Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn

Giữ lửa truyền thống trong ánh sáng đức tin
Cầm trên tay tập tùy bút "Xuân thì trong chén đắng" (Nxb. Hội Nhà văn, 2024) của Nguyễn Tham Thiện Kế, tôi cảm nhận được nhịp đập của đời sống đương đại trong ký ức văn hóa dân tộc. Nổi bật trong tác phẩm là hình ảnh gia đình Công giáo Việt Nam, những người luôn kiên tâm gìn giữ truyền thống ông cha dưới ánh sáng đức tin, để mỗi phong tục, mỗi nếp sống không chỉ là dấu ấn văn hóa mà còn trở thành lời chứng sống động cho Tin Mừng. Với lối viết giàu chất thơ, kết hợp nhuần nhị giữa bút pháp trữ tình và tinh thần chiêm niệm, tác phẩm mở ra một không gian giao thoa thấm đẫm ân sủng, nơi truyền thống và đức tin nâng đỡ nhau, cùng soi rọi ý nghĩa sâu xa của kiếp nhân sinh.

Nguyễn Quang Thiều "Dưới cái cây ánh sáng"
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều không phải một tín hữu Công giáo, nhưng căn tính nghệ sĩ và khát vọng kiếm tìm chân lý và cái đẹp đã đưa ông đến với mỹ học Kitô giáo. Trong thế giới thi ca của ông, ta nhận ra nỗi khắc khoải về ơn cứu rỗi, niềm tin vào tình yêu thương vô biên của Đấng-Tạo-Hóa, cùng những chiêm nghiệm thấu triệt về kiếp người. Bài thơ "Dưới cái cây ánh sáng" của ông là minh chứng rõ nét cho sự dấn thân mạnh mẽ và tự nhiên ấy. Từ sự đồng cảm sâu sắc với tinh thần Kitô giáo, Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên những vần thơ mang âm hưởng của lời nguyện cầu - một hành trình kiếm tìm ơn cứu độ, lòng bác ái, tình yêu thương dành cho tha nhân.

Nghệ thuật thơ lục bát trong bản dịch "Thần khúc" của Đình Chẩn
 "Thần khúc" (nguyên tác tiếng Italy: La Divina Commedia) của đại thi hào Italy Dante Alighieri[1] là một kiệt tác của nền văn học Italy và thế giới, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả suốt nhiều thế kỷ. Tác phẩm phản ánh sinh động và bao quát tư tưởng triết học, tôn giáo của thời Trung Cổ. Được viết bằng thể thơ trường thiên, "Thần khúc" không chỉ mê hoặc độc giả phương Tây mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến văn chương toàn cầu. Dante đã viết "Thần khúc" trong 14 năm (1307-1321) trong thời gian ông bị trục xuất khỏi Firenze. Tác phẩm gồm 100 khúc thơ (canto), chia thành ba phần: Hỏa Ngục (Inferno), Luyện Ngục (Purgatorio) và Thiên Đàng (Paradiso), với tổng cộng 14.233 câu thơ. Mỗi phần có 33 khúc thơ, ngoại trừ phần mở đầu là khúc thơ dẫn nhập. Tác phẩm kể về hành trình tâm linh của Dante qua Địa ngục, Luyện ngục và Thiên đường, tượng trưng cho sự cứu rỗi linh hồn theo quan niệm Kitô giáo. Lạc vào khu rừng tối, Dante được nhà thơ Virgilio dẫn dắt xuống Địa ngục – nơi có chín tầng trừng phạt các tội nhân, từ dâm dục, tham lam đến phản bội, với Satan ở đáy sâu nhất. Thoát khỏi Địa ngục, ông đến Núi Luyện ngục, nơi các linh hồn chuộc tội qua bảy tầng tương ứng với Bảy Mối Tội Đầu. Trên đỉnh núi, Dante gặp Beatrice – nàng thơ và biểu tượng của tình yêu thiêng liêng – người dẫn ông lên chín tầng Thiên đường, từ những linh hồn chưa hoàn thiện đến nơi Thiên Chúa ngự trị. Ở đỉnh cao vũ trụ, Dante chứng kiến ánh sáng vĩnh hằng, hòa nhập với chân lý tuyệt đối, hoàn thành hành trình từ tăm tối đến cứu rỗi. Tác phẩm phản ánh niềm tin vào sự cứu rỗi và công lý vĩnh hằng của Thiên Chúa, qua đó thể hiện tư tưởng triết học và thần học Công giáo.

Thế giới thơ Francis Assisi Lê Đình Bảng

"Tôi làm thơ, nghĩa là tôi cầu nguyện

Như chùm hoa tự trút hết hương thơm"

(Lê Đình Bảng) 

Cùng nhà thơ Lê Đình Bảng "Về Lưu Phương, xứ mẹ"
Mẹ đứng đó, giữa vòm cây cổ thụ

Có tiếng ve ran, ngây ngất mùi hương

Ơi, những người yêu Thánh Giá Lưu Phương

Cây vối võng xòe nghiêng nghiêng hàng giậu

Du ký và cầu nguyện: Một hành trình tâm linh
Nguyễn Tham Thiện Kế là cây trội bật một biệt sắc về ngôn ngữ, ở nhiều thể loại văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, chân dung văn học... Trong đó du ký là mảng sáng tác thể hiện rõ tài hoa và phong cách của ông. Các tác phẩm du ký của Nguyễn Tham Thiện Kế mang dấu ấn cá nhân đậm nét, phản ánh sự tinh tế trong quan sát và suy ngẫm về con người, thiên nhiên, thời cuộc... Qua những chuyến đi, ông đã tạo nên những trang viết sinh động, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn trực giác nhạy bén của một nhà văn với cái nhìn bao quát về đời sống, tâm linh và văn hóa.

Dưới ánh sáng đức tin (Về các công trình nghiên cứu, phê bình văn học của Bùi Công Thuấn)
"Phê bình văn chương cũng là khám phá sáng tạo. Nhà phê bình và nhà văn là tri âm tri kỷ."  (Bùi Công Thuấn)

Vẻ đẹp thơ lục bát trong Sứ Điệp Tình Thương
Trước lễ Giáng Sinh năm 2024, tôi bất ngờ nhận được món quà thiêng liêng, đầy ý nghĩa của nhà thơ Trần Vạn Giã gửi từ Khánh Hòa: tập thơ "Sứ Điệp Tình Thương" (Nxb. Tôn giáo, 2001) của nhà thơ Xuân Văn - bút danh của Linh mục FX[1]. Nguyễn Xuân Văn (1922-2002). Trước đây, tôi có đọc thơ của Ngài trên một số bài website, nay mới có dịp thưởng thức trọn vẹn thi tập này. "Sứ Điệp Tình Thương" là một tác phẩm thuộc dòng thơ cầu nguyện, diễn tả mối giao cảm sâu lắng giữa con người với Thiên Chúa, tràn đầy cảm xúc tâm linh và suy tư về đức tin, tình yêu, niềm hy vọng.

Cấu trúc không gian thơ Cao Gia An, S.J.
Khoảng một thập niên gần đây, nhà thơ Cao Gia An, S.J[1]., một tác giả Công giáo đã khẳng định vị thế của mình trên văn đàn Việt Nam với phong cách sáng tác đậm chất chiêm niệm và suy tư thần học. Thơ của Ngài tỏa sáng bởi đức tin Thiên Chúa, kiến tạo một không gian nghệ thuật độc đáo, nơi hội tụ giữa tâm linh và nhân sinh, giữa nghệ thuật ngôn từ và những khát vọng cứu rỗi. Không gian ấy mang đậm tính biểu tượng, mở ra hành trình nội tâm phong phú và sự tương giao thiêng liêng giữa con người với Thiên Chúa. Những hình ảnh trụ cột trong không gian thơ được tác giả sử dụng tựa những giềng mối biểu đạt, tạo nền tảng cho hệ hình thẩm mỹ, đồng thời gợi lên sự thiêng liêng và gần gũi. Dựa trên các tập thơ tiêu biểu như: "Về núi thánh" (Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014), "Mùa cứu rỗi" (Nxb. Hồng Đức, 2020), "Tình thơ trên phận người" (Nxb. Hồng Đức, 2020), bài viết này sẽ đi sâu khám phá cấu trúc không gian thơ của Cao Gia An, S.J. Qua đó, chúng tôi làm sáng tỏ thêm những chiều kích tinh thần và hệ thẩm mỹ độc đáo, góp phần định vị vai trò của nhà thơ trong tiến trình phát triển của văn học Công giáo Việt Nam đương đại.

Vòng sóng quy tâm: Từ cõi người đến cõi thiêng (Về thơ lục bát của Lm. Giuse Cao Gia An)
Thơ lục bát của Cao Gia An tiếp nối truyền thống, mở rộng chiều kích sáng tạo, trở thành chìa khóa khám phá vẻ đẹp độc đáo của thể thơ dân tộc. Những vòng sóng trong thơ Cao Gia An là quá trình vận động liên tục và quay về bản thể. Mỗi vòng sóng là một lớp nghĩa rộng mở, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nỗi đau đến cách chữa lành, từ tách biệt đến hòa hợp. Vòng sóng quy tâm không ngừng vận động, luôn hướng về đức tin, tình yêu Thiên Chúa. Đó là quá trình thay đổi nội tâm, sự quay lại với chính mình, tìm kiếm sự hòa giải, thanh thản.

Quá trình chuyển hóa biểu tượng
"Vệt trăng nào trên cỏ

Gợi dậy tiếng tim rung

Nhắn tình Ngài muôn thuở

Đang yêu con vô cùng."

(Trăng Thập Tự)

Hành trình cứu chuộc trong văn xuôi Công giáo hậu hiện đại
Văn học Công giáo, đặc biệt văn xuôi, luôn chiếm vị trí quan trọng trong dòng chảy văn hóa nhân loại, phản ánh sâu sắc những giá trị tinh thần và nhân sinh. Trong bối cảnh hậu hiện đại, khi các giá trị truyền thống đối diện với những thách thức, văn xuôi Công giáo không chỉ tái hiện những mâu thuẫn nội tâm mà còn mở ra hành trình khám phá chiều sâu đức tin và niềm hy vọng. Sự cứu chuộc, vốn là giá trị cốt lõi của văn học Công giáo, vượt khỏi phạm trù tâm linh, trở thành hành trình kiếm tìm sự tha thứ, hòa giải và chữa lành những tổn thương của cá nhân và cộng đồng. Trên nền tảng nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi Công giáo hậu hiện đại trong và ngoài nước, bài viết này tập trung phân tích hành trình cứu chuộc như một trục chính của sáng tác, qua đó làm sáng tỏ vai trò của nhà văn trong việc kiến tạo và lan tỏa các giá trị nhân sinh; đồng thời, khảo sát cách thức biểu đạt mối quan hệ giữa con người, đức tin và ý niệm cứu rỗi trong bối cảnh giao thoa văn hóa và tư tưởng đương đại.

Mỹ học Kitô giáo trong thơ Trần Vạn Giã
Nhà thơ Trần Vạn Giã, một tên tuổi uy tín của văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến với phong cách thơ trữ tình, suy tưởng sâu sắc và sự kết hợp tinh tế giữa thi ca và mỹ học Kitô giáo. Thơ ông phản ánh sâu sắc những trải nghiệm cá nhân, xã hội và thiên nhiên; đồng thời thấm đẫm đức tin, tư tưởng nhân văn, mở ra cảnh giới chiêm nghiệm về sự sống, cái chết và tình yêu vĩnh hằng dưới ánh sáng Thiên Chúa. Thơ Trần Vạn Giã tìm kiếm sự kết nối hài hòa giữa cái đẹp hữu hình và cái đẹp thiêng liêng, giữa con người, thiên nhiên và vũ trụ. Với ông, thi ca là con đường đưa con người đến gần hơn với đức tin và sự cứu chuộc, nơi cái đẹp nuôi dưỡng tâm hồn và khai mở ý nghĩa trọn vẹn của đời sống.

Cảm thức đức tin trong thơ Công giáo Việt Nam từ 1975 đến nay
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tôn giáo và văn chương đã thiết lập mối liên kết thiêng liêng, bền vững và sâu sắc, hòa quyện giữa khát vọng hướng thượng và cảm thức nghệ thuật. Mối tương liên này không chỉ xây dựng đức tin và động lực sống mà còn thắp lên trong mỗi con người niềm hy vọng về một tương lai bình an, nơi những giá trị nhân văn và chân lý được tôn vinh. Tôn giáo là cuộc hành trình truy cầu chân lý tuyệt đối, ánh sáng vô biên và nguồn cội của sự sống; trong khi văn chương mở ra những chân trời mới, giúp người đọc khám phá bản thân mình và thế giới xung quanh. Cảm thức tôn giáo trong văn học thể hiện khát vọng lớn lao của nhân loại về niềm tin và chân lý, góp phần hình thành hệ tư tưởng, các giá trị và bản sắc văn hóa bền vững qua thời gian.

VIẾT CHO CÂY SÁO

Tôi thổi vào lòng ống sáo tối đen Địa Ngục, để tìm ra bảy lối tới Thiên Đàng: đồ rê mi fa son la si.

 Từng âm giai vỗ cánh bay đi, chao nghiêng trong ánh sáng bảy màu lung linh huyền ảo, để những bóng tối kia cũng mang hình ống sáo, cho tôi lại ghé môi khắc khoải thổi vào.

 Rời bè trầm chúng bay lên cao, rồi thả vào đêm bao chiếc thang cung bậc. Nghe âm vang bước chân của bóng đêm nặng nhọc, đang lần từng âm vực mà lên.

 Vũ trụ lầm lì lơ lửng trong đêm. Những con sóng dịu mềm cho bên lở biết mình còn đó, để ban mai thức dậy gặp bên bồi.

 Mỗi góc tối trong tôi đang ngậm lấy âm thanh như ngậm vào vú mẹ, từ miệng mình he hé ánh sáng bồng bế nhau thong thả tràn vào.

...File kèm Attach file

Thơ ca và sự dấn thân
Tín hiệu thơ ca, của nghệ thuật nói chung dường như đến với mỗi chúng ta từ rất sớm. Khi mới lớn, hàng chuỗi hình ảnh, thanh âm của đời sống xung quanh đã gợi mở cho con người những tưởng tượng phong phú cùng nhiều cung bậc cảm xúc mới lạ. Những tín hiệu ấy đã dội vào tôi như một hồi chuông vừa dứt, nó ngân vang, lẩn quất trong tâm trí, tạo những phản ứng dây chuyền, đột khởi, hình dung về một thế giới khác, thanh sạch, bay bổng hơn đời sống chúng ta đang trải nghiệm. Những tín hiệu đầu tiên về thế giới khác lạ ấy đã vẫy gọi, dẫn dụ tôi dấn thân vào cuộc sáng tạo. 


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!