Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
LỄ HIỂN LINH


Is 60:1-6; Ep 3:2-3a, 5-6; Mt 2:1-12

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Chúa Nhật thứ hai sau lễ Giáng Sinh là lễ Hiển Linh. Hồi xưa chúng ta gọi là lễ Ba Vua. Từ “Hiển Linh” dịch từ tiếng “Epiphany” có nghĩa là “tỏ lộ ra”. Từ này có vẻ đắc địa hơn vì nói lên được ý nghĩa của ngày lễ hơn là từ Ba Vua. Lễ Hiển Linh là một lễ quan trọng, nói lên tính “phổ quát” của Tin Mừng Phúc Âm. Tuy nhiên cũng chỉ nói lên được một khía cạnh nào đó mà thôi.

Hỡi Jerusalem! Hãy vùng lên, hãy đứng ở nơi cao và hướng nhìn về phía Đông và nhìn con cái ngươi từ Đông sang Tây về tụ họp theo lời Đấng Thánh đã truyền dạy.(Br 5:5).

Bài đọc 1 (Is 60:1-6)

Bài đọc này tràn ngập những hình ảnh và văn chương thi phú với những tia sáng tỏa lan, tặng vật và lời ban khen hòa lẫn trong những lời báo tiên tri. Nói về Jerusalem, nhưng chúng ta phải nghĩ đến toàn thể. “Hãy ngẩng mắt lên và nhìn....”  Jerusalem được Chúa ban ân huệ. Các vua và mọi dân tộc sẽ đến bái phục trước ngươi. Người giàu sang sẽ dừng lại và đứng tại cổng thành Jerusalem.

Bài đọc này nằm trong phần 3 của sách Isaiah, nói việc sửa đổi lại Jerusalem sau nhiều năm dân Israel bị lưu đầy ở Babylon. Đúng ra là lời tiên tri nói về thời gian suy đồi ảm đạm, Isaiah loan báo thời gian đang đến với Jerusalem để lấy lại tình trạng ân phúc trước kia của mình, “Hỡi Jerusalem! Hãy đứng dậy trong huy hoàng.” Đây là việc chẳng ai muốn kêu gọi dân trở lại quê hương đất tổ đã bị cướp phá tan hoang, đền thờ thì bị suy đồi đổ nát. Rất nhiều người Israel đang bị lưu đầy đã tranh luận xem có đáng công trở lại quê hương hay không? Nhưng Isaiah nói với dân là, hôm nay là ngày mới mà ánh sáng vinh quang của Thien Chúa sẽ chiếu rọi trên một tân quốc và, ánh sáng này sẽ lan tỏa đến những quốc gia khác. Thựa ra Isaiah đã gợi ý là những vị lãnh đạo trên khắp thế giới đã không gặp trở ngại gì khi nhìn thấy “ánh sáng hào quang” chiếu tỏa từ phần đất tân tạo, tân Jerusalem của dân Israel.

Trong một cố gắng để thu phục những người không muốn trở về, Isaiah đã vẽ lên bức tranh một dân tộc khỏe mạnh và vĩ đại gồm cả già lẫn trẻ đang đứng nhìn đoàn người trên đường hành trình trở về tân Jerusalem. Giống như dân Ai Cập đã tặng vàng bạc cho dân Israel để họ chuẩn bị cho cuộc xuất hành thoát khỏi cảnh nô lệ (Xh 12:35-36). Vậy Isaiah cho thấy những khách du lịch ngoại quốc sẽ đổ tiền bạc, mang giầu sang cho dân khi họ nhìn thấy những điều mà sự vinh quang Của Thiên Chúa đã hoàn thành. Vậy thì, chỉ có điên mới ở lại Babylon khi được mời gọi trở về để hưởng thụ một gia tài giầu có và phong phú. Những người ngoại quốc này không chỉ đến với tặng vật Vàng, Nhũ Hương mà họ còn lớn tiếng Ca Ngợi Thờ Lạy Thiên Chúa. Một Jerusalem tân trang không chỉ ban ân phúc cho dân của mình mà còn phục vụ dân, kêu gọi dân tin tưởng vào sự chăm lo săn sóc kỳ diệu của Thiên Chúa.

Mừng lễ Ba Vua / lễ Chúa Hiển Linh, bài đọc này dạy chúng ta phải chú ý đến cách thức mà Thiên Chúa kêu gọi tất cả mọi tín hữu, không chỉ những người ở một thời gian hay vùng nào nhất định, mà toàn thế giới.

Bài đọc 2: (Ep 3:2-3a, 5-6)

Thánh Phaolo công nhận Thiên Chúa đã biểu lộ kế hoạch cứu chuộc loài người cho ngài. Không chỉ có dân Do Thái, mà cả toàn thể dân ngoại, sẽ được chia phần Tin Mừng của Chúa.

Trong bài đọc này, thánh Phaolo đã gom lại những thành viên dân ngoại của giáo hội sơ khai ở Ephesus, thành một cộng đồng các tín hữu. Với hai câu dài, Phaolo đã tuần tự nhấn mạnh đến Mạc Khải và Phúc Âm.

Toàn thể Mùa Giáng Sinh tập trung vào màu nhiệm chính là nhập thể tức màu nhiệm Thiên Chúa xuống thế làm người. Niềm tin Kito giáo là tin vào Chúa Kito, trong ý thức sâu thẳm của đức tin là tình yêu Thiên Chúa đã thể hiện qua việc ban cho loài người Con Một của Người. Theo thần học Kito Giáo của tổ tiên dân Do Thái cổ đại thì người ta tin là ước muốn của Thiên Chúa có liên hệ cá nhân với sự tạo dựng và biểu lộ sự tốt lành của Người đối với họ. Tuy nhiên, điều mới về việc mạc khải của Thiên Chúa trong Chúa Kito thì Thiên Chúa không đơn giản muốn các tín hữu phải quì gối sợ hãi thờ phượng trước mặt Người, nhưng Người muốn loài người phải chia sẻ Thiên Chúa tính của Người. Đây là màu nhiệm chúng ta tìm học để chiêm nghiễm trong những ngày này của mùa Chúa Giáng Sinh.

Bài đọc 2 này được dùng trong ngày Lễ Hiển Linh là từ thư thánh Phaolo gửi tín hữu Epheso mà có người nghĩ là của ai đó, không phải của thánh Phaolo. Tuy nhiên cứ cho là của Phaolo đi, tác giả đã tuyên xưng chính mình là quản gia của hồng ân Thiên Chúa. Màu nhiệm về Thiên Chúa quan phòng đã được thể hiện cho tác giả nên tác giả có thể biểu lộ cho những thế hệ mới của các tín hữu, đặc biệt dân ngoại ỡ những vùng xa bên ngoài phần đất mà chính Đức Giesu đã từng lê bước. Khác với một tặng vật dùng để ghi dấu trên một người đặc biệt, hồng ân Thiên Chúa nói ở đây là một tặng vật phổ quát. Theo khách quan, là kéo mọi người về với Chúa Kito để rồi cùng nhau kết hợp thành một thân thể. Ngay chương kế tiếp thư gửi tín hữu Epheso, tác giả đã yêu cầu cộng đồng giữ sự hiệp nhất mà họ đã có với Chúa Kito, vì “chỉ có một Chúa, một niềm tin” (Ep 4:5).

Tất cả những ai đã nghe biết Phúc Âm và được gọi là “thành viên” thì phải nhận biết là hồng ân Thiên Chúa được thể hiện trong phấn đấu cho sự hiệp nhất toàn diện.

Bài Tin Mừng Phúc Âm (Mt 2:1-12)

Vua Herod ham mê quyền lực và danh vọng, nên lo sợ khi nghe nói có một vị vua khác mới sinh ra. Các nhà đạo sĩ, từ phương Đông, theo ánh sao trời đi đến Bethlehem, nơi vị vua mới xuất hiện.

Bài Tin Mùng Mathieu nói về câu truyện một người giầu có và huyền bí. Câu chuyện có hai loại nhân vật một là những nhà thiên văn, hai là một tên phản bội.  Các nhân vật là những hình ảnh khá sống động trong một thế giới mà vị vua con trẻ vừa sinh ra. Các nhà đạo sĩ cũng là những nhà thiên văn đi tìm vì vua mới sinh ra để tôn thờ cũng là để chuẩn bị cho chúng ta cách thức thờ phượng Thiên Chúa. Vua Herod đại diện cho những kẻ hồ nghi và bi quan đã được trình bày ở phần sau kế tiếp để âm mưu hãm hại Chúa Hài Đồng.

Chương 1 của Tin Mừng Mathieu nói về gia phả của Chúa Giesu thuộc dân Do Thái, nói vắn gọn về giòng họ có Giuse đặt tên Chúa là Giesu (Mt 1:25). Mathieu đã không nói chúa Giesu sinh ra thế nào, nhưng thánh sử đã nhấn mạnh về huyết thống của Chúa Giesu. Chúa Giesu thuộc dòng vua David và vì vậy thuộc dân Do Thái. Đây là một chi tiết quan trọng của Tin Mừng Mathieu, bởi vì tiên khởi thánh sử muốn viết cho những Kito hữu trong cộng đồng Do Thái là những người mới đó đã chứng kiến cảnh đền thờ bị phá hủy (năm 70 AD). Vậy Mathieu muốn độc giả hiểu Chúa Giesu vừa là người hoàn toàn Do Thái, vừa là “đền thờ” thực sự.

Biết lai lịch Chúa như vậy chúng ta sẽ dễ dàng hiểu câu chuyện ba nhà đạo sĩ đi tìm Bethlehem. Câu chuyện mở ra với những người ngoại quốc đến Jerusalem khi họ hỏi Vua Do Thái mới sinh ra ở đâu?  Cũng không thấy Mathieu nói đến những chi tiết thê thảm có thể xẩy ra cho Chúa Giesu cũng như những nguyên tắc và nghi thức của vua chúa khi vua Herod tiếp ba nhà đạo sĩ. Herod làm vua từ năm 37 đến năm 4 BC. Lịch sử cho biết Herod là một vị vua rất quyền lực, được nổi tiếng với những công trình xây dựng vĩ đại ở Judea. Mathieu ghi lại sự nhút nhát hèn yếu của Herod khi ông ra lệnh giết hết mọi trẻ con nam từ 2 tuổi trở xuống (Mt 2:13-18). Vậy, câu truyện của ba nhà đạo sỹ là những vị khôn ngoan đến từ cuối chân trời nói về việc âm mưu của vua Herod đã không ăn khớp với dự định của Thiên Chúa.

Ngoài ra, đoạn Tin Mừng này đã làm nổi bật tính phổ quát của việc Thiên Chúa mạc khải. Nó không phải là những người trong cuộc của cơ chế Do Thái là những người đã nhận ra con trẻ mới sinh ra và đến thờ lạy. Nhưng người ngoại quốc lại từ “Phương Đông” đến để dâng lễ vật là vàng, một dược và trầm hương. Mathieu ghi lại các nhà đạo sĩ quì gối cúi mình trước con trẻ, một cử chỉ mà chúng ta thấy đâu đó trong Phúc Âm khi các môn đệ làm như vậy lúc Chúa sống lại và khi Chúa “nhận họ làm môn đệ và sai đi khắp thế giới” (Mt 28:17-20). Tất cả thế giới có nghĩa là muôn người nhận biết sức mạnh cứu chuộc của Chúa Giesu.

Ở cuối đoạn văn này, chúng ta thấy kế hoạch của Herod đi tìm và giết con trẻ Giesu bị thất bại. Còn những nhà khôn ngoan thì được báo trong giấc mộng là đừng tường trình sự việc đã thấy về con trẻ cho Herod. Trong chương 2 chúng ta thấy nói là Herod không ngừng lùng kiếm vua con trẻ. Vậy thì Mathieu đã chứng minh ngay từ đầu lúc Chúa Giesu sinh ra là sứ mệnh của Người ở trần thế chưa sẵn sàng được đón nhận. Nhưng thực tế cho thấy chính dân của Chúa Giesu đã đưa ra một trong những đe dọa ghê gớm nhất cho  sứ vụ của Chúa.

Chúng ta mừng lễ Chúa Hiển Linh để nhớ lại là sứ điệp cứu chuộc của Thiên Chúa không có nghĩa là ơn cứu chuộc chỉ dành riêng độc nhất cho bất cứ một ai, mà Thiên Chúa biểu lộ chính Người cho mọi quốc gia để tất cả mọi dân nước trên thế giới sẽ kính mến thờ lạy Người. Nhưng như những nhà đạo sĩ, nghe tiếng Chúa gọi trong giấc ngủ, -đã không nghe lời dặn của Herod, vị vua đầy mưu sỉ và gian dối- đi theo đường riêng do ánh sao trời chỉ lối để về lại quê hương. Chúng ta, những Kito Hữu phải kết đoàn trong một khối, một đơn vị duy nhất, để thờ phượng Chúa. Chỉ có một Thiên Chúa, một niềm tin (Ep 4:5).

Fleming Island, Florida

Jan. 7, 2023

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!