CHÚA NHẬT 33B THƯỜNG
NIÊN
Dn 12:1-3; Dt
10:11-14,18; Mc 13:24-32
Bác sĩ nguyễn Tiến Cảnh,
MD
Mặt trời sẽ trở nên tối
den...Và lúc đó họ sẽ thấy “Con Người hiện đến...”
Lạy Thiên Chúa! Chúa
là phần gia nghiệp của con. Chính Chúa nắm giữ vận mạng của con. Con luôn luôn
đặt Chúa ở trước mặt con, ví Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không bao giờ nao
núng!
-Xin Chúa bảo toàn con, lạy Chúa! Vì con tìm
nơi nương tựa ở Chúa.
Bởi thế lòng con vui
mừng, linh hồn con hoan hỉ, ngay cả khi xác thịt con đã nằm nghỉ an toàn, vì
Chúa chẳng bao giờ bỏ rơi con trong âm phủ, cũng như không để thánh nhân của
Người thấy điều hư nát.
Chúa sẽ chỉ cho con
biết đường lối trường sinh, sự thỏa thuê no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan
Chúa, niềm sung sướng vô tận bên tay hữu Chúa đến muôn đời! (Tv 16).
Mở đầu lễ hôm nay Giáo Hội đã nhắc lại lời
tiên tri Geremia: Thiên Chúa đã nói tư tưởng của Ta là hòa bình không phải đau đớn
khổ ải. Các con cầu khẩn ta, ta sẽ đáp ứng và sẽ đem các con là những tù nhân từ
bốn phương muôn hướng trở về. (Gr 29:11, 12, 14).
*Bài đọc 1 (Dn 12:1-3) là lời phán sét sau
cùng. Tiên tri Daniel tả lại biến cố sẽ xẩy ra vào những ngày tận cùng của thế
giới. Nó sẽ là thời kỳ của thảm họa, những người công chính sẽ được sống muôn đời
trong vinh quang còn những kẻ khác sẽ chịu muôn điều khốn khổ bất hạnh.
Chúng ta thấy rõ sự công chính của Thiên
Chúa và phần thưởng Người dành cho những ai trung thành với Chúa. Những hình ảnh
khải huyền và ngôn từ của Daniel lại thấy hiện ra trong sách Khải Huyền. Từ “khải
huyền-apocalypse” không đồng nghĩa với âm u, ảm đạm và hủy hoại, dù đó là bầu
khí của những ngày tận cùng của thế giới đã luôn luôn được miêu tả như vậy trong
sách khải huyền. Trong thực tế, “khải huyền” là nhắc tới những bí mật trên
thiên đàng, có liên hệ đặc biệt tới lịch sự loài người. Những hình ảnh và biểu
tượng được dùng là một ám hiệu để những người bên trong hiểu nhưng những người
truy nã họ thì không hiểu được.
Trong đoạn văn này chúng ta thấy có một ý
nhắc tới Michael, đấng bổn mạng của Israel trong Kinh Thánh. Sự hiện diện của
ngài ở giữa cuộc truy nã đã mang lại an ủi và hy vọng cho dân Chúa. Quyển sách
được nhắc tới ở đây giống như “sách của sự thật” trong Daniel 10:21, trong đó
những biến cố ở tương lai đã được ghi lại.
Bài đọc hôm nay có ý nhắc đến chút ít trong
cựu ước về việc kẻ chết sống lại cũng như cuộc phán xét sau cùng khi mọi người đã
chết. Quan niệm phục sinh ở đây không giống như ta thấy trong tân ước. Nói rằng
“mọi người đang ngủ” sẽ cảm nghiệm được mình sống lại mà không phải tất cả mọi
người sẽ sống lại vào ngày sau cùng. Dĩ nhiên trong số những người sống lại, có
những người được phần thưởng có những người phải bị luận phạt. Ở đây là nói về
hy vọng vào công lý của Thiên Chúa trong tương lai. Sau khi sống lại, người bị áp
bức bất công sẽ được minh oan và kẻ gian ác sẽ bị luận phạt. Một tương phản như
kẻ khôn ngoan và những ai dẫn dắt người khác đi vào đường ngay nẻo chính thì được
so sánh như sao trên trời, giống các thiên thần vậy. Do đó người tín hữu sẽ được
ban hưởng vinh quang giống như các thiên thần ở trên thiên đàng.
*Bài đọc 2 (Dt 10:10-14,18) nói về Thiên
Chúa ngự trị trong vinh quang. Chúa Giêsu không giống như nhũng tư tế khác,
Người chỉ tế lễ một hy lễ cho tội lỗi và ngự trị bên hữu Thiên Chúa muôn đời.
Người đã hoàn chỉnh tất cả nhũng ai những gì được hiến tế. Bài đọc này lấy ra từ
thư thánh Phaolo gửi tín hữu Do Thái, nhắc lại những điều chúng ta đã nghe trong
vài chúa nhật trước có liên hệ đến chức tư tế/linh mục. Chức tư tế của Chúa
Giesu thì hoàn hảo và vĩnh viễn, không cần bất cứ một hy tế nào khác trong tương
lai để tha thứ tội lỗi. Tuy nhiên những hy lễ hàng ngày như chiên và rượu, không
bao giờ có ý lấy đi và tha thứ tội lỗi. Vậy thì nói đến những của lễ hàng ngày tượng
trưng hình ành chiên và rượu có liên hệ đến Chúa Giêsu như một hy tế toàn hảo,
thì con chiên Thiên Chúa chảy máu là để cứu chuộc mọi tội lỗi của loài người.
Bài đọc này nói lên sự hy sinh của Chúa
Giêsu để hoàn chỉnh cựu ước, có liên hệ đến thánh vịnh 110:1, bắt đầu khi Thiên
Chúa chỉ định người cai trị dân Israel để làm vua và là tư tế. Chúa Giêsu đã
hoàn chỉnh thánh vịnh này cách trọn vẹn khi Chúa vừa là vua vừa là thầy cả thượng
tế. Chúng ta cũng thấy ở đây ý nghĩa bài đọc 1 đã được hoàn chỉnh. Những sai lầm
sẽ được chỉnh lại cho ngay thẳng sau khi người chết sống lại. Với Chúa Giêsu phục
sinh, tội lỗi đã được tha thứ thì chúng ta có thể trở lại trong tình liên đới
thiết thân với Thiên Chúa.
Tiếp tục trọng điểm này, câu cuối cùng của
bài đọc ám chỉ thánh vịnh 40:7 ý nói là Thiên Chúa không muốn hy tế và hiến
dâng tội lỗi nhưng Người muốn chúng ta phải thực tâm hướng về Người. Việc hy
sinh của Chúa Giêsu đã hoàn hảo rồi thì không cần phải có những tế lễ bằng súc
vật. Thêm vào đó con người cũng đã được dâng hiến và dành riêng cho Thiên Chúa
với hết tâm hồn và đã được chấp nhận bởi máu cứu chuộc của Chúa Giêsu như đã
ghi trong tân giao ước (Gr 31:33-34). Như vậy người Kito hữu, khi chịu phép rửa
là
đã tham gia vào đời sống tư tế,
hiến dâng lời “ngợi khen hy tế” như được mô tả sau này trong thư gừi tín hữu Do
Thái (Dt 13:15-16).
*Bài Tin Mừng Phúc Âm tuần này (Mc 13:24-32) là lời phán xét sau
cùng. Chúa Giêsu nói về ngày cuối cùng của thế giới -ngày mà mặt trời, mặt
trăng và sao trời không còn sáng và trở thành tối đen. Rồi Con Thiên Chúa xuất hiện.
Dựa vào dấu hiệu của cây vả, không ai có thể biết chắc được lúc nào việc ấy sẽ
xẩy ra.
Tin Mừng Marco hôm nay là tiếp nối chủ đề
về những biến cố vũ trụ. Không giống bài đọc 1 của Daniel, sao trời ở đây ám chỉ
tạo vật không phải là thiên thần. Quyền lực của Con Người lan rộng trên mọi tạo
vật, xuyên suốt từ “đầu trái đất đến tận cuối chân trời.” Chúa Giêsu luôn luôn
tuyên xưng mình là “Con Người” như là đại diện cho loài người, đấng cứu
chuộc muôn dân và tuyên bố cùng phán xét mọi sự trên thiên đàng vì Người là
Thiên Chúa. Có nhiều khả thi về hững biến cố vũ trụ này. Có thể nói về việc đền
thờ Jerusalem bị phá hủy vào năm 70 AD. Một biểu hiệu khác thấy trong đoạn văn
này là cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá khi mà “bóng tối
bao phủ toàn thể trái đất” (Mc 15:33). Cuối cùng vũ trụ hỗn mang xáo rộn có thể là kết quả của những ngày giờ cuối cùng. Chữ “Ngày hay giờ” ở cuối bài đọc có thể là bất cứ một biến cố nào đó.
Rồi Chúa Giêsu nói với các môn đệ về bài học
cây vả. Ở một mức độ nào đó, ý nghĩa của bàn văn được hiểu là
chúng ta phải để ý đến những dấu hiệu ở chung quanh để khỏi ngỡ ngàng hoảng hốt
khi ngày giờ ấy xẩy ra. Ở một mức độ khác, cần nhắc lại cho các môn đệ về chuyện
cây vả bị Chúa Giêsu quở phạt chết héo như nói trong tin mừng Marco (Mc 11: 12-14,20)
khi nó không sinh hoa trái. Nhắc lại chuyện cây vả ở đây phải chăng là để cảnh
báo chúng ta đừng có trở nên trai đá cằn cỗi không sinh lợi ích thiêng liêng cho
mình và cho tha nhân giống như cây vả vào những giờ phút chót của ngày tận thế đang tới.
Fleming Island, Florida
Nov. 17, 2024
NTC