Nguyễn Tiến Cảnh
Tôi đã nghe Chúa Giêsu nói
có một tội không thể tha được. Đó
là tội gì? Tại sao Thiên Chúa lại không tha cho tội đó?
Cha Michael Schmithz là
Giám đốc mục vụ cho người lớn và thanh thiếu niên thuộc giáo phận Dubuth đồng
thời là tuyên úy Trung Tâm Newman Đại Học Minnesota Duluth. Cha Michael có viết một bài về vấn đề
này trên tờ nguyệt san của Giáo phận Duluth, MN. Xin mượn ý của Lm Michael
Schmithz viết bài này để trả lời câu hỏi.
Tội gì mà Chúa không tha? Đây
cũng là câu hỏi mà mấy ông bạn của tôi cách đây không lâu đã đố tôi. Cám ơn bạn
đã đặt câu hỏi.
Nếu có cái gì khiến cho những
người có niếm tin cảm
thấy sợ hãi thì đó là ý nghĩ về một điều mà chúng ta có thể làm được nhưng
Thiên Chúa lại không thể làm được. Hay là quan niệm về một người có thể phạm tội
chống lại Thiên Chúa một cách nào đó mà Chúa không thể hay không muốn tha thứ
cho họ. Đó có phải là điều mà Chúa Giêsu gởi gấm trong câu nói này: “Ta nói
cho các ngươi hay, mọi tội kể cả tội nói phạm thượng đến loài người cũng sẽ được
tha, nhưng tội nói phạm đến Thần Khí thì chẳng được tha.” (Mt 12:31).
Điếu thứ nhất chúng ta cần
biết là Không có tội nào mà Thiên Chúa không thể giải quyết được, dù cho tội đó
xấu xa đến đâu đi nữa.Việc chúng ta phải hiểu ngay, không được chần chừ là: Thiên
Chúa thì vô biên vô hạn; lòng thương xót của Thiên Chúa cũng vô hạn vô biên. Tình yêu của Thiên
Chúa đối với loài người -và đặc biệt riêng với cá nhân bạn- thì cũng vô biên
nghĩa là không có giới hạn, là không ngừng, không có kết thúc. Thiên Chúa không cần phải “tranh đấu vật lộn”để
tha thứ cho bạn. Dễ dàng như ta uống nước đường vậy. Sức mạnh của đời sống, cái
chết và sự sống lại phục sinh của Chúa Giêsu Kito có thừa sức mạnh để cứu chuộc
toàn thể nhân loại. Khi Chúa Giêsu trở nên một như chúng ta qua mầu nhiệm nhập thể,
thì Thiên Chúa đã kết hợp thiên tính của người với nhân loại. Khi Người tự hiến
mình cho Thiên Chúa Cha để chết trên thánh giá, thì sự vâng lời tin tưởng đó của
Người đã chinh phạt được tất cả mọi sự đã từng chinh phạt chúng ta như tội lỗi,
sự chết, sự đau khổ v.v...
Ví vậy, hẳn là tuyệt đối
không có tội gì mà Chúa sẽ không tha. Nhưng hãy ngừng tại đây thử xem: Chẳng có
tội nào mà Thiên Chúa không muốn tha. Người chứng tỏ nơi Chúa Kito là Người muốn
tất cả chúng ta phải được hòa giải với Người, không cần biết chúng ta đã từ chối
Người thế nào và không cần biết chúng ta đã làm cái gì. Chẳng có tội nào mà lại
không đủ tư cách hay điều kiện không cho phép chúng ta nhận lãnh tình yêu của
Thiên Chúa.
Cũng không phải chỉ như vậy
thôi, nhưng vì Thiên Chúa thì vô hạn vô biên, sự hy sinh của Người cho chúng ta
cũng vô hạn. Không cần biết tội đó xấu xa thế nào nhưng tội đó thì có hạn -nghĩa
là tội có giới hạn. Ngược lại Tính yêu
thương và sức mạnh của Thiên Chúa thì không có giới hạn. Không có tội nào mà
Thiên Chúa không thể hành sử được. Không có tội nào mà Thiên Chúa sẽ không
tha thứ hay không thể thứ tha được.
Hãy hỏi cha Michael
Schmithz – Một Trái Tim Mở Rộng cho Ân Sủng
Vậy Ý Chúa
Giêsu là gì khi Người nói “Tội xúc phạm đến Chúa Thánh Thần thì sẽ không được
tha thứ”? Điều đó có ý nghĩa gì? Đó là tội đặc biệt gì?
Người Công Giáo thời cổ đại đã hiểu giảng huấn này như sau: Không có “bất cứ một tội nào” chống lại Chúa Thánh Thần cả. Nó có thể là bất cứ
cái gì không có một tí gi liên hệ đến một thảm kịch hay một điều gì khủng khiếp
nào của tội. Tội chống lại Chúa Thánh Thần có thể là bất cứ một tội nào không
cho phép Chúa tha thứ.
Đúng nó là thế. Đơn giản là: Thiên Chúa muốn và có thể tuyệt đối tha thứ
cho bất cứ một tội nào mà chúng ta đã phạm. Người yêu thương bạn và Người đã lấy
đi tất cả mọi tội lỗi của trần gian đã phạm đến Người đến độ tất cả chúng đều
có thể được tha thứ -trừ tội mà chúng ta không cho phép Chúa tha. Nếu chúng ta để
lòng chai đá đến độ từ chối không để cho tình thương yêu
Chúa xâm nhập tâm can chúng ta, thì lúc đó Thiên Chúa sẽ không thể buộc phải
làm theo cách của Người.
Xin diễn tả tội theo những kiểu nói của cha Mike như sau: Tội không đơn giản
là “phá luật lệ”, và tội không phải là “làm lỗi.” Tội là khi
chúng ta nói với Chúa bằng hành động của chúng ta, “Chúa ơi, tôi biết điều
Chúa muốn, nhưng tôi không cần. Tôi muốn điều tôi muốn cơ.” Chúng ta dùng ước muốn tự do của chúng ta để chúng
ta ở ngoài vòng mong ước của Thiên Chúa -nghĩa là không muốn Thiên Chúa làm
theo ý tự do của chúng ta. Thiên Chúa lúc đó sẽ không vi phạm tự do ước mong của
chúng ta. Nếu chúng ta từ chối không cho Chúa tha thứ cho chúng ta thì Chúa sẽ
không cưỡng lại -làm ngược lại- sự từ chối của chúng ta.
Đây là một trong những lý do mà tội trọng đã xẩy ra do sự khinh khi ngạo
mạn, cái tội phải chết tang thương nhất trong tất cả mọi tội.
Nếu một ai có phạm vào bất cứ tội gì -ngay cả tội trọng và phạm đi phạm lại nhiều
lần- mà tiếp tục có lòng ăn năn khiếm tốn hy vọng thì họ sẽ luôn luôn được
Thiên Chúa tha thứ. Còn nếu họ không có lòng khiêm tốn và hy vọng thì dù là một
tội nhẹ cũng không đủ để được Chúa thương xót tha cho. Trong sách có tên là The Screwtape Letters, tác giả C.S.
Lewis dạy về đời sống thiêng liêng theo cái nhìn của một tên quỉ bậc thầy dạy
quỉ học trò cách dẫn đưa một linh hồn xuống hỏa ngục. Khi đã tới chỗ trầm trọng
nguy hiểm của tội thì: “Có giết chết nó cũng không hay hơn là dùng bài để
làm ảo thuật.”
Nếu tôi ôm chặt lấy tội của tôi -nhất định phạm- không cần biết đó là tội
gì. Đúng ra là tin cậy vào tội mình và lòng mình hơn là tin vào Chúa, thì kết
quả cuối cùng cũng giống nhau mà thôi. Tôi chết khi tôi nói: “Chúa ơi! Tôi
biết điều Chúa muốn -là tha thứ tội lỗi cho tôi- nhưng tôi muốn điều mà tôi muốn
-là tôi tự đứng ở một vị thế có chuẩn độ cao hơn cả khi Chúa đang giữ cho tôi.”
Vì thế lòng kiêu hãnh tính ngạo mạn và sự thất vọng cần phải được chỉnh đốn
bởi lòng khiêm tốn và hy vọng.
Nếu bạn muốn tránh tội phạm đến Chúa Thánh Thần, bạn hãy cương quyết cầu
xin Thiên Chúa xoa dịu tâm hồn bạn, con tim bạn. Chúng ta có thể có một trái
tim chai đá khô cứng theo ba cách: Với Thiên Chúa, với
tha nhân và với chính chúng ta.
*Trái tim chúng ta chai đá đối với Thiên Chúa
khi chúng ta liên tục nằm trong đầm lầy tội lỗi và không để cho lý trí cho
chúng ta biết phân biệt giữa phải và trái, giữa đúng và sai.
*Chúng ta làm cho lòng chúng ta trở thành chai đá đối với mọi người khi chúng ta nhất định giữ lòng hận thù và quyết
không tha thứ cho bất cứ ai.
*Và chúng ta tự làm cho tim chúng ta, lòng chúng ta trở thành chai đá khi chúng ta không cho phép Thiên Chúa lan tỏa
hồng ân Thiên Chúa đến với chúng ta.
Vậy thì chỉ có NIỀM TIN và HY VỌNG vào lòng Thương Xót và Từ Bi của Thiên Chúa, đồng thời hạ mình
khiêm tốn xin Chúa cứu giúp chúng
ta thì mọi sự sẽ được.
Fleming Island, Florida
Jan. 20, 2025
NTC