THÁI ĐỘ NÀO CHO VIỆC ĐÓN CHỜ CHÚA?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
"MARANATHA – LẠY CHÚA GIÊSU, XIN NGỰ ĐẾN!" (Kh 22, 20). Điệp khúc của mùa Vọng, tiếp tục vang lên trong mùa Vọng 2023 này.Đó là lời cuối cùng trước khi kết thúc sách Khải Huyền, quyển sách cuối cùng của toàn bộ Thánh Kinh Kitô giáo do thánh Gioan Tông đồ, "Người môn đệ Chúa yêu" viết.
|
TỈNH THỨC LÀ GÌ?
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tin Mừng cho ngày khai mạc mùa Vọng, cũng là khai mạc năm Phụng vụ mới (Mc 13, 33-37) chỉ vỏn vẹn có năm câu, nhưng có tới 4 lần mời gọi "PHẢI TỈNH THỨC". Mở đầu: "Các con phải coi chừng, phải tỉnh thức!". Kết thúc: "Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!”.
|
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
Phêrô Phạm Văn Trung
Vào thời Chúa Giêsu, không phải là không có ai chờ đợi Đấng Thiên Sai - một vị cứu tinh, mà vấn nạn đặt ra cho dân Do thái là Chúa Giêsu hóa ra chính là Đấng Mêsia mà họ đang mong chờ, nhưng Ngài lại không giống như những gì dân chúng tưởng nghĩ. Do đó, không những họ không nhận ra Con Người ngay trước mặt họ là Đấng Mêsia; mà họ còn chống đối, lên án và giết chết Ngài.
|
THỨC TỈNH CẦU NGUYỆN
Lm. Trần Việt Hùng
Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng của niên lịch Phụng Vụ, Năm B. Lời đầu tiên Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ: Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33). Lời của Chúa luôn là Lời hướng dẫn và cảnh tỉnh đời sống chúng ta. Đôi khi chúng ta cảm thấy chán ngấy vì sự nhắc nhở phải tỉnh thức luôn. Biết rồi, nói mãi! Giáo hội như người mẹ luôn luôn yêu thương và quan tâm đến con cái mình. Giáo hội đã trung thành dùng Lời Chúa trong Kinh Thánh để mời gọi chúng ta hãy đi trong đường lối của Chúa.
|
TỈNH THỨC
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Khởi đầu niên lịch Phụng vụ mới với lời Chúa Kitô trong bài Tin mừng: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến…” (Mc 13,33 tt). Phải tỉnh thức, phải canh thức để đón chờ sự gì? Câu trả lời thật hiển nhiên là để đón chờ Chúa lại đến trong vinh quang. Chúa Giêsu đã nói trước đó: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Lúc đó, sẽ sai các Thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời” (Mc 13, 26-27).
|
Tỉnh thức để tự cứu mình
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Tai nạn giao thông là mối đe dọa nghiêm trọng, gây ra chết chóc và thương tật cho rất nhiều người trên đất nước chúng ta. Khi tài xế ngủ gật, say rượu bia mà lái xe thì nguy cơ gây nên tai họa cho mình và cho người liên hệ hầu như chắc chắn.
|
Lễ An táng Bà cụ Maria, 92 tuổi (1931) - PHÚC ĐƯỢC GẶP CHÚA QUA CỬA TỬ
Lm Đaminh Hương Quất
Bà cụ Maria được Chúa gọi về vào dịp rất đặc biệt, cùng dịp với Cha Gioan Lim Choong (1932-2023), Linh mục Chánh xứ tiên khởi và là người khai sinh và thành lập Giáo xứ Kim Lâm, mà chúng ta đang hướng đến chuẩn bị Mừng Kim Khánh Giáo xứ, khai mở Năm Thánh Giáo xứ, làm phép và đặt viên cho công trình Nhà mục vụ Giáo xứ… Và gia đình Giáo xứ đang dành riêng tháng để Tưởng nhớ- Tri ân và Cầu nguyện cho Cha cố Gioan.
|
KHẮC KHOẢI MONG CHỜ THIÊN CHÚA
Jerome Nguyễn Văn Nội
Thời gian trôi quá nhanh! Mới đây đã hết năm Phụng vụ A. Hôm nay, chúng ta bước vào Năm B và Chúa nhật đầu tiên là Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng. Ý nghĩa và mục đích của Mùa Vọng là các Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn đón nhận Thiên Chúa xuống thế làm người cứu độ nhân loại. Thật ra Thiên Chúa đã đến với nhân loại từ rất lâu rồi. Và Người luôn ở bên chúng ta, ở trong chúng ta; nhưng chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện và hành động của Người. Chúng ta muốn kêu lên như ngôn sứ Isaia: “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống” . Chúng ta mong Chúa đến để Ngài cứu loài người, nhất là những người nghèo, những người bé mọn khỏi cảnh bất công, áp bức, nghèo khổ, tội ác và sự chết.
|
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Advent xuất phát từ tiếng Latin là adventus có nghĩa là đang đến, đang tới gần. Theo lịch phụng vụ, đây là thời gian mong chờ và chuẩn bị đón mừng Sinh Nhật của Đức Giêsu Kitô trong đêm Giáng Sinh, và ở một nghĩa khác, nhắc nhở chúng ta hướng tới ngày trở lại lần thứ hai của Ngài. Mùa Vọng kéo dài qua 4 tuần lễ với 4 Chúa Nhật Mùa Vọng. Mỗi Chúa Nhật mang một ý nghĩa: Hy Vọng, Bình An, Vui Mừng, và Yêu Thương. Mùa Vọng mong chờ Chúa đến lần thứ hai kéo dài suốt cuộc sống người Kitô hữu.
|
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
(chuyển ngữ)
Dịp đặc biệt họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Châu Đại DươngTrần Mỹ Duyệt chuyển ngữ 1. “Giêsu Nazareth, Vua Do Thái”. Đây là danh hiệu được đóng trên thập giá. Liền trước khi Đức Kitô tắt thở, một trong hai người bị hành hình thập giá cùng Ngài đã thưa với Ngài: “Lạy Ông Giêsu, xin nhớ đến tôi khi về nước của ngài”. Nước gì? Điều mà người này xin rõ ràng không phải là một quốc gia trần thế, nhưng là một cái gì khác.
|
VƯƠNG QUỐC TRƯỜNG CỬU CHO TÌNH YÊU (LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ NĂM A)
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Dù chỉ duy nhất một mình Chúa Kitô nắm quyền. Mọi quyền hành nằm trong tay Người. Người là Vua vĩnh cửu và tuyệt đối, Vương quyền Người không giới hạn, nhưng Chúa Kitô không bao giờ cai trị bằng quyền lực của mình.
|
DO BỞI MỘT NGƯỜI, MÀ MỌI NGƯỜI SẼ…
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính (Rm 5,19). Do bởi sự bất tuân của Ađam mà tội lỗi đã vào thế gian khiến loài người phải chết, và do bởi sự vâng lời của Đức Giêsu mà sự sống đời đời được ban cho nhân loại.
|
Vương quốc tình yêu (Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ – Năm A)
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
* Để nghe trên Youtube: https://youtu.be/VjwgG8Z-dq4 - Trang Chủ của kênh: https://youtube.com/@loichualaanhsang - Quý vị có nhu cầu nhận bài suy niệm hàng tuần qua email, xin liên lạc trực tiếp với: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa: vuthaihoa2@gmail.com
|
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Tin Mừng hôm nay nói về ngày phán xét, ngày kết thúc lịch sử loài người và khởi đầu tình trạng vĩnh cửu. Cuộc sống trần thế của mọi người sẽ chấm dứt và Thiên Chúa sẽ nói với từng người: “Anh hãy tính sổ công việc quản lý của anh” (Lc 16: 2), nghĩa là người ấy phải trả lẽ về những gì đã làm trên trần gian này.
|
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Một ngày nọ, cách đây rất lâu, vào khoảng năm 400, có người đã nói mỉa mai với Thánh Augustinô thành Hippo: “Tôi không muốn thừa hưởng Nước Trời; đối với tôi chỉ cần tôi không bị trầm luân đời đời là đủ.” Đây là đoạn văn trong Kinh thánh mà người hoài nghi vừa thảo luận với vị giám mục của mình:
|
LỄ CHÚA KITÔ VUA
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Tin Mừng thánh Matthêu chương 25 mẹ Hội Thánh đưa vào trong Thánh Lễ cuối năm Phụng vụ, hình như dễ gây “sốc”. Nhiều người có thể bị “sốc” không nguyên chỉ vì tước hiệu Vua vũ trụ mà Hội Thánh suy tôn Thầy Chí Thánh và còn cả nơi nội dung lời giảng dạy của Người qua dụ ngôn “cuộc phán xét chung”.
|
CHÚA CHIÊN
Lm. Trần Việt Hùng
Chúng ta cử hành Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng Vụ (A). Giáo Hội mừng kính trọng thể Lễ Chúa Kitô Vua, Vua các Vua, Chúa các Chúa. Chúa Giêsu Kitô là Chúa Chiên Lành. Người Kitô hữu rất quen thuộc với những từ ngữ nhà đạo, như con chiên, đoàn chiên, chiên sát tế, chiên hy sinh và chiên gánh tội… Khi cử hành thánh lễ mỗi ngày, chúng ta tuyên xưng: Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con. Dân Do-thái xưa thường dùng con chiên để đem đi sát tế dâng lễ toàn thiêu và đền tội. Họ dùng máu chiên rảy trên bàn thờ và trên toàn dân để thánh hiến. Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa đã tự nguyện dâng mình làm lễ hiến tế trên thập giá để đền tội cho muôn dân.
|
THI TUYỂN VÀO THIÊN ĐÀNG
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Mai đây, không sớm thì muộn, mỗi người chúng ta sẽ phải tham gia một cuộc thi hết sức quan trọng quyết định vận mệnh đời đời của chúng ta.
|
PHẢI HIỂU ƠN “VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI” CỦA MẸ NHƯ THẾ NÀO?
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Chúng ta thường nghĩ, bởi vì, Mẹ được Ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, cho nên, Mẹ đâu thể phạm tội. Nếu chúng ta cũng được ơn như Mẹ, thì chúng ta cũng đâu có phạm tội. Chắc không? Có chắc là chúng ta sẽ không phạm tội không?
|
QUYẾT TÂM LÀM VIỆC THIỆN MÀ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Mùa Vọng Tuần I, các nhà phụng vụ muốn chúng ta cầu xin cho mình: quyết tâm làm việc thiện mà đón chào Con Chúa đang ngự đến xét xử trần gian, nhờ đó, chúng ta sẽ được Người cho ở bên hữu và gọi vào hưởng phúc Nước Trời.
|
TÍNH SỔ (CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN.)
Lm. Trần Việt Hùng
Sách Phương Ngôn (còn gọi là sách Châm Ngôn) diễn tả hình ảnh một người vợ tài đức vẹn toàn. Nàng lo toan cần mẫn trong công việc cửa nhà rất chu đáo. Nàng yêu thương và chăm lo cho chồng con. Với lòng bác ái từ bi: Nàng rộng tay bố thí cho người nghèo khó và giơ tay hướng dẫn người bần cùng (Pn 31, 20). Nàng quí giá hơn ngọc ngà châu báu muôn vàn. Nàng mang lại niềm an vui và hạnh phúc cho gia đình. Trong vai trò là vợ, là mẹ và là người phụ nữ, nàng lo liệu mọi việc trong nhà và ngoài xã hội một cách chăm chỉ. Đời sống nội tâm của nàng thể hiện một niềm tin mạnh mẽ trong sự kính sợ Thiên Chúa: Duyên dáng thì giả dối và nhan sắc thì hão huyền. Người phụ nữ kính sợ Chúa, sẽ được ca tụng (Pn 31, 30). Nàng nhận diện giá trị đích thực của người phụ nữ không hệ tại ở nhan sắc chóng tàn phai, nhưng là cái tâm trinh trong vẹn tuyền. Nàng đáng được ca ngợi!
|
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM A (19/11/2023) - KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ÐẠO VIỆT NAM
Jerome Nguyễn Văn Nội
Năm Phụng Vụ sẽ kết thúc với Chúa Nhật XXXIV Thường Niên mừng Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ. Trước Lể mừng Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ, Giáo Hội Công giáo Việt Nam mừng Lể các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào Chúa Nhật XXXIII Thường Niên hôm nay. Dù đang sống trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi cho việc mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách trọng thể, chúng ta hãy cố gằng dành chút thời gian để suy nghĩ về gương hy sinh của các Ngài là tổ tiên, là cha ông đáng kính đáng mến của chúng ta và về trách nhiệm của chúng ta là làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.
|
SỨC MẠNH QUẬT KHỞI TRONG MỘT TINH THẦN BẤT BẠI
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Đọc lại lịch sử buổi đầu của Hội Thánh Việt Nam, tôi thấy rất giống bối cảnh lịch sử Hội Thánh hoàn vũ thuở bình minh. Ngày ấy, Hội Thánh tiên khởi rất mới mẽ, rất non nớt.
|
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
Phêrô Phạm Văn Trung
Trong lễ kính
các Thánh Tử đạo Việt Nam hôm nay,
chúng ta nhớ về tất cả các nhân chứng “mình mặc áo trắng,
tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7: 9),
các Kitô hữu, giám mục, linh mục, tu sĩ dòng
Đa Minh, Hội Thừa Sai
Paris, giáo dân, phụ nữ và
trẻ em, những người đã bị giết bằng những cách thức khủng
khiếp nhất trong hàng loạt cuộc đàn áp ở Việt Nam vào thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Có hàng ngàn người - có người nói
lên đến trăm ngàn người - đã hiến mạng sống vì Đức Tin, trong đó có 117 vị đã
được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chính thức phong thánh vào năm 1988. Xin được
kể đến Cha Anrê Dũng Lạc, một linh mục Việt Nam, Cha Théophane Vénard - Ven, một
linh mục quê nước Pháp, và Đức Cha Melchior Garcia Sampedro – Xuyên, một giám mục
quê Tây Ban Nha:
|
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
Phêrô Phạm Văn Trung
Hôm nay trong dụ ngôn những yến bạc, Chúa Giêsu thúc giục chúng ta hãy sẵn sàng đón ông chủ trở lại. Chúa Giêsu là Ông Chủ đã thực hiện cuộc hành trình khi Ngài lên trời. Sau một thời gian dài, Chúa Giêsu sẽ trở lại vào lúc chúng ta chết hoặc vào lúc Ngài đến lần thứ hai. Bất cứ khi nào Ngài trở lại, chúng ta sẽ đứng trước Ngài với những yến bạc Ngài đã giao cho chúng ta. Trong dụ ngôn, các yến bạc không được giao cho mỗi người đầy tớ bằng nhau. Tại sao? Chúa Giêsu nói rằng mỗi đầy tớ được giao số yến bạc “tuỳ khả năng riêng mỗi người” (Mt 25: 15). Vì vậy, mỗi người đầy tớ chỉ nhận được số lượng yến bạc phù hợp với khả năng của mình - không quá nhiều khiến cho những yến bạc bị lãng phí, không sử dụng hết và không quá ít để người đầy tớ không cảm thấy thất vọng vì mình không được đánh giá cao. Hai người đầy tớ đầu tiên làm lợi số yến bạc khác nhau nhưng không có sự khác biệt trong lời khen của người chủ dành cho họ. Ông chủ khen người đầy tớ đã sinh lợi năm yến bạc hoàn toàn giống như người đã sinh lợi hai yến: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (Mt 25: 21, 23). Tại sao? Vì cả hai đều siêng năng như nhau tùy theo khả năng của mình. Phần thưởng mà họ nhận được là như nhau vì họ đều tận tâm như nhau mặc dù họ có những khả năng khác nhau.
|
Cuộc bách hại hôm nay
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Từ năm 1580 và đến 1888, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã trải qua chặng đường lịch sử đau thương: Có hàng trăm tín hữu Công giáo đã bị nhà cầm quyền bách hại dưới nhiều hình thức và có hơn 100.000 người đã chịu chết vì đạo, trong số đó có 117 vị được Giáo hội chính thức tuyên thánh.
|
LÀM LỢI NHỮNG NÉN BẠC CHỦ GIAO
Jerome Nguyễn Văn Nội
Hơn bao giờ hết lợi nhuận đã trở thành lẽ sống hay mục đích của tất cả mọi người thời nay Làm biếng và lãng phí đã trở thành trọng tội trong xã hội cũng như trong mỗi công ty xí nghiệp. Từ thực tế cuộc sống ấy chúng ta càng dễ hiều sứ điệp của Lời Chúa trong ba bài Sách Thánh của Chủ nhật XXXIII Thường Niên Năm A hôm nay. Dĩ nhiên sứ điệp của Lời Chúa không chỉ là làm sinh lời những nén vàng nén bạc vật chất mà còn và nhất là làm sinh lời những nén vàng nén bạc thiêng liêng mà mỗi cá nhân và cộng đoàn đã nhận từ ông Chủ là Thiên Chúa.
|
MẦU NHIỆM CÁNH CHUNG DẠY TA NHỮNG GÌ?
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
1. Ý
nghĩa của sự chết:
2. Chết
trong Đức Giêsu Kitô:
3. Phục sinh cùng với Đức Kitô:
4. Hướng
về Thiên Đàng:
5. Tránh
xa Hỏa Ngục:
6. Nuôi
dưỡng niềm hy vọng Trời Mới Đất Mới:
7. Mẹ Maria – hình ảnh cánh chung của Hội Thánh:
|
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Trong ngày cung hiến đền thờ Giêrusalem, vua Salomon đã thưa với Thiên Chúa rằng: “Trên trời không có đủ chỗ sao lạy Chúa là Thiên Chúa. Làm sao Ngài lại có thể ngự trên trái đất trong ngôi đền mà con đã xây dựng này?” Và ông đã dâng lời cầu xin: “Đây là đền thờ nơi Ngài đã chọn để được thờ phượng. Xin Chúa hãy nhìn đến nó ngày đêm và lắng nghe khi con hướng về đó và cầu nguyện” (1 Các Vua 8:22-26). Dưới thời vua Solomon, đền thờ Giêrusalem đã được nổi bật với vai trò quan trọng, cao cả, và thiêng liêng cả về mặt tôn giáo, chính trị, và xã hội. Ngày nay Giêrusalem còn là biểu tượng của ba tôn giáo độc thần lớn nhất gồm Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo.
|
Cái gì không thể cho mượn. Cái gì không thể đi vay?
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Đề tài "khôn ngoan" : thế nào là khôn thế nào là dại; đề tài "tỉnh thức": sẵn sàng dầu đèn, chờ chàng rể đến… có lẽ đã là những đề tài cứ 3 năm một lần, cụ thể là đến chu kì năm A, ta lại nghe đọc và nghe giảng.
|
SỐNG KHÔN ĐỂ CHẾT THIÊNG
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Tin Mừng theo thánh Matthêô nhiều lần cho thấy, thánh nhân sử dụng phương pháp đối kháng trong cách viết của mình để gây chú ý. Chẳng hạn: lúa tốt - cỏ lùng; chiên - dê; nhà xây trên đá - nhà xây trên cát…
|
TỈNH THỨC
Lm. Trần Việt Hùng
Ơn khôn ngoan là ơn sủng của Chúa Thánh Thần. Ngày xưa, vua Sôlômon chỉ xin Thiên Chúa cho được ơn khôn ngoan để phân biệt phải, trái và xét xử dân cho công bằng chính trực. Chúa đã ban cho vua được ơn khôn ngoan và mọi ơn cần thiết nữa. Người đời thường nói: Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét. Người khôn ngoan là người học biết được lý lẽ ở đời. Biết đường đi nước bước. Biết sự giới hạn của mình. Càng hiểu biết về chính mình thì càng khôn. Chưa chắc người biết nhiều sự ở đời đã là người khôn. Người khôn là biết những gì mình cần phải biết, gọi là trí tuệ. Biết hướng nhìn lên trời cao, nhìn xuống và biết quan sát vạn vật chung quanh. Người khôn nhận biết được nguồn gốc, ý nghĩa và cùng đích của vũ trụ muôn loài và con người.
|
Đong đầy dầu yêu thương
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Được mời làm phù dâu là một vinh dự lớn đối với các cô gái đương xuân. Đây là một cơ hội tốt để giao lưu, gặp gỡ, làm quen với nhiều người bạn khác cùng trang lứa… Và biết đâu, nhân dịp nầy, các cô có thể tìm thấy bạn trai ý hợp tâm đầu rồi sau đó kết ước chuyện trăm năm thì còn gì hạnh phúc bằng!
|
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Nếu Chúa muốn chúng ta hạnh phúc và dựng nên chúng ta để sống, thì tại sao Ngài lại bắt chúng ta phải chết thể lý và chịu mọi đau khổ khi mất người thân và phải chia ly?
|
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
Phêrô Phạm Văn Trung
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể dụ ngôn mười trinh nữ - một thông điệp về việc chuẩn bị cho ngày Chúa đến lần cuối: “Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể” (Mt 25: 1). Chàng rể trong câu chuyện là Chúa Giêsu và các phù dâu tượng trưng cho dân Do thái đang mong chờ Đấng Mêsia, và cả chúng ta ngày nay là các tín hữu của Ngài, đang mong chờ ngày Chiên Thiên Chúa phán: “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm” (Kh 22: 12).
|
KHÔN DẠI THEO THÁNH KINH KITÔ GIÁO
Jerome Nguyễn Văn Nội
“Khôn thì sống mà dại thì chết”. Người đời thường nói thế. Nhưng thế nào là khôn, thế nào là dại thì lại là một vấn đề phức tạp và nhiêu khê, vì có nhiều tiêu chuẩn để xác định thế nào là khôn, thế nào là dại và cũng có nhiều cách đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau.
|
SUY NIỆM LỄ ĐỨC KITÔ – VUA VŨ TRỤ
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của ngày Lễ Đức Kitô Vua Vũ Trụ, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Thiên Chúa đã muốn quy tụ muôn loài dưới quyền lãnh đạo của Đức Kitô, là người Con Chúa hằng ưu ái, và là Vua toàn thể vũ trụ. Xin cho chúng ta biết phụng thờ Chúa là Đấng cao cả uy linh, và không ngớt lời ngợi khen chúc tụng Người.
|
CHÂN DUNG KHÔNG ĐÁNG CÓ
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật XXXI Thường Niên, năm A Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3QQFoLu
|
MÚT CÙNG THẾ GIỚI
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Kính THÁNH LUCA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG, 18/10 Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/3tQw2pE
|
Ý NGHĨA BA CHỮ “HẾT”
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
QUÀ TẶNG TIN MỪNG: Chúa Nhật XXX Thường Niên, năm A (Mt 22,34-40) Lm Anphong Nguyễn Công Minh, Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam. Kính mời theo dõi video tại đây: https://bit.ly/45L1q6s
|