Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (BÀI 10) THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC 17 GIÁO PHẬN TÔNG TÒA, TỪ 1659 ĐẾN 1959

  

Trong chỉ thị Super cathedram, ban hành ngày 09.09.1659, đặt để hai Đức Cha Pallu và Lambert làm giám mục tông tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, Đức Thánh Cha Alexandre VII đã đặc biệt tin tưởng các ngài và đã ban cho các ngài nhiều quyền hạn. Không kể  việc « Ta tạo dựng ngài, đặt để ngài và đề cử ngài, làm Đại Diện Tông Tòa trong nước Đàng Ngoài nói trên, với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu lên ở trên », Đức Thánh Cha còn ban hai quyền quản trị khác, nhưng cũng là những sứ mệnh cam go :

Một là « Ta ban cho ngài chức năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác, gần với tông tòa của ngài, trong trường hợp mà một trong những Hiền Huynh đáng kính khác của ngài sẽ có thể tử vong hay khiếm khuyết » ;

Hai là « Ta còn cho phép ngài được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử ». Cụ thể Đức Thánh Cha cho phép các ngài tạo dựng các giám mục mới và các địa phận mới.

Trong 300 năm Tông Tòa, từ 1659 đến 1960, trải dài qua 4 thế kỷ XVII, XVIII, XIX và XX, bao nhiêu giáo phận mới đã được thành lập ? Lịch sử đã cho ta câu trả lời rất rõ ràng : từ 1659 đến 1959, 17 giáo phận đã được thành lập. 

A. Trong 2 thế kỷ XVII & XVIII, ba giáo phận đã được thành lập. 

1. 1659, Giáo phận Đàng Trong (Qui Nhơn). Được thiết lập cùng ngày với giáo phận Đàng Ngoài, ngày 09.09.1659. Lúc đó, giáo phận có khoảng 20.000 giáo dân. Năm 1664, khi cha chính Louis Chevreuil đến Hội An, không kể Đức Cha Lambert, giám quản địa phận, còn kẹt ở Xiêm, trên địa phận chỉ có 3 cha dòng Tên, cha Domenico Fuciti tại triều đình Thuận Hóa, cha Pedro ở Hải Phố và cha F. Ignace Baudet ở Cửa Hàn. Tại Ayuthia, Đức cha Lambert phong chức cho 2 linh mục đầu tiên của địa phận và cũng là 2 linh mục việt nam đầu tiên là cha Giuse Trang và Luca Bền. Năm 1671 đức cha đi kinh lý địa phận, lập tu viện Mến Thánh Giá tại An Chỉ, Quảng Ngãi và họp công đồng Đàng trong ở Hải Phố. Bốn năm sau, vào năm 1675, đức cha lại đi kinh lý địa phận lần hai. Ngài mang theo và để lại làm việc trong giáo phận 3 linh mục : cha Bénigne Vachet tại Thuận Hóa, cha Jean de Courtaulin ở Quảng Ngãi và cha Gabriel Bouchard tại Nam Trung Việt. Năm 1844, Đức Cha Etienne-Théodore Cuénot Thể, giám mục thứ 10 của địa phận xin Tòa Thánh phân chia địa phận. Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và Tây Đàng Trong (Sài gòn). Giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) gồm các tỉnh miền Trung và do Đức Cha Thể coi sóc.

Năm 1960, giáo phận Qui Nhơn được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và tiếp tục trao quyền cai quản cho Đức Cha Phêrô Phạm Ngọc Chi, đã bắt đầu từ 1957. 

2. 1659, Giáo phận Đàng Ngoài (Hà Nội). Được thành lập ngày 09.09.1659, giáo phận lúc đó có khoảng 80 000 giáo dân. Theo Bentô Thiện, viết trong « Lịch sử nước Anam » (năm 1659), thì lúc đó các giáo dân qui tụ quanh 340 nhà thờ rải rác trên 6 xứ : “Nghệ an Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn nam Xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh bắc Xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn tây xứ được mười nhà thánh”. (Trích trong Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn : Đường mới, 1972, tr. 129).

Vào năm 1666, không kể Đức cha Pallu, đại diện tông tòa địa phận, còn kẹt ở Xiêm, trên địa phận chỉ có 2 linh mục : cha chính François Deydier Phan, thừa sai hải ngoại Paris và cha Bernard, dòng capucin. Hai năm sau, 1668, hai tân linh mục việt nam đầu tiên của địa phận đã được phong chức : cha Gioan HUỆ và cha Bênêditô HIỀN.

Năm 1669, Ðức Cha Lambert de la Motte, đại diện tông tòa Đàng Trong, giám quản tông tòa Đàng Ngoài, thay mặt đức cha Pallu đang ở Roma, đi kinh lý Địa phận Đàng Ngoài. Tháng giêng năm 1670, Ngài phong chức cho 7 tân linh mục việt nam. Đó là các cha : Mactinô MÁT, Giacôbê CHIÊU, Philiphê NHÂN, Antôn QUẾ, Simon KIÊN, Lêôn TRỤ và Vitô TRI. Ngày 14 tháng 02 năm 1670, Ðức cha Lambert đã mở công Ðồng Phố Hiến, với sự tham dự của 12 linh mục. Rồi ngày thứ tư lễ tro, 19.02.1670, Ðức cha nhận lời khấn của 2 nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên. Ðó là chị Agnès và chị Phaolô tại Phố Hiến, trên một chiếc thuyền neo tại sông Hồng, đối diện với làng Bái Vàng. Hai tu viện Mến Thánh Giá đầu tiên đã được thành lập ở xứ Ðàng Ngoài, một ở Kiên Lao, tỉnh Nam Ðịnh, nay thuộc địa phận Bùi Chu, một ở Bái Vàng, tỉnh Hà Nam, nay thuộc địa phận Hà Nội.

Năm 1678, Ðức Cha Pallu từ Thái Lan về Roma, đề nghị tấn phong giám mục cho 6 linh mục trong số các linh mục tiên khởi. Tiếc rằng đề nghị này đã bị Tòa Thánh bác bỏ. Năm 1679, địa phận Đàng Ngoài có 200.000 giáo dân, nhiều thầy giảng và nữ tu mến thánh giá, 18 linh mục, gồm 11 việt nam, 2 cha thừa sai là François Deydier Phan và Jacques de Bourges Gia, 3 cha Daminh và 2 cha dòng Tên. Năm sau, 1679, Đức cha Pallu được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Phúc Kiến (Trung Hoa). Ngày 10/06/1683 ngài lên đường nhận niệm sở, tới nơi ngày 27/01/1684 và 9 tháng sau, ngày chúa nhật 29.10.1684 Đức Cha qua đời, thọ 58 tuổi.

Trước sự phát triển mau chóng về số lượng giáo dân như vậy, từ 80.000, năm 1659, lên đến 200.000, năm 1679, Đức Giáo Hoàng Innocentê XI chia giáo phận Đàng Ngoài làm hai: Đông Đàng Ngoài và Tây Đàng Ngoài, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) được trao cho Đức cha Jacques de Bourges Gia, Thừa sai Hải ngoại Paris, coi sóc. Năm 1753, giáo phận có 131.727 giáo dân, rải rắc trong các địa hạt sau đây : Bố chính với 10.000 giáo dân, Nghệ An với 42.500 giáo dân, Thanh Hóa với 24.039 giáo dân, Tây Nam (Trấn Sơn Nam) với 45.188 giáo dân, Miền Tây (Trấn Sơn Tây) với 7.000 giáo dân, Kẻ chợ với 3000 giáo dân.

Năm 1950: Ðức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê được tấn phong Giám Mục, và đảm nhận địa phận Hà Nội.

3. 1679, Giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng). Tân giáo phận được trao cho Cha chính François Deydier Phan, Thừa sai Hải ngoại Paris, được đặt làm giám mục tiên khởi. Lúc đó toà giám mục thường ở Phố Hiến (tên một cảng nằm trên tả ngạn sông Hồng, do Nhà Lê mở vào cuối thế kỷ, phía Nam thị xã Hưng Yên ngày nay). Sau đời Đức cha Deydier, toà giám mục thường đặt ở vùng Bùi Chu, đôi khi ở Kẻ Sặt, Hải Dương. Theo báo cáo của các cha dòng Tên gửi Đức cha J. de Bourges những nơi các ngài coi sóc (hiện nay nằm trong các giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá) năm 1668-1707, có số giáo dân như sau: Đông và An Quảng 3.016; Bắc (Kẻ Noi) 990; Đoài 6.250. 

Năm 1693, Ðức Cha Deydier mất, Ðức Cha De Bourges phải cai quản hai giáo phận. Vì tình trạng thiếu hụt Thừa Sai, nên Ðức Cha De Bourges đã nhượng địa phận Ðông Đàng Ngoài cho Dòng Ða Minh, trụ sở tại Manila (Phi Luật Tân). Năm 1698, cha Lezoli Cao, Đa Minh,  được sắc Tòa Thánh phong làm giám mục đại diện tông tòa, kế vị đức cha Deydier, cai quản địa phận. Ngài được tấn phong tại Kẻ Sặt ngày 02.02.1702, do đức cha Belot, giám mục phó địa phận Tây Đàng Ngoài chủ phong. Nhưng vì làm việc quá sức, ẩn trốn cực khổ, ngài lâm bệnh nặng và mất ngày 18.01.1707. Cha chính Juan de Santa Ceuz Thập được đề cử nắm quyền đại diện tông tòa, rồi được sắc chỉ Tòa Thánh đề ngày 03.04.1716 cử làm giám mục và cử cha Sextri làm giám mục phó. Vào năm 1719, lúc hai đức cha được tấn phong giám mục, giáo phận Đông Đàng Ngoài có tất cả 2 giám mục, 7 linh mục Daminh và khoảng trên 60.000 giáo dân.                

Năm 1953, Tòa Thánh chọn Ðức Cha Giuse Trương Cao Ðại, dòng Đa Minh, làm giám mục cai quản địa phận Hải Phòng, nhưng được hơn một năm thì phải di cư vào Nam. Ngài định cư tại Madrid (Tây Ban Nha) và mất tại đó vào năm 1955. 

Ba địa phận trên đây là ba địa phận duy nhất đã được thành lập ở Việt Nam trong thế kỷ XVII. 1659 : Đàng Trong (Qui Nhơn) và Đàng Ngoài (Hà Nội). 1679 : Đàng ngoài được chia đôi thành Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) và Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng).   

Trong suốt thế kỷ XVIII, không một địa phận mới nào đã được thành lập. Lý do chính yếu vì những cấm cản, bắt bớ, giết hại đã bắt đầu. Đạo Công Giáo trở thành bất hợp pháp ở Việt Nam.

Lịch sử Giáo Hội Việt Nam ghi nhớ tất cả 53 Sắc chỉ chính thức do các chúa Trịnh, Nguyễn, do nhà Tây Sơn và do các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức ban hành, nhằm khai trừ và tiêu diệt đạo Công Giáo.

Trong hai thế kỷ 17 và 18, với họ Trịnh (1627-1786), 17 Sắc chỉ đã được ban hành ; với họ Nguyễn (1615-1778), 8 Sắc chỉ đã được ban hành ; rồi dưới triều Tây Sơn (1775-1800), 6 sắc chị đã được ban hành. Hậu quả là chừng 30,000 giáo dân đã bị giết hại vì đạo.

Dưới thời Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847) và Tự Ðức (1847-1883), 22 sắc chỉ đã được ban hành, chừng 40,000 tín hữu bị xử tử hay chết trong lao tù.

Với phong trào Văn Thân (1874-1895) có tới trên dưới 60,000 người dân Công Giáo bị sát hại.

Tổng cộng có khoảng 130.000 người bị chết vì đạo.

B. Trong 100 năm của thế kỷ XIX, sáu giáo phận mới đã được thành lập 

4. 1844, Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn). Cơn bách đạo ghê gớm thời Minh Mạng (1820-1840) dịu giảm hơn dưới thời Thiệu Trị (1840-1847). Ngày 02.03.1844, Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và Tây Đàng Trong (Sài Gòn). Tây Đàng Trong gồm lục tỉnh Nam Kỳ, cho đến hết xứ Cao miên, trao cho Đức Cha Dominique Lefèvre. Năm 1850, sau khi đã tách biệt Cao Miên làm giáo phận mới Nam Vang, Giáo phận Tây Đàng Trong chia làm 12 hạt : Đất Đỏ, Tân Triều, Lái Thiêu, Thủ Đức, Thị Nghè, Chợ Lớn, Thủ Ngữ, Xoài Mít, Cái Nhum, Cái Mơn, Bãi San và Đầm Nước. Chủng viện được lập tại Thị Nghè. Dòng Mến Thánh Giá được lập ở Cái Nhum và Cái Mơn. Gần 100 năm sau, năm 1938, trước khi phân chia Giáo phận mới là Vĩnh Long, Giáo phận Tây Đàng Trong có 82.375 giáo dân, chia làm 13 hạt, 58 giáo xứ và 152 họ lẻ ; do 119 linh mục coi sóc, trong đó 80 linh mục triều, 27 thừa sai và 12 linh mục dòng.

Năm 1955: Ðức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong Giám Mục, và đảm nhận giáo phận Sàigòn, thay thế Ðức Cha Cassaige Sanh từ chức để đi làm tuyên úy Trại Cùi Di Linh. 

5. 1846, Giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh). Giáo phận Tây Đàng Ngoài quá rộng lớn. Ngày 27.03.1846, Đức Giáo Hoàng Gregorius XVI chia đôi : một vẫn giữ tên cũ là Tây Đàng Ngoài, một lấy tên mới là Nam Đàng Ngoài (Vinh), gồm Bố Chính, Nghệ An, Hà Tĩnh. Giáo phận mới có 1 giám mục là Đức cha Gautier Hậu, 35 linh mục việt nam, 4 thừa sai, 75 thầy giảng, 69 chủng sinh, 220 nữ tu, 18 giáo xứ với 66.350 giáo dân. Dưới thời Đức cha Hậu, giáo phận tiếp tục phát triển. Năm 1853, số “giáo hạt” đã tăng lên con số 21 (so với trước chỉ có 18), khoảng 465 “giáo xứ”, giáo họ với 45 linh mục người Việt. Trong phúc trình năm 1853, Đức Cha Hâu viết: “Hiện có 2 chủng viện để dạy cho 85 thanh niên tiếng La tinh…Tôi cũng đã gửi 20 thanh niên khác sang chủng viện Pulo-Pinang học”. Từ năm 1868-1869, với sự trợ giúp đắc lực của Ông Nguyễn Trường Tộ, Đức Cha xây dựng cơ sở Tòa Giám Mục tại Xã Đoài.

Năm 1951: Giáo phận Vinh được trao cho đức tân Giám Mục Baotixita Trần Hữu Ðức. 

6. 1848, Giáo phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu). Ngày 05.09.1848, Đức Giáo Hoàng Piô IX ban chỉ dụ chia giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) làm đôi : một vẫn tên cũ do Đức cha Jéronimô Hermosilla Liêm, OP, coi sóc, với khoảng 45.000 giáo dân, ở rải rắc trong 327 xứ đạo ; một lấy tên mới là Giáo Phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu), gồm tỉnh Nam Định và Hưng Yên, trao cho Đức cha Domingo Marti Gia coi sóc. Gọi là Trung, vì nó nằm giữa Đông (Hải Phòng) và Tây (Hà Nội), giữa Nam (Vinh) và Bắc (Bắc Ninh).  Giáo phận mới tuy hẹp đất, nhưng số giáo hữu đông gấp 3 lần giáo phận cũ còn lại. Giáo phận Đông có 45.000 giáo dân, Giáo phận Trung có 139.000 tín hữu. Ngày 29/06/1935: Ðức Cha Ða Minh Hồ Ngọc Cẩn, vị giám mục thứ hai Việt Nam được tấn phong tại nhà thờ Phú Cam (Huế). Ngài là Giám Mục phụ tá với quyền kế vị giáo phận Bùi Chu.

Năm 1936, Ðức Cha Monagorri mất, Ðức Cha Ða Minh chính thức nhận quyền Giám Mục Bùi Chu. Ðức Cha Ða Minh mất ngày 27/11/1948 tại Bùi Chu sau 12 năm cai quản giáo phận. Năm 1950: Ðức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được tấn phong Giám Mục và đảm nhận giáo phận Bùi Chu. 

7. 1850, Giáo phận Bắc Đàng Trong (Huế). Năm 1850 Tòa Thánh tách rời một phần đất của Giáo Phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) và lập một giáo phận mới, lấy tên là Giáo Phận Bắc Đàng Trong (Huế), gồm hai tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và nửa tỉnh Quảng Bình. Lúc thành lập, giáo phận có 1 giám mục là Đức cha tiên khởi Marie Pellerin Phan ; 2 linh mục TSHNP, 12 linh mục việt nam, với 24.000 giáo dân. Tòa giám mục đặt tại Di Loan, sau Đức cha Joseph Hyacinthe Sohier Bình cho dời về Kim Long (1862), rồi đức cha Eugène Marie Allys Lý (1908-1931) lại đổi về Phủ Cam.

Năm 1960, giáo phận Huế được nâng lên cấp tổng giáo phận và trao quyền cai quản cho Đức Tổng Giám Mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục. Vào năm 1962, TGP Huế có 112 linh mục triều, 50 linh mục dòng, với 100.225 giáo dân, qui tụ trong 85 giáo xứ (có linh mục) và 264 giáo họ (không có linh mục). 

8. 1883, Giáo phận Bắc Dàng Ngoài (Bắc Ninh) Giáo phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) đã được chia một lần để lập Giáo Phận Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu) vào năm 1748. Để việc truyền giáo được phát triển, ngày 29.05.1886, Tòa Thánh lại chia một lần nữa một phần đất từ Giáo Phận Đông Đàng Ngoài để lập Giáo Phận mới, gọi là Giáo Phận Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh). Giáo phận mới gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, và một số huyện của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội. Lúc thành lập, giáo phận có : 1 giám mục là đức cha Antonio Colomer Lễ, 17 linh mục triều, 2 linh mục dòng Đa Minh, 3 thừa sai Tây Ban Nha, 15 đại chủng sinh, 22 tiểu chủng sinh, 50 thầy giảng, 8 chị em dòng Mến Thánh Giá, với 35.000 tín hữu, trong 11 giáo xứ và 28 giáo họ.

Năm 1950: Ðức tân Giám Mục Ða Minh Hoàng Văn Ðoàn được tấn phong Giám Mục tại Rome ngày 3/9/1950, và nhận quyền Giám Mục giáo phận Bắc Ninh. 

9. 1895, Giáo phận Đoài (Hưng Hóa) Giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) đã lập một giáo phân mới vào năm 1846, là Giáo Phận Nam Đàng Ngoài (Vinh). Nay lại chia lần thứ hai. Ngày 15.04.1895, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã cho tách rời 3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa và Tuyên Quang, thuộc Giáo phận Tây, để thành lập một giáo phận mới, lấy tên là Giáo Phận Đoài (Hưng Hóa), cũng gọi là Thượng Du Bắc Kỳ. Đức cha Paul Raymond Lộc được đặt làm giám mục tiên khởi. Lúc thành lập, giáo phận có 1 giám mục, 24 linh mục (12 thừa sai), 53 tu sĩ, 28 tiểu chủng sinh, 11 giáo xứ, 96 giáo họ. Năm 1938, khi đức cha Lộc nghỉ hưu, địa phận có 64.233 giáo dân, 58 linh mục việt nam, 22 linh mục thừa sai, 42 giáo xứ, 435 giáo họ, 44 người nhà mụ.

Năm 1960, giáo phận Hưng Hóa được Tòa Thánh nâng lên hàng giáo phận chính tòa và trao quyền cai quản cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Quang.  

C. Trong 60 năm đầu thế kỷ XX, tám giáo phận mới đã được thành lập

 10. 1901, Giáo phận Thanh (Phát Diệm). Đây là lần thứ ba, giáo phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) lập ra giáo phận mới. Ngày 19.04.1901, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban chiếu thư chia giáo phận Tây Đàng Ngoài làm hai. Một vẫn giữ tên cũ. Một lấy tên mới là Giáo phận Thanh, cũng gọi là Giáo phận Bắc Việt Duyên Hải, gồm hai tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Châu Lào, trao cho Đức cha Alexandre J.P. Marcou Thành điều khiển. Khi ấy, Giáo phận Tây Đàng Ngoài đã chia cho Tân Giáo Phận Thanh 48 linh mục việt nam, 21 linh mục thừa sai Pháp, 112 thầy giảng, 18 đại chủng sinh, 145 tiểu chủng sinh, 3 nhàa dòng Mến Thánh Giá và 27 xứ đạo, trong đó, 15 trong tỉnh Ninh Bình, 7 trong tỉnh Thanh Hóa, và 5 thuộc Châu Lào, với tổng số 85.000 giáo dân.

Từ ngày 03.12.1924, tất cả các giáo phận đều đổi tên theo địa bàn hành chánh, nơi đặt tòa giám mục, nên Giáo phận Thanh đổi thành giáo phận Phát Diệm.

Ngày 11/6/1933, tại Ðền Thánh Phêrô (Roma), Ðức Thánh Cha Piô XI đã tấn phong vị Giám Mục tiên khởi cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Ðức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Ngài là Giám Mục phó với quyền kế vị giáo phận Phát Diệm. Năm 1935, Ðức Cha Marcou Thành từ chức, trao quyền Giám Mục giáo phận Phát Diệm cho Ðức Cha Nguyễn Bá Tòng. Ðây là giáo phận thứ nhất được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam. Năm 1950: Ðức Cha tiên khởi Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng tạ thế. Năm 1940: Thêm một vị giám mục nữa được tấn phong là Ðức Cha Gioan Maria Phan Ðình Phùng. Ngài là Giám Mục phụ tá với quyền kế vị địa phận Phát Diệm. Ngài được Tòa Thánh tấn phong Giám Mục vào ngày 3/12/1940. Ngài mất đột ngột vào ngày 28/5/1944 tại tu viện Châu Sơn, Nho Quan. Năm 1945: Sau đệ nhị thế chiến, Tòa Thánh lưu tâm đến việc tuyển chọn hàng giáo sĩ Việt Nam lên phẩm trật Giám Mục để lèo lái con thuyền giáo hội Việt Nam. Tòa Thánh bổ nhiệm giám mục mới: Ðức Cha Anselmo Lê Hữu Từ, bấy giờ đang là Bề Trên Ðan Viện Xitô Phước Sơn (Nho Quan). Ngài là vị giám mục thứ năm người Việt Nam. 

11. 1932, Giáo phận Thanh Hóa. Ngày 07.02.1932, Tòa Thánh ký sắc chỉ thành lập giáo phận Thanh Hóa và cử đức cha Louis de Cooman Hành, giám mục phó Phát Diệm, làm giám mục tiên khởi địa phận mới. Giáo phận Phát Diệm chia cho Giáo Phận Thanh Hóa 26 linh mục thừa sai, 48 linh mục việt nam, 82 thầy giảng, 18 giáo xứ, với chừng 45.000 giáo dân người việt và 5.000 người dân tộc. Lúc đó, giáo phận đã có nhà thờ chính tòa, nhà chung (tòa giám mục), một trường tiểu chủng viện tại Hữu Lễ, một trường tập tại Ba Làng, , 4 dòng tu : dòng Kín, dòng Mến Thánh Giá, dòng Đức Bà Truyền Giáo, dòng Phanxicô. Ngoài ra giáo phận mới còn có 1 trại phong, 1 nhà thương, 1 nhà dục anh. Sau này còn có thêm trường trung học Nhà Chung.

Ngày 17/03/1959, cha Tổng quản Phêrô Phạm Tần nhận sắc phong giám mục đại diện tông tòa, cai quản giáo phận Thanh Hóa, rồi ngày 24/11/1960 được sắc phong giám mục chính tòa, nhưng mãi đến ngày 26/06/1975, ngài mới được tấn phong giám mục. 

12. 1932, Giáo phận Kontum. Ngày 18.01.1932, Tòa Thánh đã công bố nghị định thành lập Giáo Phận Kon Tum, tách từ giáo phận mẹ Qui Nhơn, gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Daklăc và Attâpư (Hạ Lào). Cha Bề trên Martial Jannin Phước được bổ nhiệm làm giám mục tiên khởi. Ngài đặc biệt lưu tâm đến việc truyền giáo. Công việc đầu tiên là ngài xây chủng viện thừa sai. Ngài lai cho thực hiện nhà in, phát hành báo Mlabar Tơbang, Chức dịch Thơ Tín (1933), Les Echos (1941), sau đổi thành Dư Âm, rồi Tiếng Vang (1968),…

Năm 1960, giáo phận được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và tiếp tục trao quyền cai quản cho Đức cha Paul Léo Seitz Kim, đã bắt đầu từ 1952. Năm 1975 vị giám mục việt nam đầu tiên được bổ nhiệm cai quản địa phận Kon Tum là Đức cha Alexis Phạm Văn Lộc. 

13. 1936, Giáo phận Thái Bình. Ngày 09-03-1936, Đức Giáo Hoàng Piô XI ban Sắc chỉ Praecipuas inter Apostolicas thành lập giáo phận Thái Bình tách rời khỏi giáo phận Bùi Chu gồm hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Ba tháng sau, ngày 15-6-1936, Tòa Thánh bổ nhiệm cha Jean Casado Obispo Thuận, dòng Đa Minh (Tây Ban Nha) làm giám mục đại diện tông tòa tiên khởi của Thái Bình. Tất cả các thừa sai Đa Minh người Tây Ban Nha đều rời Bùi Chu sang nhập vào giáo phận mới.

Năm 1936, giáo phận Thái Bình có: 1 giám mục, 25 linh mục Tây Ban Nha, 57 linh mục Việt Nam, 333 thầy giảng, 12 sư huynh La San, 10 nữ tu dòng Saint Paul de Chartres, 280 dì phước Đa Minh, 140.000 giáo hữu trong 50 giáo xứ và 522 giáo họ, dưới sự cai quản của Đức cha Santos Ubierna Ninh (1942-1955).

Năm 1960, Giáo phận Thái Bình được Tòa Thánh nâng lên hàng chính tòa và trao quyền cai quản cho Đức cha Đa Minh Đinh Đức Trụ. 

14. 1938, Giáo phận Vĩnh Long. Ngày 08-01-1938, Tòa Thánh ra sắc chỉ thành lập giáo phận Vĩnh Long, bao gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và phần đất nằm ở tả ngạn sông Hậu, tức tỉnh Sa Đéc sau nầy, và cử Cha Phêrô Ngô Đình Thục (Huế) làm Giám mục. Hiện tình, giáo phận Vĩnh Long nằm trọn trong các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và một phần của tỉnh Đồng Tháp.

Khi được thành lập, năm 1938, Giáo phận gồm có : 45.318 giáo dân ; 07 giáo xứ chính, 28 giáo xứ phụ, 106 họ đạo, 34 nhà thờ, 93 nhà nguyện ; 01 Giám mục Đại diện Tông tòa ; 03 linh mục người nước ngoài, 47 linh mục Việt Nam ; 43 nam tu sĩ, 338 nữ tu (có 12 nữ tu dòng nước ngoàl).

15. 1939, Giáo phận Lạng Sơn. 1939 Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn, Cao Bằng, do Đức Ông Bertrand Cothonay Chiểu, Đa Minh, trách nhiệm từ năm 1913. (31-12), được nâng lên thành Giáo phận Lạng Sơn, do Đức Cha Félix Maurice Hedde Minh, Đa Minh, điều khiển. Vào năm 1945, giáo phận có khoảng 5.000 giáo dân. Số người Nùng xin nhập đạo đông hơn người Tày. Năm 1954, có 26 giáo xứ và 26 nhà thờ. Nhưng một nửa di cư vào Nam ; Sau đó, chỉ còn lại 11 giáo xứ và 14 nhà thờ.

Năm 1959, Tòa Thánh đặt cha Vinh Sơn Phạm Văn Dụ làm tổng quản, rồi ngày 05/03/1960 làm giám mục coi sóc giáo phận.

16. 1955, Giáo phận Cần Thơ. Năm 1955: Giáo Phận Cần Thơ được thành lập và được giao cho đức tân Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình. Ngài sinh tại Tân Ðịnh ngày 1/9/1910, gia nhập tiểu chủng viện Sàigòn năm 1922. Năm 1932, Ðức Cha Dumortier gửi ngài qua Rome theo học trường Truyền Giáo, và thụ phong linh mục năm 1937. Trước khi Tòa Thánh chọn Ngài làm Giám Mục, cha Bình lần lượt giữ các chức vụ như: giáo sư chủng viện (1943), tuyên úy các sư huynh Sàigòn. Năm 1948, thực hiện tờ báo Tông Ðồ, cha xứ họ Cầu Ðất. Ngày 20/9/1955, Tòa Thánh chọn ngài làm Giám Mục cai quản tân giáo phận Cần Thơ. Năm 1960, Ðức Cha Phao lô Nguyễn Văn Bình thuyên chuyển về Sàigòn và làm Tổng Giám Mục địa phận Sàigòn cho đến ngày qua đời.

17. 1957, Giáo phận Nha Trang. Ngày 05/07/1957 với Tông sắc Crescit Laetissimo, Ðức Thánh Cha Piô XII đã thành lập Giáo phận Nha Trang, gồm 2 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận (trước thuộc Giáo phận Qui Nhơn và 2 tỉnh Bình Thuận, Bình Tuy (trước thuộc Giáo phận Sài Gòn), và đã bổ nhiệm Ðức Cha Marcel Piquet Lợi làm Giám Mục tiên khởi của Giáo Phận. Khi thành lập, Giáo Phận Nha Trang có 90 linh mục và 72.199 giáo dân.

Ngày 04/05/1967, Tòa Thánh đặt cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận làm giám mục chính tóa Nha Trang, thay cho Đức cha Marcel Piquet đã qua đời ngày 11/07/1966.

LỜI KẾT 

Ở Bắc Hà, từ giáo phận tiên khởi Đàng Ngoài (Hà Nội, 1659), 9 giáo phận mới khác đã được thành lập : Hải Phòng (1679), Vinh (1846), Bùi chu (1848), Bắc Ninh (1883), Hưng Hóa (1895), Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Thái Bình (1936), Lạng Sơn (1939).

Ở Nam Hà, từ giáo phận đầu tiên là Đàng Trong (Qui Nhơn, 1659), 6 địa phận mới đã được thành lập : Sài gòn (1844), Huế (1850), Kontum 1932), Vĩnh Long (1936), Cần Thơ (1955), Nha Trang (1957).  

Ngày 24.11.1960, với sắc chỉ Venerabilium Nostrorum, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã quyết định thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam với 3 Giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Saigon. Ba địa phận mới đã được thành lập : Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên.

Từ 1960 đến nay, 6 địa phận mới khác nữa đã được thiết lập. Vị chi hiện nay, 2010, Giáo Hội Việt Nam có 26 giáo Phận, qui tụ trong 3 Tổng Giáo Phận.

Tông Giáo Phận Hà Nội có 10 giáo phận là : Hà Nội (1659), Hải Phòng (1679), Vinh (1846), Bùi chu (1848), Bắc Ninh (1883), Hưng Hóa (1895), Phát Diệm (1901), Thanh Hóa (1932), Thái Bình (1936), Lạng Sơn (1939).

Tổng Giáo Phận Huế có 6 giáo phận là : Huế (1850), Qui Nhơn (1659), Kon Tum (1932), Nha Trang (1957), Đà Nẵng (1963), Ban Mê Thuột (1967).

Tổng Giáo Phận TP Hồ Chí Minh có 10 giáo phận là TP Hồ Chí Minh (1844), Vĩnh Long (1936), Cần Thơ (1955), Đà Lạt (1960), Mỹ Tho (1960), Long Xuyên (1960), Xuân Lộc (1965), Phú Cường (1965), Phan Thiết (1975), Bà Rịa (2005). 

Một sự kiện rất mạnh đập vào mắt bất cứ người đọc nào là sự kiện rằng : Thời TÔNG TÒA các Giáo Phận Miền Bắc rất đông về số và mạnh về người. Thời CHÍNH TÒA, từ 1960 đến nay. số Địa Phận của Miền Bắc vẫn là 10, nhưng số giáo dân chuyển hẳn về Miền Nam khiến số các địa phận trong miền Nam, từ 5 vào năm 1954, đã lên đến 16 vào năm 2005.

Có điều là thủ đô của Việt Nam là Hà Nội. Mọi quyết định quan trọng của quốc gia đều được lấy trong các cơ quan đầu não ở Hà Nội. Làm sao để giáo dân miền Bắc được đông đảo hơn ? được góp mặt, góp tiếng, góp tài, góp lực phung sự quốc gia nhiều hơn, thường hơn và hữu hiệu hơn ? Làm sao để Giáo hội là giáo hội ở trần thế, không thuộc về thế trần, nhưng nhập cuộc hữu hiệu hơn ?

 

Paris, ngày 25 tháng 02 năm 2009

Trần Văn Cảnh

 

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!