Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA BA NGÔI YÊU THƯƠNG
BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
CHÚA THÁNH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG VÀ QUA CHÚNG TA
CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
ƠN GỌI LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA KITÔ
CHÚA THĂNG THIÊN: KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI KẾT THÚC
CHÚA GIÊSU VÀ CON ĐƯỜNG BÌNH AN
YÊU MẾN CHÚA GIÊSU VÀ TUÂN GIỮ LỜI NGÀI
AGAPE - TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
THỰC THI VÀ LOAN BÁO GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
ĐGH LÊÔ XIV VÀ DI SẢN CỦA ĐGH LÊÔ XIII: MỘT TÊN GỌI MANG MỘT TẦM NHÌN
LẮNG NGHE VÀ BƯỚC THEO VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
TẠI SAO LẠI LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN?
THOÁT KHỎI BÓNG TỐI ĐỂ ĐÓN NHẬN ÁNH SÁNG
ĐẤNG PHỤC SINH ĐẦY SỰ QUAN TÂM CHU ĐÁO
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH VÀ NHẬN LẤY THÁNH THẦN CỦA NGÀI
SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
SỰ TIN TƯỞNG CỦA MỘT TÊN TRỘM
MỘT BUỔI BÌNH MINH NẰM NGOÀI THỜI GIAN
Chúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
CHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
CÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
TÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
TIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
LẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
HỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
ĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
THÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
CĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
XIN CHO CON BIẾT CON
NHƯ TRÁI TIM NHÂN TỪ CỦA THIÊN CHÚA
THỨ NĂM: THA KẺ KHINH DỂ TA
NHỮNG TUYÊN BỐ LẠ LÙNG CỦA CHÚA GIÊSU
ĐỨC CẬY - NIỀM HY VỌNG - MỘT NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN QUAN TRỌNG
Làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn được cho là của các sách Tin Mừng
THIÊN CHÚA KÊU GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA
MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA

 

 

Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là câu truyện lớn trong Kinh thánh. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi phần lớn Kitô hữu kỷ niệm sự kiện này vào Chủ Nhật Phục Sinh hằng năm. Nhưng bạn có biết người ta cần bắt đầu chuẩn bị cho lễ Phục Sinh 40 ngày trước đó không?

 

Bốn mươi ngày đó, nghĩa là sáu tuần trước lễ Phục sinh, không kể các ngày Chúa Nhật, được gọi là Mùa Chay. Người ta tin rằng Mùa Chay bắt đầu có vào thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, khi những người muốn được rửa tội vào lễ Phục sinh đã dành 40 ngày để ăn chay và cầu nguyện để chuẩn bị cho ngày cam kết của mình.

 

Ngày nay, người ta thực hiện Mùa Chay bằng cách từ bỏ một loại thức ăn, một hoạt động hoặc một thói quen xấu nào đó. Những cách khác để tuân giữ Mùa Chay là tham dự các cử hành đặc biệt tại nhà thờ, cam kết cầu nguyện nhiều hơn và làm những công việc thương xót người khác.

 

1. Tại sao lại là 40 ngày?

Trong Kinh thánh, Môsê (Xh 34:28), Êlia (1 Các Vua 19:8-9) và Chúa Giêsu (Mt 4:1-2) đều trải qua những kinh nghiệm ăn chay nghiêm nhặt trong 40 ngày đêm. Khi những kinh nghiệm đó kết thúc, các ngài đã sẵn sàng cho thử thách tiếp theo mà các ngài phải đối mặt. Việc áp dụng cung cách đó có ý nghĩa đối với những Kitô hữu đầu tiên.

 

2. Có phải những việc này biến chúng ta thành Kitô hữu tốt lành không?

Trả lời ngắn gọn là không. Phụng thờ Thiên Chúa không phải chỉ là giữ các tập tục tôn giáo, mà là có mối tương quan cá vị với Ngài. Nếu chúng ta đã tin cậy Chúa Kitô là Cứu Chúa của mình, chúng ta không “được cứu nhiều hơn” chỉ bằng cách thực hành các truyền thống của Giáo Hội. Nhưng điều quan trọng là mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa có sâu sắc hơn không, chúng ta có dành nhiều thời gian để suy ngẫm và tập trung vào Ngài hơn không? Mùa chay có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho bước tiếp theo trên hành trình của mình với Chúa không? Câu trả lời ngắn gọn là có!

 

3. Dành nhiều thời gian hơn cho Chúa trong cuộc sống của chúng ta

Một trong những lời hứa lớn nhất của Chúa giải thích điều gì xảy ra khi chúng ta dành thời gian cho Ngài: “Hãy đến gần Thiên Chúa, Ngài sẽ đến gần anh em” (Giacôbê 4:8).

 

Sự gần gũi với Chúa có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu Chúa hơn và học cách nhận ra tiếng nói của Ngài. Chúa Giêsu nói rằng Ngài dẫn dắt chiên của Ngài bằng tiếng nói của Ngài. “Chiên nghe tiếng Ngài, Ngài gọi tên chiên của Ngài và dẫn chúng ra” (Gioan 10:3).

 

Được Chúa Kitô dẫn dắt, chúng ta sẽ đi đúng hướng và đến đích. Chúng ta sẽ không loạng choạng trong nhầm lẫn như đi trong sương mù hoặc lang thang vô định, không biết phải đi đâu.

 

Ở gần Chúa Giêsu cũng đảm bảo chúng ta sẽ có sự sống dồi dào: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Gioan 10:10). Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ không gặp thử thách hay khó khăn, nhưng có nghĩa là chúng ta sẽ có sự bình an, sức mạnh và niềm vui, những điều này có thể giúp chúng ta đối phó với mọi tình huống: “Trong mọi hoàn cảnh, no hay đói, dư dật hay túng bấn, tôi đã tập quen cả. Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Philípphê 4:11-13).

 

4. Ăn chay và cầu nguyện

Ăn chay là một trong những công cụ của Chúa Thánh Thần để củng cố và ban ân sủng biến đổi cuộc sống của chúng ta. Cách thực hành tâm linh này là một ân huệ từ Thiên Chúa nhằm giúp chúng ta trưởng thành và lôi kéo chúng ta vào mối tương quan sâu sắc hơn với Ngài.

 

Ăn chay là một cách rèn luyện được thực hành trong cả thời Cựu Ước và Tân Ước. Ví dụ, Môsê đã ăn chay ít nhất 40 ngày, 40 đêm, điều này được ghi chép trong Cựu Ước: “Ông ở đó với Chúa bốn mươi ngày bốn mươi đêm, không ăn không uống, và ông viết trên những bia các điều khoản của giao ước, tức là Mười Điều Răn” (Xh 35:28). Ăn chay là một cách để thực sự hạ mình trước mặt Chúa: “Ăn chay để hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng tôi, hầu nài xin Ngài cho chúng tôi đi đường bằng an cùng với con cái chúng tôi” (Étra 8:21). Chúa Giêsu đã ăn chay 40 ngày và nhắc nhở những người theo Ngài ăn chay. Ngài nói, “Khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6:16-18). Việc ăn chay phải đi đôi với cầu nguyện. Vua Đavít đã nói: “Ăn chay để hãm mình phạt xác, lòng tôi ấp ủ câu kinh lời nguyện” (Tv 35:13). Ăn chay và cầu nguyện có thể khôi phục lại “tình yêu thuở ban đầu đã để mất” (Kh 2:4) mà trước đây chúng ta dành cho Thiên Chúa và mang lại mối tương quan mật thiết hơn với Chúa Kitô.

 

Nhờ việc ăn chay, Chúa Thánh Thần cho chúng ta biết tình trạng tâm linh thực sự của chúng ta, phá vỡ cõi lòng cứng cỏi, khiến chúng ta hối cải và cuộc sống chúng ta được biến đổi. Nhờ việc ăn chay và cầu nguyện, Chúa Thánh Thần có thể biến đổi cuộc sống của chúng ta. Qua việc ăn chay, Chúa Thánh Thần sẽ ghi sâu Lời Chúa vào lòng chúng ta và sự thật của Ngài sẽ trở nên có ý nghĩa hơn đối với chúng ta. Khi ăn chay, chúng ta sẽ thấy mình khiêm nhường hơn. Chúng ta sẽ tìm ra nhiều thời gian hơn để cầu nguyện và tìm kiếm Thiên Chúa. Và khi Ngài dẫn dắt chúng ta nhận ra và ăn năn tội lỗi đã phạm phải, chúng ta sẽ cảm nhận ơn ban của Thiên Chúa để trưởng thành và giúp chúng ta chín chắn hơn. Việc ăn chay có thể biến đổi đời sống cầu nguyện của chúng ta thành một kinh nghiệm phong phú và cá nhân hơn, mang lại sức sống năng động cho bản thân và biến chúng ta thành máng chuyển ơn lành thay đổi cuộc sống của người khác.

 

Theo Kinh thánh, việc ăn chay và cầu nguyện có thể tạo ra sự thay đổi lớn hơn nhiều. Khi dân Chúa ăn chay với mục đích đúng đắn theo Kinh thánh - tìm kiếm Thánh Nhan Thiên Chúa - với một tấm lòng tan vỡ, ăn năn và thống hối, Thiên Chúa sẽ lắng nghe từ trời cao. Ngài sẽ chữa lành cuộc sống của chúng ta, Giáo Hội của chúng ta, cộng đoàn của chúng ta, quốc gia của chúng ta và thế giới của chúng ta. Việc ăn chay và cầu nguyện có thể mang lại sự thay đổi hướng đi của quốc gia chúng ta, của các quốc gia trên trần thế và sự hoàn thành sứ mệnh lớn lao mà Chúa Giêsu giao cho chúng ta: Rao giảng Tin Mừng. Đây là một động lực mạnh mẽ trong thế giới bất ổn ngày nay.

 

Đối với những ai mong muốn tác động cả bên trong lẫn bên ngoài, việc hạ mình trước Thiên Chúa qua việc ăn chay là một khởi đầu tốt lành. Quyền năng của Thiên Chúa có thể được tỏ lộ trong chúng ta và qua chúng ta nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần ban xuống.

 

5. Chuẩn bị tâm hồn cho lễ Phục sinh

Nếu không có sự chết tự hiến của Chúa Kitô, chúng ta vẫn sẽ chết trong tội lỗi của mình. Nếu không có sự phục sinh của Ngài, chúng ta sẽ không có hy vọng về sự sống đời đời: “Mà nếu Chúa Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của anh em. Hơn nữa, cả những người đã an nghỉ trong Chúa Kitô cũng bị tiêu vong. Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Chúa Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người” (1 Cr 15: 17-19).

 

Đây chính là lý do để tuân giữ Mùa Chay - để đến trước Chúa và chuẩn bị tâm hồn chúng ta cho sự đổi mới. Đó là cách đồng nhất nên một với Chúa Kitô, Đấng đã “Khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa” (Hípri 12:2).

 

Điều này đáng để suy ngẫm, suốt trong 40 ngày giữa Thứ Tư Lễ Tro và Lễ Phục Sinh. Nếu chúng ta tập trung vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trong thời gian trước Ngày Phục Sinh, thì khi chúng ta nghe lời công bố, “Alleluia, Chúa đã sống lại!”, trái tim chúng ta sẽ hân hoan reo lên, “Chúa nay thực đã Phục Sinh!”

 

6. Các thực hành cụ thể

· Đọc các trình thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần thế, nhất là cuộc Khổ nạn, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, trong các sách Tin Mừng: Mátthêu, Máccô, Luca, Gioan.

· Viết một lời cầu nguyện, một đoạn văn hoặc một bài thơ để ghi lại những suy niệm về lần đọc đó mỗi ngày. Nếu tôi không phải là một nhà văn, nhà thơ thì sao? Điều đó không quan trọng! Vì đó chỉ là chuyện riêng giữa mỗi người chúng ta với Chúa mà thôi.

· Hát hoặc đọc một bài thánh ca về Thập giá Chúa Kitô. Mỗi người có thể ngân nga bài thánh ca đó suốt ngày, hướng lòng mình về Chúa Giêsu và xin cho những người khác, như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em, bạn hữu, hàng xóm…cũng biết hướng lòng họ về Chúa Giêsu!

 

Nhiều người ăn chay trong những ngày trước lễ Phục sinh. Tuy nhiên, đừng chỉ ăn chay, mà hãy ăn chay và cầu nguyện. Nếu chúng ta ăn chay mà không cầu nguyện, không hướng lòng về Chúa Kitô tử nạn và Phục Sinh, thì có nguy cơ đó chỉ là ăn kiêng, vì mục đích y tế, sức khỏe hoặc thẩm mỹ…hoặc làm theo tập tục mà thôi. Việc ăn chay và cầu nguyện với Chúa trong tâm tình khiêm hạ, thống hối và hoán cải như thế sẽ giúp chúng ta sống ngày càng thân tình với Chúa hơn. Rồi ra đó là thói quen đáng để chúng ta tiếp tục ngay cả sau Mùa Chay và Mùa Phục sinh.

 

Phêrô Phạm Văn Trung

theo https://www.cru.org

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!