hơn nhiều đối với những
người giàu có đóng góp nhiều hơn bà.
Bài Tin Mừng này tiếp tục
chủ đề nói về sự quan phòng của Thiên Chúa và niềm tin đích thực. Nửa phần đầu
trình bày một thí dụ về lòng thương xót giả tạo. Các luật sĩ đi tìm những người bề ngoài được trần thế kính trọng mà quên những người
có đời sống đạo đức. Họ kể ra hàng loạt người xếp hàng giang tay cầu nguyện để cho
mọi ngươi chú ý, chứng tỏ họ nhân đức hầu mong được mọi người kính phục. Họ
không cầu nguyện để vinh danh Thiên Chúa hay như cách làm việc, cách sống để chứng
tỏ họ có sự liên kết với Thiên Chúa và ở trong Thiên Chúa.
Chúa Giêsu tố cáo các kinh
sư đã cắn xé nhà của những bà góa phụ vì các góa phụ họ là những người khốn khổ
nhất trong xã hội lúc đó. Lương của họ rất giới hạn và chẳng có ai giúp đỡ họ
khi gặp khó khăn. Trong cựu ước có nhiều thí dụ cho thấy các góa phụ bị bóc lột
(c. Is 10:1-2; Gr 7:6; Ed 22:7). Tuy nhiên đó là những gì mà các kinh sư đang làm.
Chúa Giêsu bảo đảm với đám đông là những người dân này cuối cùng sẽ có được
công bằng công chính bù đắp cho hành động của họ.
Nửa sau của bài Tin Mừng
đưa ra một thí dụ về tình thương xót thực sự. Chúa
Giêsu tỏ lộ sự hiểu biết siêu nhiên về những điều nằm trong tâm can con người
khi Chúa nói với các môn đệ là người góa phụ nghèo khổ “cho đi tất cả những
gì bà có” mà không từ chối bất cứ điều gì từ nơi Thiên Chúa. Bà có thể giữ
lại một xu cho bà nhưng bà không làm mà đã cho đi hết tất cả cho Chúa. Bà giống
như người góa phụ ở Zarephath trong bài đọc 1 chẵng giữ lại chút thức ăn nào
cho mình và con mình dù ngày mai chẳng còn gì nũa dể ăn mà sống.
Tất cả các bài đọc Chúa nhật này mời gọi chúng
ta xem xét lại cuộc sống của chúng ta. Chúng ta đã sống thế nào? Chúng ta có
cho đi tất cả mọi sự vì Thiên Chúa, không vì tài chánh mà vì thời giờ của chúng
ta, những lo toan buồn phiền, nhưng vui mừng sung sướng của chúng ta, và cuộc sống
cầu nguyện của chúng ta không? Chúng ta có chấp nhận tất cả mọi hy sinh hiến tế
của Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không, và để chia sẻ tình
yêu thương của Người cho tha nhân, những người chung quanh chúng ta không?
Lạy Thiên Chúa đầy lòng thương xót! Xin tha mọi
lỗi lầm của chúng con. Để chúng con quyết tâm làm theo những điều Chúa dạy, dù chúng
con còn yếu đuối và hay sa ngã. Xin Chúa thương xót chúng con, nâng đỡ chúng con.
Fleming Island, Floida
Nov. 10, 2024
NTC