Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung

Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Bài Tin Mừng hôm nay không nói về Chúa Giêsu nhưng nói về Gioan Tẩy Giả: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan” (Ga 1: 6). Thánh Gioan, tác giả sách Tin mừng thứ tư, nói Gioan Tẩy Giả làm chứng về ánh sáng: “Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng” (Ga 1: 7-8). Gioan Tẩy Giả không phải là ánh sáng. Vai trò của ông là chuẩn bị cho dân chúng đón Chúa Giêsu đến, để khi Ngài đến, họ sẽ nhận ra Ngài là ánh sáng thật và tin vào Ngài: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1: 9).

Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần: “Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Galát 5:22-23) nhưng thường các Kitô hữu có vẻ khó nắm bắt được. Trước khi có thể cảm nghiệm sâu xa niềm vui trong đời sống Kitô hữu, chúng ta phải nhận ra rằng niềm vui không dựa trên hoàn cảnh. Trên thực tế, niềm vui thậm chí có thể không giúp cho chúng ta tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực. Đúng hơn, niềm vui là cảm thức hạnh phúc sâu xa về những gì Thiên Chúa đã làm và còn đang làm. Trong tiếng Hy Lạp từ “niềm vui” có liên quan đến từ “ân huệ”. Quả thật, niềm vui là một ân huệ Chúa ban cho chúng ta. Vậy làm thế nào chúng ta có thể đón nhận và cảm nghiệm ân huệ niềm vui?

Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Khởi đầu Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1: 1). Đây là dòng đầu tiên trong sách Tin Mừng theo Thánh Máccô. Dòng này giống như một đầu đề in đậm trên trang đầu tiên của một tờ báo, bởi vì nó khái quát toàn bộ câu chuyện của Máccô. 

Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
Vào thời Chúa Giêsu, không phải là không có ai chờ đợi Đấng Thiên Sai - một vị cứu tinh, mà vấn nạn đặt ra cho dân Do thái là Chúa Giêsu hóa ra chính là Đấng Mêsia mà họ đang mong chờ, nhưng Ngài lại không giống như những gì dân chúng tưởng nghĩ. Do đó, không những họ không nhận ra Con Người ngay trước mặt họ là Đấng Mêsia; mà họ còn chống đối, lên án và giết chết Ngài.

VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
Bài Tin Mừng hôm nay nói về ngày phán xét, ngày kết thúc lịch sử loài người và khởi đầu tình trạng vĩnh cửu. Cuộc sống trần thế của mọi người sẽ chấm dứt và Thiên Chúa sẽ nói với từng người: “Anh hãy tính sổ công việc quản lý của anh” (Lc 16: 2), nghĩa là người ấy phải trả lẽ về những gì đã làm trên trần gian này.

ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
Một ngày nọ, cách đây rất lâu, vào khoảng năm 400, có người đã nói mỉa mai với Thánh Augustinô thành Hippo: “Tôi không muốn thừa hưởng Nước Trời; đối với tôi chỉ cần tôi không bị trầm luân đời đời là đủ.” Đây là đoạn văn trong Kinh thánh mà người hoài nghi vừa thảo luận với vị giám mục của mình:

TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
Trong lễ kính các Thánh Tử đạo Việt Nam hôm nay, chúng ta nhớ về tất cả các nhân chứng mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế” (Kh 7: 9), các Kitô hữu, giám mục, linh mục, tu sĩ dòng Đa Minh, Hội Thừa Sai Paris, giáo dân, phụ nữ và trẻ em, những người đã bị giết bằng những cách thức khủng khiếp nhất trong hàng loạt cuộc đàn áp ở Việt Nam vào thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Có hàng ngàn người - có người nói lên đến trăm ngàn người - đã hiến mạng sống vì Đức Tin, trong đó có 117 vị đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chính thức phong thánh vào năm 1988. Xin được kể đến Cha Anrê Dũng Lạc, một linh mục Việt Nam, Cha Théophane Vénard - Ven, một linh mục quê nước Pháp, và Đức Cha Melchior Garcia Sampedro – Xuyên, một giám mục quê Tây Ban Nha: 

LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
Hôm nay trong dụ ngôn những yến bạc, Chúa Giêsu thúc giục chúng ta hãy sẵn sàng đón ông chủ trở lại. Chúa Giêsu là Ông Chủ đã thực hiện cuộc hành trình khi Ngài lên trời. Sau một thời gian dài, Chúa Giêsu sẽ trở lại vào lúc chúng ta chết hoặc vào lúc Ngài đến lần thứ hai. Bất cứ khi nào Ngài trở lại, chúng ta sẽ đứng trước Ngài với những yến bạc Ngài đã giao cho chúng ta. Trong dụ ngôn, các yến bạc không được giao cho mỗi người đầy tớ bằng nhau. Tại sao? Chúa Giêsu nói rằng mỗi đầy tớ được giao số yến bạc “tuỳ khả năng riêng mỗi người” (Mt 25: 15).  Vì vậy, mỗi người đầy tớ chỉ nhận được số lượng yến bạc phù hợp với khả năng của mình - không quá nhiều khiến cho những yến bạc bị lãng phí, không sử dụng hết và không quá ít để người đầy tớ không cảm thấy thất vọng vì mình không được đánh giá cao. Hai người đầy tớ đầu tiên làm lợi số yến bạc khác nhau nhưng không có sự khác biệt trong lời khen của người chủ dành cho họ. Ông chủ khen người đầy tớ đã sinh lợi năm yến bạc hoàn toàn giống như người đã sinh lợi hai yến: “Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (Mt 25: 21, 23). Tại sao? Vì cả hai đều siêng năng như nhau tùy theo khả năng của mình. Phần thưởng mà họ nhận được là như nhau vì họ đều tận tâm như nhau mặc dù họ có những khả năng khác nhau. 

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
Nếu Chúa muốn chúng ta hạnh phúc và dựng nên chúng ta để sống, thì tại sao Ngài lại bắt chúng ta phải chết thể lý và chịu mọi đau khổ khi mất người thân và phải chia ly? 

NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kể dụ ngôn mười trinh nữ - một thông điệp về việc chuẩn bị cho ngày Chúa đến lần cuối: “Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể” (Mt 25: 1). Chàng rể trong câu chuyện là Chúa Giêsu và các phù dâu tượng trưng cho dân Do thái đang mong chờ Đấng Mêsia, và cả chúng ta ngày nay là các tín hữu của Ngài, đang mong chờ ngày Chiên Thiên Chúa phán: “Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến, và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người tuỳ theo việc mình làm” (Kh 22: 12).

PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
Hôm nay Chúa Giêsu nói chuyện với một nhóm người cụ thể trong đạo Do Thái thời của Ngài được gọi là các thầy thông giáo và người Pharisêu. Chúng ta đã thấy họ trong các trang Tin Mừng Mátthêu những tuần vừa qua. Các thầy thông giáo, còn gọi là luật sĩ, là những thầy dạy luật chuyên nghiệp. Họ được đào tạo để sao chép Kinh thánh nhưng cũng để giải thích Kinh thánh cho mọi người. Còn người Pharisêu là một giáo phái rất nghiêm ngặt trong đạo Do Thái. Tên tiếng Do Thái của họ là perushim có nghĩa là những người tách biệt, và họ được biết đến vì sự trung thành nghiêm ngặt với luật Môsê. Họ cũng là nhóm có thẩm quyền và quyền lực nhất trong dân Do Thái thời Chúa Giêsu. Dân chúng, đa số là người theo đạo Do Thái, tuân theo lề luật của Môsê, được những người Pharisêu và các thầy thông giáo giải thích. Họ là những bậc thầy dạy luật và được trao cho thẩm quyền đó chiếu theo luật Môsê. Chúa Giêsu xác nhận điều đó ở đây: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy” (Mt 23: 2).

KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
Cho đến thế kỷ thứ 4, niềm tin vào luyện ngục đã được chứng thực bởi những lời kinh hoặc những buổi lễ mà Kitô hữu thực hiện để tưởng nhớ những người thân đã khuất của họ. Nhưng giáo lý về luyện ngục không được hình thành mãi cho đến Công đồng Lyons II, năm 1274. Khi đó, Huấn quyền của Giáo hội lần đầu tiên nói về “các hình phạt luyện ngục”. Công đồng Florence, năm 1441 cũng gợi lên một cuộc thanh luyện sau khi chết nhờ các “hình phạt nơi luyện ngục”. Nhưng trên hết, tại Công đồng Trentô, năm 1547, Giáo hội đã hình thành giáo lý đức tin liên quan đến luyện ngục. Hiện nay Giáo lý của Giáo hội Công giáo nói rằng:

SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
Tại sao người Công giáo cầu nguyện với các thánh? Tại sao người Công giáo tôn thờ Mẹ Maria? Những câu hỏi này và những câu hỏi tương tự khác xuất phát từ sự nhầm lẫn về một tín điều Công giáo được gọi là Các Thánh Thông Công. Sự hiệp thông của các Thánh là niềm tin rằng mọi Kitô hữu còn sống được kết nối với mọi thành viên khác của Giáo hội, dù còn sống hay đã chết, qua Chúa Giêsu Kitô. 

YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT

Trong Luật Do Thái, còn gọi là luật Môsê, có 613 giới luật, gồm 365 luật cấm làm và 248 luật buộc làm. Chính vì thế những người Do thái vốn quan tâm đến việc tuân giữ lề luật Môsê thường hỏi điều luật nào được ưu tiên hơn những điều luật khác. Thực ra, ngay trong thời Cựu ước, dân Thiên Chúa đã biết rằng phải: “yêu mến Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em.” Đây là điều luật mà họ gọi là Kinh Shema, là bản tóm tắt Lề Luật Môsê và là lời tuyên xưng đức tin của Do Thái giáo vào một Thiên Chúa Duy Nhất. Lời tuyên xưng đó được cụ thể hóa trong đời sống tôn giáo. Người giữ luật Môsê cặn kẽ đọc câu Kinh Shema này nhiều lần mỗi ngày, nhất là những người Pharisêu còn đeo trước trán của họ một chiếc hộp nhỏ đựng lời kinh này như dấu chỉ cho thấy họ đang tuân giữ lề luật cách chu đáo. Tuy nhiên, vì có quá nhiều điều khoản chi tiết hóa Luật Môsê nên người ta không còn biết được điều răn nào là quan trọng nhất, là trung tâm cho mọi điều răn khác. Hẳn các luật sĩ, vốn hiểu rất cặn kẽ về những điều luật này, cũng không đồng ý với nhau về điều luật nào đáng được coi là quan trọng nhất. Chẳng ai có thể đi đến một kết luận đồng nhất và đồng thuận. 


VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?

Shutterstock

Chiêm niệm là một hình thức cầu nguyện cụ thể, thụ động và thầm lặng, dường như không thể tiếp cận được hoặc chỉ dành riêng cho những người khổ hạnh?

BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Sau khi nói về những xung đột trong Đền thờ giữa Chúa Giêsu và “các thượng tế và kỳ mục trong dân” (Mt 21: 23-27), Thánh Mátthêu mô tả thái độ cương quyết của Chúa Giêsu khi Ngài tiếp tục kể cho người Pharisêu những dụ ngôn về hai người con được người cha sai đi làm vườn nho, về những tá điền sát nhân, về tiệc cưới. Qua đó Chúa Giêsu kết luận: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21: 31) hoặc: “Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi” (Mt 21: 43) và: “Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng” (Mt 22: 8-9). Những người Pharisêu hẳn nhiên hiểu rất rõ Chúa Giêsu đang nói về họ, vì thế họ tìm cách làm mất uy tín của Ngài, và cuối cùng là loại bỏ Ngài: “Nghe những dụ ngôn Ngài kể, các thượng tế và người Pharisêu hiểu là Ngài nói về họ. Họ tìm cách bắt Ngài, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Ngài là một ngôn sứ” (Mt 21: 45-46).  

Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu nói về một ông vua mời nhiều người đến dự tiệc cưới của con trai mình, nhưng đáng ngạc nhiên là không ai trong số những người đã được mời trước đến dự tiệc: “Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc, nhưng họ không chịu đến” (Mt 22: 3-3). Họ đưa ra nhiều lý do khác nhau để khước từ lời mời của Vị Vua, thậm chí còn cả gan hành hung những người được vua sai đi: “Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết” (Mt 22: 5-6). Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Thiên Chúa thật tốt lành đối với chúng ta, Ngài sẵn lòng ban cho chúng ta tình bạn của Ngài, Ngài ban cho chúng ta niềm vui và sự cứu rỗi của Ngài. Nhưng chúng ta thường không nhận ân huệ của Ngài; chúng ta đặt mối quan tâm thực tế, lợi ích của mình lên hàng đầu. Và khi Chúa kêu gọi chúng ta, dường như chúng ta thường khó chịu” (Kinh Truyền tin, 12 tháng Mười 2014).

“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Chúng ta được mời gọi bước đi trên con đường hiệp hành trong tình bạn. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng đi đến đâu. Tình bạn, với Thiên Chúa và với nhau, bắt nguồn từ niềm vui được ở bên nhau nhưng chúng ta cần lời nói. Tại Caesarea Philipp, cuộc trò chuyện tan vỡ. Chúa Giêsu đã gọi Phêrô là “Satan”, kẻ thù. Trên núi, Phêrô vẫn không biết phải nói gì nhưng họ bắt đầu lắng nghe Ngài và cuộc trò chuyện có thể bắt đầu lại khi họ hành trình đến Giêrusalem. 

Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
Sáng thứ Hai, Cha Timothy Radcliffe, dòng Đa Minh và cựu Bề trên Dòng Giảng Thuyết, đã suy tư về ý nghĩa của “Tình bạn” với những người sẽ tham gia Đại hội đồng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ bắt đầu vào Thứ Tư, ngày 4 tháng 10.

CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
Câu chuyện dụ ngôn quan trọng này hoàn thành câu chuyện dụ ngôn tuần trước. Dụ ngôn về hai người con cho thấy sự ngoan cố của dân Israel; còn câu chuyện dụ ngôn tuần này, nói về những tá điền độc ác, tập trung vào hình phạt sắp xảy ra. 

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 [2/17]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!