Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung

Khao khát gặp Chúa Giêsu

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/49RYbgg

Chết đi để sống tình yêu đích thực
Hạt giống không thể được gieo vào bất cứ lúc nào trong năm. Mọi thứ đều có lúc của nó. Cuộc sống của chúng ta, cũng giống như đất đai, đều được ghi dấu bằng những lúc thích hợp cho mỗi việc xảy ra. Và khi thời điểm gieo hạt đến lúc thích hợp thì người ta gieo hạt xuống đất. Trên mảnh đất lạnh lẽo, trong im lặng và cô độc, hạt giống bắt đầu cuộc hành trình hướng tới một sự sống mới. 

Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Hôm nay, giữa Mùa Chay, Giáo hội cử hành Chúa nhật Laetare, được lấy từ lời đầu tiên của bài thánh ca nhập lễ hôm nay: “Laetare, Ierusalem - Hãy vui mừng với Giêrusalem, hãy vì Thành Đô mà hoan hỷ, hỡi tất cả những người yêu mến Thành Đô! Hãy cùng Giêrusalem khấp khởi mừng, hỡi tất cả những người đã than khóc Thành Đô, để được Thành Đô cho hưởng trọn nguồn an ủi, được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang, như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ (Is 66:10-11)  

Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

 Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/49PhIOb

Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh

Thứ Tư Lễ Tro là “phụng vụ của cái chết

Thánh Gioan Phaolô II gọi ngày đầu tiên của Mùa Chay là “phụng vụ của cái chết”, gợi nhớ đến biểu tượng tâm linh phong phú của nó.

Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa” (Mc 1: 2). Chính Thánh Thần tác động để Chúa Giêsu được tượng thai và làm người nơi cung lòng Mẹ Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1:35). Chính Thánh Thần đã ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa: “Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình” (Mc 1: 10). Hôm nay chính Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào sa mạc để bị Satan cám dỗ và bị thú dữ bủa vây trong 40 ngày.

Trở lại cuộc đời thanh sạch
Có người bị phong hủi đến gặp Ngài, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch (Mc 1:40). Đây không phải là một lời cầu xin, mà là một lời tuyên xưng đức tin. Đúng vậy, đó là một hành động đức tin. Tuy nhiên đó cũng là một thách thức: “Nếu Ngài muốn” nghĩa là “Chỉ cần Ngài muốn là được.” Thật táo bạo, cả gan, như muốn hỏi: “Vậy Ngài có muốn chữa cho tôi lành sạch không?” 

Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Trong cái nhìn của đức tin công giáo thì lo lắng biểu lộ rõ ràng nhất mức độ tin cậy của chúng ta vào Thiên Chúa như thế nào. Chúa Giêsu bảo: “Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc” (Mt 6:25) không theo nghĩa sống vô trách nhiệm, không biết dùng trí khôn Chúa ban để sắp đặt công việc trong cuộc sống. Sự lo lắng Chúa Giêsu muốn nói ở đây không hẳn được hiểu theo tâm bệnh học hiện nay, một dạng rối loạn lo âu – anxiety disorder, nhưng thực chất là sự quá gắn bó với sự sống thể xác, cái ăn cái mặc, và tất cả những nhu cầu vật chất phát sinh từ đó. Điều này khiến cuộc sống chúng ta chỉ còn biết loay hoay kiếm tìm của cải, tiền bạc, ăn uống, vui chơi, hưởng thụ...có nguy cơ rất lớn sa vào thói thực dụng duy vật, quá lệ thuộc vào những thứ chóng qua, không còn tin ở sự hiện diện và quan phòng của Thiên Chúa.

Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Nhiều phiền nhiễu ngày nay đã làm giảm khả năng tập trung của chúng ta, kể cả trong đời sống cầu nguyện. May mắn thay, có những lời khuyên thiết thực có thể giúp chúng ta.

Hơn cả sự chữa lành
Tại sao chúng ta lại bị bệnh? Là những người có đức tin, những Kitô hữu, chúng ta biết rằng nhiều người trong chúng ta cũng hỏi một câu hỏi tương tự: tại sao Thiên Chúa lại để chúng ta bị bệnh? Một số người mắc bệnh rất nhẹ, trong khi những người khác phải nhập viện và thậm chí tử vong. Tại sao? Bài đọc Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta suy nghĩ theo những cung cách mới.

Bài học về thẩm quyền
Các thầy thông luật không nói theo thẩm quyền của mình. Họ nhất định phải mở đầu những lời dạy của mình bằng những câu như “Có người nói rằng…” hoặc “Rabbi đó nói rằng…” Ngay cả các vị tiên tri cũng bắt đầu những lời tuyên bố của họ là “Chúa phán rằng…” Còn Chúa Giêsu, Ngài chỉ nói đơn giản: “Bởi đó, tôi nói cho các ông hay…” (Mt 21;43), “Tôi bảo thật các ông…” (Lc 4:24), “Tôi nói cho các ông biết…” (Lc 13;4)… 

Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN 

Phêrô Phạm Văn Trung

(https://stjohnthebaptistcatholicchurch.weebly.com )

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/47cZep4

CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây

https://bit.ly/418CHIx

VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

chuyển ngữ và tổng hợp từ fr.aleteia.org

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3Mk45x9

MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH

Chuyên mục:

TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN

Phêrô Phạm Văn Trung

chuyển ngữ và tổng hợp từ

ftp.diocese-annecy.fr  và  https://fr.aleteia.org/

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3O8cuFi 

Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Để hiểu được lời của Chúa Giêsu “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1:15), trước tiên chúng ta cần hiểu Ngài muốn nói gì khi công bố “Thời kỳ đã mãn.” Hầu hết các nhà chú giải đều nghĩ rằng Chúa Giêsu muốn nói “thời điểm quyết định đã đến”. Nói cách khác, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh vào hiện tại: đây là thời điểm viên mãn. Điều này rất có ý nghĩa, vì nó cho thấy việc Chúa Giêsu đến chấm dứt toàn bộ thời kỳ mong đợi. Cụm từ “Triều Đại Thiên Chúa” không xuất hiện trong Cựu Ước. Tuy nhiên, Thiên Chúa thường được thể hiện như một vị vua. Sách đệ nhị luật viết: “Ở Giơsurun đã có một vua” (Đnl 33:5). Khi dân Israel yêu cầu Samuel chọn một vị vua, Thiên Chúa trả lời rằng “Chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng” (1 Sam 8:7). Khi tuyên bố rằng Ngài sẽ thiết lập một dòng dõi trường tồn, Thiên Chúa hứa sẽ xác lập dòng dõi Đavít “Ta sẽ làm cho nó được kiên vững trong nhà Ta cũng như trong vương quốc của Ta đến muôn đời” (1 Sử biên niên 17:14) . Có lẽ các Thánh vịnh nói về vương quyền của Thiên Chúa nhiều nhất: “Chúa là Vua muôn thuở muôn đời, miền đất Chúa sạch bóng chư dân” (Tv 10:16) và “Chúa ngự trị trên cơn hồng thuỷ, Chúa là Vua ngự trị muôn đời” (Tv 29:10). Các Thánh vịnh đặt vương quyền của Đavít trên nền tảng của một thực tại cơ bản hơn nhiều, đó là vương quyền của Thiên Chúa. Các Thánh vịnh nói về bản chất vĩnh cửu của vương quốc Thiên Chúa và vương quyền tối cao của Ngài: “Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu, vương quyền Ngài vạn đại trường tồn” (Tv 145:13). Thực vậy, khi Chúa Giêsu đến, Ngài cho thấy cuộc cách mạng của Thiên Chúa đang diễn ra. Chính nơi Chúa Giêsu mà chúng ta thấy Thiên Chúa đến làm vua. 

Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Chỉ vài câu trong bài Tin Mừng hôm nay, Thánh Gioan chỉ ra cho chúng ta ba danh hiệu chính của Chúa Kitô, mỗi danh hiệu khơi dậy nơi tâm hồn chúng ta lòng khát khao được Ngài thanh tẩy mọi tội lỗi, được cứu độ và bước theo Ngài để nên giống Ngài với lòng biết ơn, ngợi khen và tôn thờ.

Hãy thờ phượng Đức Vua
Tin Mừng Mátthêu hôm nay trình bày cho người đọc thấy Thiên Chúa mạc khải chính Ngài cho tất cả mọi người, không phân biệt ai, dù là người Do thái hay dân ngoại phương xa, như các đạo sĩ từ Phương đông. Thiên Chúa mạc khải chính mình qua Chúa Giêsu, Vị Vua mà con người cần tìm đến.

Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Bài Tin mừng theo Thánh Luca hôm nay cho chúng ta thấy rằng cuộc đời của Mẹ Maria, ngay từ đầu, đã không có bóng tối, không có tội lỗi nơi Mẹ. Mẹ Maria đã tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên của Mẹ: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1: 28). Nếu tội lỗi là quay lưng lại với Thiên Chúa, thì hôm nay Thánh Luca cho chúng ta thấy Mẹ Maria luôn luôn hướng về Thiên Chúa, hoàn toàn mở lòng đón nhận tiếng gọi và sự hiện diện của Thiên Chúa. Sự mở lòng của Mẹ đối với tiếng gọi của Thiên Chúa được thể hiện đặc biệt trong những lời cuối cùng của Mẹ trong bài đọc Tin Mừng hôm nay, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1: 38). Mẹ là Đấng đầy ân sủng, có nghĩa là Mẹ tràn đầy Thiên Chúa, nơi Mẹ không có gì mà không thấm nhuần Thiên Chúa. Tội lỗi và sự dữ không hề có một chút dấu vết gì nơi Mẹ, dù tội lỗi và sự dữ đã xâm nhập và lan tràn khắp trần gian từ khi Ađam và Eva bất tuân lệnh truyền của Thiên Chúa: “Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết” (Stk 3:3). Cơn cám dỗ đầu tiên bắt đầu khi con rắn nói với người đàn bà: "Chẳng chết chóc gì đâu!” (Stk 3:4). Con rắn dụ dỗ người đàn bà bằng lời dối trá nghe có vẻ không chỉ vô hại mà lại còn hấp dẫn: “Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác" (Stk 3: 5). Cái bẫy ngọt ngào nhưng đầy độc tính đã được giăng ra: “Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn.” Và con người đã không thể cưỡng lại vẻ đẹp đẽ, ngon lành, cuốn hút say mê đó: “Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn” (Stk 3: 3,6). 

Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Bài Tin Mừng hôm nay không nói về Chúa Giêsu nhưng nói về Gioan Tẩy Giả: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan” (Ga 1: 6). Thánh Gioan, tác giả sách Tin mừng thứ tư, nói Gioan Tẩy Giả làm chứng về ánh sáng: “Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1: 7-8). Gioan Tẩy Giả không phải là ánh sáng. Vai trò của ông là chuẩn bị cho dân chúng đón Chúa Giêsu đến, để khi Ngài đến, họ sẽ nhận ra Ngài là ánh sáng thật và tin vào Ngài: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1: 9).

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [1/17]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!