|
|
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung
|
NHỮNG CHIẾC CHUÔNG NHÀ THỜ ĐẦU TIÊN
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường nói với tôi rằng nếu tôi ngoan ngoãn trong mùa Vọng thánh thiện này, và dâng những hành động bác ái và vâng lời nhỏ bé của mình trong Mùa Vọng cho Chúa Hài Đồng để làm quà tặng vào ngày sinh nhật của Ngài, thì vào một lúc nào đó trong Mùa Vọng, tôi sẽ nghe thấy những tiếng chuông, lúc đầu rất nhỏ nhưng sau đó rõ ràng hơn, mà như mẹ tôi từng nói, đó là những tiếng chuông nhà thờ đầu tiên. |
|
HY VỌNG VÀO THIÊN CHÚA, ĐẤNG ĐANG ĐẾN GIỮA DÂN NGÀI
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực từ các loại khủng hoảng khác nhau về kinh tế, xã hội, văn hóa. Vẫn còn rất nhiều người rơi vào những hoàn cảnh tưởng chừng như vô vọng. Cá nhân mỗi người cũng có những nỗi niềm băn khoăn, phiền muộn, lo lắng, ưu tư của riêng mình. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta mở lòng đón nhận năm thương xót 2025, với chủ đề: “Những người hành hương của Hy Vọng”. Sắc chỉ khởi đầu bằng cụm từ “Spes non confundit, Hy vọng không làm thất vọng.” Đó là lời mời gọi mỗi người, dù cuộc sống còn lắm thử thách, vẫn giữ vững niềm tin tưởng và hy vọng. Đức Thánh Cha Phanxicô chọn chủ đề này là để khơi dậy niềm hy vọng trong một thế giới bị xâu xé bởi chia rẽ, chiến tranh, bất bao dung, xung đột, xáo trộn và khủng hoảng, nhất là trong đời sống gia đình.
|
|
MỘT BÀI HỌC VỀ SỰ TRỞ LẠI CỦA CHÚA GIÊSU
Bài học về sự trở lại của Chúa Kitô giúp chúng ta hiểu được những gì Chúa Giêsu dạy về ngày tận thế. Đây không chỉ là những điều đáng sợ mà còn là hy vọng. Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang, và những người tin vào Ngài sẽ được cứu chuộc. Thông điệp này mang đến sự an ủi và tin tưởng, không phải sự sợ hãi. |
|
MONG CHỜ GẶP GỠ CHÚA KITÔ
Hôm nay, chúng ta bước vào một năm phụng vụ mới, bắt đầu bằng Chúa Nhật Thứ nhất Mùa Vọng. Theo phụng vụ, Mùa Vọng là mùa chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, kỷ niệm Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất. Việc Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất đã diễn ra khi Ngài trở thành con người. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể của Ngài, được cử hành vào dịp Lễ Giáng Sinh. Sự xuất hiện này đáp lại lời hứa của Thiên Chúa dành cho dân Ngài. Thiên Chúa hứa sai Đấng Mêsia đến để cứu dân Israel cũng như mọi dân nước. Ngài đến để thiết lập hòa bình và công lý. Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta sẽ nghe những lời loan báo về Đấng Mêsia được các ngôn sứ nhắc lại. Tiên tri Giêrêmia, trong bài đọc thứ nhất, đã nói một cách rõ ràng: “Trong những ngày ấy, vào thời đó, Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đavít; Ngài sẽ trị nước theo lẽ công bình chính trực. Trong những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: Chúa là sự công chính của chúng ta” (Gr 33: 15-16). |
|
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung từ: https://imitationjesuschrist.forumactif.com và https://fr.aleteia.org Kính mời theo dõi video tại đây : https://youtu.be/zzEVY3UMl8o
|
|
Chúa Giêsu Kitô: Vua Sự Thật và Vua Tình Yêu
Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ hôm nay, chúng ta đặc biệt tôn vinh Chúa Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ. Chúa Giêsu đến như một vị Vua, nhưng không như một vị vua mặc cẩm bào vua chúa, chiếm hữu những cung điện nguy nga, và được vây quanh bởi triều đình hoàng gia. Thay vào đó, Chúa Giêsu đến như Vua của Sự Thật, giản dị và sống cùng với một nhóm người dân thường được gọi là tông đồ. Sứ mệnh của Ngài không phải là sử dụng những mưu đồ chính trị, binh hùng tướng mạnh, để chinh phục nước này nước nọ, nhưng là để Sự Thật của Thiên Chúa Cha ngự trị trong trái tim của mọi người, không chỉ người Do Thái, mà tất cả mọi người: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37). |
|
MỘT BÀI HỌC KHÓ HIỂU VÀ KHÓ THỰC HÀNH
Chúa Giêsu Kitô có một bài học rất quan trọng cho chúng ta. Đó là một bài học mà hầu hết chúng ta cảm thấy khó hiểu và khó thực hành trong cuộc sống bình thường hàng ngày: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5:38-42).
|
|
THỜI GIAN CUỐI CÙNG
Khi xưa cũng như ngày nay, dựa trên các thảm họa thiên nhiên như bão tố, lũ lụt, động đất, cháy rừng… các thảm kịch tang thương: hạn hán, mất mùa, đói kém, dịch bệnh… các cuộc chiến tranh gây chết chóc kinh hoàng…, nhiều người lo lắng và đoán non đoán già về những việc sắp xảy ra trong tương lai. Thậm chí có người kết luận rằng đây là những dấu hiệu về tận thế, vì Chúa Giêsu đã nói: “Khi anh em nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có động đất ở nhiều nơi, sẽ có những cơn đói kém. Những sự việc ấy là khởi đầu các cơn đau đớn” (Mc 13: 7-8). Ngay cả họ cho rằng Chúa Giêsu sắp trở lại! Thật đáng tiếc, đây chỉ là những suy đoán chủ quan cá nhân. Không ai biết giờ nào Chúa Kitô sẽ trở lại! Chính Chúa nói với các môn đệ: “Nếu có ai bảo anh em: Này, Đấng Kitô ở đây! Kìa, Đấng Kitô ở đó!, anh em đừng có tin” (Mc 13: 21). Vậy thì, điều khiến chúng ta lo lắng thực sự là gì? Phải chăng đó là liệu chúng ta có được cứu độ hay không, và chúng ta cần phải làm gì để được cứu độ? Đó mới là điều chính yếu. |
|
HIỆP THÔNG VỚI CÁC TÍN HỮU ĐÃ KHUẤT
Người Công giáo coi tháng Mười Một là tháng cầu nguyện cho những tín hữu đã khuất. Nhưng tháng Mười Một bắt đầu bằng Ngày lễ Các Thánh. Vậy điều gì kết nối hai điều này? |
|
THIÊN CHÚA THẤU SUỐT TÂM CAN CON NGƯỜI
Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy nhận ra sự giàu có lớn nhất nơi chính sự nghèo khó tự nguyện. Để đi vào lý lẽ của Nước Trời, của sự giàu có đích thực, nhất là của cõi tâm linh trường tồn, thì sự buông bỏ bản thân, ngay cả những gì cần thiết cho bản thân, để hiến dâng cho Thiên Chúa và trao ban cho người khác những gì mình có, với tấm lòng đơn sơ và vui tươi, là một của lễ tốt lành hơn bất cứ loại hy sinh nào khác. |
|
YÊU CHÚA YÊU NGƯỜI, HAI TRONG MỘT
Những ngày đầu tháng mười một, tháng cầu cho những người đã qua đời, là thời gian thích hợp để mọi tín hữu tập trung nhiều hơn vào nội tâm của mình, tự hỏi những câu hỏi căn bản của cuộc sống đời này và tìm kiếm câu trả lời từ Chúa Kitô. Đôi khi chúng ta quên mất mục đích sống của mình. Điều quan trọng bây giờ là phải quay trở lại, đặt mọi thứ về đúng nơi của chúng. Đây là lý do tại sao câu trả lời của Chúa Giêsu cho vị kinh sư là điều cần thiết đối với chúng ta. Đời sống Kitô hữu chỉ có một điều: “Điều răn đứng đầu là: …Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12:29-31). Yêu mến Thiên Chúa bằng cách yêu thương người lân cận và tình yêu dành cho người lân cận không thể tách rời khỏi tình yêu dành cho Thiên Chúa.
|
|
TIẾP TỤC CHUỖI KINH MÂN CÔI MỖI NGÀY
Kinh Mân Côi là sự tương tác bền vững, liên tục với Thiên Chúa và Mẹ Maria. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi trở thành người cầu nguyện. Trận chiến cầu nguyện là có thật, đặc biệt là trong thời đại thế tục vốn gạt bỏ sự siêu việt, siêu nhiên và những điều vượt quá những gì chúng ta có thể kiểm soát và thao túng. Tuy nhiên, người tín hữu phải vượt qua những rào cản văn hóa như vậy và nỗ lực cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa.
|
|
NHÌN THẤY CHÚA VÀ SỐNG THEO CHÚA
Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng tại Giêricô, một thành phố khá lớn, và khi Ngài rời khỏi thành phố, như thường lệ, có một đoàn dân đông đảo đi theo Ngài: “Một đám người khá đông ra khỏi thành Giêricô” (Mc 10:46). Đoàn dân vẫn khao khát nghe Chúa Giêsu nói, và họ vẫn muốn nhìn thấy điều kỳ diệu, rồi họ thấy một người mù ngồi bên đường: “Có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường” (Mc 10:46). Đối với dân chúng thời đó, việc bị mù như vậy là dấu hiệu của kẻ đã phạm tội và bị Thiên Chúa từ bỏ, nên người ta đã bảo người mù hãy im đi: “Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi” (Mc 10: 48). Một kẻ tật nguyền khốn khổ như anh ta không được phép gây phiền hà một vị thầy tiếng tăm Chúa Giêsu! Họ không ngờ sắp sửa chứng kiến một điều kỳ diệu được vị thầy Giêsu tiếng tăm thực hiện cho kẻ tật nguyền khốn khổ mà họ quát nạt này. |
|
HÃY LÀ NGƯỜI PHỤC VỤ
Ở đời này, ai cũng muốn những gì tốt nhất cho mình hoặc cho con cái của mình. Người ta muốn có địa vị, quyền cao chức trọng và được người khác kính nể, phục vụ mình. Điều này dĩ nhiên không xấu, nhưng liệu chúng ta có đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ đó không? Bởi vì ngồi ở địa vị “lãnh đạo” thôi thì chưa đủ để trở thành “hiền nhân quân tử”, mà còn phải tận tâm gánh vác trách nhiệm với tất cả sức lực và khả năng, sống chết với sứ mạng. Các môn đệ xưa kia của Chúa Giêsu cũng không phải ngoại lệ. Các ông cũng ham muốn ngồi chỗ tốt, làm “công hầu khanh tướng” trong Nước Chúa . |
|
ĐƯỢC KÊU MỜI CHIA SẺ ĐỨC TIN
Truyền giáo là hành động đưa mọi người đến gặp Chúa Giêsu và đặt Ngài vào trung tâm cuộc sống của họ. Khi chúng ta truyền giáo, chúng ta tìm cách trình bày Chúa Giêsu là đường đi, là sự thật và là sự sống: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Gioan14:6). Truyền giáo không chỉ đơn thuần là truyền bá kiến thức tôn giáo, không chỉ là thuyết phục mọi người tuân theo một tập hợp các điều phải tin, mà còn là tạo điều kiện cho mọi người gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô một cách cá vị, dẫn dắt họ vào mối tương quan sống động với con người của Chúa Giêsu Kitô, biết Ngài, yêu Ngài, vâng lời Ngài và sống hiệp thông với Ngài hằng ngày. Điều này bao gồm việc chia sẻ không chỉ những gì Chúa Giêsu đã làm, mà còn chia sẻ Ngài là ai và cách Ngài có thể biến đổi cuộc sống của họ dần dần nên giống Ngài. |
|
CÁCH CỨU VÃN HÔN NHÂN ĐANG TRỤC TRẶC
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Tác giả: Matthew McDonald Lược dịch: Phêrô Phạm Văn Trung Nguồn: https://www.ncregister.com/ Kính mời theo dõi vidseo tại đây: https://youtu.be/4qirBdWCD-A
|
|
NẺO ĐƯỜNG THEO CHÚA KITÔ
Chúng ta tuân giữ các giới răn mà Tin Mừng khuyên tuân giữ để trở nên “Kitô hữu tốt lành”. Rồi đôi khi giống như người giàu có trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy mình tương đối hài lòng về chính mình. Chúng ta tin rằng chúng ta đã đạt đến một mức độ hoàn hảo nhất định, bởi vì chúng ta đã tuân giữ lề luật của Thiên Chúa và Hội Thánh khá trọn vẹn... nhất là khi so sánh với bao người khác còn “bê tha lỗi tội nặng nể”. |
|
ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ KINH MÂN CÔI
Lễ Đức Mẹ Mân Côi được Thánh Giáo Hoàng Piô V thiết lập vào ngày kỷ niệm chiến thắng của hạm đội Kitô giáo tại vịnh Lêpantô, ngày 7 tháng 10 năm 1571. Chiến thắng này được cho là nhờ sự cứu giúp của Mẹ Thánh của Thiên Chúa. Sự trợ giúp ấy là nhờ vào lời khẩn xin của Kinh Mân Côi. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI liên tục kêu gọi chú ý đến hiệu quả của Kinh Mân Côi.
|
|
HÃY HƯỚNG LÒNG VỀ MẸ MARIA KHI TÂM HỒN SẦU KHỔ
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Tác giả: LM Ed Broom, OMV. Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung Từ https://catholicexchange.com Kính mời theo dõi video tại đây: https://youtu.be/fPedJLm9smU
|
|
TÌNH YÊU THỦY CHUNG CỦA THIÊN CHÚA
Theo báo Phụ nữ số ra ngày 18 tháng 8 năm 2024, chuyên mục Hôn Nhân- Gia Đình, bài viết nhan đề “Kết hôn nhanh - ly hôn vội, do đâu?” cho biết “Tỉ lệ ly hôn so với tổng số cuộc kết hôn chiếm trên 47%. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, có 4.235 cặp đôi kết hôn và 2.696 vụ ly hôn, tỉ lệ ly hôn chiếm trên 63%. Và số vụ ly hôn dự báo sẽ còn tăng cao trong 2 tháng cuối năm. Số vụ ly hôn ngày càng tăng không phải là chuyện mới mà được đề cập trong mấy năm gần đây. Theo báo cáo của ngành tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, bình quân cứ 2,7 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn (chiếm hơn 35%). Trong số các cặp đôi ly hôn, 70% số vụ thuộc về các gia đình trẻ trong độ tuổi từ 18-30, 60% ly hôn sau từ 1-5 năm chung sống” |
|
[1] 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 [1/21] |
|