Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (TẾT QUÝ MÃO 2023)

 

CHÚA NHẬT III-A THƯỜNG NIÊN

Is 8:23, 9:3; 1Cr: 10-13,17-18; Mt 4:12-23

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Bài đọc 1 sách Isaiah (Is 8:23-9:3) và đoạn Phúc Âm Mathieu hôm nay (Mt 4:12-23) đưa chúng ta trở lại quang cảnh Giáng Sinh. “Những người đi trong bóng tối nhìn thấy ánh sáng; những người sống trên mảnh đất tối tăm đã được ánh sáng chiếu rọi.”

Những kẻ đang đau khổ buồn phiền vì phải sống trong bóng tối dày đặc. Và miền Galile trong vùng Zebulun và Naphtali (những vùng nằm giữa Biển Galile và biển Địa Trung Hải) nay được an ủi khuyến khích. Trong bài Phúc Âm, lời tiên tri Isaiah nói tới ánh sáng chiếu rọi trên Zebulun và Naphtali (Is 8:22-9:1) đã ứng nghiệm nơi Đức Giesu ngụ tại Capernaum. Phần lớn miền Galilee và quanh vùng biển này là nơi chúa Giesu thực hiện muc vụ, cũng được nói đến trong Cựu Ước.

Ánh sáng chiếu xuống muôn dân, tức báo hiệu Nước Trời xuất hiện. Nước của Thiên Chúa trị vì.

Bài đọc 1 (Is 8:23-9:3) Isaiah đã nói về miền đất ở phía Tây không bị bóng tối bao phủ nữa vì họ đã có ánh sáng. Họ vui mừng vì ách nặng đè trên vai họ nay đã không còn. Chủ đề của những bài đọc hôm nay cũng giống như ở Chúa Nhật trước. Các đầy tớ của Thiên Chúa có bổn phận là biểu lộ ơn cứu chuộc cho mọi người trên thế giới.

Để hiểu  tường tận bài đọc 1 sách Isaiah, chúng ta nên tìm hiểu thật rõ khung cảnh lịch sử của câu chuyện. Bởi vì, ngoài ý nghĩa gắn liền với những lời tiên đoán được nói ở bài đọc, các tiên tri cũng nói về tình trạng đời sống thực sự ở thời đại của các ngài. Chúng ta không thể tin hoàn toàn được vào tính trung thực của những diễn nghĩa thời nay về những cuộc đàm luận có tính tiên tri đó, trừ khi chúng ta có sự liên kết phối hợp giữa tình trạng quá khứ và hiện tại.

Isaiah đã là tiên tri của Thiên Chúa cả 40 năm. Trong thời gian đó, ông đã chứng kiến cuộc chinh phục của dân Assyria vào vương quốc phía Bắc của Israel, -cũng được biết là Ephraim- bắt đầu vào năm 733 BC, và Syria vào năm 732 BC. Khi lời tiên đoán nói trong bài đọc 1 được nêu ra thì Ahaz là vua xứ Judah. Ông đã bị áp lực rất mạnh từ Syria và Israel để liên minh chống lại Assyria. Khi ông từ chối, thì Syria và Israel đã xâm lăng Judah với ý đồ lật đổ Ahaz -một biến cố gọi là chiến tranh Syro-Ephraim. Cuối cùng toàn thể vương quốc phía Bắc bị xâm chiếm và phá hủy bởi Assyria và dân thì bị trục xuất khỏi nước vào năm 721 BC. Trong khi đó vương quốc phía Nam của Judah thì trở thành một chư hầu của Assyria.

Đây thực sự là thời kỳ đen tối của lịch sử Judah. Isaiah đã cho là việc phá hủy Israel là do Thiên Chúa, theo như kiểu của những tác giả sách đệ nhị luật: Israel tội lỗi, Thiên Chúa phạt; Israel ăn năn hối hận, Thiên Chúa tha thứ. Vậy Thiên Chúa tỏ lộ sự tha thứ của Người như thế nào? Các tỉnh của Assyria là Dor, Gilead và Megiddo –là những tỉnh đã sinh hoạt theo khuôn mẫu của những nơi trước kia đã có thời thuộc về Israel- thì vẫn được phép phát triển. Vậy, -như tiên tri đã nói- bóng tối dày đặc sẽ bị cất đi, và ánh sáng sẽ chiếu tỏa chan hòa trên phần đất đó. Đoạn văn này coi như là cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và Isaiah mà Isaiah là phát ngôn viên. Những học giả kinh thánh đã miêu tả đoạn này (của bài đọc I) như một bài thánh ca trong cuộc rước hoàng đế lên ngôi hay bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Những tiếng ‘cái ách’, ‘cây gậy’, ‘ngọn roi’ là những biểu tượng của sự đàn áp của dân Assyria, một ngày kia sẽ bị vất bỏ trong thánh chiến, cũng như vào ngày của Midian (con trai thứ tư của Abraham) và khi Thiên Chúa đánh tan những kẻ áp bức dân Israel bằng cánh tay của Gideon là một trong  nhiều quan tòa mà lịch sử đã nói đến trong sách Thủ Lãnh (coi sách Tl 6-8).

Phần còn lại của lời tiên đoán này -không nằm trong bài đọc I hôm nay- thì đoán chừng là nói về người con trai do Ahaz sinh ra mà tên là Hezekiah sẽ nối nghiệp lên ngôi vua sau Ahaz. Trong sách Các Vua quyển 2 và sách Sử Biên Niên quyển 2 cũng nói ông là một vị vua tốt lành và công chính, trái ngược với cha mình. Tuy nhiên, danh sách các vua được coi là tốt lành, thì những câu tiếp theo bài đọc hôm nay lại nói là đứa con trai được sinh ra đó có thể ám chỉ nói về một ông vua tương lai mà mọi người đã mong đợi từ lâu. Những tín hữu Kito Giáo của Giáo Hội sơ khai đã cho là người con trai đó là Đức Giesu, người mang lại Hòa Bình, và là một người sẽ xuất hiện nơi vương quốc Thiên Chúa một cách trọn vẹn và đầy đủ hoàn toàn.

Bài đọc 2 (1Cr 1:10-13, 17) Bài đọc này nói về việc Thống Nhất. Thánh Phaolo muốn tín hữu Corinto phải cùng nhau đoàn kết. Chỉ có một sứ điệp Tin Mừng mà thôi. Không cần biết ai là người rao truyền Lời Chúa, nhưng Thiên Chúa không thể phân chia.

Giọng văn bài đọc 2 này có vẻ mạnh mẽ và cấp bách. Đây là lá thư thứ nhất của Thánh Phaolo gửi cho tín hữu Corinto. Ngay lập tức sau tiếng “cám ơn” (1Cr 1:4-9), thánh Phaolo liền kêu gọi cộng đồng Corinto hãy thống nhất vì nghe thấy có sự chia rẽ lan đồn trong cộng đồng. Tin đó đến từ “người của bà Chloe” mà chúng ta có thể cho là họ thuộc nhóm công nhân hay nô lệ của một thương gia vô danh nào đó. Có thể sau này bà Chloe và đầy tớ của bà cũng là những người theo Chúa Giesu. Họ là những người làm của bà Chloe, có lẽ đã thăm viếng cộng đồng trong một dịp tham quan kinh tế nào đó, đã nghe được tin tức xì xào rồi về báo cáo cho Phalo những điều mắt thấy tai nghe.

Phaolo hẳn có lý để thắc mắc về những lời đồn đãi về chia rẽ, bởi vì ngài hiểu và coi giáo hội / cộng đồng tín hữu như một koinonia, nghĩa là một đoàn thể có tình nghĩa bạn hữu, tình đồng nghiệp, cùng chí hướng. Vì vậy ngài thúc dục mọi tín hữu hãy “đoàn kết lại với nhau trong cùng một tâm tư ý nghĩ và một mục đích.” Theo lẽ bề ngoài, thì sự chia rẽ là do ở sự phục tùng, lời giảng dạy của những người đã huấn dục họ và tuyên bố là lãnh đạo. Apollos -tên được nhắc tới đâu đó trong bức thư này- cũng được nói tới trong sách Công Vụ Tồng Đồ là một tay ăn nói giỏi, người Do Thái và cũng là một học giả Kinh Thánh từ thành Alexandria ở Ai Cập, sau này trở thành một nhà giảng thuyết Kito Giáo tài giỏi (Cv 18:24-28). Đặc biệt nhất là một người mà Phaolo gọi là Cephas, là Phero. Thánh Phaolo dùng cùng một tên đó trong thư ngài gửi cho tín hữu Galat.

Trong bản văn câu nói “Tôi thuộc về Chúa Kito” nghĩa không được rõ ràng. Nhưng Phaolo trả lời cho cộng đồng là dẹp bỏ vấn đề hùng biện đi vì người hỏi không muốn nghe câu trả lời, bởi vì câu trả lời tự nó đã nằm trong câu hỏi rồi. Chẳng hạn như những câu hỏi được đặt ra theo kiểu như sau: Bạn nói Chúa Giesu bị chia rẽ, không phải vậy à? Bạn nói rằng Phaolo bị đóng đanh vì bạn, có phải không? Bạn không thể nói là bạn được chịu phép rửa nhân danh Phaolo, phải vậy không?

Biện luận của Phaolo đã đi tới tột đỉnh khi ngài tuyên bố mục đích tiên khởi của hành trình mục vụ của ngài là: Rao giảng Tin Mừng của Chúa Giesu Kito, dù cho có bất toàn thì vì quyền lực của Chúa Giesu bị đóng đanh trên thập giá cũng có thể tỏ hiện rõ ràng trong tâm can họ.

Bài Phúc Âm (Mt 4:12-23) Hãy canh Tân Cuộc Sống. Chúa Giesu giảng về Canh Tân đời sống. Ở trên biển Galile Chúa đã gọi Phero và Anre, Giacobe và Gioan để trở thành ngời bắt cá người ta. Ngay lập tức họ đã bỏ thuyền bỏ lưới đi theo Chúa. Người đã giảng dạy và làm nhiều phép lạ.

 

Chúng ta có lẽ đã thấy chủ đề của bài đọc 1 và bài Phúc Âm có liên hợp với nhau một cách nào đó, rất hay. Thử nhận xét xem Mathieu đã định vị nơi làm mục vụ của Chúa Giesu thế nào ở miền Galile và những thị trấn như một bản dịch rút ngắn về lời tiên tri Isaiah mà chúng ta vừa nghe ở bài đọc 1. Từ đó chúng ta có thể suy đoán là người viết khi kết hợp đoạn trích dẫn này là có ý nói Chúa Giesu là ánh sáng chiếu rọi trên muôn dân và là đấng sẽ khởi động sự xuất hiện của vương quốc Thiên Chúa.

Khi lấy khung cảnh là dân Do Thái, tác giả Mathieu đã miêu tả Chúa Giesu kêu gọi mọi người hãy ăn năn thống hối và tuyên bố: “vương quốc Nước Trời đã đến gần” không phải là “vương quốc Thiên Chúa” như chúng ta thấy trong các phúc âm thư khác. Không còn kính trọng danh xưng Thiên Chúa, những người anh chị em Do Thái không còn lớn tiếng kêu danh Chúa nữa. Bất kể chúng ta dùng câu “vương quốc Thiên Chúa” hay “vương quốc nước trời”, điều quan trọng là nhận thức được Chúa Giesu không nói về một nơi nào, vị trí nào cả. Nhưng chúng ta phải nghĩ về một vương quốc như là “triều đại của Thiên Chúa” khi quyền lực của Thiên Chúa hoàn toàn biểu lộ cho mọi người nhìn thấy và khi không còn đói khổ, bạo động, ốm đau bệnh tật hay chết chóc trên khắp thế giới. Đó là Tin Mừng của Chúa Giesu Kito!

 

Hôm nay người Viet Nam chúng ta ở quốc nội cũng như trên khắp thế giới mừng Xuân Mới / Năm Quý Mão 2023. Mong rằng Năm Mới sẽ là năm của Triều Đại Thiên Chúa. Amen.

 

Fleming Island, Florida

Jan 22, 2023 / Mùng 1 Tết Quý Mão.

NTC                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!