Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU

 

                     CHÚA NHẬT XIII-C THƯỜNG NIÊN

                  1V 19:16b, 19-21; Gl 5:1,13-18; Lc 9:51-62

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Trong câu mở đầu bài Tin Mừng hôm nay (Lc 9:51-62), Luca đã cho biết rõ ràng là Chúa Giêsu sẽ tới Jerusalem, một địa danh đã được báo trước trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước. Và Chúa Giesu sẽ chịu chết tại đó.  

Không nghi ngờ gì nữa, chúa Giêsu đã nói với chúng ta về nghĩa vụ của người môn đệ theo Chúa. Trên đường đi, Chúa cũng đã kêu gọi tất cả những người muốn đi theo Chúa. Nhưng mỗi người có đáp ứng khác nhau. Người thì từ chối, như dân làng Samarita, vì không tin tưởng kẻ đưa tin. Người thì đồng ý theo Chúa nhưng lại không nhận biết ra được những điều kiện phải có để theo Chúa.

Làm môn đệ là phải cam kết từ bỏ hoàn toàn tất cả những gì là riêng tư của mình. Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rằng theo Chúa là bắt đầu con đường thập giá.

 

CÂU CHUYỆN HÀNH TRÌNH CỦA LUCA

Câu chuyện hành trình Luca kể dựa trên Marco 10:1-52, nhưng chỉ dùng ở đoạn Lc 18:15-19-27. Trước đó, Luca đã góp nhặt những chuyện đặc biệt nói về Chúa Giêsu lấy ra từ nguồn “Q”[1] (mà Mathiêu cũng dùng) và từ những thánh truyền đặc biệt khác mà ông biết.

Phần lớn tài liệu về cuộc hành trình mà Luca kể là những giảng huấn mà Chúa Giesu đã ban cho các môn đệ. Trong suốt cuộc di hành này, Chúa Giêsu đã chuẩn bị chọn tại Galilee những nhân chứng cho Chúa mà họ có trách nhiệm phải làm sau cuộc xuất hành này của Chúa (Lc 9:31). Họ phải là nhân chứng cho Chúa trước muôn dân (Cv 10:39; 13:31). Do đó đọc Luca phải hiểu là mình đang nghe chính Chúa Giesu nói những lời giảng huấn này (Lc1:1-4).

Giống như khi bắt đầu sứ vụ ở Galilee, Chúa bị dân tỉnh nhà từ chối, thì nay trong câu chuyện Luca kể Chúa cũng bị dân làng Samarita từ chối (Lc 9:51-55). Nhưng lần này Chúa Giêsu đã không để ý đến thái độ các môn đệ muốn phạt những kẻ từ chối lời kêu gọi của Chúa. Câu chuyện này cũng tương tự như câu chuyện trong sách Các Vua 2 (2V 1:10,12), tiên tri Elijah đã lấy lửa trời đốt quân lính, một việc mà Chúa không làm. Như vậy là Chúa đã không hành động giống như Elijah.  

Bổn phận người môn đệ là phải cam kết với Chúa với hết cả tâm trí và thân xác. Tinh thần phục vụ dân Chúa phải thật quảng đại. Đòi hỏi này rất nặng nề, như Chúa Giêsu đã xác định rõ ràng: “Ai đã đưa tay cầm cày mà còn ngoái cổ lại phía sau thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa.” (Lc 9:62)

Vào thời Chúa Giêsu, cũng như ở Việt Nam, ai cũng biết hình ảnh nhà nông này. Người cày ruộng phải luôn luôn nhìn thẳng về phía trước để đường cày được ngay ngắn, nếu không ruộng lúa sẽ bị đảo lộn lung tung gây khó khăn cho thợ vào mùa gặt lúa. Những đòi hỏi đó quả là gay gắt vô lý như “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết!” Làm sao kẻ chết có thể tự mình chôn mình, nhưng là một cách nói nhấn mạnh. Không hối tiếc quá khứ nhưng phải nhìn vào tương lai. Chúng ta sẽ có nhiều ân sủng, nhiều may mắn nơi cánh đồng mùa xuân mới được cày bừa tốt. Cuộc sống của chúng ta sẽ tràn đầy hứa hẹn về một mùa gặt sung mãn.

Luca dùng hình ảnh cuộc hành trình để nói về con đường mà người Kito hữu phải đi. Nó là con đường mà chúa Giêsu đã đi, cũng bị hiểu lầm và từ chối nên đòi hỏi phải có sức mạnh, nghị lực và hy sinh.

Để là môn đệ Chúa cần phải cam kết thực sự và hoàn toàn về mọi mặt. Không nhà không cửa, tức vô gia cư, có nghĩa là chẳng thuộc về chỗ nào cả, không gắn bó sống chết với những điều không cần thiết. Thuộc về Chúa Giêsu là phải vượt lên trên tất cả những bó buộc trần thế cả về danh và lợi. Cuộc hành trình phải đi đến kết thúc và mang lại kết quả tối hậu. Để được Chúa gọi làm môn đệ không cần phải toàn hảo theo nghĩa trần thế. Elijah, Elisha, những ngôn sứ của Israel, những ông thuyền chài ở Galilee và những người thu thuế mà Chúa Giêsu đã gọi chưa chắc đã có nhiều đức tính tốt hay tài năng xuất chúng có thể làm được những điều đặc biệt hơn người. Thánh Phaolo nói Chúa Giêsu đã gọi những “kẻ khùng” mà người khôn ngoan đã phải xấu hổ (1Cr 1:27). Tình nghĩa môn đệ với Chúa Giêsu không chỉ là ở với Chúa tại Bethlehem, Nazareth, Bethany, Bethsaida, Capernaum hay trên đỉnh núi Tabor mà còn hơn thế nữa, phải sống, phải cảm nhận, động lòng trắc ẩn nỗi niềm đắng cay sầu khổ cùng Chúa Giesu Kito tại Jerusalem, vườn Gethsemane và trên đồi Calvary.

 

NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA KITO

Qua câu chuyện Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự quan trọng  vô điều kiện của nhiệm vụ người môn đệ Chúa Kito (cc 57-62). Ngay cả những ràng buộc gia đình hay tình nghĩa cha con, chôn cất người chết cũng không quan trọng bằng nghĩa vụ tuyên xưng nước trời của người môn đệ. 

Không thể có đáp trả nửa vời, Tin Mừng đòi hỏi hoặc tất cả hoặc chẳng có gì cả. Các môn đệ tuyên bố một sứ điệp tối hậu về Thiên Chúa, “…’Vương quốc Thiên Chúa đã đến gần các ông’” (Lc 10:9). Như là dấu hiệu toàn thắng ma quỉ, các môn đệ có một sức mạnh phi thường chứng tỏ quyền năng đáng sợ của Thiên Chúa. Họ phải vui mừng, dù Thiên Chúa không ban quyền năng cho họ hay sứ điệp của họ không đạt kết quả mong muốn: Vui mừng vì Thiên Chúa đã hứa ban cho họ sự sống.

Chúng ta là môn đệ của thời nay. Qui luật của chúng ta thì giống nhau, nghĩa là chứng tỏ tình yêu Chúa bằng lời nói và việc làm. Ngoài ra, hơn thế nữa, chúng ta phải vui mừng vì Chúa đã gọi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống dồi dào như vậy.

 

HÃY HÀNH HƯƠNG VỀ JERUSALEM 

Bài Tin Mừng hôm nay cũng mời gọi chúng ta suy niệm về cuộc hành trình với chúa Giêsu trong chính phần đất của Người. Đi lên thị trấn thánh Jerusalem, không chỉ bằng cuộc sống Kito hữu như là môn đệ, mà còn như kẻ hành hương trong lịch sử. Bắt đầu hôm nay và tiếp tục tuần sau chúng ta sẽ cùng nhau suy gẫm về ý nghĩa những cuộc hành hương còn gọi là cuộc di hành thánh.     

Hiện tượng “di hành thánh” đã được biết đến từ trước Thời Đại Kito Giáo và còn trước cả truyền thống hành hương của người Do Thái. Những cuộc di hành đạo đức luôn luôn liên hệ đến những “địa danh thánh” hay “cung thánh”. Những địa danh này được coi là thánh bởi vì nó đã chứng kiến một quyền lực tối cao mà sau này trở thành đối tượng để thờ phượng. Ở thời cổ đại, người ta đi di hành cá nhân hay tập thể đến những “đền thánh” là để thờ phượng, tỏ lòng tôn kính, ăn năn thống hối hay khấn hứa. 

Ở ba thế kỷ đầu, người Kito hữu không hành hương đất thánh, nếu chúng ta hiểu cuộc hành hương của họ như là cuộc di hành thờ phượng. Ở thời Kito Giáo sơ khai, hình như người ta ngại đi hành hương, căn bản là ở lý do chính trị và tôn giáo. Kito Giáo lúc đó không được nhà nước chấp nhận, nên cuộc sống của người Kito hữu thực tế là cuộc sống hầm trú trên hầu hết đế quốc La Mã, đã là lý do làm mọi người nản chí không muốn biết đến và tôn kính những địa danh thánh.

Nhờ những bản văn của Justin Martyr, nhà biện hộ Kito Giáo ở thế kỳ II, chúng ta biết là, mặc dù dân ngoại có những tập tục rất phổ biến về cách chữa bệnh khi đi hành hương về cung thánh ở Aesciepius, nhưng người Kito hữu đã không làm theo như vậy vì họ biết Chúa Kitô là đấng duy nhất chữa lành bệnh cả thể xác lẫn linh hồn. Mặc dù những Kito hữu đầu tiên đã có ít nhiều thái độ tiêu cực về những cuộc hành hương đất thánh, chúng ta cũng biết được một số tin tức về những cuộc du hành lẻ tẻ. Tuy nhiên những cuộc du hành này được coi là du hành nghiên cứu hơn là hành hương.

 

ĐI TÌM NHỮNG DẤU CHÂN XƯA

Người đầu tiên đi tìm những dấu chân xưa là Giám mục Melto thành Sardis vào năm 160 AD. Ngài muốn thâu lượm những chi tiết về danh xưng và các loại sách Cựu Ước. Một cuộc du hành nghiên cứu khác do Origen thực hiện khi ông từ Alexandria đến Đất Thánh vào năm 23 AD. Trước khi định cư ở Caesarea, ông quyết định truy cứu lại những “Dấu chân xưa của các ngôn sứ, của Chúa Giêsu và các môn đệ.”

Có lẽ người hành hương đầu tiên hiểu theo đúng nghĩa của nó là giám mục Alexander của Cappadocia (sau này là giám mục Jerusalem) vào năm 216 A.D. đã tới Jerusalem để “cầu nguyện và nhận biết những địa danh thánh.” Do đó ở ba thế kỷ đầu, ngoài một ít trường hợp lẻ tẻ, chúng ta không thể nói là không có tập tục “Hành Hương” dù là đi về Đất Thánh hay những địa danh khác.

Một đặc biệt nữa là sau năm 313, một chuyển đổi rất rõ ràng là Kito Giáo được coi là tôn giáo chinh thức và hợp pháp trên toàn đế quốc La Mã. Thời đại hoàng kim của Đất Thánh đã bắt đầu. Lộ trình đi Đất Thánh đã gợi hứng cho tất cả những cuộc hành hương cầu nguyện khác. Hình như ước vọng muốn cảm nghiệm được những địa danh kinh thánh đả làm lu mờ thái độ e ngại trước kia về những cuộc hành hương. Thực ra, nhiều người đã vượt qua được mọi khó khăn trở ngại và nguy hiểm một cách can đảm. Họ đã thực hiện những cuộc hành hương về địa danh thánh quê hương của Chúa đầy thích thú.

Eusebius, sử gia Kito giáo ở thế kỷ IV và là Giám mục Caesareo đã cho biết Helena, từ mẫu của hoàng đế La Mã là người đầu tiên trở lại đạo, đã là người hành hương quí phái nhất trong số những người hành hương đất thánh. Eusebius xác nhận là Constantine ước ao được rửa tội tại sông Jordan giống như chúa Giêsu.  Buồn thay, chúng ta không biết rõ là ước vọng của hoàng đế có thực hiện được hay không, và ông ta có đến đất của Kinh Thánh hay không. Hoàng đế Constantine và bà Helena mẹ ông đã giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống và lịch sử của Đất Thánh của Thiên Chúa.

 

THEO CHÚA ĐI JERUSALEM TỚI ĐỈNH ĐỒI GOLGOTHA

Là môn đệ chúa Giêsu thì phải cùng Chúa di hành về Jerusalem tới đỉnh đồi Golgotha và đáp trả lời Chúa kêu gọi: Từ bỏ tất cả mọi riêng tư cá nhân, danh quyền giàu sang và chấp nhận mọi khó khăn hiểm nguy trong mọi cảnh huống, cho dù phải hy sinh tính mạng mình.Ai hy sinh mạng sống vì Ta thì sẽ lấy lại được Sự Sống.”

Fleming Island, Florida

June 24, 2022

NTC



[1] Nguồn Q (tiếng Đức là Quelle): Nguồn Q giải thích sự tương đồng giữa các sách Tin Mừng Nhất Lãm (Synoptic Gospels): chắc chắn Mathieu và Luca đều cùng tham khảo Mat co, nhưng tại sao có những trường hợp Mathieu và Luca giống nhau nhưng lại khác với Mat cô? Người ta giả thiết có một nguồn văn khác gồm những lời khẩu từ Đức Giesu (Logia); nguồn văn này không thể xác định rõ, được gọi là Q viết từ tiếng Đức “Quelle”=nguồn. Giả thuyết này có tên là giả thuyết hai nguồn văn [two-document hypothesis]; song song còn có những giả thuyết khác, chẳng hạn giả thuyết 4 nguồn văn [four-document hypothesis]: 1/nguồn văn Mat cô. 2/nguồn văn Q. 3/nguồn văn M tức tư liệu riêng của một mình Mathieu, và 4/nguồn văn L tức logia x.non Markan.

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!