Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA


CHÚA NHẬT 4A MÙA CHAY

1Sm 16:1b,6-7,10-13a. Ep 5:8-14. Ga 9:1-41

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Chúa nhật này, phụng vụ nói về hành trình niềm tin ở bài đọc 1; bài đọc 2 khuyên chúng ta phải sống như con cái ánh sáng; và Bài Tin Mừng Phúc Âm thánh Gioan nói về câu chuyện người mù bẩm sinh được Chúa Giesu chữa lành. Phối hợp cả ba bài đọc là những bổ túc hỗ tương, đặc biệt để cho câu chuyện chính là người mù bẩm sinh được nhìn thấy có thêm phần sáng tỏ hơn. Đức Giêsu đến từ Thiên Chúa.

 

Bài đọc 1 (1Sm 16:1b,6-7,10-13a) mời gọi chúng ta suy niệm về bản tính hoạt động mặc khải của Thiên Chúa và hành trình đức tin của chúng ta. Sách Samuel 1 kể lại câu truyện Samuel trở thành ngôn sứ và là phát ngôn viên của Thiên Chúa trong thời kỳ Israel chuyển tiếp qua hình thức người lãnh đạo là vua. Trước đó, Israel phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo có đặc sủng gọi là thẩm phán mà Thiên Chúa đã dựng nên trong thời kỳ rối loạn để cứu dân người. Samuel là vị thẩm phán cuối cùng. Khi dân chúng thúc đẩy, xin ông ban cho họ một vị vua giống như những nước lân bang thì ông đưa ra lời cảnh báo của Thiên Chúa về những điều mà họ muốn. Và bức tranh                                                                                              cảnh báo này thì rất ghê sợ (1Sm 8:10-18). Nhưng theo hướng dẫn của Thiên Chúa, Samuel mủi lòng dịu lại và chỉ định Saul là vị vua đầu tiên của Israel. Nhưng ngay lập tức Thiên Chúa đã bác bỏ Saul vì ông không nghe lời Chúa. Do đó dù Saul vẫn tiếp tục là vua, nhưng Thiên Chúa đã ra lệnh cho Samuel xức dầu cho David để làm vị vua thứ 2, và Samuel đã bí mật làm theo lời Chúa. 

Qua bài đọc 1 này, chúng ta nên để ý đến việc David được sức dầu. Thiên Chúa ra lệnh cho Samuel đổ đầy dầu vào ống và sẵn sàng lên đường đi Bethlehem. Mục đích đến thị trấn này của Samuel là để tế lễ Thiên Chúa đồng thời yêu cầu cả những vị bô lão lẫn Jesse và các con ông ta cùng đi theo để tế lễ. Thực sự, Samuel muốn Thiên Chúa chỉ ra vị vua kế tiếp và làm chứng cho việc chọn lựa này. Samuel đã xem xét bảy người con của Jesse, từng người một, hy vọng tìm ra được dấu hiệu là vua. Nhưng Thiên Chúa nói không. Cuối cùng Samuel hỏi ông Jesse: “Tất cả những đứa này là con ông sao? Khi Jesse giới thiệu đứa con út của mình là David thì lại là đứa coi như ít có giá trị nhất thì lập tức Samuel biết rằng David chính là người mà Thiên Chúa muốn xức đầu. Điều lý thú và có giá trị là David đã vừa đi chăn chiên của cha mình về. Chăn chiên là dấu hiệu mục tử lãnh đạo của David. Người kể truyện kết thúc câu chuyện nói rằng, “và từ ngày đó, Thần Linh Thiên Chúa đổ xuống trên David.” Tiếng Hebrew thì danh từ “thần linh” là Ruach có nghĩa là “Hơi thở hay Gió.” Như vậy, trong hành động xức dầu cho David, hơi thở của Thiên Chúa đã hướng dẫn ông lãnh đạo dân.

 

Bài đọc 2 lấy từ thư gửi cho giáo đoàn Epheso (Ep 5:8-14). Thư này nói là của thánh Phaolo, nhưng có lẽ được viết bởi một trong những đệ tử của ông. Đa số các học giả Kinh Thánh cho là thư được viết vào khoảng năm 90-100. Bài đọc này thuộc loại thư không tiêu đề. Thư này dùng để khuyên những thành viên của giáo đoàn Epheso phải sống đàng hoàng. Cả nơi những câu ở trước bài đọc này, tác giả cũng khuyên cộng đồng đừng có chấp nhận “những biện luận rỗng tuyếch”, cũng đừng để ý đến những người nói lời hão huyền nịnh bợ (Ep 5:6). Chúng ta có thể coi những “biện luận rỗng tuyếch” là cách sống xấu xa đã nói trong thư gửi giáo đoàn Epheso 5:3-5, chẳng hạn như tính tham lam, gian dâm, nói lời thô tục, thờ ngẫu tượng v.v..

     Đây là những hành vi vô đạo đức mà tác giả nói tới là để khuyên và nhắc nhở độc giả là, một khi đã có thời gian sống trong đêm tối, thì phải bỏ đi trước khi trở thành người theo Chúa Giêsu. Danh từ “đêm tối/bóng tối” mà tác giả dùng là để nhân cách hóa tội ác ở trần gian và tinh thần ác quỉ tội lỗi luôn luôn đi ngược lại và chống lại ánh sáng, không cho chúng ta vượt thắng chúng. Hơn nữa bức thư còn khuyến khích cộng đoàn, gọi họ là “ánh sáng trong Chúa” và vì vậy “phải sống như con trẻ của ánh sáng.” Và ánh sáng của Thiên Chúa thì tạo ra cái gì? Là “Tất cả mọi điều tốt đẹp và ngay thẳng, công chính và là sự thật. Quá rõ ràng, tác giả đã phát hiện ra được điều: thiện sẽ thắng ác, bởi vì điều thiện chỉ đến từ Thiên Chúa. Ngoài ra ánh sáng còn có khả năng khám phá, làm lộ ra bóng tối và có sức mạnh biến đổi nó. Đây quả là một đoạn văn đầy ý thơ và thị vị đã kết thúc bài đọc 2 này như một bài thánh ca Kito giáo thời sơ khai, có lẽ là một trong những bài được dùng trong lễ Thanh Tẩy.

 

Tin Mừng thánh Gioan (Ga 9:1-14). Trung tâm điểm của bài phúc âm này là một người mù vô danh mà chúa Giesu đã chữa sáng dù anh ta không xin Chúa chữa lành. Những Phúc Âm khác cũng có kể chuyện chúa Giesu chữa lành một và nhiều người mù, nhưng trong chuyện này lại nêu rõ về một số hoạt cảnh, trong đó người mù được chữa khỏi đã phải làm chứng về Chúa Giêsu khi đối diện với những người láng giềng và những kinh sư cũng như những người biệt phái Pharisieu. 

Bài đọc Phúc Âm này gồm có câu chuyện phép lạ và 6 bối cảnh tiếp theo. Đây là những yếu tố chính và căn bản của phép lạ mà chúng ta mong đợi phải có ở bất cứ câu chuyện phép lạ nào được kể trong Tân Ước: (1) Miêu tả một nhu cầu. Ở trường hợp này là một người mù bẩm sinh. (2) Lời nói hay hành động của người làm phép lạ. Trong trường hợp này, Chúa Giêsu lấy đất sét và bôi vào mắt người mù. (3) Điều hiển nhiên là phép lạ đã xẩy ra. Trường hợp này, người mù đi rửa sạch bùn thì thị giác có trở lại và anh ta nhìn thấy rõ được sự việc. Nhưng cách thức mà phép lạ xẩy ra đã bị đóng khung trong thành kiến lại là vấn đề quan trọng nhất. 

Khi các môn đệ của Chúa Giêsu nhận ra được hiện trạng của người mù thì các ông hỏi ai là người có lỗi trong việc này. Ngày nay, các thần học gia không theo quan niệm tật bệnh thể chất là hoàn toàn do tội của con người tạo ra. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta vẫn thường nghe người ta than van: “Tôi làm gì nên tội mà phải chịu khổ cực thế này?” Chúa Giesu đã làm sáng tỏ vấn đề đau ốm thể xác không phải là nền tảng để than trách mà chính là cơ hội để thi hành công việc của Thiên Chúa. Chúng ta phải cấp bách làm công việc này ngay, bởi vì -trong khi còn ở trần gian- Chúa Giêsu đã nói với chúng ta, Người là ánh sáng của trần gian, và đừng đợi khi bóng tối đến bao phủ tràn ngập thì không ai có thể làm việc được. 

Việc làm của Chúa là việc gì? Chuyện mù của người đó có lẽ cần phải được xem xét thật cẩn thận. Người xưa tin rằng một người có thể nhìn được vì nhờ có ánh sáng ở trong người đó, và một người mù bẩm sinh là người mà ánh sáng không có ở trong người đó, ngay cả từ lúc người đó được sinh ra. Vì vậy các môn đệ của Chúa đã hỏi về tội của cha mẹ. Vào cuối câu chuyện phép lạ, chúng ta biết được là người đó đã làm như Chúa Giêsu bảo. Anh ta đi và rửa mắt cho sạch bùn ở hồ Siloam và rồi có thể nhìn thấy được. Nhưng trong câu chuyện tượng hình này của Gioan lại có một ý nghĩa đặc biệt, nhìn thấy tức là tin tin là thi hành lời Chúa (Ga 6:26-29). Lúc đó, có lẽ, rửa là ám chỉ phép Thanh Tẩy, một bí tích mà chúa Kito đã thiết lập như một phương thế cứu chuộc và cách thức chúng ta thề hứa để bắt tay vào sứ mệnh của mình.

Bối cảnh thứ nhất theo sau câu chuyện phép lạ là cảm tưởng và thái độ của những người láng giếng của anh mù được biểu lộ khi họ nhận thấy anh ta bây giờ đã nhìn thấy được thì ngỡ ngàng và thắc mắc, không hiểu anh chàng này có phải là anh mù trước kia hay lại là ai khác. Khi anh ta xác định danh tính mình và cho họ biết chính anh là người đã được chữa khỏi mù, và “người chữa lành đó là đức Giêsu.” 

Trong bối cảnh thứ hai, những người láng giềng này đem anh ta đến gặp các ông biệt phái Pharisieu, các nhà thông luật/kinh sư vì việc chữa mù đã xẩy ra vào ngày sabat. Giữ luật ngày sabat thì rất quan trọng, nếu vi phạm có thể bị án tù chung thân hoặc tử hình. Một người mù bẩm sinh thì có thể chờ một ngày khác để chữa cũng được mà. Thế là những người biệt phái chia rẽ nhau về chúa Giesu và không biết Chúa có phải từ Thiên Chúa mà đến không. Họ lại hỏi anh ta nữa và anh ta lại trả lời về con người Chúa Giesu: “Ông ta là một tiên tri.” 

Trong bối cảnh thứ ba tiếp theo, những người biệt phái đến hỏi cha mẹ của tên mù về việc mù của con họ. Cha mẹ anh ta đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của họ. Buồn thay, cha mẹ đã hy sinh con mình để cứu mình, bởi vì người “Do Thái” (nghĩa là giáo quyền Do Thái) đã quyết định đuổi khỏi hội trường những ai đã nhận biết chúa Giesu là đấng thiên sai và đi theo Ngài. Rất có thể cha mẹ anh mù nảy là những người theo chúa Giêsu. Nhưng họ đã dấu bởi vì họ không muốn chịu đựng đau khổ vì những hậu quả của niềm tin của họ.

Trong bối cảnh thứ tư, cách nói và chiều hướng của câu chuyện bắt đầu thay đổi hoàn toàn theo chiều thê thảm. Giáo quyền Do Thái lại kêu anh ta đến trước mặt họ tại tòa án và đưa ra phán quyết, Chúa Giêsu là kẻ phạm tội và buộc anh ta phải chối bỏ Chúa. Nhưng như trước kia, anh ta vẫn quay ngược lại họ. Ở những bối cảnh trước của câu chuyện, họ coi anh như kẻ bị cáo, bây giờ anh ta trở thành người tố cáo, đưa ra những cáo buộc sắc bén chống lại họ về việc họ không công nhận Chúa Giesu đến từ Thiên Chúa. Hậu quả tức thì mà chính anh ta là chứng nhân: “Họ đã đuổi anh ra khỏi đó.” 

Đến bối cảnh thứ năm, chúa Giesu tìm gặp anh ta để hỏi xem anh ta có tin vào “Con Người Ấy Không?” Trong một câu chuyện Phúc Âm khác, đầu đề này đã được Chúa Giesu dùng và để chỉ nói về Ngài, cũng đã xuất hiện ở đây. Cũng trong Phúc Âm thánh Gioan kể, khi chúa Giesu kêu gọi các môn đệ, Ngài đã dùng câu chuyện cái thang Jacob để nói về “những điều vĩ đại hơn” mà Nathanael sẽ thấy vì ông tin và Ngài đã so sánh Con Người giống như cái thang là cầu nối liền giữa trời và đất là những thực tế có thật hầu cho mọi người có thể lên lên xuống xuống (Ga 1:43-51).

Ở bối cảnh cuối cùng của câu chuyện, chúa Giesu kết án giáo quyền Do Thái là những tay mù lòa, ngay cả khi họ có mắt để nhìn. Hãy nghĩ lại những phê phán mà chúa Giesu đã nói cho các môn đệ biết ở bối cảnh thứ nhất. Vì là ánh sáng thế gian, sứ mệnh của chúa Giesu là một phán xét, không phải phán xét những kẻ mù lòa thể xác mà là phán quyết chống lại những kẻ mù lòa tinh thần đã từ chối không chấp nhận danh nghĩa và tước hiệu thực sự của chúa Giesu. Ngoài ra, chúa Giêsu còn có quyền phán xét, bởi vì Ngài là người của Thiên Chúa, là nhịp cầu nối 2 thực tế trên trời và dưới đất để chỉ làm những điều mà Cha Ngài biểu Ngài làm.

Còn chúng ta thì phải làm gì? Bạn xác định bạn giống ai? Chúng ta hãy đến và tiếp cận với chúa Giesu là ánh sáng trần gian, để Ngài có thể chiếu tỏa ánh sáng của Ngài lên sự mù lòa của chúng ta để chúng ta có thể thực thi và hoàn thành những công việc của Thiên Chúa.

 

Fleming Island, Florida

March 15, 2023

NTC                

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!