QUÀ TẶNG TIN MỪNG:
Chúa Nhật 7A Phục Sinh
Cv 1:12-14; 1Pr 4:13-16;
Ga 7:1-11a
Bác
sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD.
Kính mời theo
dõi video tại đây:
https://bit.ly/3WreNWq
“Lạy Chúa! Xin Chúa đừng ẩn mặt
xa chúng con. Xin đoái thương nhận lời
chúng con khẩn cầu, để chúng con tin tưởng Đấng
Cứu Thế đang ngự trị giữa uy linh của Chúa thế nào, thì chúng con cũng cảm thấy
Ngài ở với chúng con cho đến ngày tận thế như vậy theo như lời Ngài đã hứa”.
Chúa Nhật
này chú trọng đến lời nguyện của Chúa Giêsu với Chúa Cha, đặc biệt cho các tông
đồ trước giờ Chúa về trời.
Bài đọc 1 (Cv1:12-14) lấy từ chương mở đầu sách Công Vụ Tông Đồ. Sau khi Chúa về
trời, các môn đệ trở lại Jerusalem để cầu nguyện. Mẹ
Maria và một số phụ nữ khác cũng có mặt
ở đó. Họ liên tục cầu nguyện trong 9 ngày.
Bài đọc này được trình bày như một câu truyện, mỗi
chữ đều được nhấn mạnh và nói lên một đặc tính. Nơi xẩy ra là núi Oliu, giữa chỗ Chúa lên trời và
việc chọn Mathias thay thế cho Juda. Nếu là một sứ điệp thần học thì Luca muốn
truyền đạt cho các tông đồ qua ba sứ điệp này là hiệp
nhất và cùng nhau cầu nguyện. Ngoài
ra, Luca giữ Jerusalem làm nơi hội họp và là trung tâm của Hội Thánh lúc đó
đang xuất hiện. Chúa Giêsu cũng nói với các tông đồ lúc Ngài lên trời là họ phải là chứng nhân cho Chúa giữa thế gian, và
Jerusalem phải tiếp tục là trung tâm điểm của sứ mệnh của các tông đồ.
Luca nhắc đến tên các tông đồ như đã nói trong Tin Mừng
Luca (Lc 6:12-16). Một tên sót lại lúc đó là Juda. Chúng ta có thể đoán Phero
nghĩ là Juda cần phải thay thế để cho sứ mệnh chung được tiếp tục. Maria mẹ
Chúa Giesu cũng hiện diện tại đó ở lầu trên với các tông đồ khi họ cầu nguyện và xin ơn được nhận định sáng suốt. Sự hiện diện của Mẹ quả là quan trong và hợp lý
khi cộng đồng Kito Giáo khởi đầu, bởi vì Mẹ đã từng
hiện diện lúc Chúa Giêsu chào đời tại Bethlem cho đến lúc Chúa chết trên thập
giá ở đồi Calvary, và là khuôn mẫu của
tình môn đệ Chúa Kito. Luca cũng nhắc đến
những “anh em” (họ) của Chúa Giêsu
cũng có mặt trong phòng cầu nguyện cùng với những phụ nữ khác.
Vì trong Tin Mừng Luca chúng ta thấy những
người đàn ông và phụ nữ này đều có mặt hầu như qua nhiều hành trình mục vụ của
Chúa Kito (x. Lc 8:1-3, 19-21 và 23: 49,55). Một cách tổng quát, tất cả như một,
chủ đề của bài đọc này là các tông đồ cùng nhau
hành động, cùng nhau làm việc, cùng nhau cam kết, cùng nhau nhận định và cùng
nhau suy nghĩ sáng suốt trong từng lời cầu nguyện.
Bài đọc 2 (1Pr 4:13-16) là những lời nói có vẻ mệnh lệnh. Phero khuyên độc giả
phải can đảm. Khẳng định này nghe có vẻ chói tai, tương phản nhau một cách khác
thường. Nói là nếu bạn đau khổ vì phạm tội ác thì là nỗi đau của ban. Còn nếu bạn đau khổ vì Chúa Kito thì bạn đã vinh danh Chúa.
Phải chăng Phero có ý nói chúng ta nên vui mừng
khi chia sẻ đau khổ của Chúa Giêsu, vì chúng ta sẽ không bị hổ thẹn.
Tuy nhiên nên nhớ là chớ xâm phạm đến quyền lợi và danh dự của người khác.
Thư này thánh Phero viết cho Kito hữu Roma là thành phần
thiểu số hiện sống ở những thị trấn thuộc Tiểu Á đang trong tình trạng nhớ quê
hương. Thư viết có mục đích giúp những tín hữu này sống phù hợp với lối sống của
Kito giáo thường là đối nghịch với cách sống và văn hóa của dân ngoại. Tư tưởng
của tác giả về đau khổ là tư tưởng thần học của thánh Phaolo: Khi người Kito hữu chịu phép rửa, họ được dìm sâu vào sự
đau khổ, cái chết và sống lại của Chúa Giêsu Kito (x. Rm 6), họ
sẽ có sức mạnh để đối đầu với mọi truy nã mà họ sẽ gặp phải.
Thư này cũng có mục đích chúc lành cho những ai bị nhục mạ
và chịu đau khổ vì Chúa Kito. Tuy nhiên người Kito hữu, việc của mình, không phải tự nhiên đi tìm kiếm đau khổ khi không cần thiết. Tác giả nêu ra nhiều hình thức đau khổ như giết
người và ăn cắp là những thứ có thể phát sinh ra đau khổ. Kito giáo chỉ nói về đau khổ công chính và tự nhiên. Một người phải đau khổ và một người phải hy sinh
vì từ chối chống lại sự thèm muốn xác thịt của mình thì xứng đáng được Thiên Chúa vinh danh và có Chúa Thánh Thần
hiện diện trong đời sống của họ.
Bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay (Ga
17:1-11a) hầu như toàn thể Lời Chúa Giêsu là nói trực tiếp với Chúa
Cha. Đây là những lời rất tự tin và quả quyết nhưng cũng phức tạp. Tuyên xưng với
lòng tôn kính nhưng lại có ẩn ý và khó hiểu. Đoạn Tin
Mừng này được đưa ra vào phút chót lúc
Chúa Giêsu sắp “giã từ”. Ngài muốn các
môn đệ có được sức mạnh để hoàn thành bổn phận
do Ngài truyền dạy khi lìa thế gian (Ga
14-17). Chương 17 là một chương dài thuật lại cuộc
cầu nguyện của Chúa Giêsu vinh danh Chúa Cha và xin cho các tông đồ được kiên
trì bền chí ở thế gian này. Lời cầu nguyện mang tính thời cánh chung được thể hiện ngay ở câu đầu khi
Chúa cho biết “Giờ của Ta đã đến”. Ám chỉ cái chết của mình, Chúa Giêsu xin vinh danh Cha để về
với Chúa Cha. Liền theo chương này là
diễn tả cảnh Chúa Giêsu bị bắt và bị cực hình đóng đanh trên thập giá. Đến đây,
độc giả phải biết liên kết việc cầu nguyện này với lòng bền vững và sự can đảm
phi thường mà Chúa Giêsu sẽ thi hành để chấp nhận ý nguyện của Thiên Chúa Cha
là “chịu đau khổ và chịu chết.”
Trong khi phần thứ nhất của lời nguyện chú trọng đến việc
vinh danh mà thánh giá ban cho, thì liền đó Chúa Giesu nói ngay về tương lai của
các môn đệ. Chúa nói rõ là Chúa đã làm mọi sự để thể
hiện Chúa Cha cho những ai có lòng tin. Và họ là những người ưu tiên được nhận mặc khải của Thiên Chúa. Chúa Giêsu tin tưởng là lúc đó họ đã là thân quyến có liên hệ với Chúa Cha và Chúa Con. Mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha đã đặt
các môn đệ vào một tình trạng liên kết mới với Chúa
Cha vì đã thuộc về Ngài và sống vì Ngài qua sự cam kết liên lỉ
với Chúa Kito.
Gần cuối bài Tin Mừng, Chúa Giêsu lại nói rõ là lời nguyện
của Chúa có mục đích đem phúc lợi đến cho những
ai tin vào Ngài. Chúa không cầu
nguyện cho hết thảy tất cả mọi người, bởi vì thế giới trần gian đã không chấp nhận Ngài hay sứ điệp của Cha Ngài. Tin Mừng Gioan nhắm vào một sứ mệnh phổ quát cho
toàn thể thế giới về Lời Chúa. Thánh sử Gioan rõ ràng đã nhận ra thế giới cũng
là nhà cho nhiều người xấu chống đối không chấp nhận
tình yêu của Chúa. Tạo sức mạnh cho
các môn đệ để thi hành sứ mệnh mà Chúa trao đang ở trước mặt đã được Chúa Giêsu
nói đến bằng cách gọi họ là con và thuộc về Chúa
Cha, cũng như Chúa Cha là của họ. Những
ai tin vào Chúa Con và nhận biết là Chúa Cha đã
sai Ngài đến thế gian cũng là một dấu hiệu vinh danh Thiên Chúa vậy.
Fleming Island, Florida
May 20, 2023
NTC - Hẹn
gặp lại