QUÀ TẶNG TIN MỪNG:
Chúa Nhật 6A Phục Sinh
Cv 8:5-8,14-17;
1Pr 3:15-18; Ga 14:15-21
Bác
sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD.
Kính mời theo
dõi video taị đây:
https://bit.ly/3W5OIMi
Sách Công Vụ Tông Đồ
-trong sáu chương đầu- nói về lịch sử thành lập Giáo Hội tiên khởi ở
Jerusalem.
Qua bài đọc I và những câu trong sách Cv10: 44-48, 19:1-6 thánh Luca đã phân biệt bí tích Thanh Tẩy nhân danh Chúa Giesu và sự tiếp nhận Chúa
Thánh Thần.
Trong mỗi trường hợp, có ơn Chúa Thánh Thần đều phải thông qua một trong 12 tông đồ
như Phero và Gioan hoặc người đại diện như Phaolo. Đây là cách có vẻ hay
nhất mà Luca dùng để diễn tả nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Những chỗ khác trong sách Công Vụ Tông Đồ, bí tích Thanh Tẩy
và Chúa Thánh Thần lại liên kết mật thiết với nhau (Cv 1:5, 11:16). Mấy
tuần nay ta thấy Phụng vụ thường xuyên nhắc nhở lời Chúa Giesu nói: “Ta là Đường, là Sự Thật và Sự Sống”. Chúa Giesu xuống thế làm
người chịu chết, đã vạch ra con đường cho mọi người đi theo để được cứu rỗi. Chúa
Giesu, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần là một. Phép
Thanh Tẩy cần phải có Chúa Thánh Thần qua tay các tông đồ để được hoàn chỉnh. Chúa
Thánh Thần là một trạng sư biện hộ giúp sức cho người tín hữu khi chịu phép Thanh Tẩy. Chúa Thánh Thần là “ấn tín” ghi dấu lên người chịu phép Thanh Tẩy để chứng tỏ người đó đã được niềm tin.
Bài đọc 1
sách Công Vụ tông đồ (Cv 8:5-8, 14-17) nói về việc lãnh nhận ơn Chúa Thánh
Thần. Philiphe mang Tin Mừng cho dân Samaria. Ông làm nhiều phép lạ. Phero và
Gioan đặt tay lên những người Samaria này và họ
nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần. Sách
công vụ nói về việc Chúa Thánh Thần làm việc trên các tông đồ thời kỳ khởi đầu
của Giáo Hội trong đó Philiphe được coi
là nhân vật chính trong câu chuyện. Khi biết kết quả tốt đẹp mà Philiphe thu gặt được do việc rao giảng Tin
Mừng Chúa ở Samaria, chúng ta mới biết là đã có sự rạn nứt lâu đời giữa người
Samaria và dân Do Thái. Tin Mừng Luca nói về việc Chúa Giêsu chữa lành 10 người
cùi mà chỉ có một người là dân Samaria biết trở lại cám ơn Chúa (Lc 17:11-19).
Một chuyện dụ ngôn khác cũng cho thấy một người Samaria tốt lành đã săn sóc cho
người bị thương giữa đường mà những người có đạo, từ tư tế đến Levi, đều làm
ngơ chẳng ai thèm ngó ngàng đến (Lc 10:25-37). Hai câu chuyện này, với lịch sử
và thời gian khác nhau, đã cho biết có sự bất
hòa giữa người Do Thái và người Samaria. Tuy nhiên ở đây, trong sách
công vụ tông đồ chúng ta thấy Philiphe đã đi Samaria để giảng cho dân ở đó về
Chúa Kito. Philiphe là một trong bảy người được chọn để giúp 12 tông đồ trong
việc rao giảng Lời Chúa sau khi có cuộc tranh cãi xẩy ra giữa người Do Thái và
người Hellenists theo công
vụ như đã nói ở Chúa Nhật trước (Cv 6:1-7). Thêm vào đó sau khi Stephano
-cũng là một trong 7 người được chọn- bị xử tử chết vì đạo ở Jerusalem- thì Philiphe và những người
khác được chia ra và sai đi rải rác nhiều nơi nhưng vẫn tiếp tục truyền giảng
Tin Mừng (Cv 7:54; 8:1-5).
Khi
Philiphe đi Samaria thì Thiên Chúa đã dùng cơ hội này để cho ông ta nhận ra được mình thế nào và là ai. Đám đông đã rất kinh ngạc, mê hồn vì những việc
làm và lời nói của Philiphe. Họ nghe Phúc Âm do ông giảng và họ đã cảm động rồi
thay đổi lòng trí vì thấy những dấu hiệu lạ đã xẩy ra, như chữa khỏi người bị quỉ ám, bị bại
liệt. Công vụ tông đồ cho biết dân thành rất hân hoan vui mừng trước quang cảnh
lạ lùng đó.
Các tông đồ
khi nhận ra những thành công của Philiphe ở Jerusalem thì quả quyết là Giáo Hội
sẽ phát triển và lớn mạnh hơn nữa. Họ đã gửi Phêro và Gioan đến để truyền đạt tặng phẩm ơn Chúa Thánh Thần cho những người
mới chịu phép Thanh Tẩy. Trong khi những người này chịu phép Thanh Tẩy nhân danh Chúa -sách công vụ tông
đồ cho biết- là quyền năng của các tông đồ là cần thiết để hoàn chỉnh phép Thanh Tẩy qua ơn Chúa Thánh Thần. Nhận ơn Chúa Thánh Thần từ các
tông đồ -qua
việc đặt tay của các ngài- nói lên sự quan trọng của Thần Khí trong việc đoàn
kết toàn thể Giáo Hội hoàn vũ. Đối với Luca thì quyền uy của các tông đồ và sự hiệp nhất của Giáo
Hội không thể chia tách rời nhau được.
Bài đọc 2
(1Pr 3:15-18) là thư nói lên một mệnh lệnh: “Phải
luôn luôn thờ phượng Chúa ở trong lòng. Chúa Giêsu chết cho tội lỗi chỉ có một
lần cho tất cả những ai là kẻ tội lỗi để họ được đến với Thiên Chúa”.
Đây cũng là lời khuyên mà Phero đã đưa ra cho những độc giả của bức
thư này
Đây là thư thứ
nhất trong hai bức thư được cho là của thánh Phero viết gửi cho các Kito
hữu tại nhiều tỉnh thành thuộc Roma ở Tiểu Á. Mục đích tiên khởi của thư là
khuyến khích người Kito hữu hãy giữ vững niềm tin của mình và tiếp tục hành
động theo đường hướng phản ảnh niềm tin của mình. Có một luật trừ nhỏ mà chúng
ta thấy trong bài đọc này là phần tác giả khuyến khích phải chịu đựng sự truy
nã vì Chúa Kito.
Đó là một mệnh lệnh: “Hãy thánh hóa mình bằng
Đức Kito là Chúa ở trong lòng mình.”
Điều này coi như nền tảng vững chắc cho niềm tin để người Kito hữu có thể bảo vệ niềm tin của
mình khi bị truy nã. Người Kito hữu khi đối diện
với những thách thức của những người vô
thần, vô tín ngưỡng phải đáp trả bằng cách tuyên xưng danh Chúa Kito một cách
nhẹ nhàng, thân hữu và kính trọng.
Tác giả bức
thư còn tiếp tục gợi ý là “thái độ tốt và tuyệt vời của người Kito hữu” sẽ
chứng tỏ không những mình trung thành với Chúa
Kito mà cuối cùng còn làm cho kẻ nào dám diễu cợt với niềm tin của mình phải
xấu hổ. Như thể Chúa Kito vô ý làm cho hắn đau buồn vì đã phạm lỗi,
cũng như những ai sống đức hạnh trong Chúa Kito
mà phải tự cảm thấy đau khổ vì sự bất công. Tương tự như vậy, đau khổ đã đưa Chúa
Kito đến vinh quang thì người Kito hữu khi bị truy nã sẽ được trỗi dậy trong
quyền lực của Chúa Thánh Thần. Để
cho những gì là “xác thịt” -là những thứ ngược lại với dịu hiền, kính trọng và
lương tâm trong sáng- phải chết đi, người Kito hữu sẽ cảm nghiệm được một đời
sống mới trong “Chúa Thánh Thần.” Đau khổ vì Chúa Kito thì không dựa trên an bình nhưng
trên một huấn lệnh đạo đức là hiện thân của nhân đức của Chúa Kito.
Bài Tin Mừng
Phúc Âm hôm nay (Ga 14:15-21) đã khởi đầu bằng hai từ “Yêu Mến” và từ “giữ”:
Nếu anh em “yêu mến” Thầy, anh em sẽ “giữ”
các điều răn của Thầy. Sau đó thánh Gioan kể lại việc Chúa Giêsu nói
lời từ biệt với các bạn của Chúa là các tông đồ.
Chúa Giesu
đã kết thúc bài giã từ bằng lời nói Ta là
Đường dẫn đến Chúa Cha và là Sự Sống vĩnh cửu. Thừa hưởng
chỗ ở nơi cõi vĩnh
hằng của Thiên Chúa phụ thuộc vào niềm tin Chúa Giesu và Chúa
Cha là Một. Đoạn Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải giữ những giới răn
của Ngài bằng cách thể hiện tình yêu của mình đối với Chúa cũng như mối liên hệ
của mình đối với Ngài. Tuân giữ những giới răn mà Chúa Giêsu để lại là bằng
chứng cụ thể được Thiên Chúa ngự trị trong họ.
Điểm chính
mà chúng ta cần phải chú ý là sự xuất hiện của vị trạng sư biện hộ thứ hai được
gửi đến. Chúa Giêsu được hiểu là vị thứ nhất, như Chúa đã nói với các tông đồ:
Ta sẽ xin Cha ta và cha ta sẽ cho các con một vị trạng sư khác.”. Nhiệm vụ của vị trạng sư thứ hai này là làm
cho sự hiện diện của “con người” Chúa Kito được sống động. Những người có niềm tin
sẽ nhìn thấy những điều này mà trần gian không thấy được. Nhận thức được sự
hiện diện sống động của Chúa Con qua việc làm, cử chỉ của Chúa Thánh Thần cũng
sẽ giúp cho các môn đệ vững lòng tin về tình
liên đới thiết thân giữa Chúa Cha và Chúa Con. Việc thể hiện Thiên Chúa sống động phải được
chứng tỏ bằng cách giữ các giới răn của Chúa và kiên trì sống trong tình yêu
Chúa. Thực thi những việc đó cũng là một chủ đề thần học còn lại nơi Chúa được
gọi là đời sống người Kito hữu mà thánh sử Gioan đã nêu rõ trong chương kế tiếp
khi Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho và cành nho
để diễn tả nhu cầu phải bám chặt lấy Ngài để được sống (Ga 15:1-17).
Dù cho Chúa Giêsu phải chết để trở về với Chúa
Cha, thì các môn sinh, những người theo Chúa không bao giờ cảm thấy mình cô đơn
và bị bỏ rơi.
Khi hoàn
thành phép Thanh Tẩy, chúng ta đã trở
thành con của Chúa Kito, là tín hữu Công Giáo, có đầy đủ quyền lợi và sức
mạnh Chúa Thánh Thần như con tem dấu ấn
in lên người chúng ta. Có danh phận có quyền lợi thì chúng ta có bổn
phận phải giữ vững niềm tin của mình là “Yêu mến Chúa và giữ các điều
răn của Chúa”, đồng thời phải “bảo vệ và
loan truyền niềm tin ấy” cho những người chung quanh và tha nhân. Không sợ sệt quanh co vì chúng ta có trạng sư phụ giúp là
Chúa Thánh Thần
Fleming
Island, Florida
May 12,
2023
NTC - Hẹn
gặp lại