Các Tác Giả |
Augustinô Đan Quang Tâm
|
Đinh Văn Tiến Hùng
|
Ban Biên Tập CGVN
|
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
|
Bùi Nghiệp, Saigon
|
Bernard Nguyên-Đăng
|
Bosco Thiện-Bản
|
Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
|
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
|
Dã Quỳ
|
Dã Tràng Cát
|
Elisabeth Nguyễn
|
Emmanuel Đinh Quang Bàn
|
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
|
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
|
Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
|
Fr. Huynhquảng
|
Francis Assisi Lê Đình Bảng
|
Gia Đình Lectio Divina
|
Gioan Lê Quang Vinh
|
Giuse Maria Định
|
Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
|
Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
|
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
|
Gm. JB. Bùi Tuần
|
Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
|
Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
|
Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
|
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
|
Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
|
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
|
Gs. Nguyễn Văn Thành
|
Gs. Phan Văn Phước
|
Gs. Trần Duy Nhiên
|
Gs. Trần Văn Cảnh
|
Gs. Trần Văn Toàn
|
Hạt Bụi Tro
|
Hồng Hương
|
Hiền Lâm
|
Hoàng Thị Đáo Tiệp
|
Huệ Minh
|
HY. Nguyễn Văn Thuận
|
HY. Phạm Minh Mẫn
|
JB. Lê Đình Nam
|
JB. Nguyễn Hữu Vinh
|
JB. Nguyễn Quốc Tuấn
|
Jerome Nguyễn Văn Nội
|
Jorathe Nắng Tím
|
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
|
Jos. Lê Công Thượng
|
Jos. Vinc. Ngọc Biển
|
Joseph Vũ
|
Khang Nguyễn
|
Lê Thiên
|
Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
|
Lm Đaminh Hương Quất
|
Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
|
Lm John Minh
|
Lm. Anmai, C.Ss.R.
|
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
|
Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
|
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Lm. Đan Vinh, HHTM
|
Lm. Đỗ Vân Lực, op.
|
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
|
Lm. GB. Trương Thành Công
|
Lm. Giacôbê Tạ Chúc
|
Lm. Gioan Hà Trần
|
Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
|
Lm. Giuse Lê Công Đức
|
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
|
Lm. Giuse Trần Đình Thụy
|
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
|
Lm. Inhaxio Trần Ngà
|
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
|
Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
|
Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
|
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
|
Lm. Jos Đồng Đăng
|
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
|
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
|
Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
|
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
|
Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
|
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
|
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
|
Lm. Jos Trần Đình Long sss
|
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
|
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
|
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
|
Lm. Linh Tiến Khải
|
Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
|
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
|
Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
|
Lm. Ng Công Đoan, SJ
|
Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
|
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
|
Lm. Nguyễn Hữu An
|
Lm. Nguyễn Thành Long
|
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
|
Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
|
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
|
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
|
Lm. Phạm Văn Tuấn
|
Lm. Phạm Vinh Sơn
|
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
|
Lm. Raph. Amore Nguyễn
|
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
|
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
|
Lm. Trần Đức Phương
|
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
|
Lm. Trần Minh Huy, pss
|
Lm. Trần Việt Hùng
|
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
|
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
|
Lm. Vũ Khởi Phụng
|
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
|
Lm. Vinh Sơn, scj
|
Luật sư Đoàn Thanh Liêm
|
Luật sư Ng Công Bình
|
M. Hoàng Thị Thùy Trang
|
Mẩu Bút Chì
|
Mặc Trầm Cung
|
Micae Bùi Thành Châu
|
Minh Tâm
|
Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
|
Nguyễn Thụ Nhân
|
Nguyễn Văn Nghệ
|
Người Giồng Trôm
|
Nhà Văn Hương Vĩnh
|
Nhà văn Quyên Di
|
Nhà Văn Trần Đình Ngọc
|
Nhạc Sĩ Alpha Linh
|
Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
|
Nhạc Sĩ Phạm Trung
|
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
|
Phaolô Phạm Xuân Khôi
|
Phêrô Phạm Văn Trung
|
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
|
Phó tế JB. Nguyễn Định
|
Phùng Văn Phụng
|
Phạm Hương Sơn
|
Phạm Minh-Tâm
|
PM. Cao Huy Hoàng
|
Sandy Vũ
|
Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
|
Sr. M.G. Võ Thị Sương
|
Sr. Minh Thùy, OP.
|
Têrêsa Ngọc Nga
|
Tín Thác
|
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
|
TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
|
Thanh Tâm
|
thanhlinh.net
|
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
|
Thiên Phong
|
Thy Khánh
|
Thơ Hoàng Quang
|
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
|
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
|
Trầm Tĩnh Nguyện
|
Trầm Thiên Thu
|
Trần Hiếu, San Jose
|
Vũ Hưu Dưỡng
|
Vũ Sinh Hiên
|
Xuân Ly Băng
|
Xuân Thái
|
|
LÀM SAO SUY NIỆM LỜI CHÚA ĐÚNG PHỤNG VỤ?
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Để biết được Sứ Điệp Lời Chúa, mà các Nhà Phụng Vụ muốn ta suy niệm, trước hết, ta cần chú ý đến Câu Tung Hô Tin Mừng, rồi đến Bài đọc 2 Kinh Sách, và Lời Tổng Nguyện của ngày lễ hôm đó. Chẳng hạn, Bài Tin Mừng của Chúa Nhật Tuần 15 Thường Niên Năm C: Dụ Ngôn Người Samaria Nhân Hậu, đây là dụ ngôn nổi tiếng, được rất nhiều: các giáo phụ, cũng như, các nhà Thánh Kinh chú giải. Tuy nhiên, các Nhà Phụng Vụ đã không chọn bất kỳ bài chú giải nào về dụ ngôn này, để làm Bài đọc 2 Kinh Sách cho Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay, mà lại chọn, bài Huấn Giáo về Các Nghi Thức Thánh Tẩy của thánh Amrôxiô.
|
PHÂN ĐỊNH… ĐỂ GIA ĐÌNH LUNG LINH HẠNH PHÚC
Lm Đaminh Hương Quất
Vấn đề phân định, nhất là trong xã hội tục hóa như hôm nay là một trong những vấn đề lớn được Đức cố Thánh Cha Fanxico quan tâm, vẫn thường thấy Ngài nói đến; Đặc biệt Mừng Năm Thánh 2025, Đức Thánh Cha chọn tháng Bảy làm ý cầu nguyện theo Đức Thánh Cha- Cầu nguyện cho việc huấn luyện phân định.
|
AI CŨNG LÀ ANH EM CON
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Một câu chuyện có thật xảy ra ở Hoa Kỳ. Câu
chuyện được lan truyền trên Internet này nói với mọi người rằng: Thiên lý thiện
ác hữu báo đối với bất cứ ai đều có hành động, thuận theo thiên lý chính là
phúc báo. Dưới đây là câu chuyện của Seine Marne.
...Xin mở file kèm
|
TỊNH YÊN
M. Hoàng Thị Thùy Trang
Có lẽ không có điều kiện nào của Tin mừng khó hơn điều kiện Chúa Giêsu đưa ra hôm nay: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi và người thân cận như chính mình.” (Lc 10, 27) Những ai đã từng có kinh nghiệm sống tình yêu với Thiên Chúa và tha nhân. Họ sẽ hiểu Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến dường nào. Ngài quan phòng, chăm sóc cho chúng ta từng chút, từng li. Có thể nói từng chấm, từng phẩy. Mọi biến cố xảy ra trong cuộc đời ta đều có sự hiện diện của Ngài đồng hành, nâng đỡ. Ngài không tạo nên sự dữ, thế nhưng Ngài có thể rút ra từ sự dữ những điều tốt lành để mưu ích cho chúng ta. Thiên Chúa của chúng ta là như thế đó. Ngài hoàn toàn xứng đáng để tôn kính và thương yêu. Thế nhưng, con người, nhân loại... thật khó để yêu thương.
|
Làm gì để được sống đời đời?
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp Tin mừng: “Hội thánh không thể lơ là việc phục vụ bác ái cũng như không thể lơ là việc ban bí tích và rao giảng tin mừng”
|
LUẬT YÊU THƯƠNG
Lm. Trần Việt Hùng
Chuyện kể rằng ngày kia Chúa Giêsu đóng vai bác hành khất đi ăn xin. Chiều đến, Ngài rảo qua các biệt thự xin trọ qua đêm. Kẻ thì bảo vào chuồng ngựa mà ngủ, kẻ nói xuống vựa lúa, kẻ khác bảo chui vào gầm cầu thang…Nhưng xem ra bác hành khất không muốn nhận những tấm lòng tốt đó. Bác ra xóm lao động xin ở trọ. Bác được lối xóm tiếp đãi tử tế và cho ăn, ngủ chung nhà. Sáng sớm hôm sau thức dậy, bác ta biến đâu mất nhưng gia chủ thấy một bức thơ để lại, trong có ghi câu “Các con là bạn thân của Đức Kitô”. Sau này mấy kẻ nhà giầu nghe biết rát lấy làm hổ thẹn.
|
THIÊN CHÚA MỜI GỌI SỐNG THƯƠNG XÓT
Phêrô Phạm Văn Trung
Bạn có bao giờ cảm thấy thế giới này quá lạnh lùng không? Tin tức mỗi ngày đầy rẫy những vụ bạo lực, chiến tranh, lừa dối, phản bội. Người ta dễ dàng “loại bỏ” nhau chỉ vì một lỗi nhỏ. Trên mạng xã hội, một lời nói thiếu suy nghĩ cũng có thể khiến ai đó tổn thương sâu sắc. Trong một thế giới như vậy, điều gì có thể chữa lành? Điều gì có thể làm cho con người gần nhau hơn?
|
LỀ LUẬT VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT
Phêrô Phạm Văn Trung
Các trang Kinh Thánh hôm nay giúp chúng ta khám phá hai chủ đề chính: sự vâng phục Thiên Chúa qua việc thực hành các mệnh lệnh của Ngài và lòng thương xót được thể hiện qua tình yêu thương dành cho người lân cận.
|
LUẬT SAMARITANÔ
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
Câu chuyện kể của Chúa Giêsu về người Samarianô nhân hậu đã khởi hứng cho một câu chuyện phim khá lý thú. Nội dung chuyện phim như sau: Một cô sinh viên trường y đang học năm cuối chương trình y khoa một lần kia chứng kiến một người đứng tuổi mập mạp đang trong cơn đột quỵ trầm trọng. Cô sinh viên đã theo tiếng lương tâm mà làm tiểu phẩu trước khi được đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu. Nạn nhân được cứu sống, nhưng lại bị một di chứng là khó phát âm vì khi làm tiểu phẩu, cô sinh viên chưa tốt nghiệp ấy có một sai sót nhỏ. Cô sinh viên bị nạn nhân kiện. Nhiều thế lực không tốt cũng nhân cơ hội ấy để kiện luôn cả khoa và trường mà cô sinh viên đang theo học. Câu chuyện tưởng như không có hậu ấy đã thay đổi vào phút chót khi xuất hiện viên luật sư trẻ đầy tâm huyết đã tìm ra một luật để bào chữa đó là luật Samaritanô. Câu chuyện phim trở thành có hậu khi cô sinh viên được tòa tuyên vô tội.
|
CHIÊN LẠC NHÀ ÍTRAEN LÀ AI?
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Có lẽ, chúng ta sẽ ngạc nhiên, sau khi Đức Giêsu thành lập Nhóm Mười Hai Tông Đồ, Người chỉ sai các ông đến với chiên lạc nhà Ítraen. Vậy, chiên lạc nhà Ítraen là ai? Các Bản Văn Phụng Vụ của Thứ Tư Tuần 14 Thường Niên, Năm Lẻ, sẽ cho chúng ta biết điều đó.
|
CỨU GIÚP NGƯỜI HOẠN NẠN
Jerome Nguyễn Văn Nội
Trên các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta không khỏi đau lòng về thái độ vô cảm và dửng dưng của nhiều người trước những khổ đau, hoạn nạn của người khác. Thái độ ấy trái ngược hẳn với điều mà Chúa Giê-su muốn các Ki-tô hữu thực hành.
|
CHỈ CÓ THỨ BÌNH AN CỦA THIÊN CHÚA MỚI KHIẾN BẠN NỞ HOA
M. Hoàng Thị Thùy Trang
“Tên anh em đã được ghi trên trời. “ (Mt 10, 20) Câu nói này có lẽ đã thu hút được rất nhiều người và cũng có không ít người vấp ngã khi mà người ta chỉ chú tâm đến cái danh vọng mà không quan tâm đến điều Thiên Chúa muốn. Thực ra, nếu như một ai đó trong lòng có Thiên Chúa thì mọi sự, tất cả mọi sự đều không quan trọng. Chỉ cần có Thiên Chúa là đủ. Chỉ cần một mình Thiên Chúa là đủ đầy cho tất cả những ai thực sự khao khát Ngài.
|
NGƯỜI SAMARITAN CHẠNH LÒNG THƯƠNG!
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Câu chuyện được Thánh Luca ghi lại giữa cuộc đối đáp của Chúa Giêsu với người luật sỹ về trường hợp con người phải làm gì để được sự sống đời đời, và liên quan đến hành động này là giữa chúng ta, ai là anh em với nhau?
|
ƠN BÌNH AN
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
“Ôi Thần Linh thân ái, xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”. Lời ca Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Axidi như đã ghi tạc vào lòng Kitô hữu Việt Nam chúng ta. Xin cám ơn tác giả là cha Kim Long đã phổ nhạc, ngài vừa mới qua đời chưa đầy một tháng. Ơn bình an là một ơn trong những mà Kitô hữu thương khát mong. Và sự khát mong ấy được thể hiện qua các ý lễ của tín hữu Công giáo thường xin dâng Lễ.
|
“ANH EM HÃY RA ĐI!”
Jerome Nguyễn Văn Nội
Từ ngày Đức Giê-su ra lệnh cho 72 môn đệ: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặp lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi!” thì các tín hữu Ki-tô vẫn không ngừng thực thi mệnh lệnh ấy.
|
SỐNG VÀ LOAN BÁO NIỀM VUI, BÌNH AN
Phêrô Phạm Văn Trung
Con người luôn khao khát tìm kiếm niềm vui, bình an và ý nghĩa cuộc sống. Nhưng những biến chuyển không ngừng của xã hội hiện đại, từ xung đột chính trị, bất ổn kinh tế, đến những áp lực cá nhân, khiến nhiều người cảm thấy lạc lối. Các bài đọc Kinh Thánh hôm nay mang đến một thông điệp hy vọng, niềm vui đích thực và sứ mệnh lan tỏa bình an ngay trong gian khổ, vì niềm vui và bình an không phải là điều xa vời, mà là ân sủng Thiên Chúa ban tặng cho những ai đặt niềm tin vào Ngài.
|
CHÚNG TA MẠNH KHỎE KHÔNG?
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Chúa Giêsu đã nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần” (Mátthêu 9:12). Chúng ta có khỏe mạnh không? Ai trong chúng ta có thể thành thật nói rằng “Tôi không cần sự chữa lành của Chúa”?
|
AN BÌNH
Lm. Trần Việt Hùng
Ai cũng mong muốn những công việc, những mẫu truyện, những hài kịch hay những cuốn phim có kết thuận, nghĩa là kết có hậu. Nhân vật tốt lành sẽ chiến thắng. Người làm ác sẽ bị loại trừ. Vai chính trong các cốt truyện rất quan trọng vì có ảnh hưởng sâu rộng quần chúng. Bài đọc thứ nhất trích sách tiên tri Isaia, phần kết Bài ca Thứ Ba của tiên tri Isaia diễn tả về sự hoan lạc và an ủi vỗ về của dân Do-thái tại thành thánh Giêrusalem. Bài đọc thứ hai trích đoạn chương sau cùng của thơ Thánh Phaolô gởi cho tín hữu thành Galata cầu chúc mọi người hưởng sự bình an thư thái. Hai bài đọc có kết thúc rất tốt đẹp.
|
PHÂN ĐỊNH: HIỂU BIẾT VÀ KHÔN NGOAN
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Hiểu biết là thứ có thể sao chép, ghi nhớ, ta có thể diễn giải rất rõ ràng, thuyết phục những điều mình biết, nhưng, đó chỉ là lặp lại điều người khác đã nói. Khôn ngoan không thể sao chép, nó chỉ nảy sinh, khi ta trực tiếp chạm vào sự thật, bằng trải nghiệm sống động của chính mình, chứ không phải bằng ký ức vay mượn từ người khác. Trên đường thiêng liêng, ta thường bị mắc kẹt trong chính hiểu biết của mình: ta biết nhiều về cầu nguyện, chiêm niệm, thần bí; có thể giảng giải rất hay, thuyết phục, nhưng, sâu bên trong, ta vẫn chưa phải là người khôn ngoan. Chẳng hạn, ta có thể nói hàng giờ về các phương pháp cầu nguyện, chiêm niệm, thần bí, nhưng rồi, chỉ một lời xúc phạm nhỏ, cũng khiến ta nổi điên lên; một mất mát nhỏ, cũng khiến ta hoảng loạn, suy sụp. Điều này chứng tỏ: những hiểu biết của ta chỉ là những lời thuộc lòng, chứ, chưa được chứng nghiệm, bằng chính cái giá, mà ta phải trả, khi thực hành lời Đức Giêsu đã dạy: từ bỏ chính mình, vác thập giá hằng ngày mà theo Chúa.
|
HAI TẢNG ĐÁ
M. Hoàng Thị Thùy Trang
Có lẽ không ai trong chúng ta không quen thuộc với bài Tin mừng hôm nay. “Anh là Phêrô nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Mt 16, 18) Khi Chúa Giêsu trao trọng trách chăm sóc Hội thánh của Ngài cho Phêrô cũng chính là khi Ngài tin tưởng và tôn trọng con người. Ngài chia sẻ với con người trách nhiệm chăm lo Hội thánh của Ngài.
|
CON LÊN ĐƯỜNG
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Với tư cách là cựu chủng sinh Chủng Viện Piô XII,
người viết những giòng này muốn nói lên khát vọng của Đức Giám Mục
Trinh Như Khuê trong nỗ lực duy trì và phát triển Giáo Hội trong tình
thế cấp bách trước những thách thức của thời cuộc có thể làm Giáo
Hội miền Bắc sẽ gặp khó khăn không kém gì thời Nhà Nguyễn xưa kia. Vì
tình hình chiến sự tạm thời cải thiện, dân chúng lục tục lén lút hồi
cư về Hà Nội. Sau khi các chủng sinh Tràng Tập Hà Nội ra bưng về
Hoàng Nguyên để lấy chỗ cho các thầy về học Đại Chủng Viện, Đức Cha
Giuse Maria Trịnh như Khuê nhậm chức Giám Mục địa phận. Ngài ra thư
chung số 7 ngày
13/6/1951, chuyển trường Latinh Hoàng Nguyên về Hà Nội,
thành lập Tiểu Chủng Viện Piô XII, trụ sở tại nhà Lacordaire đường
Hoàng Hoa Thám dốc lên Bưởi, do Cha già Lợi bề trên trường Latinh
Hoàng Nguyên làm giám đốc. Tuy nhiên tình hình an ninh giữa bưng biền
và Hà Nội vẫn chưa ổn định thông thương. Cha Đinh Lưu Nhân được chỉ
định làm giám đốc, Cha du học Pháp trở về, từng dạy các chủng sinh
tràng Tập Hà Nội, sau làm bề trên thay cố Hoàng nằm bệnh việnoang năm bênh viênHH. Cha già Lợi vẫn
còn ở lại trong bưng coi sóc chủng viện Hoàng Nguyên nay là Tràng Tập.
Cha Nhân cải cách chương trình học để các chủng sinh Piô XII có thể
thi lấy bằng trung học Phổ Thông và Tú Tài, có chủng sinh được ra
học trường bên ngoài như Chu Văn An, Lycée Albert Sarrault, có người đậu
đạt được chủng viện xin học bổng cho du học nước ngoài. Sau mấy năm
hoạt động, bỗng biến cố chia đôi đất nước, Tiểu Chủng Viện Piô XII di
cư vào Nam, cha Nhân được chỉ định coi chánh xứ Nam Định (sau bị trúng
bom Mỹ tại sân nhà thờ). Các chủ chăn cũng theo con chiên di cư vào
Nam, cánh đồng Giáo Hội miền Bắc hoang vắng. Chế độ mới về thành
tiếp thu, bây giờ Hà Nội và bưng biền thông thương, Đức Cha Khuê lập
tức triệu cha già Lợi bề trên chủng viện Hoàng Nguyên về Hà Nội làm
giám đốc Tiểu Chủng Viện Piô XII hiện bỏ trống. Thực hiện thư chung
số 7, Ngài viết:
...Xin mở file kèm
|
ĐỨC TIN VÀ ƠN GIẢI THOÁT
Phêrô Phạm Văn Trung
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về hành trình đức tin, sự thử thách, và ơn giải thoát của Thiên Chúa dành cho những ai đặt niềm tin vào Ngài. Qua hành trình của thánh Phêrô và thánh Phaolô đi rao giảng Tin Mừng, chúng ta thấy được sức mạnh của lời cầu nguyện, sự can thiệp của Thiên Chúa, và sứ mạng xây dựng Hội Thánh.
|
THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ
Phêrô Phạm Văn Trung
(biên tập)
Lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô là lễ nổi bật nhất trong số tất cả các lễ mừng kính các thánh tông đồ. Đây là lễ mừng dành chung cho hai ngài, tuy nhiên trong hành trình rao giảng Tin Mừng, vẫn có một bất đồng mục vụ giữa hai vị: “Nhưng khi ông Kêpha đến Antiôkia, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Giacôbê đến; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì” (Gal 2:11-14).
|
Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ
Lm. Trần Việt Hùng
Hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ là hai cột trụ của Giáo Hội. Hai Thánh Tông đồ có những quá khứ rất khác nhau. Phêrô xuất thân là dân chài, tính tình nóng nảy. Phaolô xuất thân là thư sinh, học hiểu sâu rộng. Hai vị có trình độ và tính tình khác nhau nhưng có chung một mẫu số liên kết hai tâm hồn cho một tình yêu.
|
THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ HỘI THÁNH CỦA CHÚA KITÔ
Jerome Nguyễn Văn Nội
Chúng ta có diễm phúc được sống những ngày tháng đầu tiên của triều đại Giáo hoàng Leo XIV. Nhờ vậy mà chúng ta cử hành lễ kính Thánh Phêrô và Thánh Phaolô một cách sốt sáng đặc biệt. Cũng nhờ vậy mà chúng ta cảm nghiệm một cách cách sâu sắc tình yêu của Thiên Chúa trong việc chúng ta được là thành viên của Hội Thánh Công giáo mà Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập và bảo vệ! Cũng nhờ vậy mà chúng ta cảm thấy gần gũi gắn bó hơn vị kế nhiệm Thánh Phêrô và các vị kế nhiệm các Tông Đồ!
|
THÀNH QUẢ CỦA LÒNG YÊU THƯƠNG
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Sứ điệp: “Chỉ có TÌNH YÊU mới làm cho các phần tử của Hội thánh hoạt động” (thánh nữ Tê-rê-xa Hài đồng Giê-su)
|
THÁNH TÂM LÀ THÁNH THỂ
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Tháng Sáu theo truyền thống của Giáo Hội là tháng biệt kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong tháng này có hai lễ trọng liên quan đến mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa: lễ Mình Máu Thánh Chúa và lễ Thánh Tâm Chúa. Sự liên kết giữa hai lễ này là gì? Tình yêu được thể hiện qua Phép Thánh Thể và Trái Tim Chúa Giêsu mang ý nghĩa gì? Phải chăng chỉ là một, một Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu đã yêu thương con người với tất cả trái tim, và luôn khao khát được ở với con người mọi ngày cho đến tận thế?
|
ĐƯỜNG VỀ TRỜI PHẢI CÓ BÁNH TỪ ĐẤNG BỞI TRỜI
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Qua việc Chúa làm phép lạ nuôi sống thể xác (x. Lc 9,11-17), Hội Thánh nhắc chúng ta về phép lạ Thánh Thể. Chính Thánh Thể mới là phép lạ đích thực, tái diễn mãi mãi trong Hội Thánh, để nuôi sống không chỉ thể xác, nhưng là linh hồn con người và nuôi sống đến đời đời.
|
KHI YÊU, SẼ CHẢ CẦN ĐỢI XIN…
M. Hoàng Thị Thùy Trang
Tin mừng hôm nay nói đến vấn nạn muôn thuở của con người: nghèo đói, bệnh tật… Sinh ra với kiếp người, không ai trong chúng ta có thể trốn chạy. Có người lọt lòng mẹ đã sống trong nhung lụa, không cần đến cái ăn, cái mặc. Có người phải vất vả bôn ba mới có thể tồn tại. Cuộc sống đôi khi quá bất công và khắc nghiệt. Thế nhưng, hơn nhau không phải giàu nghèo, cũng không phải bằng cấp, địa vị… Hơn nhau là biết sống làm người công chính. Người công chính là người dám sống cho sự thiện và biết kính sợ Thiên Chúa.
|
BÁNH HẰNG SỐNG
Lm. Trần Việt Hùng
Ông tổ Abraham đi cứu người cháu là ông Lot bị bắt giữ, khoảng 1850 năm trước khi Chúa Giêsu giáng trần. Trên đường trở về đi qua Salem, ông Abraham đã gặp ông Melchizedek vừa là vua và là tư tế. Melkizedek đã dâng bánh và rượu cho Abraham. Bánh và rượu là biểu tượng của Bí tích Thánh Thể sau này được hiến dâng bởi tư tế theo dòng Melkizedek. Từ thuở xa xưa, con người đã biết biến chế hạt miến, hạt mì thành bánh và ép những trái nho ủ lên men thành rượu. Đây là một tiến trình hòa lẫn biến đổi bánh rượu thật tuyệt vời. Tất cả mọi loài vật khác trên địa cầu đều ăn tươi nuốt sống theo luật tự nhiên. Riêng con người, bánh và rượu là căn cốt thực phẩm được chế biến để đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người mọi thời và mọi nơi.
|
ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ SỰ PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
Phêrô Phạm Văn Trung
(chuyển ngữ)
Giống như nhiều sinh viên nghiên cứu sau đại học về thần học Công giáo vào thời điểm Hồng Y Joseph Ratzinger được bầu chọn làm Giáo Hoàng, tôi không hy vọng gì nhiều khi nghe tin đó. Ấn tượng chung của nhiều giáo sư của tôi là Hồng Y Joseph Ratzinger là một nhà tư tưởng cứng nhắc, độc đoán. Tôi cho rằng những điều ngài viết có thể sai. Và do đó, tôi đã không đọc các tác phẩm của ngài – mãi cho đến khi tôi vào lớp học của Cha Richard McBrien, nay đã qua đời.
|
BÍ TÍCH THÁNH THỂ BAN SỰ SỐNG THẦN LINH
Phêrô Phạm Văn Trung
Khi đọc lại những dòng Kinh Thánh từ Cựu Ước đến Tân Ước, người ta nhận ra một mạch xuyên suốt chương trình cứu độ của Thiên Chúa: ban cho sự sống muôn đời, mà đỉnh cao là Bí tích Thánh Thể, lương thực thần linh.
|
XIN CHO CON NO TÌNH NGÀI
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
Sau khi rời khỏi Ai Cập, dân
Israel lang thang trong sa mạc và nhanh chóng cạn kiệt lương thực. Họ bắt đầu
phàn nàn với Mô-sê và Aaron, nói rằng họ thà ở lại
Ai Cập và có lương thực để ăn còn hơn chết đói trong sa mạc. Thấy dân phàn
nàn, Mô-sê cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ. Chúa đã nghe lời.
...Xin mở file kèm
|
Hồng ân Thánh thể
Lm. Inhaxio Trần Ngà
Trên cõi đời nầy, không gì quý bằng sự sống. Được sống vui, sống khỏe là mơ ước, là khát vọng mãnh liệt và thâm sâu nhất của con người. Vì thế, khi mắc những chứng bệnh nguy hiểm đe dọa mạng sống, người ta tìm cách chạy chữa với bất cứ giá nào, miễn là được khỏi bệnh và được sống.
|
SỐNG ĐẠO THẬT ĐÁNH BẬT GIẢ HÌNH ĐAU KHỔ
Lm Đaminh Hương Quất
Điểm qua thời sự: Thứ Sáu 13.6 vừa qua (2025), dùng quyền tự vệ chính đáng trước nguy cơ Iran sắp đạt trình vũ khí hạt nhân, bất ngờ Israel mở trận không kích trên 300 máy bay đánh vào mục tiêu quân sự, nhà máy hạt nhân…Thực ra cũng chả lạ, bởi thời gian 60 ngày TT.Trump đưa ra để đối thoại tìm thỏa hiệp đã hết, nhưng Iran cù nhày, câu giờ… Ngày 13.6 bước qua làn ranh đỏ, là ngày thứ 61.
|
MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ HIẾN TẾ THẬP GIÁ VÀ HIẾN TẾ BÀN THỜ
Jerome Nguyễn Văn Nội
Điều làm nên sự khác biệt của dân Ít-ra-en so với các dân tộc khác trong Cựu Uớc là dân ấy đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và ký kết với họ Giao Ước Xi-nai. Dân Ki-tô giáo là Ít-ra-en mới chẳng những kế thừa Giao Ước cũ mà còn được nâng cấp trong Giao Ước Tình Yêu nhờ/trong Hiến Tế Thập Giá của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa. Hiến Tế Thập Giá là chót đỉnh của Tình Yêu cứu độ. Hiến Tế Thập Giá bao gồm cả Hiến Tế Thánh Thể trong đó Mình và Máu Chúa Giê-su Ki-tô trở thành lương thực thiêng liêng cho mọi lữ khách Ki-tô Và qua/nhờ Hiến Tế Thánh Thể là Hiến Tế Thập Giá được hiện tại hóa và hiện thực hóa cho tất cả các Kitô hữu mọi thời đại.
|
ANH EM HÃY CHO HỌ ĂN
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Thánh Thể cũng được biết như Bánh Nuôi Linh Hồn, hoặc Bữa Tiệc Ly là BÍ TÍCH TÂM ĐIỂM của Kytô Giáo. Nó được Chúa Giêsu thiết lập trong Bữa Tiệc Khi khi Ngài phân chia bánh và rượu với các môn đệ, xác nhận đó là mình và máu của Ngài. Thánh Thể được hiểu theo nhiều ý nghĩa, với những người Công Giáo và những ai tin tưởng thì đó là sự hiện diện đích thực, ở đó bánh và rượu được biến thành thịt và máu Chúa Kitô. Khi rước Mình và Máu Chúa Kitô, người tín hữu được hiệp nhất với Chúa Kitô qua thân xác Ngài: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong người ấy.” (Gioan 6:56). Nhờ sự hiệp nhất với nhân tính của Chúa Kytô, chúng ta cũng được hiệp nhất với Ngài trong thiên tính.
|
TẠI SAO THINH LẶNG LẠI CẦN THIẾT?
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
Thánh Biển Đức dạy các môn sinh của mình: giữ thinh lặng, ngay cả, đối với những điều lành thánh. Một lời nói đúng cũng thành sai, bởi vì, ngay khi ta dùng lời để nói về sự thật, nó đã bị bóp méo; dù ta có nói đúng về Thiên Chúa, thì, cũng giống như ngón tay vẽ trên mặt đại dương, sự thật không nằm trong ngôn từ, Thiên Chúa không nằm trong các định nghĩa.
|
MỞ RA NHƯ THIÊN CHÚA
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
Không có suy nghĩ nào nghèo nàn cho bằng suy nghĩ của loài người về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Nghèo đến nỗi, nhân loại chưa bao giờ đạt thấu ý nghĩa như chính mầu nhiệm gợi hứng.
|
TÌNH YÊU HIỆP NHẤT
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
”Bà Êligiabet có thai được sáu
tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabri-en đến thành Nagiarét miền Galilê, gặp
một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đavid.
Trinh nữ ấy tên là Maria. Trinh nữ đang đăm chiêu cầu nguyện,
chợt giật mình nghe tiếng chào:
“Ave Maria!
Hãy vui lên!
Bà thật thánh-thiện,
Bà đầy ơn phúc!
Thiên Chúa ở cùng Bà”.
...Xin mở file kèm
|
|