Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
NHỮNG ĐỨC TÍNH TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI TẬN HIẾN. (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, BÀI 7)

 

Paris. Chủ nhật 14.06.2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Têrêsa Phương Mai, Trinh Nữ Tận Hiến , nói chuyện với cộng đoàn về đề tài : « Những đức tính tự nhiên của người tận hiến ».

Đây là đề tài học hỏi thứ bảy trong chương trình « chứng từ ơn gọi », được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong « Năm cầu cho ơn gọi 2009 » tại GXVN Paris. Chứng từ ơn gọi,

·        bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ?

·        Bài 2, đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài « Tự do trong đời sống tận hiến ».

·        Bài 3, đã được chị Maria Vũ Thị Minh chia sẻ vào chủ nhật 08.02.2009 về đề tài « Đời sống siêu nhiên của người tận hiến ».

·        Bài 4, đã được thầy Nguyễn Quốc Tuấn, Dòng Tên, chia sẻ vào chủ nhật 15.0302009 về đề tài : « Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến ».

·        Bài 5, đã được chị Marie Đào Kim Phượng, giáo dân tận hiến « Nữ Trợ tá tông đổ », chia sẻ vào chủ nhật 19.04.2009 về đề tài : « Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến ».

·        Bài 6, đã được cha Hổng Kim Linh, Hội Xuân Bích, làm mục vụ tại giáo xứ Pháp Notre Dame ở Boulogne, cựu chủ tịch Hội Tu sĩ Việt Nam tại Pháp trong nhiều nhiệm kỳ 1976-1980, 1999-2003, chia sẻ vào chủ nhật 10.05.2009, về đề tài : « Đời sống huynh đệ của người tận hiến »  

Sau Phúc Âm, Đức ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu sơ qua về chị Phương Mai, người đã từng giúp dậy giáo lý cho các em thiếu nhi và mời chị lên nói với cộng đoàn về ơn gọi tận hiến của mình. chị Têrêsa Phương Mai đã tận hiến dâng mình cho Chúa từ 8 năm nay. Chia sẻ với cộng đoàn về đề tài « Những Đức Tính Tự Nhiên của người tận hiến », Chị Phương Mai nói :

Tôi suy nghĩ nhiều về đề tài Cha Vinh đưa cho tôi : đức tính tự nhiên của người sống tận hiến. Có gì khác với mọi người ? Người sống tận hiến có nhiều hay ít đức tính hơn ? Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin định nghĩa vài chữ : đức tính là gì ? là tính tốt. Tự nhiên ? là trời phú cho. Tóm tắt lại đức tính tự nhiên là những tính tốt trời ban cho từ khi lọt lòng mẹ không cần rèn luyện. Người sống tận hiến ? người đã chọn hiến dâng cuộc đời theo Chúa.

Càng suy nghĩ tôi càng cảm thấy khó trả lời câu này của Cha đưa ra cho tôi. Trước và sau khi bước vào đời sống tận hiến, những đức tính của tôi có thay đổi hay không ? Trước khi tôi khấn, không ai đến nhờ tôi cầu nguyện cho họ. Nhưng sau đó, có người nhờ tôi cầu nguyện cho họ và nói lời cầu nguyện của người tu hành tốt hơn lời cầu nguyện của họ. Sai. Cũng có người nói với tôi : người như vậy mà Chúa cũng gọi. Tôi không xứng đáng vì họ thấy tôi không có nhiều đức tính. Sai.

Tôi không biết Chúa cho những người sống tận hiến những đức tính nào, cũng không biết người sống tận hiến có nhiều hay ít đức tính hơn người khác hay không ? Theo thư Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Galát 5, 19-23 : «  luật của xác thịt là dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, ma thuật, hằn thù, kình địch, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè đảng,  ganh tị, say sưa, chè chén. Còn hoa quả của Thần khí là mến yêu, vui mừng, bình an, rộng rãi, tốt lành, lương thiện, tín trực, hiền từ, tiết độ. » Thánh Phaolô không chia người tận hiến hay không tận hiến. Tôi không nghĩ tất cả những người sống tận hiến đều có những đức tính giống nhau. Tôi nghĩ Chúa cho mỗi người theo ý Chúa.

Sau khi suy gẫm đoạn thư này thì tôi hiểu rằng những đức tính là do hoa quả của Chúa Thánh Thần. Vì vậy tôi xin được chia sẻ về đức tính tự nhiên của tôi là người đã nhận bí tích Thánh Tẩy.

  • Lòng mến yêu, tự nhiên tôi không biết. Người ta biết yêu khi được yêu. Tôi chỉ biết là tôi khao khát một tình yêu, một tình yêu to lớn lắm. Tôi đặt điều kiện rất cao. Bạn bè tôi thường nói không ai có thể đạt tới những mơ ước của tôi. Nhưng tôi vẫn chắc chắn là người đó sẽ đến và vẫn chờ đợi.

  • Niềm vui : tôi không có. Tôi nhìn cuộc đời qua một màu đen. Lúc nào cũng chán nãn và tuyệt vọng.

  • Không có niềm vui thì làm sao có bình an.

  •  Rộng rãi : tôi không có. Tôi lúc nào cũng ích kỷ, khi cho đi hay tính toán.

  • Sự hiền từ : lại càng xa lạ đối với tôi. Tôi nhớ các bạn huynh trưởng (6 năm sinh hoạt trong đoàn TNTT) cứ bảo tôi phải học thuộc điều tâm niệm thứ 6 (nói năng hành động nõn nà trắng trong). Hay Cha Sách cũng đã nói : « Phương Mai khi cất tiếng hát rất ngọt, nhưng nói chuyện như công an lên án ».

  • Sự nhẫn nhục : cũng không. Tôi luôn luôn nóng nảy.

  • Lòng bao dung : cũng không. Tôi đòi hỏi rất cao vì vậy bạn bè thường nói tôi khó tính. Ai muốn làm bạn với tôi không nên làm việc với tôi.

  • Lòng khiêm nhường : có khi có, có khi không.

Ngược lại : tôi rất

  • Cương quyết : cuộc sống và con đường đi tìm Chúa của tôi đã trải qua nhiều chông gai, nhưng tôi đã không bỏ cuộc. Trước đây tôi đi tìm ơn gọi vào dòng, nhưng sau 3 tháng trong nhà tập thì tôi xin ra. Tôi đã coi đó như là một thất bại. Gia đình tôi, nhất là mẹ tôi, theo quan niệm Á Châu đã nói, ăn cơm Chúa rồi, đi ra sẽ không hạnh phúc. Có người đã nói « người như vậy mà Chúa cũng gọi, có ý nghĩa gì ? » Tôi không xứng đáng được Chúa gọi hay sao ? Nhưng tôi đã đứng thẳng, không để lời dị nghị hay dèm pha làm xao động. Tôi đã tin chắc Chúa đang gọi tôi, mặc dù u tối, tôi không thấy rõ con đường nhưng tôi vẫn cứng rắn sống cuộc sống hàng ngày và tiếp tục đi tìm. Ai tìm sẽ gặp, và 8 năm trước đây, tại Giáo Xứ này, trước bàn thờ này Chúa đã gọi tôi theo Ngài và Giáo Hội đã thánh hiến tôi phục vụ Giáo Hội qua anh em.

  • Sự nhường nhịn : phải, tôi không hề tham của ai, và cũng không dành giật với ai.

  • Sự công bằng : dù tôi có thích một người hay không, tôi vẫn biết nhìn ra cái tốt và cái xấu của người đó.

Có những tính tôi không biết phải liệt kê vào tốt hay xấu, đó là :

  • Sự thẳng thắn : tôi không hề nói láo, và không thêm bớt. Tôi rất công bằng. Nhưng quá thẳng thắn thì mất đi bao dung.

  • Lòng trung thành : tôi rất trung thành trong tình bạn và bền đỗ trong sự suy nghĩ của tôi. Nhưng tôi cũng rất thích thay đổi ? Sự mới mẻ làm tôi thích thú.

Những đức tính tôi vừa kể trên đều là tương đối. Tôi cần rèn luyện để nên hoàn hảo hơn. Nhưng tự mình rèn luyện có nên hay khg ? OBACE cũng như tôi, chắc đã qua kinh nghiệm hứa sẽ không phạm một lỗi lầm nào đó nữa nhưng vẫn cứ phạm phải. Đức tính cũng vậy, mình có thể tự cho mình đức tính mình muốn hay  không ? Không. Tôi hiểu ra rằng nếu thật sự muốn trở nên tốt lành thì nên để Chúa Thánh Thần làm việc. Rất nhẹ nhàng và dễ dàng. Tôi bảo đãm. Mình làm sao trở nên giống Thiên Chúa nếu không phải chính Thiên Chúa làm cho mình trở nên giống Ngài.

Qua một thời gian suy gẫm thì tôi hiểu ra rằng : có 3 đức tính tự nhiên mà Thiên Chúa ban cho mỗi một người trong nhân loại. Đó là tin, cậy, mến. Tôi nghĩ mỗi một người, bất luận tốt hay xấu, đều có lòng tin, cậy và mến. Những đức tính tự nhiên này khác nhau ở đối tượng. Đối với người chưa nhận bí tích Thánh Tẩy, họ có tin, tin có trời, có thần, tin dị đoan, tin chính mình, tin bạn bè,… Họ cũng cậy, cậy vào quyền thế, giàu có, … Họ cũng mến, mến yêu gia đình, bạn bè, … Còn chúng ta, vì Thiên Chúa là đối tượng nên lòng tin, cậy, mến đặt nơi Thiên Chúa. Và chính Chúa sẽ giúp chúng ta đạt tất cả những đức tính hoa quả của Chúa Thánh Thần kể trên.

Tôi xin kết luận đức tính tự nhiên của người sống tận hiến không hơn không kém những đức tính tự nhiên của người khác. Có thể khác nhau ở chỗ là tôi tin những đức tính tôi chưa có thì Chúa Thánh Thần đang và sẽ tiếp tục cho tôi có. Trong thư thứ nhất Thánh Gioan 3, 2 : « Anh em thân mến, hiện giờ ta là con cái Thiên Chúa ; ta sẽ là gì, thì chưa được tỏ hiện, ta biết rằng một khi điều ấy tỏ hiện, thì ta sẽ được giống như Người, vì Người thế nào, ta sẽ được thấy như vậy. Và phàm ai đặt hy vọng ấy vào Người, thì làm cho mình nên thanh sạch như Ðấng ấy thanh sạch. »

Xin Chúa Thánh Thần giúp cho lòng tin, cậy, mến của mỗi người chúng ta ngày càng lớn mạnh để chúng ta biết để Ngài thánh hóa chúng ta theo hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Mt 5, 48 : «  anh em hãy nên hoàn thiện như Cha của anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. » Amen (1). 

Bài ca « Như hạt miến » của Thành Tâm mà ca đoàn Triều Dâng đã khéo chọn để cả cộng đoàn hát trong bài ca dâng lễ có lẽ đã diễn tả thêm phần nào ý nghĩa về những đức tính tự nhiên của người tân hiến mà chị Têrêsa Phương Mai vừa chia sẻ.

« Như hạt miến chịu nát tan, làm thành tấm bánh trắng, tiến dâng trên bàn thánh, đây con xin vui chấp nhận đời gian khổ lầm than, làm lễ dâng lên Ngài. Như hạt miến hòa biến trong rượu nồng thắm sức sống, tiến dâng Cha Cực Thánh, đây con xin vui chấp nhận, hòa biến trong tình yêu, lậy Chúa thương con nhiều.

« Xin lòng Chúa đầy xót thương, ngàn đời vẫn chiếu sáng đức công minh tuyệt đối, thương con đây trong vũng tội, đời con những đổi thay, một bkiếp thân lưu đầy. Xin lòng Chúa đầy xót thương ngàn đời vẫn chiếu sáng đức công minh tuyệt đối, thương con đây trong vũng tội, đời sống bao đổi thay, lậy Chúa thương con hoài.

« Con xin dâng tấm bánh đời con đây, nỗi ưu tư ngày dài đang tiến tới, con xin dâng ly rượu bao luyến ái, hy sinh và đắng cay .»

 

 

Paris, ngày 14 tháng 06 năm 2009

Trần Văn Cảnh

 

Chú thích

(1). Xin cám ơn Sœur Phương Mai đã cho văn bản.

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!