Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA BA NGÔI YÊU THƯƠNG
BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
CHÚA THÁNH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG VÀ QUA CHÚNG TA
CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
ƠN GỌI LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA KITÔ
CHÚA THĂNG THIÊN: KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI KẾT THÚC
CHÚA GIÊSU VÀ CON ĐƯỜNG BÌNH AN
YÊU MẾN CHÚA GIÊSU VÀ TUÂN GIỮ LỜI NGÀI
AGAPE - TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
THỰC THI VÀ LOAN BÁO GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
ĐGH LÊÔ XIV VÀ DI SẢN CỦA ĐGH LÊÔ XIII: MỘT TÊN GỌI MANG MỘT TẦM NHÌN
LẮNG NGHE VÀ BƯỚC THEO VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
TẠI SAO LẠI LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN?
THOÁT KHỎI BÓNG TỐI ĐỂ ĐÓN NHẬN ÁNH SÁNG
ĐẤNG PHỤC SINH ĐẦY SỰ QUAN TÂM CHU ĐÁO
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH VÀ NHẬN LẤY THÁNH THẦN CỦA NGÀI
SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
SỰ TIN TƯỞNG CỦA MỘT TÊN TRỘM
MỘT BUỔI BÌNH MINH NẰM NGOÀI THỜI GIAN
Chúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
CHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
CÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
TÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
TIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
LẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
HỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
ĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
THÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
CĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
XIN CHO CON BIẾT CON
NHƯ TRÁI TIM NHÂN TỪ CỦA THIÊN CHÚA
THỨ NĂM: THA KẺ KHINH DỂ TA
NHỮNG TUYÊN BỐ LẠ LÙNG CỦA CHÚA GIÊSU
ĐỨC CẬY - NIỀM HY VỌNG - MỘT NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN QUAN TRỌNG
Làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn được cho là của các sách Tin Mừng
THIÊN CHÚA KÊU GỌI MỖI NGƯỜI CHÚNG TA
TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH VÀ NHẬN LẤY THÁNH THẦN CỦA NGÀI

 

 

1. Sự hoang mang ban đầu của các tông đồ về việc Thầy Giêsu phục sinh

Theo lịch Do Thái, đó là ngày đầu tiên trong tuần: “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần” (Ga 20: 1), các tông đồ đã được bà Maria Mađalêna báo rằng: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Ngài ở đâu” (Ga 20: 2). Phêrô và Gioan chạy đến ngôi mộ. Hai ông thấy đúng những gì bà Maria Mađalêna kể lại: thi thể Chúa Giêsu không còn trong đó nữa. Nhưng điều lạ lùng là những tấm khăn liệm thi thể Ngài vẫn còn ở đó. Chi tiết này được kể hai lần: “Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó” (Ga 20: 4-5) và: “Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó.” Phêrô phát hiện thêm một điều quan trọng, đó  “khăn che đầu Chúa Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi” (Ga 20: 6-7). Những chi tiết này ngay lập tức đập vào mắt của Phêrô và Gioan. Xác chết dĩ nhiên không thể tự cởi bỏ khăn liệm của mình. Còn nếu có những kẻ muốn cắp xác người chết, hẳn chúng không phí thì giờ ngồi gỡ bỏ những tấm khăn liệm đó, lại càng không tốn công vô ích cuộn chúng lại, sắp xếp tấm nào ra tấm đó, có lớp lang trật tự như thế. Đã xẩy ra chuyện lớn rồi. Có lẽ hai ông nhớ lại chỉ mấy ngày trước đây khi Chúa Giêsu làm phép lạ vĩ đại cho anh Ladarô sống lại, Ngài nói với cô Mátta, chị anh ấy rằng: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11: 25). Họ bắt đầu suy nghĩ, và bàn luận với nhau rằng điều hẳn đã xảy ra là Thầy Giêsu đã sống lại. Chính thánh sử Gioan này, ngay chương hai của sách Tin Mừng của ngài, đã xác nhận điều này: “Vậy, khi Ngài từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Ngài đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói” (Ga 2: 22).

 

2. Niềm vui được tận mắt thấy Chúa Giêsu sống lại    

Tuy nhiên, các ông vẫn rất hoang mang và ngay cả hoảng sợ vì những sự kiện của vài ngày trước. Các ông đã chứng kiến, ​​mắt thấy tai nghe, Chúa Giêsu chịu khổ hình dữ dội và chết thảm thương trên thập tự giá như thế nào. Hẳn các ông thất vọng với chính mình vì đã từng mạnh miệng nói sẽ trung thành với Thầy nhưng sau đó lại chối bỏ (Ga 18: 17, 25-26) và thậm chí trốn chạy khi Ngài bị bắt trong Vườn Giệtsimani. Hẳn các ông vô cùng hối hận về việc Chúa Giêsu đã phải chịu nhiều đau khổ và họ cảm thấy bất lực như thế nào khi không bảo vệ được Thầy mình. Các ông sợ chính quyền. Chắc chắn các ông sợ những nhà lãnh đạo Do Thái đứng sau âm mưu giết Chúa Giêsu. Các ông sợ cho mạng sống của chính mình, sợ cho tương lai bất định của mình. Và cũng không phải là vô lý khi có người nghĩ rằng các ông cũng sợ chính Thầy Giêsu của mình, đơn giản bởi vì các ông sẽ ăn nói sao đây với Vị Thầy mà các ông đã khiến Ngài thất vọng rất nhiều. Phêrô đã chối Ngài ba lần, và những người còn lại đã bỏ rơi Ngài, ngoại trừ “người môn đồ mà Chúa Giêsu yêu thương”, người đã ở dưới cây thập tự và đã đưa rước mẹ của Chúa Giêsu về nhà mình (Ga 19: 27). Dù sao đi nữa, cuối cùng thì có lẽ người mà các môn đệ muốn gặp nhất vào buổi tối hôm đó chính là Chúa Giêsu, đã sống lại từ cõi chết, để họ được đối mặt và trả lời Ngài về những nhát đảm và thất tín của họ. Cửa nhà thì đóng kín nhưng tâm hồn của họ đã mở sẵn rồi. Tâm hồn chúng ta có mở sẵn để đón nhận Đấng Phục Sinh chưa? 

Tất nhiên, Chúa Giêsu sẽ không bị ngăn cản bởi những cánh cửa đóng kín. Chính Ngài là “cửa cho chiên ra vào” (Ga 10:7) đã đi thẳng qua những cánh cửa đóng kín đó và xuất hiện giữa bầy chiên đang sợ hãi của Ngài. Ngài đến không phải để đối chất với các môn đệ của Ngài về những thất bại của họ. Ngài không nói bất cứ lời nào trách cứ các ông nhưng Lời đầu tiên của Ngài lại là: “Bình an cho anh em” (Ga 20: 19). Đó là một lời vừa chào vừa chúc, xóa sạch không chỉ tất cả những bất trung của các môn đệ mà còn đem lại một sức mạnh mới, không còn nhuốm một chút nào mầu sắc buồn bã, lo âu, sợ hãi, áy náy, băn khoăn, hoang mang, bất định, cảnh giác, đề phòng, thủ thế…mà là một cảm giác vui tươi, bình an sâu sắc và trọn vẹn - loại bình an mà Ngài đã để lại cho các ông: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi(Ga14:27). Xin Đấng Phục Sinh ban cho chúng ta sự bình an trọn vẹn và sâu thẳm mà Ngài đã ban cho các môn đệ đầu tiên. 

Rồi thì, Chúa Giêsu “cho các ông xem tay và cạnh sườn” (Ga 20: 20) để các ông có thể thấy rằng chính Ngài, thực sự bằng xương bằng thịt, đã bị đóng đinh, chết, chôn trong huyệt mộ, nhưng bây giờ đang ở trước mặt các ông tỏ tường. Giờ thì không còn hoang mang, nghi ngờ, sợ hãi gì nữa, nên “các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa” (Ga 20: 20). đúng như Chúa Giêsu đã nói với họ trước kia: “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16:22). Chúng ta hãy thường xuyên cất lên tiếng ca Alleluia – Ngợi khen Chúa - trong vui mừng hoan hỉ không ai lấy mất được, vì Đấng Phục Sinh đã chiến thắng tử thần và chúng ta có thể gặp Ngài mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống của mình. 

 

3. Đón nhận Thánh Thần của Chúa Kitô Phục Sinh và được sai đi

 “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con” (Ga 20: 21). Các tông đồ được sai đi để tiếp tục sứ mệnh của Chúa Giêsu là mặc khải Thiên Chúa cho thế giới. Các ông sẽ không bị bỏ lại một mình trong nhiệm vụ khó khăn này. Chúa Giêsu đã hứa sẽ sai một Đấng Bảo Trợ khác (παρακλητός trong Tin Mừng Gioan là Thần khí sự thật, Thánh Thần, Đấng hiện diện với, Thầy dạy, Chứng Nhân, Đấng mặc khải, Đấng dẫn đường, Ngôn sứ và Đấng tôn vinh Chúa Giêsu: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Ngài. Còn anh em biết Ngài, vì Ngài luôn ở giữa anh em và ở trong anh em” (Ga 14:16-17). Bây giờ, Ngài thực hiện lời hứa đó. Như hành động sáng tạo xưa kia: “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (Sáng thế 2:7), thì nay “Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (20:22) như hành động sáng tạo mới. “Thần Khí sự thật” này “sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14: 26) và “Ngài sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Ngài sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Ngài nghe, Ngài sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến. Ngài sẽ tôn vinh Thầy, vì Ngài sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em” (14:26; 16:12-14). 

Sau đó, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20:23). Như nhiều nhà chú giải đã chứng minh, “tội lỗi” trong Tin Mừng của Thánh Gioan không phải là một phạm trù đạo đức; mà về cơ bản, đó là sự không có lòng tin, là sự từ chối tiếp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa qua con người của Chúa Giêsu. 

Chúa Giêsu không trao cho các môn đệ của Ngài một quyền năng đặc biệt nào đó để quyết định tội lỗi của ai sẽ được tha thứ và tội lỗi của ai sẽ không được tha thứ. Thay vào đó, Ngài cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc được sai đi, để làm cho mọi người biết đến tình yêu của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Khi mọi người biết đến và ở lại trong Chúa Giêsu, họ sẽ được “giải thoát” khỏi tội lỗi của họ. Tuy nhiên, nếu những người được Chúa Giêsu sai đi không làm chứng, thì mọi người sẽ vẫn mắc kẹt trong sự không tin của họ; tội lỗi của họ sẽ bị “cầm giữ.” Sứ mệnh này thực sự rất cao cả. Xin Chúa Kitô Phục Sinh ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài để chúng ta làm chứng cho Lòng Thương Xót Cứu Độ của Thiên Chúa, bằng nghĩ suy, lời nói, hành vi, cách sống hằng ngày của chúng ta.

 

4. Đức tin của Tôma

Vì một lý do nào đó mà chúng ta không biết rõ, Tôma đã vắng mặt và bỏ lỡ cuộc gặp gỡ đầu tiên vào tối Chủ Nhật này với Chúa Giêsu phục sinh. Mặc dù ông bị coi là “kẻ cứng lòng tin”, nhưng điều ông mong cầu không khác gì điều những người khác đã nhận được: được nhìn thấy Chúa Giêsu, với những vết thương: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài, tôi chẳng có tin” (Ga 20: 25). Điều kỳ diệu của câu chuyện này là Chúa Giêsu lại xuất hiện một lần nữa một tuần sau đó để đáp ứng đúng những gì Tôma cần: “Tám ngày sau, các môn đệ Chúa Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. chúa Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: Bình an cho anh em. Rồi Ngài bảo ông Tôma: Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (Ga 20: 26-27). Và Tôma đáp lại bằng lời tuyên xưng đậm tính Kitô học nhất. Đó không chỉ đơn thuần là lời tuyên xưng về giáo lý, mà là lời tuyên xưng về lòng tin và mối tương giao cá vị của ông với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20:28). Chúa Giêsu biết những mong muốn của mỗi người chúng ta nơi Ngài, và Ngài có cách giải quyết đúng nơi đúng thời. 

Câu trả lời của Chúa Giêsu cho Tôma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20:29) không phải là một lời khiển trách, mà đúng hơn là một chúc lành cho tất cả những ai sẽ tin dù không có một cuộc gặp gỡ bằng xương bằng thịt với Chúa Giêsu. Thật vậy, thánh sử Gioan tuyên bố rằng đây chính là mục đích của sách Tin Mừng này: “Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Ngài” (Ga 20: 31). 

Trong mùa Phục sinh với những tiếng hát Alleluia -Hãy ngợi khen Chúa, chúng ta dường như không một chút lo buồn, sợ hãi, hoang mang hay nghi ngờ. Chúng ta dễ quên rằng các môn đệ đầu tiên đã cảm thấy lo buồn, sợ hãi, nghi ngờ, và bối rối trước khi hiểu ra và vui mừng về những gì đã diễn ra vào ngày hôm đó. “Tám ngày sau, các môn đệ Chúa Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín” (Ga 20: 26). Việc “các cửa vẫn đóng kín” như tám ngày trước (Ga 20: 19) cho thấy Tôma không phải là người duy nhất cần sự trấn an của Chúa Giêsu rằng Ngài thực sự đã chiến thắng cái chết. 

Khi Tôma muốn chắc chắn rằng người trước mặt mình là Chúa Giêsu, ông được Ngài mời đặt tay vào những vết thương của Ngài. Chúa Giêsu dùng những vết thương đó để giúp Tôma nhận ra Ngài. Chúa Kitô có những vết thương của Ngài. Chúng ta có những vết thương của mình. Chúa Kitô Phục Sinh vẫn đồng cảm và đồng hành với chúng ta trong những đau đớn thân xác và những đau khổ tâm hồn của chúng ta. Những vết thương của Đấng Phục Sinh là dấu hiệu cho thấy “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19: 30). Những đau đớn thân xác và những đau khổ tâm hồn của chúng ta cũng sẽ hoàn tất, chỉ trong Chúa Kitô chịu khổ hình, chết trên Thập tự giá và nhất là đã sống lại, như bài đọc thứ hai khẳng định: “Tôi là Gioan, một người anh em của anh em, tôi cùng chia sẻ nỗi gian truân, cùng hưởng vương quốc và cùng kiên trì chịu đựng với anh em trong Chúa Giêsu… Tôi đã xuất thần vào ngày của Chúa… Lúc thấy Ngài, tôi ngã vật xuống dưới chân Ngài, như chết vậy. Ngài đặt tay hữu lên tôi và nói: Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời; Ta giữ chìa khoá của Tử thần và Âm phủ” (Kh 1:9-10, 17-18).

Trong Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, chúng ta hân hoan ca mừng và tuyên xưng: “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ, lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta. Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ” (Tv 118: 22-24).

 

Phêrô Phạm Văn Trung

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!