Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Ng Công Đoan, SJ
Email Tác Giả
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Ng Công Đoan, SJ

Con Thiên Chúa hằng sống tự hóa ra không
Chuyến đi khứ hồi từ lòng Cha trên Trời (Ga 1,1-18) qua lòng Mẹ dưới đất (Lc 1,26-38) – xuống tận lòng đất (Mt 22,40) trước khi trở về trong lòng Cha (Ga 13,1).

Bí quyết của lời nguyện chuyển cầu Từ Áp-ra-ham đến Chúa Giê-su
Chuyện kể về một bà mẹ góa với đứa con côi. Con là niềm vui của mẹ, mẹ là niềm vui của con. Con cười thì mẹ cười, con khóc thì mẹ khóc, có khi mẹ khóc trước con, như khi thấy con đói mà mẹ chưa kiếm được gì cho con ăn... Hai mẹ con như một cặp song ca hoàn toàn ăn ý. Đứa bé tinh khôn, chẳng bao giờ muốn làm mẹ nó buồn. Nhưng một hôm nó cũng làm mẹ buồn đến nỗi mẹ sai nó đi lấy cái roi cho mẹ... Nó cầm cái roi tới đặt trước mặt mẹ rồi ôm chầm lấy mẹ. Mẹ ơi con lỡ làm mẹ buồn nhưng con không muốn mẹ khóc đâu. Mẹ khóc thì con đau hơn mẹ đánh, mà mẹ đánh con thì mẹ sẽ khóc... Thế rồi hai mẹ con ôm nhau, quên cả cái roi...

Tản mạn về Thư Chung 1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Tòa soạn báo Công giáo và Dân tộc nhờ tôi viết vài cảm nghĩ “tản mạn” về Thư Chung 1980. Ở nơi quê hương của Chúa, vào cái tuổi mà bạn bè cũ đã về hưu, tôi vẫn chưa đạt mức “bảy nghiệp”, nên vẫn bận rộn. Viết gì sâu xa thì không dám, nhưng viết tản mạn thì một ông lão đã chạm mức trần cao của Thánh vịnh: “Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi” chịu lắm, chỉ sợ người thời nay không có thời giờ đọc chuyện thời xưa thôi!

Thánh nữ Maria Ma-đa-le-na Trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca.
Tin Mừng theo thánh Mat-thêu chỉ cho ta thấy nhóm phụ nữ đứng đàng xa khi Chúa Giê-su bị treo trên thập giá, và cho biết “các bà đã đi theo Chúa Giê-su từ Ga-li-lê để giúp đỡ Người”. Tin Mừng theo thánh Lu-ca cho chúng ta danh sách các phụ nữ đi theo phục vụ Chúa Giê-su ngay từ chương thứ 8: “Sau đó, Đức Giê-su rảo qua các thành phố làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Cùng đi với Người, có Nhóm Mười Hai, và mấy phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa bệnh. Đó là bà Maria gọi là Maria Mac-đa-la, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gio-an-na, vợ ông Khu-da quản lý của vua Hê-rô-đê, bà Su-san-na và nhiều bà khác nữa. Các bà này đã lấy của mình mà giúp đỡ Đức Giê-su và các môn đệ”.

Phụng vụ đặt Thánh nữ Maria Mađalena ngang hàng với các Tông Đồ (Bà Maria Ma-đa-le-na Trong sách Tin Mừng Mát-thêu)
Ngày 3 tháng 6 vừa qua, theo lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Phụng Tự đã nâng lễ nhớ thánh Maria Mađalêna lên bậc lễ kính, tức là ngang hàng lễ kính các thánh Tông Đồ. Nhân dịp này cũng nên ghi nhận rõ hơn về vị thánh này trong các Sách Tin Mừng. Tôi muốn trình bày theo các sách Tin Mừng thôi, để dung nhan vị thánh nữ trong hàng môn đệ của Chúa được hiện rõ hơn, sáng đẹp hơn. Ta hãy lần mở từng sách Tin Mừng từ đầu đến cuối, đừng xào lẫn bốn sách Tin Mừng với nhau, vì mỗi sách Tin Mừng có một cách nhìn riêng về Chúa Giê-su và các môn đệ.

Tông hiến về bản dịch La-tinh của Sách Thánh gọi là bản Phổ Thông mới (Nova Vulgata)
SCRIPTURARUM THESAURUS, quo salvificus nuntius a Deo hominibus datus continetur -  ait enim recte S.Augustinus: “de illa civitate unde peregrinamur, litterae nobis venerunt : ipsae sunt… quae nos hortantur ut bene vivamus » (Enarr.in ps.XC,s.2,1 ; PL 37,1159) ab Ecclesia merito semper summo in honore est habitus singularique diligentia custoditus.

 

KHO TÀNG SÁCH THÁNH, trong đó chứa đựng tin mừng cứu độ do Thiên Chúa ban cho loài người -  quả là thánh Augustino nói đúng : « từ thành đô mà chúng ta đang trên đường đi tới như khách lữ hành, những bức thư đã đến với chúng ta… những thư ấy khuyên bảo chúng ta sống tốt lành (Giải nghĩa thánh vịnh 90,s.2,1 ; Giáo Phụ Latinh 37,1159) - đáng được Hội Thánh luôn tôn kính hết mực và gìn giữ cách đặc biệt ân cần.

Trình thuật Cuộc Thương Khó theo thánh Mac-cô
 

LTS. Trọng kính Quí Đức Hồng Y, Quí Đức Cha, Quí Cha, Quí Tu Sĩ và Quí Vị.

Cũng vào dịp này năm ngoái, Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ Giám đốc Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh tại Giêrusalem, đã dành cho Độc Giả CGVN hai món quá rất quí giá: Bài viết về Cuộc Thương Khó theo Thánh Mattheu và Cuộc Thương Khó theo Thánh Gioan. Chúng con xin sao chép lại vài tâm tình đầy yêu thương của Ngài từ miền Đất Thánh xa xôi vào dịp Tuần Thánh 2014, để xin mọi người khi đọc bài viết Cuộc Thương Khó theo Thánh Mac-cô dưới đây (năm nay) cũng dễ dàng nhớ cầu nguyện cho Ngài được khỏe mạnh với nguyện ước còn có nhiều dịp tiếp tục được phục vụ cho GHVN lâu dài. Chúng con cũng xin kính báo những bài viết rất giá trị của tác giả đều được lưu trữ lâu dài tại : http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&id=122

Chúng con xin chân thành cám ơn Cha Giuse và mọi người.

BBT CGVN

"Sau khi bài viết về Cuộc Thương Khó theo thánh Matthêu được phổ biến qua mạng truyền thông và điện thư, nhiều người ngỏ ý muốn tôi tiếp tục viết về bài Thương Khó trong cả bốn sách Phúc Âm. Tôi định bụng là nếu Chúa để sống thì mỗi năm viết về một sách Phúc Âm, nhưng nhớ câu châm ngôn của nhà nghèo: “biết có sống đến mai mà để dành củ khoai đến tối”, tôi tra tay viết ngay về bài Thương Khó theo thánh Gioan, vì năm nào cũng đọc vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, hy vọng kịp cho Tuần Thánh năm nay 2014." (Nguyễn Công Đoan, SJ)

Lời hứa ghép tim
Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt Thần Khí mới vảo lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt”. (Ê-dê-ki-en 36,26).

Chúa Ki-tô Vinh Quang và cộng đoàn Giao Ước mới
 Không có sách Tin Mừng nào kể việc Chúa sống lại, vì đâu có ai ở trong mộ mà thấy! Tất cả bốn sách tin Mừng và lời rao giảng của các tông đồ chỉ kể lại kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giê-su phục sinh. Gioan kể những cuộc gặp tại Giê-ru-sa-lem (chương 20) và tại Biển Hồ (chương 21). Chúng ta sẽ lần lượt đọc hai chương này.

Bài thương khó theo thánh Gioan
Sau khi bài viết về Cuộc Thương Khó theo thánh Matthêu được phổ biến qua mạng truyền thông và điện thư, nhiều người ngỏ ý muốn tôi tiếp tục viết về bài Thương Khó trong cả bốn sách Phúc Âm. Tôi định bụng là nếu Chúa để sống thì mỗi năm viết về một sách Phúc Âm, nhưng nhớ câu châm ngôn của nhà nghèo: “biết có sống đến mai mà để dành củ khoai đến tối”, tôi tra tay viết ngay về bài Thương Khó theo thánh Gioan, vì năm nào cũng đọc vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh, hy vọng kịp cho Tuần Thánh năm nay 2014.

Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Công Đoan : "như một sự tình cờ" 
 Tôi bỗng dưng được nổi tiếng ké từ mấy ngày nay, nhờ ông Nguyễn hữu Cầu. Ông đứng lên làm chứng về ơn đức tin ông đã được trong khám tử hình, lại còn khai thêm tên ngưồi làm phép Rửa cho ông mấy năm sau, khi cùng nhau vác cuốc ra đồng ở trại Lao Động Z30A, núp sau chân núi Chứa Chan. Anh em trong trại hay gọi đùa là núi “Chán Chưa”! thế mà có người ở hoài chưa chán đấy!

Bài Thương Khó theo thánh Matthêu
 Cũng là một phần trong các sách Tin Mừng, nhưng người đọc không công bố theo công thức hàng ngày: “Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô...”, cũng không chào chúc : “Chúa ở cùng anh chị em”, mà xướng : “Cuộc Thương Khó Đức Giêsu Kitô theo thánh…” Công thức phụng vụ này nhiều khi làm chúng ta quên rằng Cuộc Thương Khó cũng là Tin Mừng, và cùng với Tin Mừng Chúa Phục sinh làm thành cốt lõi của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.

NGÔI SAO GIÁNG SINH
 Thời niên thiếu tôi chỉ biết cái tên nôm na của ngày “Lễ Ba Vua” chứ không biết cái tên Hán Việt  “Lễ Hiển Linh” ngày nay. Trong sách Tin Mừng thì chuyện các thánh Anh Hài (các hài nhi bị giết) theo sau chuyện ngôi sao và “Ba Vua”. Hai chuyện này liên quan chặt chẽ với nhau trong chương 2 của sách Tin Mừng Matthêu.

Những khuôn mặt phụ nữ trong gia phả Đức Giêsu Kitô. (Mt 1,1-16)
Trong bài trước, “Ông phải đặt tên…”, về chương I của sách Tin Mừng Matthêu, tôi chưa nói đến những khuôn mặt phụ nữ trong gia phả của Đức Giêsu Kitô. Trong bản văn, mỗi khuôn mặt phụ nữ đều xuất hiện với một “dấu láy” trong giọng văn (dịch sát): 3. Giuđa sinh Pe-ret và De-rac do bà Ta-ma - 5. San-môn sinh Bô-át do bà Ra-kháp - 5. Bô-át sinh Ô-vết do bà Rút - 6. Vua Đa-vit sinh Sa-lô-môn do vợ của U-ri-gia - 16. Gia-cop sinh Giu-se chồng của bà Maria, do bà này mà Đức Giêsu được sinh ra, Đấng được gọi là Kitô.

“Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1,21)
 Đặt tên là quyền của người cha. Đặt tên cho một đứa trẻ là nhận nó là con và là người thừa kế của mình. Giuse, con Đa-vit, đặt tên cho đứa con do vợ mình sinh ra bởi quyền năng Thánh thần, thì đứa con đó trở thành con và người thừa kế của Giuse, của Đa-vit. Vương quyền nhà Đa-vit sẽ được thể hiện thế nào nơi Chúa Giêsu và danh hiệu Em-ma-nu-en sẽ thành sự thật như thế nào, đó là nội dung sách Tin Mừng Matthêu.

Lừa mẹ và lừa con.
Hôm ấy, như mọi ngày, lừa con đang đứng vẫy đuôi yên lành bên mẹ, nghe chủ và mấy ông bạn nói chuyện trên trời dưới đất. Nó chẳng hiểu gì, nhưng giọng nói và mùi quen thuộc làm nó an tâm. Bỗng có hai người, mùi lạ hoắc, xăm xăm đến, chẳng nói chẳng rằng, cởi dây dẫn hai mẹ con đi. Nó nghe tiếng chủ và hai người lạ nói gì đó với nhau. Nó nhìn mẹ. Mọi khi có người lạ tới là mẹ nó la lên, lấy cái đầu kê vô như che chở nó, hai cái chân sau của mẹ sẵn sàng hất tung người lạ mặt...

Ngài đến đây làm gì ?

LTS. Kính thưa Quí Độc giả CGVN,

Đại Lễ Chúa Giáng Sinh ngày càng được nhìn nhận như một ngày Lễ Hội của cả nhân loại, chẳng trừ ai. Riêng tại Việt Nam những năm gần đây, ngay cả những người không tin bất kỳ một tôn giáo nào cũng sẵn lòng hòa mình vào chung vui với mọi người. Có lẽ điều ấy không thể là ngẫu nhiên.

"Ngài đến đây làm gì ?" là một câu hỏi đã quá cũ nhưng sẽ còn "giá trị sử dụng" cho đến muôn đời và cho muôn người. Trả lời được câu hỏi này cũng chính là giải quyết được các vấn nạn lớn nhỏ trong đời sống từng cá nhân và cả nhân loại.

Lm. Giuse Nguyễn Công Đoan, Dòng Tên sẽ giúp mỗi người trong chúng ta có thể tự trả lời với tất cả niềm xác tín. Đây không phải là suy luận của con người song là một Mầu Nhiệm Vĩ Đại đã được chính Thiên Chúa Làm Người (để Nhập Thể và Nhập Thế) soi đường dẫn lối cho hết thảy những ai thành tâm đi tìm ý nghĩa của đời mình.

Kính mong Quí Độc giả CGVN - không phân biệt tôn giáo, chính kiến, vui lòng đón nhận tài liệu này như một món quà quí báu nhất của chúng tôi, cùng với lời cầu chúc Một Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2014 : Khang An - Thịnh Vượng. (xin mở file word, font unicode)

"Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời - Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm"

Xin chân thành cám ơn.

BBT CGVN

...File kèm Attach file

NHẬN ĐỊNH THIÊNG LIÊNG VÀ QUẢN TRỊ TRONG HỘI THÁNH

LTS. "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi" (Mt 7,21), điều ấy dường như ai cũng đã biết; nhưng Ý Chúa dành cho mỗi người lại chẳng giống nhau, vì thế việc tìm hiểu Ý Chúa thế nào cho cả đời mình hay từng biến cố lớn nhỏ trong cuộc sống cá nhân cũng như cộng đoàn, sẽ trở thành công việc thật cấp bách và tối quan trọng. Chúa Kitô Giêsu đã từng gọi "thế hệ này là thế hệ gian ác" không phải vì chúng ta phạm những tội hình sự tày đình mà chỉ vì chúng ta đã không làm theo Ý Chúa muốn.

"Nhận Định Thiêng Liêng và Quản Trị Trong Hội Thánh" là một tài liệu quí giá và công phu với ngôn từ giản dị rất dễ hiểu, được Cha Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ soạn thảo cho các hội dòng tại VN, tuy nhiên những điều tác giả trình bày lại rất thực tế đến nỗi có thể áp dụng trong hầu hết mọi hoàn cảnh, kể cả trong các gia đình, những cộng đoàn lớn nhỏ, giáo xứ, giáo phận. Xin đặc biệt ưu ái đến với những giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ vùng sâu vùng xa, nơi mà giao thông và mọi phương tiện đều khó khăn, Quí vị có thể tự "Nhận Định Thiêng Liêng" như một cuộc Linh Thao thực sự hữu hiệu - một khí cụ tối ưu của truyền thống Dòng Tên.

BBT chúng con hân hạnh được chia ra làm nhiều phần đăng liên tiếp trên các số báo GSVN. Hoặc quí vị có thể tải về máy trọn bản văn đầy đủ tại địa chỉ http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=11781 

 Hoặc cũng có thể gởi email cho BBT giaosivietnam@gmail.com  hoặc  conggiaovietnam@gmail.com để có thể nhận qua email trọn bản văn trên file word.

Chúng con cũng xin chân thành cám ơn Cha Giuse đã dành cho chúng con món quà giá trị và rất ý nghĩa này, đăc biệt là đúng vào thời điểm khởi đầu Sứ vụ Giáo hoàng của người con ưu tú của dòng Tên: Đức Thánh Cha Phanxicô. Tài liệu này sẽ giúp hiểu thêm chính cung cách Quản Trị của Ngài.

BBT CGVN.

NB. Linh mục Giuse Nguyễn Công Đoan, Dòng Tên, ngoài các trách nhiệm trong nội bộ Dòng Tên tại Việt Nam, đã góp phần dưới nhiều hình thức trong việc phục vụ các Dòng Tu tại Tổng Giáo Phận Saigon từ năm 1975-2003. Sau đó ngài đã được Cha Bề Trên Tổng Quyền Peter-Hans Kolvenbach bổ nhiệm làm Phụ tá Bề Trên Tổng quyền đặc trách Vùng Đông Á - Úc. Từ năm 2008, ngài là Giám đốc Giáo Hoàng Học Viện Thánh Kinh tại Giêrusalem, và phụ trách các tu sĩ Dòng Tên phục vụ tại Thánh Địa.

...File kèm Attach file

Giàu và nghèo trong sách Tin Mừng Luca
Sách Tin Mừng Luca có nhiều lời dạy và dụ ngôn về người giàu và người nghèo, muốn hiểu bất cứ lời dạy hay dụ ngôn nào liên quan tới giàu và nghèo trong sách này phải nhìn trong toàn bộ cuôn sách Tin Mừng này cũng như trong toàn bộ Sách Thánh. Trước hết là nhìn giáo huấn trong tương quan với người dạy là chính Chúa Giêsu : sinh làm người nghèo, sống giữa người nghèo, chết như một tử tội trần truồng trên thập giá, chôn trong mộ của người khác.

Làm sao biết Thiên Chúa?
Khi nói BIẾT một người thì có nhiều cấp độ: biết tên, biết tuổi, biết mặt, biết địa chỉ, biết nhà, biết tiếng… dễ thôi! - Biết lòng biết dạ thì thật khó: “Dò sông dò biển dễ do, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng”. - Riêng “biết tay” thì cả người cho biết lẫn người được biết đều ngán!


Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!