Các Tác Giả |
Augustinô Đan Quang Tâm
|
Đinh Văn Tiến Hùng
|
Ban Biên Tập CGVN
|
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức, MD.
|
Bùi Nghiệp, Saigon
|
Bernard Nguyên-Đăng
|
Bosco Thiện-Bản
|
Br. Giuse Trần Ngọc Huấn
|
Cursillista Inhaxiô Đặng Phúc Minh
|
Dã Quỳ
|
Dã Tràng Cát
|
Elisabeth Nguyễn
|
Emmanuel Đinh Quang Bàn
|
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền,OSB.
|
EYMARD An Mai Đỗ O.Cist.
|
Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
|
Fr. Huynhquảng
|
Francis Assisi Lê Đình Bảng
|
Gia Đình Lectio Divina
|
Gioan Lê Quang Vinh
|
Giuse Maria Định
|
Gm Phêrô Huỳnh Văn Hai
|
Gm. Giuse Đinh Đức Đạo
|
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên
|
Gm. JB. Bùi Tuần
|
Gm. Nguyễn Thái Hợp, op
|
Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
|
Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
|
Gs. Ben. Đỗ Quang Vinh
|
Gs. Lê Xuân Hy, Ph.D.
|
Gs. Nguyễn Đăng Trúc
|
Gs. Nguyễn Văn Thành
|
Gs. Phan Văn Phước
|
Gs. Trần Duy Nhiên
|
Gs. Trần Văn Cảnh
|
Gs. Trần Văn Toàn
|
Hạt Bụi Tro
|
Hồng Hương
|
Hiền Lâm
|
Hoàng Thị Đáo Tiệp
|
Huệ Minh
|
HY. Nguyễn Văn Thuận
|
HY. Phạm Minh Mẫn
|
JB. Lê Đình Nam
|
JB. Nguyễn Hữu Vinh
|
JB. Nguyễn Quốc Tuấn
|
Jerome Nguyễn Văn Nội
|
Jorathe Nắng Tím
|
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
|
Jos. Lê Công Thượng
|
Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
|
Joseph Vũ
|
Khang Nguyễn
|
Lê Thiên
|
Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, HKK
|
Lm Đaminh Hương Quất
|
Lm BÙI NINH, Gp Bùi Chu
|
Lm John Minh
|
Lm. Anmai, C.Ss.R.
|
Lm. Anphong Ng Công Minh, OFM.
|
Lm. Anrê Đỗ Xuân Quế op.
|
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Lm. Đan Vinh, HHTM
|
Lm. Đỗ Vân Lực, op.
|
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
|
Lm. GB. Trương Thành Công
|
Lm. Giacôbê Tạ Chúc
|
Lm. Gioan Hà Trần
|
Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
|
Lm. Giuse Lê Công Đức
|
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
|
Lm. Giuse Trần Đình Thụy
|
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
|
Lm. Inhaxio Trần Ngà
|
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
|
Lm. JB Trần Hữu Hạnh fsf.
|
Lm. JB. Bùi Ngọc Điệp
|
Lm. JB. Vũ Xuân Hạnh
|
Lm. Jos Đồng Đăng
|
Lm. Jos Cao Phương Kỷ
|
Lm. Jos Hoàng Kim Toan
|
Lm. Jos Lê Minh Thông, OP
|
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa BMT
|
Lm. Jos Phan Quang Trí, O.Carm.
|
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
|
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
|
Lm. Jos Trần Đình Long sss
|
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
|
Lm. Lê Quang Uy, DCCT
|
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
|
Lm. Linh Tiến Khải
|
Lm. Martin Ng Thanh Tuyền, OP.
|
Lm. Minh Anh, TGP. Huế
|
Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên O. Cist.
|
Lm. Ng Công Đoan, SJ
|
Lm. Ng Ngọc Thế, SJ.
|
Lm. Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
|
Lm. Nguyễn Hữu An
|
Lm. Nguyễn Thành Long
|
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
|
Lm. Pascal Ng Ngọc Tỉnh
|
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
|
Lm. Phêrô Phan Văn Lợi
|
Lm. Phạm Văn Tuấn
|
Lm. Phạm Vinh Sơn
|
Lm. PX. Ng Hùng Oánh
|
Lm. Raph. Amore Nguyễn
|
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
|
Lm. Tôma Nguyễn V Hiệp
|
Lm. Trần Đức Phương
|
Lm. Trần Mạnh Hùng, STD
|
Lm. Trần Minh Huy, pss
|
Lm. Trần Việt Hùng
|
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
|
Lm. TTT. Võ Tá Khánh
|
Lm. Vũ Khởi Phụng
|
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
|
Lm. Vinh Sơn, scj
|
Luật sư Đoàn Thanh Liêm
|
Luật sư Ng Công Bình
|
Mẩu Bút Chì
|
Mặc Trầm Cung
|
Micae Bùi Thành Châu
|
Minh Tâm
|
Nữ tu Maria Hồng Hà CMR
|
Nguyễn Thụ Nhân
|
Nguyễn Văn Nghệ
|
Người Giồng Trôm
|
Nhà Văn Hương Vĩnh
|
Nhà văn Quyên Di
|
Nhà Văn Trần Đình Ngọc
|
Nhạc Sĩ Alpha Linh
|
Nhạc Sĩ Ngọc Cẩn
|
Nhạc Sĩ Phạm Trung
|
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
|
Phaolô Phạm Xuân Khôi
|
Phêrô Phạm Văn Trung
|
Phó tế Giuse Ng Xuân Văn
|
Phó tế JB. Nguyễn Định
|
Phùng Văn Phụng
|
Phạm Hương Sơn
|
Phạm Minh-Tâm
|
PM. Cao Huy Hoàng
|
Sandy Vũ
|
Sr. Agnès Cảnh Tuyết, OP
|
Sr. M.G. Võ Thị Sương
|
Sr. Minh Thùy, OP.
|
Têrêsa Ngọc Nga
|
Tín Thác
|
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
|
TGM. Phaolô Bùi Văn Đọc
|
Thanh Tâm
|
thanhlinh.net
|
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
|
Thiên Phong
|
Thy Khánh
|
Thơ Hoàng Quang
|
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
|
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
Tiến Sĩ Trần Xuân Thời
|
Trầm Tĩnh Nguyện
|
Trầm Thiên Thu
|
Trần Hiếu, San Jose
|
Vũ Hưu Dưỡng
|
Vũ Sinh Hiên
|
Xuân Ly Băng
|
Xuân Thái
|
|
Cấu trúc không gian thơ Cao Gia An, S.J.
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Khoảng một thập niên gần đây, nhà thơ Cao Gia An, S.J., một tác giả Công giáo đã khẳng định vị thế của mình trên văn đàn Việt Nam với phong cách sáng tác đậm chất chiêm niệm và suy tư thần học. Thơ của Ngài tỏa sáng bởi đức tin Thiên Chúa, kiến tạo một không gian nghệ thuật độc đáo, nơi hội tụ giữa tâm linh và nhân sinh, giữa nghệ thuật ngôn từ và những khát vọng cứu rỗi. Không gian ấy mang đậm tính biểu tượng, mở ra hành trình nội tâm phong phú và sự tương giao thiêng liêng giữa con người với Thiên Chúa. Những hình ảnh trụ cột trong không gian thơ được tác giả sử dụng tựa những giềng mối biểu đạt, tạo nền tảng cho hệ hình thẩm mỹ, đồng thời gợi lên sự thiêng liêng và gần gũi. Dựa trên các tập thơ tiêu biểu như: "Về núi thánh" (Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014), "Mùa cứu rỗi" (Nxb. Hồng Đức, 2020), "Tình thơ trên phận người" (Nxb. Hồng Đức, 2020), bài viết này sẽ đi sâu khám phá cấu trúc không gian thơ của Cao Gia An, S.J. Qua đó, chúng tôi làm sáng tỏ thêm những chiều kích tinh thần và hệ thẩm mỹ độc đáo, góp phần định vị vai trò của nhà thơ trong tiến trình phát triển của văn học Công giáo Việt Nam đương đại.
|
Vòng sóng quy tâm: Từ cõi người đến cõi thiêng (Về thơ lục bát của Lm. Giuse Cao Gia An)
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Thơ lục bát của Cao Gia An tiếp nối truyền thống, mở rộng chiều kích sáng tạo, trở thành chìa khóa khám phá vẻ đẹp độc đáo của thể thơ dân tộc. Những vòng sóng trong thơ Cao Gia An là quá trình vận động liên tục và quay về bản thể. Mỗi vòng sóng là một lớp nghĩa rộng mở, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nỗi đau đến cách chữa lành, từ tách biệt đến hòa hợp. Vòng sóng quy tâm không ngừng vận động, luôn hướng về đức tin, tình yêu Thiên Chúa. Đó là quá trình thay đổi nội tâm, sự quay lại với chính mình, tìm kiếm sự hòa giải, thanh thản.
|
VỀ LƯU PHƯƠNG, XỨ MẸ
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Con đứng lặng giữa phương đình lộng gió Bốn phía ngân reo, mạch đá lặng thầm Trong mắt ngời, hơi thở ấm nghìn năm Trong đắm đuối, ngỡ hồn xanh rêu cũ
|
Quá trình chuyển hóa biểu tượng
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
"Vệt trăng nào trên cỏGợi dậy tiếng tim rung Nhắn tình Ngài muôn thuở Đang yêu con vô cùng." (Trăng Thập Tự)
|
GỞI NGƯỜI VIỄN XỨ.
Người Châu Sơn
“Người Châu Sơn”: Jos Trần Ngọc Hạnh và các Thân hữu xin chân thành cám ơn
nhà thơ Francis Assisi Lê Đình Bảng, đã ưu ái gửi tặng tập thơ mới xuất bản:
“Và Em, Lễ Khấn Dòng”.
...Xin mở file kèm
|
Hành trình cứu chuộc trong văn xuôi Công giáo hậu hiện đại
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Văn học Công giáo, đặc biệt văn xuôi, luôn chiếm vị trí quan trọng trong dòng chảy văn hóa nhân loại, phản ánh sâu sắc những giá trị tinh thần và nhân sinh. Trong bối cảnh hậu hiện đại, khi các giá trị truyền thống đối diện với những thách thức, văn xuôi Công giáo không chỉ tái hiện những mâu thuẫn nội tâm mà còn mở ra hành trình khám phá chiều sâu đức tin và niềm hy vọng. Sự cứu chuộc, vốn là giá trị cốt lõi của văn học Công giáo, vượt khỏi phạm trù tâm linh, trở thành hành trình kiếm tìm sự tha thứ, hòa giải và chữa lành những tổn thương của cá nhân và cộng đồng. Trên nền tảng nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi Công giáo hậu hiện đại trong và ngoài nước, bài viết này tập trung phân tích hành trình cứu chuộc như một trục chính của sáng tác, qua đó làm sáng tỏ vai trò của nhà văn trong việc kiến tạo và lan tỏa các giá trị nhân sinh; đồng thời, khảo sát cách thức biểu đạt mối quan hệ giữa con người, đức tin và ý niệm cứu rỗi trong bối cảnh giao thoa văn hóa và tư tưởng đương đại.
|
Nhạc Cảnh GIÁNG SINH - Hài Nhi & Mục Đồng
Đinh Văn Tiến Hùng
Lời
mở đầu - Nhạc cảnh có thể trình diễn trong dịp Lễ Giáng Sinh với các chi tiết gợi
ý như sau :
-Các
vai diễn : Mẹ Maria, Thánh Giuse, Thiên Thần và các Mục Đồng.
-Lời
Diễn nguyện gồm đoạn trich Phúc Âm và đoạn văn trích dịch về mặc khải Chúa
Giáng Sinh và Mục Đồng đến thờ lạy.
-Lời
Diễn ngâm 2 bài thơ ‘Mẹ ru Chúa Hài Nhi’ và ‘Hài Nhi & Mục Đồng’
-Phần
nhạc đệm với những bài ca Giáng Sinh chọn lựa thích hợp với từng phần trình diễn
như : Cao cung lên- Đêm thánh vô cùng- Hang Belem- Tiếng hát Thiên Thần- Đêm
đông….
-Xin
lưu ý đừng mở tiếng nhạc lớn át cả tiếng Diễn ngâm và Diễn nguyện sẽ khó giao cảm.
...Xin mở file kèm
|
Mỹ học Kitô giáo trong thơ Trần Vạn Giã
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Nhà thơ Trần Vạn Giã, một tên tuổi uy tín của văn học Việt Nam hiện đại, được biết đến với phong cách thơ trữ tình, suy tưởng sâu sắc và sự kết hợp tinh tế giữa thi ca và mỹ học Kitô giáo. Thơ ông phản ánh sâu sắc những trải nghiệm cá nhân, xã hội và thiên nhiên; đồng thời thấm đẫm đức tin, tư tưởng nhân văn, mở ra cảnh giới chiêm nghiệm về sự sống, cái chết và tình yêu vĩnh hằng dưới ánh sáng Thiên Chúa. Thơ Trần Vạn Giã tìm kiếm sự kết nối hài hòa giữa cái đẹp hữu hình và cái đẹp thiêng liêng, giữa con người, thiên nhiên và vũ trụ. Với ông, thi ca là con đường đưa con người đến gần hơn với đức tin và sự cứu chuộc, nơi cái đẹp nuôi dưỡng tâm hồn và khai mở ý nghĩa trọn vẹn của đời sống.
|
NGHE TIẾNG CHIM HÓT Ở BỜ RÀO
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Nghe con chim lích rích ở bờ rào Thoáng trong mình, một cảm giác nao nao Nửa ngây ngất, nửa chênh chao, hớn hở Mỗi đầu ngày, với niềm vui nho nhỏ Là bình an, mình được Chúa giữ gìn Tay hữu Ngài, mở cánh cửa bình minh Cho tôi thấy, suốt chiều dài, bóng xế
|
BAO GIỜ THỎA LÒNG?
Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn
Chẳng bao lâu cuộc đời ta kết thúc Đừng bận lòng : nhỏ nhen kiếp nhân sinh Đừng ghen tỵ : cao thấp với hơn thiệt Đừng ích kỷ thu vén để vinh thân.
|
BỒI HỒI KHÚC BI CA REQUIEM CHIÊU NIỆM CẦU HỒN: VĂN TẾ CÁC ĐẲNG
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Văn tế là một thể văn biền ngẫu, thoát ly từ thể phú Đường luật, với nội dung kể công đức, tính hạnh của người được tế và bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương. Có thể viết văn tế bằng nhiều dạng khác nhau: Tán, Từ khúc, Thi ca hoặc văn xuôi (điếu văn); tùy hoàn cảnh và đối tượng. Tế sống, tế chết, tế thần thánh. Tuy nhiên dựa vào thực tế văn học Việt Nam, phổ biến nhất vẫn là các bài văn tế soạn theo qui luật Đường phú và văn tế viết bằng thể thơ song thất lục bát. So với thi phú truyện Nôm, ca ngâm thì số lượng các bài văn tế không nhiều. Song, nhờ chất lượng nội dung và giá trị về nghệ thuật hùng biện, mảng văn tế đã trở thành một trong những bộ phận hữu cơ khá đặc thù của dòng văn học Việt Nam cuối thế kỷ 18 và 19, kể cả trong sinh hoạt lễ tang, tưởng niệm, truy điệu, giỗ chạp thường nhật. Xin kể ra đây một vài kiệt tác điển hình: Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (Nguyễn Du); Văn Tế Vua Quang Trung (Lê Ngọc Hân); Văn Tế Trận Vong Tướng Sĩ (Nguyễn Văn Thành); Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Văn Tế Sĩ Dân Lục Tỉnh (Nguyễn Đình Chiểu); Văn Tế Võ Tánh Và Ngô Tùng Châu (Đặng Đức Siêu); Văn Tế Sống Vợ (Tú Xương) và Văn Tế Phan Chu Trinh (Phan Bội Châu).
|
Cảm thức đức tin trong thơ Công giáo Việt Nam từ 1975 đến nay
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, tôn giáo và văn chương đã thiết lập mối liên kết thiêng liêng, bền vững và sâu sắc, hòa quyện giữa khát vọng hướng thượng và cảm thức nghệ thuật. Mối tương liên này không chỉ xây dựng đức tin và động lực sống mà còn thắp lên trong mỗi con người niềm hy vọng về một tương lai bình an, nơi những giá trị nhân văn và chân lý được tôn vinh. Tôn giáo là cuộc hành trình truy cầu chân lý tuyệt đối, ánh sáng vô biên và nguồn cội của sự sống; trong khi văn chương mở ra những chân trời mới, giúp người đọc khám phá bản thân mình và thế giới xung quanh. Cảm thức tôn giáo trong văn học thể hiện khát vọng lớn lao của nhân loại về niềm tin và chân lý, góp phần hình thành hệ tư tưởng, các giá trị và bản sắc văn hóa bền vững qua thời gian.
|
NỤ TẦM XUÂN ĐÃ THÀNH ĐIỀU THIÊNG LIÊNG*(Đọc “ Và em, lễ Khấn dòng...” của Francis Assisi Lê Đình Bảng)
*Trần Hoàng Vy
“ VÀ EM, LỄ KHẤN DÒNG” ( VE,LKD) là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Đình Bảng, sau 23 tác phẩm đã xuất bản gồm các sách Giảng văn, Giáo trình sách giáo khoa, Thơ, Văn, Bút ký... xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay. Sách dày 110 trang gồm 63 bài thơ và lời giới thiệu của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, do nhà Xuất bản Tuổi Hoa Publishing, Hoa Kỳ ấn hành tháng 8 năm 2024, với tranh bìa của họa sĩ Nguyễn Hà và ký họa chân dung tác giả của họa sĩ Chóe.
|
Sức mạnh!
Trưởng Huyền Nguyễn
(Đoàn Anrê Dũng Lạc)
Viết tặng quý trưởng và các em
|
Thơ gửi người em quê lũ
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Chuyện tôi kể, từ lá rau, hạt cải Chúa cho mọc lên, xúm xít cánh đồng Có mùi nhà quê, chợ búa, bãi sông Kẻ tưới, người gieo, bốn mùa tươi tốt
|
NHỮNG MÙA TRĂNG TUỔI MỌN
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Vào dịp Tết Trung Thu hằng năm, chúng tôi có cả một vòm trời lấp lánh những vì sao, là những trò chơi dân gian nhà quê, là thế giới rộn ràng những cung bậc và ngôn ngữ
...Xin mở file kèm
|
TRONG TAY NGƯỜI THỢ GỐM
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Nước trời, như mẻ lưới dăng ngoài biển Tôm cá đầy, đợi người ta kéo lên Thứ tươi ngon, chọn vào giỏ, để riêng Còn lại thì liệng ra ngoài, vứt bỏ
|
***Liên hoa thơ dâng THÁNH NỮ***
Đinh Văn Tiến Hùng
Con ơi ! Hãy ngủ cho say.
Để mẹ đan xong áo này cho con.
Thân con buốt lạnh hao mòn,
Lòng mẹ đau xót chẳng còn ngại chi,
Mai sau đến lúc chia ly,
Không còn săn sóc được gì nữa đâu,
...Xin mở file kèm
|
THÁNH GIÁ, LÀM SAO CON VÁC NỔI
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Tuyết trời, mưa xuống, không về nữa Thấm đẫm vào tầng sâu, tốt tươi Để đất ra hoa, chồi lộc mới Và mùa màng hớn hở, sinh sôi
|
ĐỜI CON QUA NHƯ MÂY BAY
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Một hôm, giữa trời đất mênh mang của La Vang. Tôi đã nghe những lời hát ấy vang lên. Giọng cao vút mà thanh khiết của một nữ tu hát solo. Tôi cứ tưởng, một ca khúc nào đó, của Tây phương. Nó lạ lắm. Trong ngần. Thánh thiêng. Không phải từ loài người. Mà từ một nơi chốn nào, rất xa, rất lạ. Từ một trời cao thẳm, không gợn mây. Từ một cõi khác.
|
***Liên hoa thơ dâng kính Mẹ***
Đinh Văn Tiến Hùng
*Sen Thánh
Trần gian tội lỗi ngập bùn đen,
Thiếu nữ Sion, một đóa sen.
Đẹp lòng Thiên Chúa, câu trinh khiết,
Thỏa dạ nhân trần, lời chúc khen.
Trịnh trọng ‘Kính chào’, ngôi thiên
sứ,
Khiêm tốn ‘Xin vâng’, phận tớ hèn.
Cõi lòng vẹn sạch nên Cung Thánh,
Duyên Đất, Tình Trời đã đan chen.
(Giám mục Châu Ngọc Tri)
...Xin mở file kèm
|
Trường Hoan Ca - Dâng Kinh ĐỨC MẸ VIỆT NAM - Những địa điểm Hành Hương Quốc Gia
Đinh Văn Tiến Hùng
Chúng
ta luôn gọi Đức Mẹ với nhiều danh xưng: Hiền
Mẫu luôn yêu thương che chở con cái- Sao
Biển hay Hải Đăng dẫn lối cho những
con tàu về bến bình an- Trạng Sư bênh
đỡ tội nhân là chúng ta trước Vị Thẩm
Phán chính trực quyền uy là Thiên Chúa- Nữ
Vương bình An- Nữ Vương Thiên Đàng-
Đức Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Chuộc- Nữ Vương Truyền Phép Mân Côi…
...Xin mở file kèm
|
ĐẾN HẸN LẠI VỀ - DÂNG HOA ĐỨC MẸ
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Một năm, hai tháng Đức Bà Một là hoa phượng,hai là Mân Côi
|
Sự kỳ diệu của ngôn ngữ thi ca - Mời bạn cùng đọc BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
Francis Assisi Lê Đình Bảng
(Đọc bài thơ Bài Nhã ca tháng Giêng của Francis asisi Lê Đình Bảng) Bùi Công Thuấn *** Mời bạn cùng đọc BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
|
*** Biển * * *
Đinh Văn Tiến Hùng
“Ngài ở đàng lái, dựa trên ván mà ngủ. Họ đánh thức Ngài và nói với Ngài : Thưa Thày! Thày chẳng lo chúng tôi chết mất ? Tỉnh dậy, Ngài quát bảo gió và biển : Nín đi ! Êm đi ! Và gió tắt, biển lặng như tờ…” (Mc.4:38-39)
|
Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Con vào nhà Đức Chúa Trời Nhớ, quên. Còn, mất. Đã rơi rụng nhiều Xét mình, còn chẳng bao nhiêu Để làm lưng vốn mang theo, sống đời
|
BÊN HỒ BETHESDA
Fr. Francis Quảng Trần C.Ss.R
Không làm sao, tôi lết được xuống hồ Ba mươi tám năm, liệt giường, liệt chiếu Nào chõng, giường. Nào băng ca chồng chéo Cứ đến sau. Chậm, uống nước chân trâu
|
CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NÉM ĐÁ - PHỤC SINH
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Từ Chúa Nhật lễ Lá đến Chúa Nhật Phục Sinh - thời gian tuy vắn vỏi chỉ
diễn ra trong 7 ngày – nhưng lại được coi như đỉnh điểm của Phụng vụ, vì bước
vào “tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa
Giêsu” được gọi là Tuần Thánh. Chúa Nhật Lễ Lá ở xứ đạo làng quê tôi
thiêng liêng, đông vui, sầm uất lắm. Người người, nhà nhà, hàng xứ,
hàng tổng cơm nắm cơm gói, lặn ngòi ngoi nước, bảo nhau về dự lễ. Có
cả một “Festival-ngày hội lá dừa”
rất đặc trưng, đáng ghi vào sử sách. Tôi nghĩ, rừng cây ôliu của Do
Thái chẳng thấm vào đâu, làm sao sánh được với cây dừa bạt ngàn của
Việt Nam tôi? Cây dừa, lá dừa, hoa dừa, quả dừa, nước dừa, cùi dừa,
dầu dừa, mứt dừa, kẹo dừa và cả gáo dừa, xơ dừa, xác dừa đã đi
vào đời sống thủ công, mỹ nghệ, vào lễ nghi cúng kiếng tế tự và cả
trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Hóa ra, cái sáng kiến rất
chân chất nhà nông mà độc đáo xửa xưa của giáo sĩ Đắc Lộ đã chuyển
tải được một nội dung hội nhập văn hóa . Nó vừa thuận ý trời
(Phụng vụ), lại vừa đẹp lòng người (thổ ngơi, kinh tế, thời vụ).
|
VIẾT CHO CÂY SÁO
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Tôi thổi vào lòng ống sáo tối đen Địa Ngục, để tìm ra bảy lối
tới Thiên Đàng: đồ rê mi fa son la si.
Từng âm giai vỗ cánh bay đi, chao nghiêng trong ánh sáng bảy
màu lung linh huyền ảo, để những bóng tối kia cũng mang hình ống sáo, cho
tôi lại ghé môi khắc khoải thổi vào.
Rời bè trầm chúng bay lên cao, rồi thả vào đêm bao chiếc thang
cung bậc. Nghe âm vang bước chân của bóng đêm nặng nhọc, đang lần từng âm
vực mà lên.
Vũ trụ lầm lì lơ lửng trong đêm. Những con sóng dịu mềm cho bên
lở biết mình còn đó, để ban mai thức dậy gặp bên bồi.
Mỗi góc tối trong tôi đang ngậm lấy âm thanh như ngậm vào vú
mẹ, từ miệng mình he hé ánh sáng bồng bế nhau thong thả tràn vào.
...Xin mở file kèm
|
Trường ca NẾP NHÀ NAZARETH
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Hãy đến cùng Giuse Làng quê Nazareth Những chiều Đông giá rét Đêm bão tuyết Bethlem
|
Đọc thơ tình yêu Lê Đình Bảng - Bùi Công Thuấn
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Mời bạn đọc bài thơ CHUYỆN HOA XOAN MÙA THƯƠNG KHÓ Francis Assisi Lê Đình Bảng.
|
KINH CẦU LỄ TRO MÙA CHAY
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Có những lúc, đói lả người, run rẩy Thèm gié lúa non, bứt trộm ven đường Vài hạt thôi, cho miệng đỡ nhạt hơn Chuyện con kiến, quá tầm thường, vụn vặt
|
BÀI NHÃ CA THÁNG GIÊNG
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Đêm nay, nhớ chong đèn, chờ nhau, nhé Đốt trầm lên, thức trắng, hết canh ba Bởi đầy trời, rộn rã tiếng hoan ca Và nhật nguyệt kết đôi vầng sáng rỡ
|
Thơ ca và sự dấn thân
Thi sĩ Vincent Mai Văn Phấn
Tín hiệu thơ ca, của nghệ thuật nói chung dường như đến với mỗi chúng ta từ rất sớm. Khi mới lớn, hàng chuỗi hình ảnh, thanh âm của đời sống xung quanh đã gợi mở cho con người những tưởng tượng phong phú cùng nhiều cung bậc cảm xúc mới lạ. Những tín hiệu ấy đã dội vào tôi như một hồi chuông vừa dứt, nó ngân vang, lẩn quất trong tâm trí, tạo những phản ứng dây chuyền, đột khởi, hình dung về một thế giới khác, thanh sạch, bay bổng hơn đời sống chúng ta đang trải nghiệm. Những tín hiệu đầu tiên về thế giới khác lạ ấy đã vẫy gọi, dẫn dụ tôi dấn thân vào cuộc sáng tạo.
|
HÁT TRÊN ĐỈNH TRỪƠNG SƠN
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Ta đứng hát trên đỉnh trời cao ngất Trường Sơn ơi, bát ngát mấy trùng khơi Cả đại ngàn nhuộm thắm máu đang tươi Và sông suối vỗ tay reo tở mở
|
THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC ĐÔI QUÊ
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Thiên đàng, địa ngục, đôi quêAi khôn thì về. Ai dại thì xa Đêm về, nhớ Chúa, nhớ cha Đọc kinh, cầu nguyện, kẻo sa linh hồn. . .
|
THƯ EM TÊRÊSA GỬI CHỊ PAULINE - Kính đâng Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Francis Assisi Lê Đình Bảng
1.Chị biết đấy, Chúng mình mồ côi khi hãy còn trẻ thơ, bé bỏng Mẹ, nhành lan, nhành quế ngả về non Tội tình Cha phận gà trống nuôi con Như người ta bảo năm chị em mình, Ngũ Long Công Chúa
|
BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Tôi từ Phố Hiến xa xôi Ruổi theo con nước, bãi bồi long đong Hôm vô tới xứ Đàng Trong Gặp em ở miệt Ba Giồng mới lên
|
TỪ KINH NHẬT MỘT “MAGNIFICAT” ĐẾN BÀI THƠ “LA VIERGE À MIDI”... VÀ...
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Paul Claudel (1868-1955)... chẳng hiểu vì một động cơ huyền nhiệm nào? Sau khi dự thánh lễ ban sáng, đến chiều, trở lại nhà thờ Đức Bà Notre Dame Paris một lần nữa. Chàng nhớ rõ ràng: “Hôm nay, Thứ Bảy, ngày cuối tuần, kính Đức Mẹ. Vẫn một thói quen, có buổi hát kinh chiều trọng thể kính Đức Mẹ... Tôi vào nhà thờ, dừng lại nơi cột trụ có đặt tượng Đức Mẹ ẵm bồng Chúa Giêsu Hài Đồng, một tác phẩm điêu khắc tôn giáo có giá trị nghệ thuật từ thế kỷ XIV... Khi ca đoàn xướng kinh Magnificat, bỗng xảy ra một biến cố phi thường... Trong giây lát, lòng tôi xúc động khôn tả. Đôi mắt tinh thần của tôi mở ra và tôi đã tin. Ôi, những kẻ có đức tin phúc đức là dường nào! Tất cả trở thành sự thật: Thiên Chúa hiện hữu, Ngài đang có mặt nơi đây. Ngài là Đấng hằng sống. Ngài hiện hữu thật sự, như chính tôi hiện hữu. Ngài yêu thương tôi và kêu mời tôi đến với Ngài... Nước mắt tôi dàn dụa và tôi bật khóc nức nở...”
|
(Bài hát) KINH LẠY CHA – KINH KÍNH MỪNG – KINH SÁNG DANH
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Tuy đã có nhiều bản phổ nhạc cho kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh và nhất là kinh Lạy Cha, tôi cũng xin đóng góp thêm vào kho tàng Thánh Nhạc Việt Nam những bản phổ nhạc của mình cho ba kinh này.Vì để mọi người đều có thể hát được, nên bản phổ nhạc của ba kinh này được viết khá đơn sơ và giọng (tone) nhạc không quá cao. “Hát là cầu nguyện hai lần”. Hy vọng những bản nhạc này có thể giúp mọi người cầu nguyện sốt sắng hơn. Thân ái trong Chúa Kitô Lm. Giuse Vũ Thái Hòa * Để tải ba bản nhạc PDF: https://bit.ly/43iyBNv * Để coi và nghe trên Youtube: https://youtu.be/Af4iwNyRxRo
|
|