Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng

BBT CGVN YouTube
Thánh Kinh Công Giáo
Cầu nguyện bằng email
Hội Đồng Giám Mục VN
Liên Lạc
Giới Thiệu Trang Mục

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Tủ Sách CGVN
NHÂN CÁCH ĐỜI TU - Tập 3 – (Những mảng màu trong huyền nhiệm cộng đoàn)
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC
Lm. Trần Minh Huy, pss
NHÂN CÁCH ĐỜI TU 2
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
Đối Mặt Với Bối Cảnh Đào Tạo Hôm Nay: Cuộc Khủng Hoảng Tình Cảm Và Tình Dục Trong Giáo Hội.
Lm. Trần Minh Huy, pss
Bạn hãy là CHÍNH MÌNH - Hành trình khám phá bản thân trong Đức Kitô
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
Các Tác Giả
  Augustinô Đan Quang Tâm
  Đinh Văn Tiến Hùng
  Ban Biên Tập CGVN
  Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
  Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
  Bùi Nghiệp, Saigon
  Bosco Thiện-Bản
  Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
  Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
  Dã Quỳ
  Dã Tràng Cát
  Elisabeth Nguyễn
  Emmanuel Đinh Quang Bàn
  Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
  EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
  Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
  Fr. Huynhquảng
  Francis Assisi Lê Đình Bảng
  Gia Đình Lectio Divina
  Gioan Lê Quang Vinh
  Giuse Maria Định
  Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
  Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
  Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
  Gm. JB. Bùi Tuần
  Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
  Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
  Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
  Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
  Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
  Gs. Nguyễn Đăng Trúc
  Gs. Nguyễn Văn Thành
  Gs. Phan Văn Phước
  Gs. Trần Duy Nhiên
  Gs. Trần Văn Cảnh
  Gs. Trần Văn Toàn
  Hạt Bụi Tro
  Hồng Hương
  Hiền Lâm
  Hoàng Thị Đáo Tiệp
  Huệ Minh
  HY. Nguyễn Văn Thuận
  HY. Phạm Minh Mẫn
  JB. Lê Đình Nam
  JB. Nguyễn Hữu Vinh
  JB. Nguyễn Quốc Tuấn
  Jerome Nguyễn Văn Nội
  Jorathe Nắng Tím
  Jos. Hoàng Mạnh Hùng
  Jos. Lê Công Thượng
  Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
  Joseph Vũ
  Khang Nguyễn
  Lê Thiên
  Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
  Lm Đaminh Hương Quất
  Lm. Anmai, C.Ss.R.
  Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
  Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Lm. Đan Vinh, HHTM
  Lm. Đỗ Vân Lực, op.
  Lm. G.Trần Đức Anh OP.
  Lm. GB. Trương Thành Công
  Lm. Giacôbê Tạ Chúc
  Lm. Gioan Hà Trần
  Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
  Lm. Giuse Lê Công Đức
  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
  Lm. Giuse Trần Đình Thụy
  Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
  Lm. Inhaxio Trần Ngà
  Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
  Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
  Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
  Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
  Lm. Jos Đồng Đăng
  Lm. Jos Cao Phương Kỷ
  Lm. Jos Hoàng Kim Toan
  Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
  Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
  Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
  Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
  Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
  Lm. Jos Trần Đình Long sss
  Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
  Lm. Lê Quang Uy, DCCT
  Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
  Lm. Linh Tiến Khải
  Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
  Lm. Minh Anh, TGP. Huế
  Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
  Lm. Ng Công Đoan, SJ
  Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
  Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
  Lm. Nguyễn Hữu An
  Lm. Nguyễn Thành Long
  Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
  Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
  Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
  Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
  Lm. Phạm Văn Tuấn
  Lm. Phạm Vinh Sơn
  Lm. PX. Ng Hùng Oánh
  Lm. Raph. Amore Nguyễn
  Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
  Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
  Lm. Trần Đức Phương
  Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
  Lm. Trần Minh Huy, pss
  Lm. Trần Việt Hùng
  Lm. Trần Xuân Sang, SVD
  Lm. TTT. Võ Tá Khánh
  Lm. Vũ Khởi Phụng
  Lm. Vĩnh Sang, DCCT
  Lm. Vinh Sơn, scj
  Luật sư Đoàn Thanh Liêm
  Luật sư Ng Công Bình
  Mẩu Bút Chì
  Mặc Trầm Cung
  Micae Bùi Thành Châu
  Minh Tâm
  Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
  Nguyễn Thụ Nhân
  Nguyễn Văn Nghệ
  Người Giồng Trôm
  Nhà Văn Hương Vĩnh
  Nhà văn Quyên Di
  Nhà Văn Trần Đình Ngọc
  Nhạc Sĩ Alpha Linh
  Nhạc Sĩ Phạm Trung
  Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
  Phaolô Phạm Xuân Khôi
  Phêrô Phạm Văn Trung
  Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
  Phó tế JB. Nguyễn Định
  Phùng Văn Phụng
  Phạm Hương Sơn
  Phạm Minh-Tâm
  PM. Cao Huy Hoàng
  Sandy Vũ
  Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
  Sr. M.G. Võ Thị Sương
  Sr. Minh Thùy, OP.
  Têrêsa Ngọc Nga
  Tín Thác
  TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
  TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
  Thanh Tâm
  thanhlinh.net
  Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
  Thiên Phong
  Thy Khánh
  Thơ Hoàng Quang
  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
  Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
  Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
  Trầm Tĩnh Nguyện
  Trầm Thiên Thu
  Trần Hiếu, San Jose
  Vũ Hưu Dưỡng
  Vũ Sinh Hiên
  Xuân Ly Băng
  Xuân Thái
Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
  Suy Niệm & Cầu Nguyện [1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [10/207] 

THÁNH Ý
Lm. Trần Việt Hùng
Người ta thường nói: Mưu sự tại nhân và thành sự tại thiên. Muốn mọi việc được thành qủa tốt đẹp thì cần có Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong cuộc sống hằng ngày, dân ta thường phát biểu rằng: Ý dân là ý trời. Mỗi khi có sự cố xảy ra trong đời sống cá nhân cũng như đoàn thể, nhiều người thường khuyên nhủ nhau rằng đó là thánh ý Chúa định. Chúng ta thử suy nghĩ xem thế nào là thánh ý Chúa trong đời sống? Đôi khi chúng ta dùng kiểu nói bình dân như ‘Chúa định, ý Chúa hay là Chúa an bài’, để an ủi nhau khi gặp những điều không may mắn như là bệnh họan, chết chóc, ly tán, thảm họa và khổ đau... Một cách nào đó, chúng ta đã chấp nhận phận người nhỏ bé, mỏng dòn và hoàn toàn tùy thuộc. Người ta nói mỗi người có ‘số, duyên số, duyên phận hoặc là số phận’. Càng suy sâu, chúng ta càng nhận ra sự phụ thuộc của con người vào sự an bài và quan phòng một cách đặc biệt vào Đấng Tạo Hóa. Đời người ngắn ngủi được gắn liền với sự di động của vũ trụ muôn loài. 

NGƯỜI CÔNG GIÁO NÊN ĐỌC KINH THÁNH NHƯ THẾ NÀO
Phêrô Phạm Văn Trung (chuyển ngữ)
Người Công giáo nên đọc Kinh thánh như thế nào?  Như một cuốn tiểu thuyết? Hoặc như một cuốn sách khoa học? 

CON TIN: “THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ, CON THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG”
Phêrô Phạm Văn Trung
Phần lớn sách Tin mừng của thánh Mátthêu được viết là để trả lời cho ba khía cạnh sau: Chúa Giêsu là ai? Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu theo căn tính của Ngài nghĩa là gì? Người ta sẽ phải đưa ra những lựa chọn nào trước lời mời gọi của Chúa Giêsu?

QUAN TRỌNG LÀ MỐI TUƠNG QUAN CÁ VỊ VỚI CHÚA!
Jerome Nguyễn Văn Nội
Đối với các Kitô hũu của mọi thời mọi nơi thì điều quan trọng nhất là biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào). Và Người muốn gì.  Biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào)  để chúng ta biết cách sống với Thiên Chúa/ Biết Thiên Chúa muốn gì để chúng ta thực hiện điều muốn ấy.

Đối với tôi, Chúa Giê-su là ai?
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Khi đến gần Xê-da-rê Phi-líp-phê, Chúa Giê-su hỏi các môn đệ xem dân chúng nghĩ Ngài là ai. Các ông thưa: "Kẻ thì nói Ngài là Gio-an Tẩy giả sống lại, kẻ thì bảo Ngài ngôn sứ Ê-li-a tái lâm, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ. Đức Giê-su lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."

Bí quyết thành công trên đường đời.
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Chúa Giê-su là Thầy dạy tuyệt vời. Ngoài việc rao giảng những bài học thiêng liêng giúp con người đạt tới hạnh phúc đời sau, Ngài còn dành cho mọi người những bài học quý báu, áp dụng vào đời sống hằng ngày để giúp họ thành công trên đường đời. Một trong những bài học đó là: Ai kiên trì thực hiện công việc với niềm tin chắc chắn sẽ thành công, thì sẽ được như ý.

NHỮNG ÂN TÌNH ĐỜI THƯỜNG
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Cần khiêm tốn thú nhận rằng đã một thời Kitô hữu chúng ta tự nhốt mình trong tháp ngà tự kiêu chủ quan: Chỉ có đạo ta mới là đạo thật, chỉ có chúng ta mới nắm trọn chân lý, ngoài đạo ta, anh em lương dân, bà con khác đạo đều là sai lạc sạch sành sanh và không thể được cứu rỗi.

LÒNG TIN
Lm. Trần Việt Hùng
Lời rao giảng của các tiên tri trong thời Cựu Ước được dành cho người Do-thái trước tiên. Họ là Dân đã được Thiên Chúa chọn để cưu mang ơn cứu độ cho nhân loại. Dân Do-thái là một dân tộc văn minh có lề luật hướng dẫn và có cơ cấu tổ chức chu đáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn lại hơn hai ngàn năm về trước, cuộc sống của dân làng rất đơn sơ mộc mạc. Ngày đó, họ chưa có các phương tiện văn minh kỹ thuật về các phương diện khoa học trong đời sống. Nhất là về vấn đề thông tin, in ấn và truyền thông. Sự rao giảng bằng cách truyền đạt rỉ tai và âm thầm loan truyền sứ điệp một cách rất chậm rãi qua các thế hệ. Lời rao giảng được ghi chép trong sách viết bằng tay và được cuộn thành từng cuốn sách được cất giữ và lưu truyền. 

VÌ SAO CHÚNG TA THẤT VỌNG
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Lạnh lùng, cứng cỏi, nhẫn tâm! Đó là những từ ngữ mà người đọc có thể dễ dàng buông trên môi khi đọc nội dung câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Sao Chúa Giêsu lại có thể làm ngơ trước một lời cầu xin không chỉ tha thiết, khẩn thiết mà còn là lời cầu nguyện trong sự thâm tín, trong thái độ hiền lành, trong một cõi tâm chân chính?

KHIÊM HẠ VÀ KIÊN TRÌ TRONG NIỀM CẬY TIN
Phêrô Phạm Văn Trung
Tia và Siđôn là những thành phố trên bờ biển Địa Trung Hải, thuộc Liban ngày nay. Siđôn nằm cách Tyrô 36km về hướng Bắc, có độ tuổi khoảng 4000 năm trước Công nguyên, được đặt theo tên của Siđôn, con trai của Canaan; Canaan là con trai của Kham, một trong ba người con trai của Noê; Nôê là người đã đóng một chiếc tàu khổng lồ cứu muôn loài khỏi trận đại hồng thủy: “Các con trai ông Nôê ra khỏi tàu là: Sêm, Kham và Giaphét; ông Kham là cha của ông Canaan…Ông Kham, cha ông Canaan, thấy chỗ kín của cha mình và báo cho hai anh ở ngoài biết…Ông Sêm và ông Giaphét lấy cái áo choàng, cả hai đặt áo lên vai mình, rồi đi giật lùi mà che chỗ kín của cha. Mặt họ quay về phía sau, nên họ không trông thấy chỗ kín của cha. Khi tỉnh rượu, ông Nôê hay biết điều mà đứa con nhỏ nhất của ông đã làm đối với ông; ông liền nói: "Canaan đáng bị nguyền rủa! Nó phải là đầy tớ các đầy tớ của các anh em nó!" Rồi ông nói:"Chúc tụng Chúa, là Thiên Chúa của Sêm; Canaan phải là đầy tớ nó! Xin Thiên Chúa mở rộng Giaphét, nó hãy ở trong lều của Sêm, và Canaan phải là đầy tớ nó!" (Stk 8: 18-27)). Đối với người Do Thái vào thời Chúa Giêsu, Siđôn đồng nghĩa với sự gian ác. Còn Tia được xây dựng bởi những người ban đầu đến từ thành phố Siđôn với nhiệm vụ thiết lập một bến cảng mới, cho nên được coi là thành phố chị em của Siđôn. Những thành phố này chưa bao giờ là một phần của Galilê nhưng ở gần biên giới đông bắc của Galilê. Vào thời Chúa Giêsu, hai thành này ở bên ngoài lãnh thổ của Hêrôđê Antipater, biệt danh Antipas, thủ hiến của Galilê và Pêrêa sau cái chết của cha mình là Hêrôđê Cả (Hêrôđê Cha). Hêrôđê Antipas cai trị Galilê và Pêrêa với tư cách là chư hầu của La Mã và xây dựng các công trình bao gồm thủ phủ Tiberia trên bờ Biển hồ Galilê, còn gọi là hồ Ghennêxarét, để vinh danh người bảo trợ của mình là Hoàng đế La mã Tiberius bấy giờ. Như vậy, Siđôn và Tia là hai thành phố của dân ngoại. Chúa Giêsu “lui về miền Tia và Siđôn” (Mt 15:21) này, là để tránh sự chú ý của Hêrôđê Antipas, kẻ vừa cho chém đầu Gioan Tẩy giả, có thể gây hại cho sứ mạng của Ngài: “Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ” (Mt 14: 1-2). Chúa Giêsu cũng muốn tránh đối đầu với nhà cầm quyền Do Thái khi chưa thực sự cần thiết, vì “Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Đức Giêsu và nói rằng: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?” (Mt 15: 1-2). Nhất là Ngài muốn tiếp tục tập trung vào việc huấn luyện các Tông đồ của Ngài như Ngài đã làm trong khoảng thời gian vừa qua: các bài giảng bằng dụ ngôn về Nước Trời (Mt 13), phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 14: 13-21), đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ (Mt 15: 22-33), và rao giảng cho những người Do Thái sống tha hương tại đó. 

“NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong Cưu Ước Thiên Chúa đã chọn Israel làm dân riêng để họ thờ phương yêu mến Thiên Chúa và làm cầu nối cho Thiên Chúa đến với các dân tộc khác. Nhưng không phải người Israel nào cũng hiểu đúng ý định ấy của Thiên Chúa. Phần đông người Israel có cái nhìn khinh thị đối với những người không phải là dân Israel và gọi họ là dân ngoại. Não trạng ấy còn tồn tại nơi nhiều người Israel thòi đầu Công nguyên. Vì thế trong thời rao giảng Tin Mừng ở Palestine, Chúa Giêsu Kitô đã nhiều lần đề cao lòng tin của những người ngoại tức của những người không thuộc Israel, vừa để chấn chỉnh suy nghĩ sai lầm của người Israel vừa để trả lại giá trị thật cho những người lương dân.  

ĐẤNG GIỮ CHÌA KHÓA NHÀ ĐAVÍT
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Thường Niên XXI, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: chỉ có Chúa mới có thể làm cho chúng ta trở nên một lòng một ý, vì thế, chúng ta phải xin cho mình biết yêu mến luật Chúa truyền và mong điều Chúa hứa, để dù sống giữa những thế sự thăng trầm, chúng ta vẫn một lòng gắn bó với cõi phúc chân thật. 

UY QUYỀN
Lm. Trần Việt Hùng
Tiên tri Êlia xuất hiện và làm nhiều việc phi thường tại miền Bắc Kinh Thành nước Israel dưới thời vua Ahab, vào thế kỷ thứ 9, trước Công Nguyên. Theo sách Các Vua, Êlia đã bảo vệ việc tôn thờ Thiên Chúa Yavê chống lại thần Baal thuộc xứ Canaan. Êlia đã thực hiện một số việc lạ lùng như cho kẻ chết sống lại, cho lửa từ trời xuống và được cất nhắc lên trời trong xe lửa. Trong sách Malachi, nói về sự trở lại của Êlia trước ngày Chúa quang lâm. Trong Tân Ước, có nhắc đến tên Êlia, khi người ta so sánh tiên tri Êlia với Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Ông Êlia xuất hiện cùng với Môisen trong sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi Taborê. 

LỄ ĐỨC MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI (15 - 8)
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Tín điều Đức Maria hồn xác lên trời được Đức Piô XII long trọng tuyên tín trên ngai toà Phêrô. Không phải đợi đến nửa thế kỷ XX Mẹ Hội Thánh mới tin nhận điều này nhưng nó đã được sống, và tin nhận đã từ lâu tuy chưa trở thành tín điều buộc phải tin cách chính thức cho toàn thể Hội Thánh. Mẹ được Chúa ân thưởng về trời cả hồn lẫn xác. Cái vấn nạn là ở chữ “xác”. Nếu tuyên bố rằng linh hồn Mẹ lên thiên đàng thì đâu có vấn đề và cũng chẳng ai bàn luận làm gì. Ở đây tín điều lại bao hàm cả cái “thân xác” của Mẹ. Thân xác nhân loại chúng ta đã từng một thời gian rất dài bị hẩm hiu số phận dưới cái nhìn của nhị nguyên thuyết. Nói đến xác thịt là như  nói đến cái gì đó xấu xa phải chê, phải ghét. Nghe đến hai chữ xác thịt là ta dễ liên tưởng đến xu hướng “hạ đẳng” luôn kéo ta đi xuống. Một ai đó khi được nhắc nhớ về lỗi lầm đã vấp phạm thì thường dễ biện minh: “Tính xác thịt mà”. Vậy ta phải nhìn thân xác như thế nào đây?

LƯỠI DAO CẠO (CN 19A)
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
Có một nhà văn Anh (Somerset Maugham) viết cuốn tiểu thuyết mang tựa đề: “Lưỡi dao cạo” (The Razor"s Edge, năm 1944), nhưng suốt trong mấy trăm trang của cuốn truyện không hề thấy một chữ “lưỡi dao cạo” nào. Ý của tác giả muốn diễn tả con đường mà nhân vật chính trong câu chuyện (Larry Darell) phải trải qua là một con đường khó khăn, y như bước đi trên cạnh sắc của lưỡi dao cạo vậy. Bài Tin Mừng hôm nay không có cạnh sắc của lưỡi dao cạo nào -ngược lại là đàng khác, dịu êm như đệm nước- nhưng ý nghĩa là tương đương như cạnh sắc của lưỡi dao: tức là cũng rất khó khăn để bước trên đó: đi trên mặt nước. Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Các môn đệ tưởng là ma. Ngài nói: Hãy yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ. Phêrô nghe vậy liền nói: Lạy Thầy, nếu là Thầy thì xin truyền cho con đi trên mặt nước đến với Thầy. Đi trên mặt nước, chứ không phải bơi trong nước, không dễ, nên Phêrô đã chìm, phải cầu cứu thầy Giêsu: Lạy Thầy xin cứu con.

CÓ DỪNG CHÂN NHƯNG KHÔNG ĐỨNG LẠI
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Là Kitô hữu, chúng ta thường nghe cụm từ “hành trình đức tin”. Tin là một quá trình bước đi không ngừng, tiến mãi về phía trước để gặp Đấng vô hình. Thỉnh thoảng có dừng chân nhưng không bao giờ đứng lại.

TẠI SAO VIỆC ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LẠI QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY
Phêrô Phạm Văn Trung (chuyển ngữ)
Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, mà chúng ta cử hành vào ngày 15 tháng 8, không chỉ là một phần bổ sung hay thêm vào của Công giáo đối với các nguyên tắc cơ bản của đức tin. Đó là một giáo huấn cực kỳ quan trọng có nguồn gốc sâu xa trong Kinh thánh và liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ý nghĩa của Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời dựa vào 8 lý do sau:

CHÚA KITÔ HIỆN DIỆN TRONG CƠN HOẢNG LOẠN CỦA TÔI
Phêrô Phạm Văn Trung
Chúng ta đã nghe khá nhiều bài giảng về đoạn Kinh thánh này, có người khen ngợi đức tin của Phêrô vì đã can đảm “từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Chúa Giêsu” (Mt 14: 29) dù ông mới chỉ được nghe bóng người ấy nói: “Cứ đến!” (Mt 14:29) và chưa mấy tin rằng người đang đi trên mặt biển là Thầy Giêsu: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài” (Mt 14:28). Dường như ông không đặt vấn đề, lỡ ra đó không phải là Thầy Giêsu mà là một bóng ma hay một ảo ảnh gì đấy thì sao. Hành động của ông thật liều lĩnh nhưng cũng thật tin tưởng! Tuy nhiên, vấn đề mà người ta thường đặt ra là khi ông không nhìn vào Chúa Giêsu, thì đức tin của ông bắt đầu lung lay, và Chúa Giêsu ở đó để cứu ông. Vì vậy, bài giảng kết luận: hãy can đảm, ra khỏi thuyền, nhưng hãy tập trung vào Chúa Giêsu.

Bàn tay cứu vớt của Chúa Giê-su
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Chúa luôn đồng hành với ta, nâng đỡ ta trên vạn nẻo đường đời. Biết rằng các môn đệ đang chèo chống vất vả trên biển Hồ đang khi bóng tối bao trùm, Chúa Giê-su liền dùng quyền năng của mình, lướt trên mặt biển và đến với họ giữa đêm khuya, để nâng đỡ họ trong hoàn cảnh khó khăn.

“CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!”
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trong bất cứ xã hội, quốc gia nào cũng có những người không biết sợ là gì, dù là nghèo đói, vất vả, đòn roi, ngục tù, thậm chí cả cái chết. Họ quả là những con người dũng cảm, đáng kính phục. Trong khi đó, đại đa số con người ta thường bị cái sợ chế ngự cả tâm trí lẫn hành vi. Có người sợ đói, sợ rét. Có người sợ bệnh tật và tuổi già. Có người sợ mất của cải, địa vị, chức quyền. Có người sợ tù tội, giam cầm. Có người sợ ma, sợ quỉ là các thế lực vô hình độc ác.

DÂN NGOẠI CŨNG ĐƯỢC HƯỞNG ƠN CỨU ĐỘ
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Thường Niên XX, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Gia nghiệp Chúa hứa ban cho ta thì cao quý hơn những gì lòng ta dám ước mong. Do đó, chúng ta phải yêu mến Chúa trên hết mọi sự, hơn hết mọi loài. Không phải: chỉ có dân Dothái được hưởng gia nghiệp của Chúa, nhưng, dân ngoại cũng được thừa hưởng cùng một lời hứa, miễn là: họ yêu mến Chúa và tuân giữ những gì Người truyền dạy. Thật vậy, Thiên Chúa là muốn cho tất cả mọi người được hưởng cứu độ của Người (x.1Tm 2,3-4). Thánh Phaolô đã khẳng định rằng: “Trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại cùng được thừa kế gia nghiệp với người Dothái, cùng làm một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa”  (Eph 3,5-6). 

TÌNH PHỤ TỬ CỦA THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Thường Niên XIX, Năm A này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: chúng ta đã được phúc gọi Thiên Chúa là Cha, nên chúng ta phải ngày càng hiếu thảo với Người, để chúng ta đáng được hưởng gia nghiệp mà Thiên Chúa đã hứa ban.

BƯỚC VÀO HIỂN DUNG CÙNG CHÚA
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Loài người thật vinh phúc, bởi họ có Thiên Chúa, vì yêu thương, cúi mình sâu xuống để nên một trong họ và cho họ điểm tựa là chính Chúa Kitô để họ vượt qua và có thể đạp trên đầu sóng ngọn gió của đời thường mà giữ niềm tin, nghị lực và chiến thắng như chính Chúa Kitô.

ĐỂ ĐƯỢC VINH QUANG
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa

(LỄ CHÚA HIỂN DUNG)

Qua hình thức hỏi đáp, xin cùng nhau suy niệm về mầu nhiệm Chúa Hiển Dung.

LƯƠNG THỰC
Lm. Trần Việt Hùng
Trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã hướng dẫn Dân Chúa qua trung gian các tổ phụ, các tiên tri và các ngôn sứ và các quan án. Vào thời điểm của lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ nhất định, sách Kinh Thánh đã ghi lại rất nhiều biến cố, sự việc và diễn tiến của cuộc lữ hành. Đôi khi chúng ta cảm thấy mỏi mệt vì sự cứng đầu, bội ân và bội nghĩa của Dân mà Chúa chọn. Thiên Chúa càng chăm sóc thương yêu và bảo vệ, họ lại càng rời xa và ngoảnh mặt làm ngơ. Đúng là con người chứng nào vẫn tật đó. Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử ơn cứu độ, nhưng còn tùy thuộc vào sự lựa chọn tự do của con người đáp trả. Tuy nhiên, không ai có thể điều khiển hoàn toàn sự sống của mình, vì sự sống như hơi thở, nay còn mai mất. 

Được Chúa Giêsu đem lên núi cao
Phêrô Phạm Văn Trung
Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta được mời bước vào những giây phút riêng tư với Chúa Giêsu mà Phêrô, Giacôbê và Gioan đã trải qua. Là người Do Thái, các ông hẳn đã quen thuộc với các thị kiến được tường thuật trong Sách Thánh, và điều này sẽ giúp các ông hiểu ý nghĩa của những gì các ông đã trải qua trên ngọn núi đó. Chúa Cha đã mặc khải cho ba tông đồ thấy Chúa Giêsu là Đấng vĩ đại hơn cả Môsê hay Êlia. Chúa Giêsu thực sự là Con NgườiĐấng Mêsia mà dân Israel mong chờ từ lâu, như đã được mạc khải trong sách Đaniel: Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến. Ngài tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới trình diện. Đấng Lão Thành trao cho Ngài quyền thống trị, vinh quang và vương vị: muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Ngài. Quyền thống trị của Ngài là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một: vương quốc của Ngài sẽ chẳng hề suy vong” (Đaniel 7: 13-14).

CHÍNH ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
“Thưa Thầy, nơi đây hoang vắng, và đã quá chiều rồi, xin Thầy giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua lấy thức ăn”(Mt 14,15). Biện pháp thật đơn giản. Giải tán – Khỏe. Luận lý có vẻ khoa học và hợp lý: Đừng có bao cấp. Hãy thực thi tiến trình xã hội hóa. Việc ai nấy lo. Thân ai nấy giữ. Mỗi người một tay thì việc gì cũng chạy thông suốt. Tuy nhiên, đằng sau cái lý luận mang tính thực tiễn ấy thì có ẩn giấu sự chút gì vị kỷ không thể chối cãi.

Con người tuyệt vời

Chúa Giê-su là Thiên Chúa cao sang vinh hiển và đầy quyền năng, nhưng Ngài đã tự xoá mình đi, hoá thân làm người, sống kiếp phàm nhân bình dị. Vì thế, người đương thời cho rằng Ngài chỉ là người phàm. Họ gọi Ngài là “Bác thợ con bà Maria” (Mc 6,3), thậm chí còn xem Ngài là người bị quỷ ám, người mất trí (Mc 3,21) …

CHÚA GIÊSU HIỂN DUNG
Jerome Nguyễn Văn Nội
Để chinh phục các môn đệ và dân chúng tin vào và tin theo mình, Chúa Giêsu không chỉ rao giảng về Nước Trời và chữa lành dân chúng bằng nhiều phép lạ phi thường mà Người còn hé mở cho ba môn đệ thân tín nhất và những ngườ đọc Phúc âm thấy được dung mạo đích thật và giấu kín của Người. Đó là câu chuyện của bài Phúc âm Chúa Nhật XVIII Thuờng Niên Năm A hôm nay (Mt 17,1-9).  

KHÔNG CÒN NƠI NÀO KHÁC ĐỂ ĐI
Lm. Minh Anh, TGP. Huế

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XIV Thường Niên, Năm A

Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/44id8W7

NÂNG CẢ THẾ GIỚI
Lm. Minh Anh, TGP. Huế

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XV Thường Niên, Năm A

Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/44Prg9a

ĐỂ ĐƯỢC KHÔN NGOAN
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Theo truyền thống Kitô giáo, dựa vào  sách tiên tri Isaia 11,1-2, thì một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần và cũng là ơn đầu tiên đó là ơn khôn ngoan. Để trình bày sự phát triển cách sung mãn của Đấng Cứu Độ, thánh sử Luca ghi: “Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,52). Khôn ngoan là một trong những nhân đức đáng kính, đáng trọng, vì người khôn ngoan là người biết hành xử như là tạo vật trỗi vượt trên các loài tạo vật hữu hình.

CỎ THÀNH LÚA
Lm. Minh Anh, TGP. Huế

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XVI Thường Niên, Năm A

 Lm. MINH ANH, TGP. HUẾ

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3OuFwip

HỌC CÁCH TRỞ NÊN ANH CHỊ EM TRONG GIA ĐÌNH CỦA THIÊN CHÚA
Phêrô Phạm Văn Trung

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

(Mt 10, 37)

Phêrô Phạm Văn Trung

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3XwTLpT

KHO BÁU NƯỚC TRỜI
Phêrô Phạm Văn Trung
Chúa Giêsu mặc khải Nước trời như một kho báu quý giá. Trong dụ ngôn thứ nhất, chúng ta thấy hình ảnh kho báu được giấu kín: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng” (Mt 13: 44). Trong dụ ngôn thứ hai, chúng ta thấy hình ảnh một viên ngọc trai rất giá trị: “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp” (Mt 13: 45). 

5 LỜI KHUYÊN ĐỂ THỰC HIỆN GIỜ CẦU NGUYỆN CHUNG TRONG GIA ĐÌNH
Phêrô Phạm Văn Trung (chuyển ngữ)
Một số người có thể dễ dàng chứng thực điều sau đây: cầu nguyện chung trong gia đình không phải là một dòng sông dài êm đềm. Nếu việc thao luyện này nguy hiểm, liệu chúng ta có nên buông tay hay không? Dưới đây là một số lời khuyên để giúp cha mẹ và con cái sống giờ phút cầu nguyện này, trong hồi tâm và thanh thản.

NƯỚC TRỜI
Lm. Trần Việt Hùng
Thiên Chúa đã yêu thương và ưu đãi vua Salômôn qúa nhiều. Chúa đã giáng phúc và ban mọi phước lành cho đời của ông. Vua cha Đavid đã chọn Salômôn lên kế vị ngôi vua. Chúa đã rộng ban cho ông những ơn cần thiết tùy ông cầu xin. Vua Salômôn đã thưa: Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa và phân biệt lành dữ, vì ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này (1Vua 3, 9). Salômôn đã không xin cho được giầu sang phú quý hay sống lâu. Vua chỉ xin Chúa ban ơn khôn ngoan. Ơn khôn ngoan là đầu mối của tất cả các niềm an vui và thành công trong đời. Khôn ngoan để biết phân biệt lành dữ và biết xét xử đúng sai trước mặt Chúa. 

NGƯỜI KHÔN CÓ ĐƯỢC KHO BÁU
Jerome Nguyễn Văn Nội
Người đời có câu: “Khôn thì sống, dại thì chết” Đó là đúc kết kinh nghiệm sống  của loài người, không chỉ trong lãnh vực trần thế mà cả trong lãnh vực tâm linh nữa. Người khôn là người biết định giá (hay lượng giá) đúng. Người khôn là người biết chọn lựa đúng. Vì thế mà người khôn là người có được kho báu. Điển hình là người đi tìm ngọc đẹp và thương gia tìm thấy kho báu. Hai người ấy bán hết tài sản họ đang có để mua cho được viên ngọc quý hay thửa ruộng trong đó có chôn giấu kho báu, vì họ định giá đúng về viên ngọc quý hay kho báu vừa tìm thầy.

Khám phá kho báu Tin mừng
Lm. Inhaxio Trần Ngà

Kho tàng ẩn giấu dưới lòng đất

Qua bao đời, người Ả-rập Xê-út sống ngay trên những túi dầu khổng lồ với một trữ lượng lớn lao vượt xa các nơi khác trên thế giới mà không hay biết. Hiện nay, trữ lượng dầu của Ả-rập Xê-út lên đến 260 tỷ thùng, chiếm khoảng 20% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Thế mà, suốt cả mấy ngàn năm trước đây, ông bà tổ tiên của họ phải sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực vì đất nước của họ gồm phần lớn là sa mạc nóng cháy với một khí hậu khắc nghiệt khác thường.

Một chút về “mầu nhiệm” Sự Dữ (CN 16A QN)
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.

Nếu đi tìm cái mắt xích nối kết – hay nói theo văn triết – tính xuyên suốt của 3 dụ ngôn về Nước Trời mà chúng ta vừa nghe, có thể nói được đó là : sự kiên tâm chờ đợi

-Đừng vội nhổ cỏ lùng, hãy đợi tới mùa gặt.

-Hạt cải thì nhỏ bé, nhưng cứ đợi thử một thời gian, nó sẽ thành cây to lớn, chim trời đến làm tổ được.

-Còn nắm men, thì, hãy đợi đấy – chẳng mấy chốc sẽ làm dậy cả thúng bột cho mà xem.

Sự kiên nhẫn chờ đợi là mắt xích nối kết 3 dụ ngôn.

  [1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [10/207]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!