CHÚA NHẬT 1B MÙA CHAY
St 9:8-15; 1Pr
3:18-22; Mc 1:12-15
Nguyễn Tiến Cảnh
Mùa Chay là gì? Là mùa ăn năn thống hối. Mùa chay đòi hỏi chúng ta làm những gì? Hành
trình mùa chay thử thách chúng ta thế nào? Hãy suy niệm những bài đọc Kinh
Thánh trong Mùa Chay để chúng ta cùng nhau sống lại lịch sử ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kito cho nhân loại.
*Bài đọc 1 lễ Chúa Nhật hôm nay (St
9:8-15) là một trong ba hình ảnh của phép rửa tội xẩy ra sau trận đại hồng thủy
nói trong sách sáng thế khi Thiên Chúa đã đưa ra một giao ước với loài người có
vẻ mơ hồ. Giao ước có những điều khoản giao kèo rất nặng, rõ ràng -thường thường
là về hành vi, lối sống, cách cư sử- để những thành viên phải thi hành để sinh lời,
nếu không sẽ bị trừng phạt.
Trường hợp nạn lụt trong Kinh Thánh, Thiên
Chúa cho biết trước những dấu hiệu để bảo vệ ông Noe, con cháu ông và mọi sinh
vật sống trên trái đất cũng như mọi của cải vật chất (St 6:18-21). Để giữ lời giao ước, ông Noe đã
cho làm một con tàu thật lớn và chứa trong đó đủ thứ cả người lẫn vật và gia dụng
cần thiết như lời Thiên Chúa truyền. Vì trung thành với giao ước, Noe, con cháu
ông và mọi sinh vật trên trái đất sẽ không bao giờ là nạn nhận của hồng thủy nữa.
Nhưng khi nào loài người phạm tội thì đại hồng thủy sẽ xẩy ra (St 6:5-8).
Vậy bài đọc 1 này chính là một loại phép
thanh tẩy, hay đúng hơn là tiền thân của bí tích rửa tội, trong đó Thiên Chúa
đã dùng nước như là quyền năng của mình hầu tỏ lộ sự công chính và công bằng để
nhân loại biết đến lòng Chúa thương sót và tha thứ, nhất là cho những ai tội lỗi.
*Trong bài đọc 2 (1Pr 3:18-22) thánh Phero
đã dùng hình ảnh phép rửa tội để cắt nghĩa câu truyện ông Noe qua ánh sáng màu
nhiệm Chúa Kito phục sinh. Đoạn này nói về Chúa Giesu đến từ cõi chết và Chúa tuyên
bố Tin Mừng cho những ai đã chết trước khi Người giáng trần. Lời giảng trong
cõi chết -đối với Phero- là biểu lộ sự kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với những
ai ở những thế hệ trước đã không vâng lời, đặc biệt thế hệ ông Noe. Phero đã nối
kết những sinh hoạt giữa ông Noe và Chúa Kito với bí tích rửa tội -một hình thức
rửa khác bằng nước có nghĩa là rửa sạch và hòa giải với lương tâm chúng ta. Nó
tương tư như cách ông Noe kêu xin Thiên Chúa để ông hoàn chỉnh một chiếc tàu với
đầy đủ người, vật và gia dụng; cũng như xin Thiên Chúa hãy nhẫn nại với chúng
ta trong phép giải tội trên hành trình tha thứ tội lỗi trong mùa chay
thánh hoặc bước vào hàng ngũ Kito Giáo của những ai muốn hòa giải với Thiên
Chúa qua bí tích rửa tội. Vậy
phép rửa tội, đối với thánh Phero, là một cử chỉ đòi hỏi, nghĩa là năn nỉ xin Thiên
Chúa rủ lòng thương mà tha thứ cho chúng ta mọi tội lỗi. Nhận biết ra được sự
thật tình và lòng thương xót của Thiên Chúa trong giao ước với ông Noe, chúng
ta sẽ thấy được Thiên Chúa bảo đảm tha mọi tội lỗi cho chúng ta qua những bí
tích hòa giải như rửa tội và giải tội và khi đã hoàn chỉnh.
*Bài Tin Mừng Phúc Âm Marco hôm nay
(Mc1:12-15) là một bản văn ngắn gọn. Sau khi chiu phép rửa, Chúa Giêsu được Thần
Linh Thiên Chúa dẫn vào hoang địa. Việc này nối kết phép rửa của Chúa Giêsu (và
của chúng ta) với mục đích là chu toàn sứ mệnh. Chúa không ở tại bờ biển sông
Jordan nhưng đi ngay vào hoang địa và bị ma quỉ cám dỗ. Marco không nêu rõ loại
cám dỗ gì và bao nhiêu cám dỗ mà chỉ nói Chúa bị cám dỗ 40 ngày và được các
thiên thần săn sóc. Điều này cho thấy Chúa Giêsu đã toàn thắng khải hoàn mọi
cám dỗ nơi hoang vu tội lỗi. Không giống như những cám dỗ về hồ nghi và thất vọng
mà có người như chúng ta thường nghe đồn đãi vu vơ kiểu hoang địa nói vể đất hứa
trong sách dân số 13-14, Chúa Giêsu không hề bị đe dọa gì về thể xác và tinh thần.
Thực sự Chúa được các sứ thần săn sóc che chở tận tình để rồi nhờ những kinh
nghiệm đó Chúa trở lại Galilee và rao truyền Tin Mừng. Tin Mừng này gồm những
điểm chính sau: Trước tiên là thời đại tạm dung mà chúng ta hiện sống đang thay
đổi. Chúa Giêsu xuất hiện có nghĩa là chúng ta đang sống trong thời kỳ đã hoàn
thành không còn phải mong đợi nữa. Thứ hai, thời kỳ đã hoàn thành được đánh dấu
bởi vương quốc Thiên Chúa; nó đã gần kề và nằm ở trong tay Chúa Giêsu. Cuối cùng,
thời đại mới và vương quốc Thiên Chúa gần kề thúc dục chúng ta hai đáp ứng là ăn
năn thống hối và tin cậy. Đáp ứng của chúng ta -theo Chúa- để được thích hợp,
sự ăn năn thống hối và tin cậy còn phải tùy ở thời gian và nơi chúng ta sinh sống.
*Lời kết
Tóm
lại ba bài đọc 1, 2 và bài Phúc Âm đều qui về lòng thương sót và sự tha thứ của
Thiên Chúa đối với tội lỗi của con người chúng ta được biểu hiện qua phép giải
tội và rửa tội với thực tâm ăn năn thống hối. Tội lỗi là những việc chúng ta
làm trái với lương tâm ngược với các điều răn Thiên Chúa dạy và Giáo Hội truyền.
Cơ hội đi tới tội lỗi là sa mạc hoang địa đầy ma quỉ với những thói hư tật xấu,
lòng tham lam tính ích kỷ, ghen ghét, hận thù...như diễn tả trong Mathieu và Luca
(Mt
4:1-17; Lc 4:1-13) nhưng Chúa đã toàn thắng
ma quỉ để rồi Chúa đem Tin Mừng báo hiệu thời đại mới cho chúng ta. Ơn cứu chuộc
sắp xong. Vương quốc Thiên Chúa đang gần kề. Nhưng chúng ta cần phải ăn năn thống
hối vì tội lỗi chúng ta làm rồi thi hành phép hòa giải và rửa tội.
Lạy Chúa Giêsu! Xin chỉ dẫn chúng con đường đi lối bước của
Chúa
Xin hướng dẫn chúng con trong chân lý và dạy
bảo chúng con
Vì Chúa là Thiên Chúa, đấng cứu độ chúng
con
Chúa là Đức Kito, Con Chúa hiệp nhất với
Chúa Thánh Thần là một Thiên Chúa duy
nhất đến muôn đời. Amen.
Fleming Island,
Florida
Feb. 17, 2024
NTC