Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, BÀI 11)

 

Paris- chủ nhật 20 tháng 12 năm 2009, Giáo xứ Việt Nam Paris đã kết thúc « Năm Ơn Gọi » mở ra từ chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008. Cha Vincent Mai Văn Bảo, làm linh mục từ năm 2007, hiện phục vụ tại giáo xứ Pháp Notre-Dame de la Gare, Quận 13 Paris, đã cho chứng từ về ơn gọi về đề tài : « Hành trình của một ơn gọi ». Đây là bài chứng từ cuối cùng về Ơn gọi Tận Hiến. (Người viết đã lầm lẫn mà loan báo ở bài thứ 10 vào chủ nhật 08.11.2009 của luật sư Lê Đình Thông là bài cuối cùng. Người viết xin thành thật tạ lỗi).

  

A. Năm Ơn Gọi

Trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 51 ngày chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, Đức Ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu hướng đi mục vụ của Giáo Xứ cho năm 2008-2009, đã được Ban Giám Đốc chấp nhận và Ban Thường Vụ thông qua. Hướng đi này gồm hai chương trình chính: Năm thánh Phaolô của toàn Giáo Hội và Năm Ơn gọi của Tổng Giáo Phận Paris.

Về Năm Thánh Phao-lô, với Giáo hội hoàn vũ, và theo chương trình Tòa thánh, GX bắt đầu năm Thánh Phao-lô từ 29-06-2008 đến 29-06-2009. Mục đích Giáo hội mời gọi chúng ta tìm hiểu con người của thánh nhân, học hỏi giáo lý của ngài qua sách Tông đồ Công vụ (từ chương 9) và trong 12 thư ngài viết, để từ đó chúng ta sống vững niềm tin vào Chúa Kitô và dấn thân truyền giáo theo gương thánh Phao-lô. GX đã khởi sự từ đầu tháng 9-2008. Việc làm cơ bản của mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi hội đoàn, Ban, Nhóm, tùy theo hoàn cảnh,học hỏi, chia sẻ về cách sống và giáo huấn của Thánh nhân.

Về Năm Ơn gọi, với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “, dưới tiêu đề “ Năm của Linh mục, văn phòng về ơn gọi củaTổng Giáo phận Paris muốn mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích: 1-Gây ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ; 2-Cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ; 3- Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc lựa chọn ơn gọi; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho ơn gọi.

Giáo Xứ chúng ta dành năm 2009 để hòa nhịp vào sinh hoạt mục vụ ơn gọi của Tổng Giáo phận qua những thể hiện cụ thể :

1. Xin mỗi vị giảng lể cố hướng về ơn gọi.

2. Nhắc nhở và tổ chức các chiến dịch cầu nguyện cho ơn gọi

3. Thứ bảy và chủ nhật II mỗi tháng sẽ mời một linh mục, thầy sáu, tu sĩ hay giáo dân giảng lễ và cho chứng từ về ơn gọi.

4. Chỉnh đốn lại “ nhóm các em giúp lể “: đi đều đặn, học biết về cách giúp lể, học hiểu về ý nghỉa và các cử chỉ phụng vụ trong việc giúp lễ.

5. Chỉnh đốn lại Hội Yểm trợ Ơn gọi: Nên có thư liên lạc để nhắc nhở các hội viên cầu nguyên, góp tiền niên liễm. và cổ động hội viên mới.

6. Cần mở rộng quan điểm về ơn gọi: Ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ, ơn gọi giáo dân tận hiến, ơn gọi phó tế vĩnh viễn, ơn gọi lập gia đình.

7. Cổ động cho các địa điểm mục vụ, các hội đoàn tham gia chương trình của năm ơn gọi: dâng lể, giờ thánh, trao đổi về ơn gọi…

8. Mỗi tháng báo GX dành 1-2 ” trang về ơn gọi “.

9. Mở ” Trang Ơn gọi “ trên site Internet của GX.

10. Dành bảng lớn để trình bày hình ảnh, tin tức về ơn gọi. 

B. Chứng từ ơn gọi.

Cứ chủ nhật thứ hai mỗi tháng, giáo xứ sẽ mời một linh mục , thầy sáu, tu sĩ hay giáo dân giảng lễ hoặc cho chứng từ về ơn gọi. Kể từ ngày khai mạc, 14/12/2008 đến ngày kết thúc, 20/12/2009, mười một bài chia sẻ đa được chia sẻ. 4 bài do 4 linh mục, 5 bài do 5 tu sĩ nam nữ và 2 bài do 2 giáo dân, một là giáo lý viên và một là cựu chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ. 11 bài chia sẻ về ơn gọi đã được chia sẻ về những khía cạnh khác nhau của « Ơn Gọi » như sau :

·        Bài 1, «Làm sao biết Chúa gọi mình» ? đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08.

·        Bài 2, « Tự do trong đời sống tận hiến », đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009.

·        Bài 3, «Đời sống siêu nhiên của người tận hiến ». đã được chị Maria Vũ Thị Minh chia sẻ vào chủ nhật 08.02.2009.

·        Bài 4, « Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến », đã được thầy Nguyễn Quốc Tuấn, Dòng Tên, chia sẻ vào chủ nhật 15.0302009.

·        Bài 5, « Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến », đã được chị Marie Đào Kim Phượng, giáo dân tận hiến « Nữ Trợ tá tông đổ », chia sẻ vào chủ nhật 19.04.2009.

·        Bài 6, « Đời sống huynh đệ của người tận hiến », đã được cha Hổng Kim Linh, Hội Xuân Bích, làm mục vụ tại giáo xứ Pháp Notre Dame ở Boulogne, cựu chủ tịch Hội Tu sĩ Việt Nam tại Pháp trong nhiều nhiệm kỳ 1976-1980, 1999-2003, chia sẻ vào chủ nhật 10.05.2009.

·        Bài 7, « Những đức tính tự nhiên của người tận hiến », đã được chị Têrêsa Phương Mai, Trinh Nữ Tận Hiến, chia sẻ vào chủ nhật 14.06.2009.

·        Bài 8, « Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi », đã được chị chị Nguyễn Công Thương, giáo lý viên các lớp thêm sức chia sẻ vào chủ nhật 13.09.

·        Bài 9, « Đời sống thiêng liêng và phục vụ của người tận hiến », đã được tân phó tế Gioan Nguyễn Sơn chia sè vào chủ nhật 11.10.2009.

·        Bài 10, « Cộng đoàn là vườm ươm ơn gọi tận hiến » đã được luật sư Lê Đình Thông, cựu chủ tịch HĐMV, chia sẻ vào chủ nhật 08.11.2009.

·        Bài 11, « Hành trình của một ơn gọi » đã được cha Vincent Mai Văn Bảo, , chia sẻ vào chủ nhật 20/12/2009 

C. Hành trình của một ơn gọi

Sau phúc âm theo thánh Lucas (Lc 1, 39-45) của chủ nhật thứ IV Mùa Vọng năm C, cha Vincent Mai Văn Bảo đã bước tới tòa giảng và cho chứng từ về ơn gọi tận hiến của ngài với cộng đoàn. 

Cảm thấy lo lắng vì thiếu kinh nghiệm. Nhưng vâng lời Đức Ông và vinh hạnh  được chia sẻ với cộng đoàn, cha Vincent, sau khi đã bày tỏ lý do trên, đã rất khiêm nhượng, nhưng không thiếu phần rõ rệt giới thiệu đề tài mình sẽ chia sẻ. Đó là đề tài về « Hành trình của một ơn gọi ». Đè tài này sẽ được Cha Vincent chia sẻ theo giới hạn « một vài suy nghĩ cá nhân » của mình. Cha Vincent không nói rõ mỉnh sẽ trình bày đề tài qua những ý tưởng chính nào. Nhưng cách diễn giải trong sáng, rõ rệt cha Vincent đã trình bày với cộng đoàn hai ý tưởng chính : 1- Mỗi ơn gọi là một hành trình cụ thể và cá biệt ; 2- Hành trình làm linh mục của bản thân cha Vincent.

Sau lời mở tổng quát như vậy, cha Vincent đã trình bày hai phần của bài chia sẻ của ngài, và thêm một Lời Kết. Sau đây là nguyên văn lời chia sẻ của cha Vincent Mai Văn Bảo. 

C1. Mỗi ơn gọi là một hành trình cụ thể và cá biệt 

Vào thời đại nào cũng vậy, TC mời gọi và tuyển chọn một số người đi theo Ngài một cách đặc biệt. Chính Thiên Chúa gọi và trao cho người đó một sứ vụ rất cụ thể. Dù rằng mỗi người sống trong những thời đại khác nhau và có hoàn cảnh sống khác nhau.  

Chúng ta có thể nhớ lại trong Kinh Thánh Cựu Ước : Chúa gọi Môsê nơi bụi gai bốc cháy (Xh 3,1-6), Chúa gọi Isaia trong đền thờ (Is 6,1-8), Chúa gọi Giêrêmia qua cuộc đối thoại thân tình (Gr 1,1-10), và Chúa gọi Samuel giữa đêm khuya (Sm 3,1-20). Còn trong Tân Ước, Chúa Giêsu, Ngài gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan khi các ông ngồi vá lưới trên bãi biển (Mc 1,16-20, Mt 9,9-13); Ngài gọi Matthêu khi đang làm việc tại phòng thu thuế (Lc 5,27-28); Ngài gọi Phaolô khi đang phóng ngựa lùng bắt các kitô hữu ở thành Damas (Cv 9,1-8; 22,6-16; 26,12-18). Đến lượt Mẹ Têrêsa Calcutta, Mẹ tìm thấy ơn gọi của mình khi chứng kiến những người Ấn Độ nằm chết trên vệ đường ; Và nữ tu Emmanulle lại nhận ra tiếng Chúa khi tiếp xúc với những người nghèo sống trên bãi rác tại ngoại ô thành phố Caire nước Ai Cập.  

Nhìn vào những ơn gọi trên đây, chúng ta phải chân nhận một điều đó là những người đi theo Chúa, chắc chắn trăm phần trăm không phải vì để ở nhà cao cửa rộng, được ăn sung mặc sướng, được vinh hoa phú quý…vì Chúa đã nói trong Tin Mừng khi hai môn đệ của ông Gioan Tẩy giả hỏi « Thầy ở đâu, chúng con sẽ đến ? » Chúa trả lời : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8, 20; Lc 9, 58). Họ cũng không phải là những người tài ba lỗi lạc, thông minh xuất chúng…vì họ là những người chài lưới, và những phụ nữ chân yếu tay mềm. Nhưng tựu trung lại, họ là những người có một lòng tin tuyệt đối, dám đặt cả cuộc đời của mình trong tay Thiên Chúa. Mặc dù chẳng biết cuộc sống ra sao, tương lai sẽ đi đâu về đâu, nhưng tài sản lớn nhất và duy nhất của họ là lòng tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa tình yêu.    

Nhưng hành trình theo Chúa của các Tông đồ không hề êm đềm. Sau khi đã quyết định đi theo Thầy, được nghe những lời chỉ dạy, được chứng kiến những việc làm đầy quyền uy của Thầy mình như chữa lành các bệnh tật, cho người mù được thấy, người điếc được nghe…. để rồi một ngày đẹp trời kia chính các ông, qua miệng của Phê-rô, đã nhận ra được căn tính của Chúa GS ‘Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống’ (Mt 16, 16).

Hành trình đi theo Chúa của các Tông đồ tưởng chừng như êm xuôi, không một gợn sóng. Nhưng hành trình đó không hề dễ dàng đối với họ. Phê-rô ngày nào tuyên bố rất hùng hồn rằng ‘Thầy là Đức Kitô Con TC hằng sống’ và « bỏ Thầy chúng con biết theo ai »… Thì nay, trong cuộc khổ nạn của Chúa GS, Phêrô đã từ chối chính người Thầy của mình 3 lần rằng ‘Tôi không biết người đó là ai’ (Lc 22, 57.58.60). Tưởng chừng như Phêrô và các môn đệ đã quỵ ngã hoàn toàn, nhưng Chúa GS đã không chấp những sự yếu đuối mỏng giòn của Phêrô. Đổi lại Ngài đã dành cho Phêro bằng ‘cái nhìn’ của người Thầy đầy yêu thương trìu mến. Chính cái nhìn đó đã giúp cho Phêrô nhìn nhận ra con người yếu đuối, mỏng giòn của mình (cf. Lc 22, 61). 

Người Thầy chí Thánh là Đức Kitô đã nhận ra được sự yếu đuối, những thách đố của các Tông đồ, nên Ngài không những đã chỉ dạy họ mà còn cầu nguyện cho họ, để họ vững bước trên con đường theo Ngài (Jn 17). Chính những lời cầu nguyện đó và chính sự tác động của Chúa Thánh Thần mà các Tông đồ đã đi ra khỏi chính mình, ra khỏi sự sợ hãi để loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Và các ông đã lấy chính mạng sống mình để làm chứng cho Tin Mừng cứu độ. Tin mừng đó được loan truyền cho chúng ta ngày hôm nay.

 

C2. Hành trình làm linh mục của bản thân con

Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Như con đã nói ban đầu « hành trình của một ơn gọi » là một đề tài rất bao la và cũng có khi rất cá nhân. Nhân tiện đây con cũng xin phép được nói đôi điều về hành trình ơn gọi làm linh mục của chính bản thân con. Tuy nhiên, con không dám so sánh mình với các bậc lão thành, những sư phụ trong đời sống tận hiến.

Con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo tại một ngôi làng quê nhỏ, thuộc giáo phận Bùi Chu. Cũng như bao cha mẹ công giáo khác, con được đón nhận bí tích rửa tội và được giáo dục trong đời sống kitô giáo. Với sự đơn sơ và mộc mạc của làng quê, con chỉ được học những câu kinh  như làm “dấu thánh giá”, kinh “laỵ cha” và kinh “kính mừng ” từ cha mẹ khi còn tấm bé. Vào thời đó, giáo phận Bùi chu không có nhiều linh mục. Giáo xứ của con chỉ có một lễ Chúa nhật trong tháng. Nhưng hàng tuần và có thể nói là hàng ngày, rất nhiều bà con trong làng đã tới nhà thờ để cầu nguyện chung với nhau. Và con cũng đã được đi theo mẹ để đến nhà thờ, mặc dù chẳng biết và cũng chẳng hiểu cầu nguyện là như thế nào, chỉ biết khi mọi người đứng thì mình cũng đứng và mọi người ngồi thì con cũng làm theo.

Cuộc sống nơi thôn quê tuy nghèo nàn nhưng lại bình yên. Các cha mẹ với công việc đồng áng và nội trợ. Một số các trẻ em trong làng có may mắn được tới trường và con cũng nằm trong số đó. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, con ghi danh theo học ở một trường đại học tại Hà nội. Những năm đầu tại chốn thị thành, con có cơ hội ở chung với các anh em sinh viên Công giáo, đều có nguồn gốc Bùi Chu, trong đó có cha phó của giáo xứ chúng ta (cha Điển) và một số cha khác đang làm việc và theo học trên đất Pháp này. Sau một thời gian ngắn tại Hà nội, qua sự giới thiệu của một người thân, con đã biết đến DCCT tại Thái Hà. Và rồi con được cha bề trên Joseph Trịnh Ngọc Hiên cho ở chung với một số anh em sinh viên khác để tìm hiểu về ơn gọi của mình và của DCCT. Thú thực là trong vòng 2 năm chung sống và tìm hiểu ơn gọi, trong con không có câu hỏi về ơn gọi làm linh mục. Nhưng một ngày kia, câu hỏi đó đã đến trong  tâm trí của con qua bài giảng rất hay của cha bề trên về Tình Yêu : “Tình yêu bao la của TC đối với nhân loại. Và tình yêu ấy được chứng thực bởi chính Con Thiên Chúa là Đức GSu Kitô xuống thế làm người và Con Thiên Chúa đã chết trên Thập giá để chứng minh tình yêu cao độ đó. Tình yêu cao vời của TC đã thấm nhập vào con người chúng ta. Mỗi khi chúng ta đón nhận tình yêu từ người khác như cha mẹ, anh chị em… thì tình yêu đó là biểu hiện của tình yêu TC đối với con người”.   

Những lời chia sẻ của cha Bề Trên đã thực sự đánh động con. Từ đó, con cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa qua sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Và để đáp lại tình yêu cao vời của TC qua sự yêu thương của người khác, con đã đặt câu hỏi về ơn gọi làm linh mục của mình. Sau một thời gian suy nghĩ và cầu nguyện, con đã trình bày với cha Bề trên ước muốn  làm linh mục của Chúa và cho Chúa qua con đường phục vụ (vào năm 1998).  

Và trong một dịp về thăm gia đình, con đã nói điều này với mẹ, với một sự lo âu. Nhưng mẹ con đã trả lời một cách rất vui tươi “Con à, mẹ đã cầu nguyện rất nhiều cho các con, đặc biệt là mẹ cầu nguyện cho con được làm linh mục của Chúa”. Những lời mộc mạc đầy tình mẫu tử và niềm tin của người mẹ chân quê, nhưng chứa đầy sức mạnh đã làm con rung động và cảm thấy vững tin hơn rất nhiều.

Từ đó, ước vọng, khao khát được dâng mình cho Chúa luôn thúc đẩy trong con. Nhưng than ôi, ngọn lửa cháy càng nhanh thì càng mau tàn. Những khao khát làm linh mục ngày nào đã không còn mạnh mẽ, không còn thôi thúc, không còn hấp dẫn lôi cuốn một chàng thanh niên mới ra trường, chập chững bước vào đời như con. Thay vào đó là những cám dỗ về tình yêu, về danh vọng, về tiền tài là mối bận tâm hang đầu. Không thể sống trong sự giằng co giữa hai con đường, cũng như lời Chúa nói, “không thể làm tôi hai chủ”. Con quyết định xin ra khỏi sự hướng dẫn của cha bề trên DCCT để lao đầu vào kiếm tiền, con muốn kiếm thật nhiều tiền, để trở thành  người giàu có, để rạng danh với thiên hạ, để có cơ hội đi chơi cùng với nhóm bạn bè. Nhưng TC đã kiên trì chờ đợi và lôi kéo con về với Ngài. Bằng chứng là, sau khi đã có tiền, có bạn, thì con lại cảm thấy mình không hạnh phúc, vẫn cảm thấy thiếu một điều gì đó trong sâu thẳm tâm hồn. Sau đó con có cuộc gặp gỡ với cha linh hướng trong giáo phận. Và chính ngài đã giúp con tìm lại hướng đi cho đời mình. Đúng là mọi sự do Chúa sắp xếp. Sau hơn một năm, con đã được giáo phận gửi đi du học tại chủng viện Paris vào tháng 5 năm 2001. Sau quãng thời gian học tập tại chủng viện, con đã được Đức cha André Vingt-Trois truyền chức linh mục vào tháng 6/2007, với một tâm tình cảm tạ Hồng ân TC bao la như lời Thánh vịnh đã nói :  

“Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ,

vì mọi ơn lành Người đã ban cho ?

Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ

và kêu cầu thánh danh Đức Chúa”

(Tv 115, 12-13)

 

Kính thưa quý ông bà và anh chị em,  

Nhìn lại kinh nghiệm của những ơn gọi trên đây và của riêng con nữa, con cảm nhận rằng Ơn Gọi là một huyền nhiệm mà Thiên Chúa yêu thương trao ban cho con người. 

Con biết rất rõ có những người đang làm bác sĩ, giáo sư, thẩm phán, kiến trúc sư, kỹ sư…, nghĩa là họ có quyền mơ và xây dựng cho mình một cuộc sống tiện nghi, giàu có. Nhưng các bạn đã dám từ chối tất cả để chỉ đạt được một điều duy nhất mà thôi : theo Chúa Kitô trong ơn gọi tu trì. Phải hy sinh nhiều bao nhiêu, phải vượt qua khó khăn nhiều bao nhiêu, thì khi thực hiện được lý tưởng đời mình, niềm vui càng lớn, hạnh phúc càng trào dâng bấy nhiêu.

Huyền nhiệm của ơn gọi thật lạ lùng quá đỗi. Nó là một hấp lực lớn, không phải chỉ có hôm nay, nhưng là hàng ngàn năm lịch sử, đã làm rung động triệu triệu con tim của biết bao nhiêu người trẻ. Và Chúa Kitô muôn đời vẫn là lý tưởng mà lớp lớp người đã chọn để theo và sống.

Vẫn biết rằng, ơn gọi đến từ Thiên Chúa, và chúng ta có quyền tự do đáp trả, nhưng chỉ một khi vâng theo thánh ý của Người, và phó thác vận mạng đời mình cho Người, thì lòng ta sẽ bình an, sẽ cảm nhận hạnh phúc. 

Ðiều quan trọng không thể không nói đến đó là tầm quan trọng của lời cầu nguyện. Vâng, chính lời cầu nguyện của quý ông bà và anh chị em, sẽ là nguồn sức mạnh nâng đỡ đời sống của các LM Tu sĩ…và các ơn gọi cũng sẽ được nảy sinh từ đây.

Con nhớ rất rõ rằng, khi con tiến chức Linh Mục tại nhà thờ Notre Dame de Paris, sau khi nghi thức phong chức kết thúc, một số Bề Trên các Hội Dòng trao cho Ðức Hồng Y bản danh sách cầu nguyện cho các chủng sinh đồng thời nhận thêm một số tên mới. Chính lúc đó con mới biết rằng, trong suốt thời gian sống và học tập tại chủng viện, con được bảo trợ và nâng đỡ đặc biệt bởi lời cầu nguyện của các soeurs. Đó là những người mà con nhìn thấy. Nhưng còn biết bao nhiêu người khác vẫn âm thầm cầu nguyện cho ơn gọi. Vâng, hành động đó đã giúp con ý thức giá trị và sự quan trọng của lời cầu nguyện cho ơn gọi và cho những người sống trong bậc tu trì. 

Trong hoàn cảnh xã hội ngày hôm nay, ơn gọi càng ngày càng giảm sút, những ai dám hy sinh bước theo ơn gọi, là những người quá đỗi can đảm và giàu có. Họ nghèo tiền của, không có địa vị xã hội, nhưng họ mới chính là những người giàu có. Trước hết họ giàu ơn Chúa, giàu nghị lực, giàu lòng quả cảm, giàu đời sống nội tâm, và giàu trên mọi thứ giàu : đó là đạt tới con đường Chúa Kitô đã đi. Một khi đạt tới sự giàu sang như thế, phải chăng họ không dừng lại bằng cách đáp trả lời “Xin vâng” trên môi miệng, nhưng đã làm cho tiếng “Xin vâng” thành lời của sự sống mà họ đã và đang sống từng giây phút của cuộc đời mình!! 

 

LỜI KẾT 

Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Mỗi chúng ta đều có một hành trình ơn gọi riêng của mình. Hành trình của ơn gọi sống trong bậc gia đình, trong đời sống thánh hiến và trong việc tận hiến phục vụ giữa đời. Nhưng dù ở địa vị nào, chúng ta đều được gọi để làm chứng nhân bằng lời cầu nguyện, gương sáng, bằng việc bác ái phục vụ theo khả năng mỗi người. 

Đặc biệt năm nay, Giáo hội muốn dành trọn quãng thời gian này để nhấn mạnh đến đời sống tận hiến, linh mục. Mục đích không phải để tôn vinh các linh mục, nhưng là thời gian để các linh mục nhìn lại đời sống của mình trong đời sống với Chúa qua việc phục vụ anh chị em. Và qua đó họ trở nên hoàn thiện hơn và trở nên thánh.

 Đời sống linh mục của chúng con không có đẹp như ngày lãnh nhận sứ vụ. Cũng là những con người bé nhỏ và yếu đuối đó mà Chúa đã giơ tay đón nhận và tuyển chọn. Và để giúp cho các đồ đệ của Chúa và những người đi theo Chúa trên con đường phục vụ, chính Chúa GS đã và đang cầu nguyện cho họ (Ga 17), để họ luôn vững niềm tin để rao truyền Lời Chúa, và làm chứng cho Chúa.  

Đó cũng là điều Chúa mời gọi chúng ta. Qua một vài chứng nhân, Chúa muốn nói với chúng ta về vai trò và tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho những người tận hiến, cho những người trẻ. Để rồi cùng với tất cả, chúng ta đều trở nên thánh. Chúng ta cần nêu gương trong việc cầu nguyện cho những người trẻ để họ biết tìm ra thánh ý của Chúa, để rồi Lời Chúa được thực thi « Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy cầu nguyện xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về » (Mt 9, 12-13). Ước chi được như vậy. Amen.

 Lời cuối cùng trong bài chia sẻ của cha Vincent Mai Văn Bảo vừa khép lại loạt bài chia sẻ về ơn gọi tận hiến tại Giáo Xứ trong năm 2009, vừa mở ra ý lực của năm linh mục trên toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ và Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam, kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Tông toà đầu tiên tại Việt Nam và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm tại Việt Nam : « Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy cầu nguyện xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về » (Mt 9, 12-13). Ước chi được như vậy. 

Paris, ngày 21/12/2009

Trần Văn Cảnh

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!