Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gs. Trần Văn Cảnh
Bài Viết Của
Gs. Trần Văn Cảnh
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ BẰNG ĐỌC LẠI CA DAO
GIÁO HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2016
GIỚI THIỆU SÁCH « VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN »
LINH ĐẠO TÌNH YÊU VỢ CHỒNG
RA MẮT SÁCH “NHỮNG KHUÔN MẶT VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS”
Giới thiệu tác phẩm Những Khuôn Mặt Văn Hóa VN Paris 1995-2015 do Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN PARIS phát hành
Giáo dân cộng tác với giáo sĩ một cách tích cực và đắc lực
THỨ NĂM TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI: «MỘT LINH MỤC CHỨNG NHÂN KITÔ»
TUẦN THÁNH ĐỌC LẠI BÀI THƠ « BỐN MƯƠI 1972-2012 » CỦA CHA CUNG CHI ĐINH ĐỒNG THƯỢNG SÁCH - VỀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC
ĐẠO QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA LINH MỤC LÊ VĂN LÝ - VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 1970-1975
Giáo dục con cái làm sao ?
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 13) Đào tạo đội ngũ tông đồ giáo dân
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 12) Thành lập Dòng Mến Thánh Giá năm 1670
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 11) Thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ việt nam
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 10) Thành lập và tổ chức 17 Giáo Phận Tông Tòa, từ 1659 đến 1959
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 9) Tổ chức Công Đồng xây dựng chương trình truyền giáo ở Ayuthia năm 1664
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 8) THỜI KỲ TÔNG TÒA, 1659-1960, xây nền phát triển Giáo Hội
NOI GƯƠNG CÁC CHA DÒNG TÊN THỜI BẢO TRỢ 1615-1659, CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY NÊN TỰA VÀO HÀNG GIÁO SĨ TRUYỀN GIÁO TRÁCH NHIỆM
LẬP MỘT DỤ ÁN TRUYỀN GIÁO CÓ MỤC TIÊU RÕ RỆT VỀ LƯỢNG VÀ PHẨM CHO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (Mừng Năm Thánh 2010, xem lịch sử truyền giáo Việt Nam, Bài 6)
HÀNH TRÌNH CỦA MỘT ƠN GỌI (CHỨNG TỪ ƠN GỌI, bài 11)
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (Bài 5) : THẨM ĐỊNH VIỆC TRUYỀN GIÁO THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM - Bài 4 : LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM THỜI KỲ BẢO TRỢ, 1533-1659
SẮC CHỈ VENERABILIUM NOSTRORUM NGÀY 24-11-1960 - THIẾT LẬP PHẨM TRẬT GIÁO HỘI TẠI VIỆT NAM
SẮC CHỈ « SUPER CATHEDRAM » NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM
GXVN PARIS KẾT THÚC «NĂM ƠN GỌI» Nghe chia sẻ về đề tài: « Cộng đoàn là vườn ươm ơn gọi tận hiến »
Tân phó tế vĩnh viễn GIOAN NGUYỄN SƠN cho chứng từ về ơn gọi của mình
Chứng từ ơn gọi, bài 8 : Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi
Giáo hội Việt Nam đã phát triển thế nào qua 477 năm lịch sử truyền giáo của mình, 1533-2010 ?
Những đức tính tự nhiên của người tận hiến. (Chứng từ ơn gọi, bài 7)
« Làm thế nào để quản lý tốt việc con cái xử dụng Internet » ?
Đời sống huynh đệ của người tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 6)
Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến (Chứng từ ơn gọi, bài 5):
Chứng từ ơn gọi, bài 4 - Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến
Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Chứng từ ơn gọi, (bài 2) Tự do trong đời sống tận hiến
Chứng từ Ơn gọi, (bài 1) Làm sao biết Chúa gọi mình
HỌ LÀ AI, BÀI THƠ VỀ NHỮNG ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Di chúc của Các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo Việt Nam
CHỨNG TỪ ƠN GỌI, BÀI 8 : GIA ĐÌNH LÀ VƯỜN ƯƠM NUÔI ƠN GỌI

 

LỜI MỜ

Paris. Chủ nhật 13.09.2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Nguyễn Công Thương, giáo lý viên các lớp thêm sức từ nhiều năm nay tại Giáo Xứ Việt Nam Paris nói chuyện với cộng đoàn về đề tài : « Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi ».

Đây là đề tài học hỏi thứ tám trong chương trình « chứng từ ơn gọi », được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong « Năm cầu cho ơn gọi 2009 » tại GXVN Paris. Chứng từ ơn gọi,

·        Bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ?

·        Bài 2, đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài « Tự do trong đời sống tận hiến ».

·        Bài 3, đã được chị Maria Vũ Thị Minh chia sẻ vào chủ nhật 08.02.2009 về đề tài «Đời sống siêu nhiên của người tận hiến ».

·        Bài 4, đã được thầy Nguyễn Quốc Tuấn, Dòng Tên, chia sẻ vào chủ nhật 15.0302009 về đề tài : « Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến ».

·        Bài 5, đã được chị Marie Đào Kim Phượng, giáo dân tận hiến « Nữ Trợ tá tông đổ », chia sẻ vào chủ nhật 19.04.2009 về đề tài : « Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến ».

·        Bài 6, đã được cha Hổng Kim Linh, Hội Xuân Bích, làm mục vụ tại giáo xứ Pháp Notre Dame ở Boulogne, cựu chủ tịch Hội Tu sĩ Việt Nam tại Pháp trong nhiều nhiệm kỳ 1976-1980, 1999-2003, chia sẻ vào chủ nhật 10.05.2009, về đề tài : « Đời sống huynh đệ của người tận hiến » 

·        Bài 7, đã được chị Têrêsa Phương Mai, Trinh Nữ Tận Hiến, chia sẻ vào chủ nhật 14.06.2009, với cộng đoàn về đề tài : « Những đức tính tự nhiên của người tận hiến ». 

GIA ĐÌNH LÀ VƯỜN ƯƠM NUÔI ƠN GỌI

Sau Phúc Âm, Cha Giuse Nguyễn Thanh Điển đã giới thiệu chị Nguyễn Công Thương, giáo lý viên từ nhiều năm nay tại Giáo Xứ cho các em thiếu nhi và mời chị lên chia sẻ với cộng đoàn về đề tài « Gia đình là vườn ươm nuôi ơn gọi (1) ». Chị Thương nói :

« Kính thưa  quí cha, quí thầy và quí ông bà, anh chị em,

Hôm nay, theo lời yêu cầu của Đức Ông con xin được chia sẻ với cộng đoàn với đề tài : «  Gia Đình là vườn ươm nuôi on goị ». Trước hết con xin trình bầy về ơn gọi tông đồ giáo dân, thứ đến  là  những khó khăn của gia đình VN sống ở Pháp và những khó khăn cuả giới trẻ, con em của chúng ta, sau cùng con xin góp ý gia đình nên chuẩn bị thế naò để gia đình trở thành khu vườn mầu mỡ ươm nuôi ơn goi.

Những điều con chia sẻ hôm nay là những điều con đã nghe được qua các dịp gặp gỡ trao đổi với nhiều phụ huynh và các em học giáo lý với con trong 30 năm qua, nếu có gì sơ xuất xin cộng đoàn bỏ qua cho con.  

I  .Ơn gọi căn bản làm Kitô hữu

Khi nói đến ơn gọi, ai cũng nghĩ ngay đến ơn goị làm Linh Mục, làm thầy dòng, làm nữ tu và ít khi ai nghĩ đến ơn gọi làm tông đồ giáo dân ; nhưng  bất cứ ơn gọi nào, gia đình vẫn là môi trường quan trọng nhất trong việc vun trồng các Ơn gọi ấy. Thật ra, mỗi người  chúng ta đều được ơn kêu gọi làm kitô hữu, làm chứng cho Chuá Giêsu. Trong sách Công vụ tông đồ, Chúa Giêsu trước khi lên trời có nóí với các môn đệ rằng : « Anh em sẽ nhận được sức mạnh cuả Thánh Thần khi người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là nhân chứng của Thầy taị Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samarie và cho đến tận cùng trái đất». 

Kitô hữu chúng ta là những người được sai đi để làm chứng cho Chúa Giêsu về tình yêu và quyền năng của Ngài : Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đã chọn chúng ta trước khi tạo thành vũ trụ ; vì yêu thương chúng ta Chúa Cha đã ban con Một cuả Ngài là Đức Giêsu. Con Thiên Chúa đã xuống thế  làm người và đã chết trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, Chúa đã sống laị, Chúa đã ban cho chúng ta Thánh Thần là chính sự sống cuả Ngài, để chúng ta được nên một với Ngài và với Chuá Cha.  

Ngài cũng ban cho chúng ta khả năng nhận biết Chúa yêu thương mình và  khả năng đáp trả tình yêu Chúa bằng cách sống yêu thương, sống cho người khác như Ngài. Các linh muc và tu sĩ là những người được Chúa kêu gọi cách riêng và họ đã đáp trả bằng cách chọn đời sống tận hiến, để sống ơn goi làm kitô hữu.

Dù sống ơn goi  nào đi nữa mà quên mình phải sống yêu thương trong chân lý nghiã là yêu thương chính mình, và yêu thương người khác thật tình là một thiếu sót lớn lao vì như thế không làm chứng cho Chúa và dễ nên cớ vấp phạm cho người khác xa Chúa, không tin vào Chúa. Đạo của chúng ta là đạo của tình yêu và chúng ta thờ  phượng Chúa trong tinh thần và chân lý, thờ phượng Chúa trong trái tim của mìn và sống yêu thương trong mọi tương quan.  

II.  Môi trường sinh sống của gia đình tại Pháp và những khó khăn phải đương đầu

“Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng nhắc nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi Ngài gọi gia đình là nền tảng của Giáo Hội. Đức Thánh Cha Phaolô VI gọi gia đình là Cung Thánh của Giáo Hội, là trường học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.

Một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ gia đình tốt này sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và Giáo Hội.

Đức cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: “Chủng Viện thứ nhất, Đệ Tử Viện thứ nhất, trường Sư Phạm thứ nhất là Gia Đình Công Giáo. Không vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội cũng rung rinh sụp đổ”. (Trich bài GIA ĐÌNH LÀ VƯỜN ƯƠM của LM Giuse Nguyễn Hữu An) 

A    Khó khăn cuả cha mẹ

1. Khi đến sinh sống ở Pháp nhiều gia đình công giáo VN cũng như những gia đình khác gặp khó khăn lớn về ngôn ngữ. Và khó khăn tìm được việc làm để sinh nhai. Các  đòi hỏi cuả nghề nghiệp, giờ giấc làm việc không phù hợp với nếp sống gia đình : vợ chồng con cái ít  gặp nhau để ãn chung với nhau, trao đổi, trò chuyện với nhau và đọc kinh chung vói nhau buổi tối.

2. Nhiều cha mẹ không giỏi tiếng Pháp mà con cái lại quên dần tiếng Việt, hoặc không biết tiếng việt. Đằng khác, con cái được đi học nên biết nhiều hơn cha mẹ, khiến có sự chênh lệch, nên khi gặp nhau thì không biết nói chuyện gì.

3. Ưu tư lớn của một số cha mẹ là mong sao cho con học giỏi, thành công ở đời có nghề nghiệp tốt mà quên mất đời sống đạo đức của con, quên sống gương mẫu thánh thiện làm gương cho con, quên lo giáo dục đức tin cho con về lâu về dài. Có cha mẹ quan niệm lo cho con được xưng tội rước lễ, thêm sức là đủ rồi; vì thế có em sau khi thêm sức là bỏ không đi lễ nữa.

4. Lối sống hiện nay của xã hội không tôn trọng môi trường sống chung với nhau của gia đình: mỗi ngưòi có một thế giới riêng, nên mất tinh thần đoàn kết, mất sự quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau. Như vậy làm sao sống được tinh thần bác ái của Chúa Kitô ? 

B     Khó khăn cuả con cái

1. Ở trường học các em khó có bạn để chơi, các em bị ức hiếp, bị cô lập, bị trêu chọc là chinois, chintock, bị kỳ thị, bị khinh dễ. Hơn nữa các em cảm thấy lạc lõng, kỳ dị vì mình có đạo giữa các bạn bè không có đạo, thường nghe người ta chế nhạo bài bác tôn giáo. Hơn nữa các trò chơi, nhũng khám phá mới trên máy vi tính quá hấp dẵn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế đi vào mọt thế giới ảo tưởng.

2. Bị cha mẹ sống đạo bắt buộc con theo mình nhưng cha mẹ không cho biết tại sao mình đi lễ, tại sao xưng tội, ý nghiã các ngày lễ, các muà chay, mùa vọng, chúng còn cho giữ đạo là một trò hề vì không đúng theo Lời Chúa dạy như yêu thương, tha thứ, không lên án, không xét đoán người khác, không làm cho người những điều mà mình không muốn người khác làm cho mình.

3. Vào tuổi dậy thì, một số em muốn có bạn chơi đã cố gắng hoà hợp để sống giống bạn nên cách ăn mặc, chải tóc, nói năng ngang ngược giống như bạn ở trưòng, nhưng đến khi về  nhà thì bị cha mẹ la mắng, quỡ trách ; thêm vào đó là sự khủng hoãng cuả tuôỉ dậy thì nữa.

4. Lối sống âu tây tự do thái quá, đầy dẫy gương mù gương xấu, thác loạn, không  luân lý, cùng với phim ảnh xấu tràn lan, làm mất đi tính đơn sơ và trong sáng của tâm hồn các em.

5. Vì cớ sinh nhai, một số cha mẹ không gần gũi con cái, khiến con cái cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu tình thương mà bệnh thiếu tình thương tùy theo mức độ, có thể sinh ra chán nãn, buồn phiền, không thích học nữa, gan lỳ, xấc láo, ích kỷ, chai đá, không sáng suốt để nhận định điều hay điều trái, hay đua đòi bắt chước bạn bè một cách thiếu suy nghĩ.

Như vặy làm sao các em còn tin vào Chúa nữa, không đi lễ nữa, và làm sao có ơn gọi làm kitô hửu, làm sao có ơn gọi tu trì đây? Dĩ nhiên cũng có những trường hợp Chúa ban ơn gọi một cách rất hi hữu. 

III .  Góp ý

Từ xưa đến nay, có rất nhiều ý kiến về việc xây dựng gia đình rất hay, rất đầy đủ nhưng ở đây con xin đưa ra vài đề nghị  dựa vào những điều mà con góp nhặt được qua những lần trao đổi với các phụ huynh và các em học lớp giáo lý trong 30 năm qua. Mục đích của việc góp ý hôm nay là làm cho con cái chúng ta ý thức được rằng mình thật quí giá được Thiên Chúa yêu thương đặc biệt, được cha mẹ yêu thưong, trân trọng. Với kinh nghiệm tình thương của cha mẹ dành cho các em, các em sẽ hiểu được tình thương của Thiên Chúa một cách dễ dàng và giúp em hiểu được giá trị cao quí làm con cái Thiên Chúa. Một khi hiểu biết được yêu thương, các em sẽ biết thương mình, biết tôn trọng chính mình, biết đón nhận những cái hay cái tốt cho mình, biết yêu thương, tôn trọng người khác, các em nhận  thức một cách dễ dàng những giá trị sâu xa quí giá của truyền thống gia đình việt nam. Những gương sáng của cha mẹ trong việc sống đức tin sống động, sẽ thúc đẩy các em bắt chước mà năng tham dự thánh lễ, yêu thích Lời Chúa, gặp Chúa qua cầu nguyện, qua Lời Chúa và qua các bí tich để trở thành những giáo dân có đức tin sống động, hy vong một ngày nào đó nghe được tiêng Chúa gọi để đi theo Ngài.    

Tình thương của cha mẹ, bầu khí lành mạnh của gia đình giúp các em phát triển được mọi mặt. Nhưng yêu thưong các em một cách cụ thể như thế nào đây?

1. Trước hết, cha mẹ phảỉ là những người bạn tốt của con cái với tâm tình rất yêu qúi và trân trọng con mình. Dù bận công ăn việc làm nhưng luôn cố gắng tìm cách dành thì giờ cho con cái, tìm cách gần gũi con, nghe chúng tâm sự, biết lắng nghe những khó khăn của chúng ở trường, khó khăn với bạn bè, về bài vỡ, những điều ấm ức trong lòng v. v…để cảm thông, để chia sẻ với con cái. Giúp con cái suy nghĩ, không áp đặt ý riêng của mình nhưng khéo léo giúp con tìm giải pháp với sự hướng dẫn của mình.

2. Các con vào tuổi dậy thì có những phản ứng mạnh mẽ có vẽ hổn láo, xấc xược, những lời nói xúc phạm cha mẹ nặng nề, chúng ta nên ráng dằn cơn giận, tránh to tiếng quát tháo, đánh đập, nguyền rủa, dọa nạt, cố gắng hạ giọng, nói với con một cách bình tĩnh, nhưng cương quyết, nhưng cố giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết vấn đề. Nếu chúng ta nóng nảy quá thì hậu quả sẽ rất tai hại.

3. “ Là người Công giáo, chúng ta phải tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần đã và đang hoạt động trong tâm hồn con cái mình ngay sau khi chúng lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Bổn phận của chúng ta là một gương mẫu tốt cho chúng noi theo, uốn nắn chúng theo đường lối ngay thẳng, nhận thức phải trái và gieo vãi Tin mừng của Chúa Kitô vào cõi ong non dại và thơ ngậy của chúng. Chúng ta nói với chúng về Giáo hội, về Ơn gọi phục vụ cho nước Chúa vương quốc của Chúa Kitô theo chiều hướng tích cực. Đừng chỉ trích hay phê phán một cách tiêu cực những hành vi sai trái của các linh mục, tu sĩ hay những người đang phục vụ trong Giáo hội theo chiều hướng suy nghĩ của mình, bởi chính mình, là bậc cha mẹ, đôi khi cũng chỉ phán đoán một chiều hoặc hướng theo chiều phán đoán của kẻ khác Biết đâu kẻ chúng ta nghe theo, lại cũng một chiều hay sai lầm. Con cái chúng ta phải thấy và nghe chúng ta cầu nguyện hằng ngày, cầu nguyện cách quảng đại cho không chỉ riêng mình nhưng cho Giáo Hội, cho Ơn gọi, cho mọi người với tâm tình tạ ơn. Chúng ta quan tâm tới chúng từ việc học hành, sức khoẻ, những thành tích ở học đường, đoàn thể, những dự phóng tương lai, nghề nghiệp, nhưng tất cả những điều ấy chỉ là thứ yếu so với đời sống đạo đức, hạnh phúc và là một người Công Giáo gương mẫu và tốt lành.

4. Tạo một nếp sống giản dị, hiếu thuận trong gia đình tùy theo điều kiện và lứa tuổi của con cái. Cha Thánh Gioan Vianney, quan thầy của các cha xứ, có lần được các bậc phụ huynh trong xứ của Ngài hỏi làm thế nào để giáo dục con cái cách tốt nhất. Ngài đã khiêm tốn trả lời rằng hãy đem các em đến với Bí tích Hoà Giải và Thánh Thể thường xuyên hơn. Với lời khuyên ngắn gọn nhưng hữu hiệu ấy, chúng ta cùng hình dung ra cách nào để hấp dẫn con cái chúng ta đến với Chúa Giêsu Thánh Thể mà vẫn tôn trọng sự tự do của chúng. Đức Thánh Chao Phaolô VI nhấn mạnh rằng thế giới hôm nay có quá nhiều thầy dạy và người ta đã chán nghe những lời dạy bảo. Nếu người ta nghe lời dạy bảo, ấy là vì người dạy bảo chính là chứng nhân. Vì vậy, điều quan trọng là tạo cơ hội để con cái chúng ta nhận ra chính chúng ta là những người mộ đạo, những chứng nhân của Đức Kitô. Chúng phải thấy chúng ta là người năng cầu nguyện, tham dự thánh lễ, xưng tội, đọc Kinh Thánh, lần chuỗi, vv… Chúng phải thấy chúng ta dám hi sinh những thú vui khác để làm những công việc đẹp lòng Thiên Chúa như một ưu tiên trong cuộc sống chúng ta. Chúng ta đem con cái cùng đến nhà thờ tham dự Thánh lễ, và tạo cơ hội để cả gia đình cùng tham gia các công tác giáo xứ. Khuyến khích các em tham gia các phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, , ban giúp lễ, ca đoàn, hoặc giới trẻ, vv…

5. Dạy cho con cái về lòng thương xót người nghèo khó và bị bỏ rơi. Chúng ta dạy dỗ con cái đừng chiếm đoạt hay sở hữu đồ chơi một cách bất công hay đánh giá người khác bằng số lượng tài sản họ có, nhưng chúng ta dạy chúng biết chia sẻ từ đồ chơi đến cái bánh, viên kẹo và dám chấp nhận sự thiệt thòi để cảm thông với người bị thiệt thòi và bị bỏ rơi. Tùy tuổi tác của con cái, chúng ta đưa con cái đến thăm viếng kẻ đau yếu, tật nguyền như nhà thương, viện dưỡng lão, vv… Chúng ta sống và làm gương cho con cái trong cung cách cư xử với người khác như một món quà Chúa gửi đến chứ đừng như một phương tiện để lợi dụng.

6. Tiêm nhiễm vào tâm hồn con cái cách thưởng thức cái hay và vẻ đẹp, dù là thiên nhiên, văn chương, âm nhạc hay nghệ thuật. Sách vở, báo chí, CDs, băng nhạc, dụng cụ âm nhạc, tác phẩm hội hoạ trong nhà, các chương trình truyền hình chúng ta cùng xem, những buổi du ngoạn, nghỉ hè, vv… là những cơ hội chúng ta có thể dùng để giải thích cho con cái về giá trị và cách thưởng thức cái hay, cái đẹp mà Thiên Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc. Chúng ta cần quan tâm đến con cái khi chúng ở nhà một mình với máy TV, computer, đặc biệt là electronic games hay internet. Những phương tiện này cần được kiểm soát vì rất dễ bị lợi dụng.

7. Quan tâm đặc biệt về cách hình thành lối sống của con cái bên ngoài gia đình. Chúng ta nên mạnh bạo khuyến khích con cái đời sống chung với nhiều thành phần bạn bè. Sinh hoạt trong các hội đoàn nơi giáo xứ là cách tốt nhất để rèn luyện các em trong lãnh vực này. Chúng ta có thể hình dung ra câu nói: Không phải tất cả mọi người đến nhà thờ và tham gia sinh hoạt trong giáo xứ đều là những người hoàn hảo, nhưng nếu họ là người xấu, họ sẽ chẳng bao giờ có mặt tại những nơi này. Đời sống chung tuy ngắn ngủi trong các sinh hoạt đoàn thể nhưng sẽ giúp con cái chúng ta tiêm nhiễm tinh thần đồng đội và trách nhiệm. Ngoài ra, những chương trình sinh hoạt lành mạnh và hướng thiện, cũng như học hỏi về giáo huấn của Giáo Hội, Kinh thánh và tinh thần đạo đức do các phong trào đề ra, sẽ giúp con cái chúng ta có một cơ sở về nếp sống đạo hạnh trong tương lai. Chúng ta cũng giới thiệu cho các em các thánh và đời sống gương mẫu của các ngài và khuyến khích các em theo đòi đời sống đạo đức ấy.

 Chúng ta nên nhớ rằng Ơn gọi để phục vụ vương quốc của Chúa Kitô không nhất thiết phải là đời sống linh mục, tu sĩ hay tận hiến trong các dòng tu nhưng tha thiết với Giáo Hội trong các công tác tông đồ giáo dân cũng là một ơn gọi đáng quí và nên khích lệ.”  (Trích bài GIA ĐÌNH : KHU ĐẤT TỐT CHO ƠN GỌI của JB Đào Ngọc Điệp). 

Năm nay là năm gíáo hộị cầu cho các linh mục, cầu cho ơn gọi. Muốn có nhiều ơn gọi tu trì, thì trước hết cần có nhiều giáo dân thánh thiện. Cá nhân có thánh thiện thì gia đình mới thánh thiện. Muốn có nhiều tín hữu thánh thiện, gia đình thánh thiện thì phải có nhiều linh mục, tu sĩ thánh thiện. Truyền đạo bằng lời nói thì thật dễ dàng, nhưng không đưa đến kết quả nếu lời nói không đi đôi với việc làm.

Ơn gọi giáo dân và  ơn gọi tu trì quấn quyện với nhau, bổ túc cho nhau, không tách rời được. Nếu chúng ta cầu nguyện cho có nhiều ơn gọi, cho có nhiều linh mục, cho các linh mục, tu sĩ   thánh thiện, chúng ta cũng nên nhớ cầu nguyện cho có nhiều gíáo dân thánh thiện, cho chính mỗi người chúng ta, cho mỗi gia đình chúng ta luôn tràn đâỳ tình yêu thương và niềm tin vào Chúa, luôn sống tốt đời đẹp đạo » 

LỜI KẾT

Những chia sẻ của chị Nguyễn Công Thương, rút ra t « những điều con đã nghe được qua các dịp gặp gỡ trao đổi với nhiều phụ huynh và các em học giáo lý với con trong 30 năm qua ».

Tổng hợp và đúc kết những điều mà cộng đoàn đã nói với mình trong 30 năm, chị Thương đã là một cái gương, dọi lại hình ảnh của cộng đoàn cho cộng đoàn thấy lại mình, thấy lại những điều mình đã nghĩ, đã thao thức, đã nói ra, đã muốn làm.

Nếu đúng như lời Chị Thương, thì quả là một điều vui mừng cho cộng đoàn. Vui mừng vì có Chúa ở cùng cộng đoàn. Vì nếu không có Chúa thì làm sao mà cộng đoàn có thể có được những ý tưởng, những thao thức, những lời nói và những ý chí, những hành động cao đẹp như vậy ? Được Chúa hiện diện, nâng đỡ, soi sáng, thúc dục,… công ấy, nhờ các linh mục và tu sĩ trong Ban Giám Đốc đã vậy, mà cũng nhờ nhiều ở các giáo lý viên, làm việc kiên trì trong thầm lặng để đưa Chúa đến cho các em, để kể về Chúa cho các em. 

Xin cám ơn chị Nguyn Công Thương và các giáo lý viên.  

Xin chúc cộng đoàn thành công trong ước mong của mình là biến các gia đình thành vườn ươm và nuôi ơn gọi, ơn gọi làm tông đồ giáo dân cũng như ơn gọi tận hiến dâng mình cho Chúa.  

Paris, ngày 15 tháng 09 năm 2009

Trần Văn Cảnh

  

Ghi chú :

(1). Sao nguyên bản văn chị Nguyn Công Thương đã gi. Xin đa tạ chị Thương. 

Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!