Chúa Nhật cuối cùng Mùa
Thường Niên
Dn 7:13-14; Kh 1:5-8; Ga
18:33b-37
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh,
MD
“Vương quốc của tôi không thuộc về trần thế này...”
Xứng
đáng biết bao khi Chiên đã bị giết để nhận uy quyền và thiên tính, và khôn
ngoan và sức mạnh và vinh dự. Vinh quang và uy quyền thuộc về Chiên đến muôn đời.
(Kh 5:12; 1::6).
Lạy Thiên Chúa hằng sống và đầy quyền
năng! Ước mong của Chúa là khôi phục lại mọi sự trong người Con yêu dấu của
Ngài là Vua vũ trụ.
Chúng con cầu xin Chúa ban cho toàn thể
nhân loại thoát khỏi cảnh tù đày nô lệ đẻ có thể phục vụ sự oai nghiêm của Ngài
và luôn luôn tuyên xưng ngợi khen sự vinh danh của Ngài, qua Chúa Giêsu Kito là
Con Ngài đấng hàng sống hàng trị với Ngài trong hiệp nhất với Chúa Thánh Thần
-là một Thiên Chúa duy nhất- đến muôn đời, Amen.
*Bài đọc 1 hôm nay (Dn7:13-14) nói
về vương quốc vĩnh cửu. Tiên tri Daniel báo trước sự xuất hiện của ‘Con Người’.
Ngài nhận tất cả mọi danh dự và vinh quang. Tất cả mọi dân tộc trên khắp thế
giới phục vụ Ngài. Vương quyền của Ngài sẽ lâu dài đến muôn đời.
Bài đọc này đặc biệt nhắm vào danh xưng ‘Con
Người’ mà Daniel đã diễn tả trong Cựu Ước. Danh từ ‘Con Người’ được dùng là
một biệt hiệu nói về người/loài người phải chết. Tiên tri Ezekiel cũng dùng nó
với nghĩa này đến cả 70 lần. Tuy nhiên ở bài đọc 1 này, tiên tri Daniel lại có
một hàm ý khác. ‘Con Người’ ở dây là thuộc dòng dõi trên thiên quốc. Ngoài ra hình ảnh này được miêu tả như đang nhận một sức
mạnh vinh quang và vương quyền. Bài đọc 1 nhấn mạnh đến tính phổ quát của vương
quyền Con Người vượt trên tất cả “mọi dân tộc, mọi quốc gia và mọi ngôn ngữ.”
Hơn nữa vương quyền của Ngài thì vững bền và vĩnh viễn qua mọi gian nan và
thử thách. Con Người phản ảnh chiếu sáng chủ quyền của Thiên Chúa trên tất cả
nhân loại.
Vấn đề là Con Người là ai và ý nghĩa của nó là gì trong đoạn văn này. Có rất nhiều đối thủ khả dĩ như: cộng
đồng tín hữu, thiên thần Michael, thiên thần Gabriel, Judas Maccabeus, chính
Daniel, hay một người nào khác. Không có câu trả lời nào rõ ràng, dù có vẻ ít
có thể giống như ‘Con Người’ nói trong bản văn bài đọc 1 này.
Cả hai ý nghĩa về “Con Người” trong Cựu Ước
đều thấy trong Tân Ước. Trong khi ý nghĩa của nó chỉ mang nghĩa tổng quát thì
trong Công Vụ Tông Đồ 7:56 lại nói Chúa
Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa. Tương tự như vậy trong Kh1:13 và 14:14 Chúa
Giêsu lại xuất hiện là Chúa Kito vinh hiển như thể “Con Người” ở trong đoạn văn
bài đọc 1 này.
*Bài đọc 2 (Kh 1:5-8) nói về Thiên
Chúa là đầu và là cuối -Alpha và Omega. Vì đã đổ máu nên Chúa Giêsu cho chúng
ta làm tư tế -linh mục quốc gia của hoàng triều để phụng sự Thiên Chúa. Thiên
Chúa là Alpha và Omega -là đầu và là cuối.
Chúa nhật này chúng ta đã nhận ra được
Chúa Giêsu Kito và thờ phượng Ngài là Vua vũ trụ. Bài đọc 2 nhắc nhở chúng ta
là luật của Ngài đã bám rễ chặt thành một tình yêu vĩ đại mà Chúa ban cho chúng
ta xuyên suốt vương quyền của Ngài. Ngài đã chinh phục tử thần biến nó thành “đứa
con đầu lòng của sự chết.” Luật của Chúa Kito đứng trên và vượt quá tất cả mọi
sự khi Ngài tuyên bố Ta là vua các vua và quả quyết vương quyền của Ngài bao phủ
toàn thể nhân loại trên địa cầu này.
Nói về sự lớn rộng của vương quốc của
ngài, đoạn văn này cho biết Chúa thuộc loại Vua nào. Ngài là vua đầy tình
thương yêu đã hy sinh để giải phóng nhân loại khỏi mọi ràng buộc của tội
lỗi nhờ chính máu thịt của Chúa. Tình yêu cứu chuộc này của Ngài có tính cải
hóa, kiến tạo người dân thành tư tế của Ngài và thành một vương quốc cho Thiên
Chúa là Cha của Ngài. Trong thư gửi tín hữu Do Thái thánh Phaolo đã cắt nghĩa
là dân chúng đã bày tỏ nhiệm vụ tư tế của họ bằng cách dâng của lễ hy sinh nguyện
cầu. (Dt 13:15-16).
Sau hết, những giòng cuối cùng của bài đọc
2 này là chất chứa nội dung trực tiếp của bài diễn văn của Thiên Chúa. Ta là Đầu
và là Cuối -là Alpha và Omega. Ta đã đến và đang đến. Bởi vì Alpha
là chữ đầu tiên và Omega là chữ cuối cùng trong bản mẫu tự Hy Lạp. Phối hợp hai
chữ đó để chỉ danh hiệu Thiên Chúa cho thấy quyền uy của Thiên Chúa vượt quá tất
cả mọi lịch sử. Isaiah đã diễn tả chính Thiên Chúa là “trước nhất” và là “sau
cùng”, cho thấy nhiệm vụ của Ngài là giải phòng dân Israel và là Thiên Chúa của
Israel. Cùng một uy quyền đó là quyền lực của Chúa Giêsu Kito khi danh hiệu
“Alpha và Omega” được áp dụng trong sách Khải Huyền 22:13.
Cần để ý là khi nói Chúa Giêsu đến từ những
đám mây trời trong bài đọc 2 này là dư âm “Con Người” ở bài đọc 1. Vậy sách khải
huyền trả lời câu hỏi về căn tính của “Con Người” trong Daniel 7:13 bằng một
câu thật trọn vẹn ý nghĩa và rốt ráo: Ngài là Chúa Giêsu Kito, Vua khải hoàn
vũ trụ.
*Bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay (Ga
18:33b-37) nói về Vương Quốc của Chúa Kito. Trước mặt quan tổng trấn Philato Chúa
Giêsu xác quyết Ngài là vua nhưng vương quốc của ngài không ở trần thế này.
Chúa Giêsu nói Ngài đến trần gian là để chứng minh cho sự thật.
Thánh sử Gioan đã trình bày cái tương phản
giữa vương quốc trần thế và vương quốc Thiên Chúa của Chúa Giêsu. Trước đó cũng
trong Tin Mừng Gioan, những người gọi Chúa Giêsu là vua (Ga 1:49; 6:15; 12:13)
đã đi xa mà lại quá gần không sát với thực tế về căn tính của Chúa Giêsu, vì họ
chờ mong một vị ngôn sứ đến để thiết lập một vương quyền hầu có thể chỉnh đốn
vương quốc Israel bằng sức mạnh quân sự. Họ đã không nhận ra được vương quyền
thiên sai của Chúa Giêsu vì họ không vượt quá được viễn kiến của chính họ.
Giống như vậy, quan Philato cũng phái bức
tóc gãi đầu để cố hiểu Chúa Giêsu có thực sự là vua hay không. Chúa lại nhấn mạnh
“nước tôi không thuộc về thế gian này.” Đối với Philato, thế gian chỉ có
thể là một vương quốc hay lãnh vực để một ông vua thống trị. Ông không nhận ra
được là vương quốc của Chúa Giêsu thuộc lãnh vực thiêng liêng là thiên đàng. Giống
như nhiều người khác nói trong tin mừng Gioan, Philato không thấy được con người
thực sự của Chúa Giêsu vì vương quyền của Chúa vượt quá tưởng tượng của ông.
Ngoài ra vương quyền của Chúa Giêsu vượt
quá nhân tính của loài người từ khi vương quốc của ngài mở rộng cửa cho tất cả
mọi người không phân biệt bất cứ ai. Chỉ cần phải lắng nghe tiếng nói của Chúa
Giêsu, như chiên cần nghe tiếng chủ chăn hướng dẫn. Làm vậy, họ sẽ nhận ra được
sự thật như Chúa Giêsu đã chứng minh và được dẫn đưa đến với sự thật. Qua phép
thanh tẩy, chúng ta có được một đời sống tinh thần mới biến chúng ta thành con
cái của Thiên Chúa và được thừa kế vương quốc Thiên Chúa.
Bài đọc hôm nay nhắc nhở là: chúng ta là những
người thừa kế nước trời thì cũng không thuộc về thế gian này (Ga 17:16). Trong
cuộc sống ở trần thế của chúng ta, nếu còn giữ một phần nào của trần thế thì việc
rao truyền Tin Mừng khó có thể có hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta cũng phải tâm niệm
trong lòng là chúng ta phải sống và hành sử với nhau thế nào để vương quốc nước
trời được sáng ngời trên mặt đất này và vì một vị vua đã đổ máu ra để cho chúng
ta được sống.
Fleming Island, Florida
Nov. 21, 2024
NTC