Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)


St 22:1-2, 9a, 10-13, 15-18; Rm 8:31b-34; Mc 9:2-10

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Elijah và Mose hiện ra với Phero, Giacobe, Gioan và họ nói chuyện với Chúa Giêsu

 

Kinh Thánh đã nói đến nhiều địa danh rất đáng ghi nhớ như Moriah, Sinai, Nebo, Carmel, Gilboa, Gerizim, Núi Tám Mối Phúc Thật, Tabor, Hermon, Zion, Núi Cây Dầu, Calvary, Golgotha. Dù chưa bao giờ đến những vùng đất đó nhưng tất cả chúng ta là người Công Giáo có lẽ ít nhiều ai cũng nghe biết những địa danh này vì đã có nhiều biến cố quan trọng liên quan đến ơn cứu độ đã xẩy ra giữa Thiên Chúa và dân Người. Chúa nhật này, núi Moriah, Tabor đã được nhắc tới, là nơi Chúa đã biến hình với biết bao ý nghĩa cứu chuộc. Thêm vào đó là câu chuyện Abraham hy sinh con trai mình làm lễ hiến tế cho Thiên Chúa và thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma nói về Thiên Chúa hy sinh Con mình để cứu chuộc nhân loại. Tất cả ba bài đọc đều liên hợp với nhau đã gợi ra nhiều ý nghĩa về ơn cứu chuộc mà chúng ta cần phải suy niệm trong mùa chay thánh này.

 

Bài đọc 1 (St 22:1-2, 9a, 10-13, 15-18)  là một câu chuyện mà Thiên Chúa muốn thử niềm tin của ông Abraham. Abraham và con ông là Isaac; thiên Chúa tượng hình là người Cha và chúa Giêsu là Con của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn thử niềm tin của Abraham, và vì đã chứng tỏ niềm tin của mình nên Thiên Chúa đã chúc phúc hứa cho ông có con cháu đầy đàn. Chúa muốn ông hy sinh người con trai độc nhất là Isaac làm của hiến tế cho Thiên Chúa. Abraham đã vâng lời Thiên Chúa, sửa soạn thu nhặt những vật dụng hiến tế cần thiết và cùng với Isaac đi lên đỉnh một ngọn núi nằm ở miền Moriah để thi hành lời Thiên Chúa phán. Cuối cùng, tại nơi đây khi tay ông đã sẵn con giao kề lên cổ người con yêu dấu thì trong giây lát Thiên Chúa đã can thiệp qua sứ giả thiên thần biểu ông ngừng tay. Liền lúc đó ông quay lại phía sau mình thì thấy môt con cừu. Ông hiểu là Chúa đã ban cho ông con cừu để làm của tế lễ thay cho con mình. Niềm tin của Abraham đã chứng tỏ rõ ràng và được Thiên Chúa chấp nhận. Câu chuyện đã kết thúc và Thiên Chúa -lại một lần nữa qua một sứ giả- đã hứa ban cho Abraham rất nhiều con cháu.

Đây là một câu chuyện khá quen thuộc ai cũng biết nhưng cũng đã đặt ra nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải suy ngẫm trong tâm tình hòa giải với Chúa và tha nhân để đào sâu cách thức cầu nguyện của chúng ta trong mùa chay thánh này. Thiên Chúa đã biết rõ niềm tin của Abraham mà tại sao vẫn còn thử thách ông ta? Tại sao lại thử thách sự vâng lời của ông mà không là những yếu đuối khác? Tại sao Chúa lại thử ông, muốn ông hy sinh con trai đầu lòng yêu quí của mình và theo cách thức như vậy?  Và, khi Abraham đã chứng tỏ mình vâng lời rồi, Chúa lại đợi đến khi Abraham giết con cừu xong Chúa mới chúc phúc cho ông? Ông Abraham có qua được kỳ thi này không? Những thắc mắc này đã làm nổi bật một thực tế rất quan trọng trong câu chuyện: tình liên đới của chúng ta với Thiên Chúa đòi hỏi phải hy sinh. Đúng lúc và đúng kiểu , -Isaac là con trai đầu lòng và duy nhất- Chúa Giêsu đã hiến tế hy sinh chết trên thập giá để hòa giải chúng ta với Thiên Chúa. Sự hiến tế của Chúa Giêsu quả là hoàn hảo và hiệu quả để cứu chuộc chúng ta. Là Kito hữu, chúng ta được mời gọi để noi gương Chúa Kito. Vậy chúng ta phải suy nghĩ lo lắng thế nào để tình liên đới của chúng ta với Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta biết hy sinh và chúng ta cần phải thay đổi nội tâm thế nào để đáp trả ơn Thiên Chúa tốt hơn giống như niềm tin và sự quảng đại của ông Abraham?

 

Bài đọc 2 (Rm 8:31b-34) là một đoạn trích trong thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma. Thiên Chúa sai con một mình xuống thế để chết cho chúng ta. Vậy ai sẽ là người phán xét những kẻ chúa chọn? Phải chăng là Chúa Giêsu, đấng đã yêu thương họ và hy sinh mạng sống vì họ sao? Lá thư làm nổi bật việc Chúa Giêsu muốn hy sinh chết trên thập giá, rồi sống lại và lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Tất cả những biến cố này đã hoàn toàn làm thay đổi đời sống của loài người, đặc biệt dân Chúa chọn. Trước Chúa Giêsu, dân Chúa chọn thì sống bằng luật và hệ thống tế lễ ở trên núi Sinai. Trong bối cảnh của thư này, khi vi phạm luật thì Thiên Chúa có thể luận phạt công minh tùy cá nhân hay cả tập thể dân Chúa chọn; nhưng một khi tình liên đới với Thiên Chúa bị đứt đoạn thì của lễ hy sinh có thể điều chỉnh lại. Từ khi Chúa Giêsu tự hiến thân mình làm của lễ hy sinh chết trên thập giá thì sự hy sinh ấy cũng chỉnh đốn mọi lỗi lầm trong tương lai. Vậy tất cả những ai đã đi vào cái chết và sự sống lại của chúa Giesu qua phép thanh tẩy thì có thể vui hưởng tình liên đới với Thiên Chúa mà trước kia chưa bao giờ có. Bây giờ nhờ sự hy sinh hiến tế đó chính là do Thiên Chúa làm cho chúng ta đã được thể hiện trong Chúa Giêsu. Chúng ta được bảo đảm là món nợ của chúng ta đối với sự hy sinh của Thiên Chúa đã được trả rồi, không phải bởi chúng ta hay tổ tiên chúng ta mà bởi chính Con Thiên Chúa.

 Vì vậy khi vấn đề đã được thánh Phaolo nêu ra rõ ràng và mạnh mẽ như vậy, chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận với tâm tình cầu nguyện và ánh sáng đức tin vào Chúa Giêsu. Chúng ta thừa biết Thiên Chúa cùng với Chúa Giêsu sẽ ban tất cả mọi sự cho những ai đã được chọn; và bất cứ một món nợ nào của họ cũng không cần môt hy sinh nào lớn hơn hy sinh của Chúa Giêsu. Và cuộc luận tội cuối cùng không thể đổ lên dân Chúa được vì Thiên Chúa đã tha hết cho họ rồi. 

 

Bài Tin Mừng Marco (Mc 9:2-10) đã được Giáo Hội đưa vào  Chúa nhật 2 mùa chay hàng năm là câu chuyện biến hình. Chúa Giêsu đem Phero, Giacobe và Gioan lên một đỉnh núi cao. Bất ngờ Chúa biến hình vinh quang và chuyện vãn cùng Elijah và Mose. Thấy vậy Phêro bèn gợi ý:-Thưa Thầy, xin để chúng con làm 3 cái lều mỗi cái cho Thầy, cho Elijah và Mose.  Và, câu nói mà ngày nay được coi là bất hủ: “Đây là Con Ta yêu dấu. Hãy nghe lời Người”.  Rồi Chúa Giêsu biểu các môn đệ giữ kín câu chuyện này cho đến khi Người sống lại từ cõi chết.

Câu đề nghị làm ba cái lều của Phêro đã gợi lại hình ảnh chiếc lều nhà tạm mà Thiên Chúa đã ngự với dân Ngài tại núi Sinai cho đến khi đền Solomon được hoàn thành như đã nói trong sách khải huyền. Đề nghị này quả là tuyệt vời đã làm nổi bật con người độc đáo của chúa Giêsu. Trước tiên Elijah và Mose chỉ là những ngôn sứ, còn Chúa Giêsu mới là người duy nhất ngự trong nhà tạm. Thứ đến, nó đã làm sáng tỏ sứ điệp của Thiên Chúa, và sự tỏ mình của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu lúc này thật là mới lạ không như tất cả những cuộc biến hình trước kia. Chúa Giêsu là con một yêu mến của Thiên Chúa nên các môn đệ phải lắng nghe lời. Danh từ “lắng nghe” (tiếng Hy Lạp là akouo) gợi nhớ lại một mệnh lệnh sơ khởi đầu tiên của Thiên Chúa nói với dân Do Thái “hãy nghe đây!” -tiếng Do Thái là shema- là một mệnh lệnh quan trọng hàng đầu đã ghi trong sách đệ nhị luật 6:4. Ở trên đỉnh núi cao này lúc đó có mây mù bao phủ lại chính là mây thánh. Bấy giờ các môn đệ của chúa Giêsu đã từ từ hiểu ra Chúa Giêsu chính là lề luật hiện thân thành người, không giống như các ngôn sứ khác. Thứ ba, kết thúc bất ngờ của cuộc biến hình cho thấy cao điểm của Thiên Chúa thể hiện (khải huyền) trong chúa Giêsu chưa  đến. Cuối cùng chúa Giêsu dặn các môn đệ phải giữ bí mật câu chuyện này cho đến khi Chúa Giêsu sống lại phục sinh sẽ xác định và làm sáng tỏ việc biến hình. Đó chính là chìa khóa mở cửa cho thấy việc Chúa Giêsu đã thể hiện qua cái chết trên thập giá, rồi sống lại phục sinh và lên trời. Vậy ý tưởng thánh Phero đề nghị thiết lập ba cái lều có thể gợi cho chúng ta môt ý niệm về lòng sốt sắng nhưng cũng cần phải suy tư chiêm nghiệm về ý nghĩa của sự chết và người chết là nòng cốt được thể hiện qua câu chuyện biến hình. Sau cùng Chúa Giêsu đã là hiện thân của màu nghiệm này -màu nhiệm phục sinh- là mục đích của cuộc hành trình của chúng ta xuyên suốt mùa chay Thánh và cả cuộc đời chúng ta.

 

Lời nguyện

 

       R/- Con sẽ bước đi với Chúa

             Trong miền đất dành cho kẻ sống.

      

       Con tin và cả khi con nói

           “Con thực sự khốn khổ vô cùng.”

       Nhưng nó quí hóa dưới mắt Chúa,

            Vì đó là cái chết của những ai tin vào Chúa...R/

 

       Lạy Chúa! Con là tôi tớ Chúa

            Là nô lệ của Chúa;

       Chúa đã tháo gỡ xiềng xích cho con.

       Con sẽ đâng lễ hy sinh cảm tạ Chúa

       Con sẽ kêu cầu danh Chúa...R/

 

       Con thề hứa với Chúa, con sẽ trả nợ

             Trước mặt muôn dân Chúa,

           Trước sân tòa án nhà Chúa, ở giữa Chúa. Ôi Jersalem!  R/

                                 (Thánh vinh 116)

 

     Lạy Thiên Chúa! Chúa đã ra lệnh cho chúng con phải nghe lời Con Chúa. Chúng con cầu xin Chúa, xin Chúa nuôi dưỡng tâm hồn chúng con bằng Lời  Chúa để chúng con trở nên trong sạch, hầu chúng con có thể vui hưởng vinh quang của Chúa, qua Chúa Giesu là Con Chúa, đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa trong hiệp nhất với chúa Thánh Thần...là một Thiên Chúa đến muôn đời! Amen.

 

Fleming Island, Florida

Feb. 24, 2024

NTC

 

  

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!