Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

GIÁO DỤC CON CÁI - BỘ SÁCH THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH

Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình Giáo Xứ Việt Nam Paris

Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 Năm Hiện Hữu

Mục Vụ Xã Hội, Bác Ái Liên Đới, Giáo Xứ Việt Nam Paris trong 60 năm qua 1947-2007

Mục Vụ Văn Hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
GIÁO DỤC CON CÁI - BỘ SÁCH THÁNH KINH VÀ GIA ĐÌNH

Những bậc cha mẹ đừng làm con cái tức giận,

nhưng hãy giáo dục thay mặt Chúa

bằng cách khuyên răn và sửa dậy.

(Ep 6, 4)

Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình Giáo Xứ Việt Nam Paris
Trong phiên họp thành lập nhóm Mục Vụ Gia Đình tối ngày 27.10.1995, cha Mai Đức Vinh đã mang giới thiệu với các thành viên một loạt thư mục về gia đình. Đồng thời ngài cũng sơ lược trình bày những nguyên tắc căn bản về mục vụ gia đình, rút từ Tông huấn Gia đình (Familiaris Consortio), làm nền sinh hoạt cho nhóm.
Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 Năm Hiện Hữu
Quả thật giữa Giáo Hội Việt Nam và Cộng Ðoàn Việt Nam tại Pháp, mà tiêu biểu là Giáo Xứ Việt Nam Paris đã và đang có những tương quan thân thiết. Ðó là lý do thúc đẩy chúng tôi giới thiệu chương trình và loạt bài mừng năm Hồng Ân, 2007, Giáo xứ Việt Nam tròn 60 tuổi. 
Mục Vụ Xã Hội, Bác Ái Liên Đới, Giáo Xứ Việt Nam Paris trong 60 năm qua 1947-2007
Vừa cá nhân vừa nghề nghiệp, vừa bác ái vừa liên đới, vừa chữa trị vừa tiên phòng. Ðó là chiều hướng mục vụ xã hội mà Giáo Xứ Việt Nam đã nhận biết và đem ra thực hiện, qua ba giai đoạn lịch sử với ba tên gọi khác nhau của giáo xứ : giai đoạn Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp 1947-1952, giai đoạn Tổ chức truyền giáo Việt Nam tại Pháp 1952-1977 và giai đoạn Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris 1977 đến ngày nay.
Mục Vụ Văn Hóa ở Giáo Xứ Việt Nam Paris
Mục vụ nói chung và mục vụ văn hoá nói riêng là đề tài của một khoa nghiên cứu và giảng dậy : khoa mục vụ, hay đúng hơn khoa quản lý mục vụ.
Bài Viết Của Gs. Trần Văn Cảnh

ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
 Linh mục Lê Văn Lý sinh ngày 30/05/1913 và mất ngày 03/10/1992. Trong cuộc đời 79 năm của mình, cha Lê văn Lý đã cống hiến 72 năm cho đời sống tu sĩ công giáo (1920-1992), trong đó 30 năm làm giáo sư (1950-1980) và 5 năm làm Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt (1970-1975). Hôm nay, ngày 03/10/2019 là lễ giỗ lần thứ 27 ca cha Lê Văn Lý, Giáo sư Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt, người sinh viên Đại Học Đà Lat khi xưa xin dâng ngài vài nén hương tưởng niệm. ...File kèm Attach file

LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
Nhân Ngày Lễ Của Mẹ sắp đến 
vào Chúa Nhật 26 tháng 05 năm 2019, 
xin dâng Mẹ đôi lời tưởng nhớ.
Trần Văn Cảnh 

GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
 Xin giới thiệu 18 bản tin ghi nhận những sự kiện quan trọng của Giáo Hội Việt Nam, rút ra từ mạng tin Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, phần Tin Tức Giáo Hội Việt Nam.

GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »

Có 5 lý do để bất kỳ người việt nam nào cũng nên đọc cuốn sách thứ 14 [1] của Ban Tu thư Giáo xứ Việt Nam Paris biên soạn, xuất bản và phát hành. Đó là cuốn sách VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN.

LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
Ý thức rằng tình yêu là một phương pháp giáo dục con cái rất hiệu năng và xác tín rằng tình yêu là một lý lẽ, là một cùng đích, thậm chí là một bản chất của đời sống, mời bạn đọc nhìn lại nghi thức hôn phối, rồi phân tích để nhận ra những đặc tính thiết yếu của tình yêu vợ chồng, trước khi đi đến một tổng hợp trong « linh đạo tình yêu vợ chồng ».

RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Nhân dịp ra mắt cuốn sách « Những khuôn mặt Văn Hóa Việt Nam Paris », để giúp quí độc giả hiểu rõ hơn việc chuẩn bị và thực hiện cuốn sách, cũng như nội dung cuốn sách và những dự án biên khảo tương lai của Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris, chúng tôi xin phép được đặt với Gs Trần Văn Cảnh dăm ba câu hỏi.  

Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Ngày ra mắt  18-09-2016, Salle Conférence Hermès, Paris XIIIe.
Trong ngày ra mắt sách « NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS, 1995-2015 » hôm nay, xin có đôi lời giới thiệu tác phẩm qua bốn câu hỏi do GSTS Nguyễn Đăng Trúc đặt ra.

Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
Đầu tháng bảy 2011, đi Houston, Texas thăm bà con, tôi được gặp một bạn học cũ là Gs Lê Đức Thông, chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, nhiều năm qua, ở Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức. Mới đây, đầu tháng 06-2016 vừa qua, có việc gia đình phải về Việt Nam, tôi được dịp nói truyện nhiều với một số bạn bè đã hoặc đang làm việc trong ba bốn giáo xứ ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, đặc biệt là Gs Vũ Kim Kỳ, nhiều năm chánh trương Giáo xứ Thượng Thanh. Và trong những ngày tháng 07-2016, trở về Paris, tôi được dịp gặp lại nhiều vị trong HĐMV Giáo Xứ Việt Nam Paris, đặc biệt là Ds Trần Thị Kim Chi, đương kim chủ tịch HĐMV.

THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
Truyện kể rằng : Thầy Tử lộ yết kiến đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử hỏi: -Thế nào là người trí, thế nào là người nhân ? Thầy Tử lộ thưa : -Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết mình, người nhân là người làm thế nào để cho người ta yêu mình. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy cũng khá gọi là người có học vấn . Thầy Tử lộ ra. Thầy Tử Cống vào. Đức Khổng Tử lại hỏi người trí, người nhân là thế nào. Thầy Tử Cống thưa : -Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy, cũng khá gọi là người có học vấn. Thầy Tử Cống ra. Thầy Nhan Hồi vào. Đức Khổng lại đem trí, nhân ra hỏi. Thầy Nhan Hồi thưa: -Người trí là người tự biết mình, người nhân là người tự yêu mình. Đức Khổng Tử bảo : -Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc sĩ quân tử. ...File kèm Attach file

TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC

 « BỐN MƯƠI 1972-2012 » là bốn mươi năm đời linh mục. Vâng, đã 40 năm làm linh mục. Nghĩ lại về cuộc đời mình đã sống chức linh mục. Tổng cộng, từ lúc chào đời ngày 15.08.1939, đến ngày 24.12.2012, nếu lấy chức linh mục làm tiêu chuẩn, và nếu lấy thước đo 40 Thánh Kinh, thì cha Giuse Sách đã theo gót chân các tổ phụ và tiên tri, Noe, Maisen, Elie, Giona và đã theo đường Chúa Kytô.

Nội dung hàm chứa những điển tích Cựu ước và Tân ước uyên thâm, có thể làm độc giả phàm tục choáng váng. Nhưng đọc kỹ, cũng dưới con mắt phàm tục, bài « Bốn Mươi 1972-2012 » là lời tự sự và tâm tình, gói ghém một lời tự sự khách quan và một tâm tình huyền nhiệm.

Nội dung này được bố cục với một cấu trúc chặt chẽ kiểu thơ đường luật. Tiền đề gồm hai khổ 1 và 2 giới thiệu việc chuẩn bị làm linh mục. Chính đề gồm bảy khổ tiếp theo, từ khổ 3 đến hết khổ 10 trình bày, mô tả sự việc đã làm trong 40 năm đời linh mục. Hậu đề gồm bốn khổ sau cùng, từ khổ 11 đến hết khổ 14, vừa diễn tả một cảm xúc về đời linh mục vừa biểu lộ một dự phóng tương lai những năm còn lại. Kết đề là bài thơ đường luật đưa ra một kết luận khái quát toàn bộ nội dung đời linh mục theo hướng mở rộng từ « Phúc Giáng Sinh » và nâng cao đến « Phúc Phục Sinh ».

Thanh Hương Trần Văn Cảnh

ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975

Di ảnh và tiểu sử LM Phanxicô Xaviê Lê Văn Lý (1913-1992)

1948 đậu Tiến sĩ quốc gia về Ngữ Học với luận án “Le Parler Vietnamien”

1970-1975 Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt

1975 giáo sư Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn

Giáo dục con cái làm sao ?
Giáo dục con cái là một công việc tự nhiên của cha mẹ, là một bổn phận bình nhật của phụ huynh, là một món nợ đồng lần của con người ; nhưng cũng là một niềm vui to lớn, một tìm tòi liên tục, một đầu tư tốn kém, một chọn lựa tình nguyện, một tình yêu trao ban và dấn thân, một công trình vĩ đại, một sứ mệnh cao cả và một tác phẩm tuyệt diệu, độc đáo. Trong bài biên khảo vắn này, để trả lời vấn nạn «  Giáo dục con cái làm sao », chúng ta hãy cùng nhau đi khám phá 10 yếu tố nền tảng bao gồm trong tứ giác giáo dục con cái, được trình bày trong những tài liệu căn bản của giáo hội và xã hội, dược cập nhật với những khám phá tân tiến của những nhà nghiên cứu giáo dục hiện đại. ...File kèm Attach file

MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
Qua sắc chỉ « Super Cathedram » ngày 09/09/1659, Tòa Thánh đã trao cho các Giám mục Đại diện Tông Tòa sứ mệnh truyền giáo tại Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thực hiện sứ mệnh này, công việc quan trọng nhất đã được rõ rệt xác định là việc quản trị các địa phận truyền giáo và việc đào tạo giáo sỹ địa phương. Các Đại Diện Tông Tòa đã thực hiện hai công việc này một cách nhiệt tình và tích cực ngay từ buổi đầu. Song song với hai công việc ấy, các ngài còn thực hiện nhiều công việc khác, quan trọng không kém, đặc biệt là việc đào tạo các tu sĩ, phát triển Hội Thầy Giảng, lập từ thời các cha Dòng Tên và lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670 và việc đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân. Trong bài này, chúng ta đặc biệt chú trọng đến công việc đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân, trong buổi đầu, vào thế kỷ XVII và những kết quả của nó trong hai thế kỷ XVIII và XIX.

MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
 Song song với những công việc truyền giáo, thiết lập và xây dựng các giáo phận, đào tạo hàng giáo sỹ địa phương và phát triển các hoạt động mục vụ, Hai Đức Cha Pallu và Lambert đã cùng với các thừa sai khác thực hiện một công trình khác rất quan trọng cho Giáo Hội Việt Nam. Đó là việc thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá. Việc thành lập dòng là một quyết định chung do các thừa sai lấy trong Công Đồng Ayuthia 1664, và là một công trình tập thể được các linh mục và giám mục góp phần suốt trong 350 năm qua. Nhưng ý tưởng, sáng kiến khởi đầu và hành động tạo lập vào năm 1670 là do Đức Cha Lambert.

MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
 Sứ mệnh căn bản mà Tòa Thánh đã ủy nhiệm cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris là thiết lập hàng giáo sĩ địa phương. : « Lý do chính yếu khiến Thánh Bộ gởi các ngài là những người có chức giám mục đến những vùng nói trên (Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt) là để, bằng mọi cách thế và phương pháp có thể, các ngài nắm lấy trách nhiệm giáo huấn người trẻ hầu giúp họ thâu thập đủ các khả năng, để tiến tới chức linh mục. Truyền chức linh mục cho họ rồi, các ngài hãy sai họ về địa phương gốc của họ với sứ mệnh phục vụ đạo kitô hết lòng mình, dưới sự hướng dẫn của các ngài. Vậy xin các ngài hãy luôn ghi nhớ mục đích này trước mắt mình là dẫn đưa đến chức linh mục, một số đông càng nhiều càng tốt và càng có khả năng càng hay, những người có khả năng, đào tạo họ và giúp họ tiến triển trong môi trường của họ([1]) ».

MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
Đức Thánh Cha còn ban hai quyền quản trị khác, nhưng cũng là những sứ mệnh cam go : Một là « Ta ban cho ngài chức năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác, gần với tông tòa của ngài, trong trường hợp mà một trong những Hiền Huynh đáng kính khác của ngài sẽ có thể tử vong hay khiếm khuyết » ; Hai là « Ta còn cho phép ngài được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử ». Cụ thể Đức Thánh Cha cho phép các ngài tạo dựng các giám mục mới và các địa phận mới. Trong 300 năm Tông Tòa, từ 1659 đến 1960, trải dài qua 4 thế kỷ XVII, XVIII, XIX và XX, bao nhiêu giáo phận mới đã được thành lập ? Lịch sử đã cho ta câu trả lời rất rõ ràng : từ 1659 đến 1959, 17 giáo phận đã được thành lập.

MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
Được bổ nhiệm làm giám mục tông tòa ở Đàng Ngoài và Đàng Trong, hai đức cha François Pallu và Pierre Lambert de la Motte, kẻ trước người sau, cùng với một số cộng sự viên, đã lên đường đi nhận giáo phận. Những vị đến được thủ đô Ayuthia nước Xiêm gồm tất cả 8 người. Ba người trong phái đoàn thừa sai Ðàng Trong đến ngày 22.08.1662 : Ðc Lambert với hai cha Jacques de Bourges và François Deydier. Năm người thuộc đoàn thừa sai Ðàng Ngoài đến ngày 27.01.1664 : Ðc Pallu và bốn cha Pierre Brindeau, Louis Laneau, Louis Chevreuil và Antoine Hainques. Nhưng ngày 14.10.1663 cha Jacques de Bourges được Ðc Lambert gửi về Âu Châu với sứ mệnh trình bày cho Tòa Thánh về những khó khăn với các cha dòng Tên Bồ Ðào Nha và xin nới rộng quyền cho các giám mục đại diện tông tòa. Vị chi, ở thời điểm này, đầu năm 1664, có mặt tại Ayuthia chỉ có 7 người.

MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
Trong lịch sử việt nam, thời kỳ Tông Tòa trải dài trên 5 giai đoạn : Trịnh Nguyễn phân tranh (1570-1786), Tây Sơn (1786-1802), Nhà Nguyễn (1802-1884), Bảo hộ Pháp (1884-1954), Quốc Cộng Nam Bắc (1954-1975). Nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử tranh quyền cai trị, mở rộng bờ cõi và giữ nước, phát triển quốc gia, mất độc lập và dành lại chủ quyền, chia rẽ và thống nhất quốc gia,…Trong lịch sử giáo hội công giáo, thời kỳ Tông Tòa đánh dấu một đường hướng truyền giáo mới. Rút lại quyền Bảo Trợ truyền giáo của hai quốc gia Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, thành hình từ thế kỷ XV. Trao việc truyền giáo cho một cơ quan mới là Thánh Bộ Truyền Giáo, thành lập từ ngày lễ Ba Vua 06.01.1622.

NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
Giáo hội đang chuẩn bị hồ sơ phong thánh cho ba vị : Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận (đại diện cho thời Chính Tòa). Hai Đức cha François Pallu và Pierre Lambert de la Motte (đại diện cho thời Tông Tòa). HĐGMVN có nên đề nghi với Dòng Tên cùng gửi Thỉnh Nguyện Thư xin mở án phong chân phước cho cha Đắc Lộ (đại diện cho thời Bảo Trợ) không ?

LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
Về thời kỳ Bảo Trợ, sau khi đã mở ra xem lại những sự kiện khách quan trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, chúng ta không thể không ghi nhận ba sự kiện nổi bật sau đây : ·        Công giáo vào Việt Nam loan báo Tin Mừng từ năm 1533. ·        Từ năm 1615, Công giáo Loan báo Tin Mừng bằng tiếng việt, hội nhập vào xã hội việt nam và thành lập nhiều cộng đoàn đầu tiên ; ·        Năm 1651, Công giáo đã khai sinh ra chữ quốc ngữ cho văn học việt nam. ...File kèm Attach file

[1] 1 2 3 4 [1/4]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!