SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
Trong cuốn sách The Church of Mercy – Giáo Hội của Lòng
Thương Xót - do Đức Giáo Hoàng Phaxicô viết, độc giả được tận mắt chứng kiến
t ầm nhìn của Đức Giáo Hoàng về tin mừng của niềm hy vọng và lòng thương xót
của Kitô giáo. Hôm nay chúng tôi rất vui được chia sẻ đoạn trích này từ cuốn
sách.
Tôi luôn bị ấn tượng khi đọc lại dụ ngôn về người cha nhân từ; dụ ngôn đó
gây ấn tượng với tôi vì nó luôn mang lại cho tôi hy vọng lớn lao. Hãy nghĩ đến
người con trai út ở trong nhà cha, được yêu thương; nhưng anh ta lại muốn phần
thừa kế của mình. Anh ta bỏ đi, tiêu hết mọi thứ, chạm đáy vực thẳm, nơi anh ta
không thể xa cha hơn nữa. Nhưng khi anh ta ở mức thấp nhất, anh ta nhớ hơi ấm của
ngôi nhà cha và anh ta quay trở lại. Còn người cha? Ông đã quên đứa con trai
chưa? Không, không bao giờ. Ông ở đó, ông nhìn thấy đứa con trai từ xa; ông đã
đợi anh ta từng giờ từng ngày. Đứa con trai luôn ở trong trái tim người cha, mặc
dù anh ta đã rời xa ông, mặc dù anh ta đã phung phí toàn bộ gia tài thừa kế, sự
tự do của mình. Người cha, với sự kiên nhẫn, tình yêu, hy vọng và lòng thương
xót, chưa bao giờ ngừng nghĩ về anh ta, và ngay khi nhìn thấy anh ta vẫn còn ở
xa, ông chạy ra đón anh ta và ôm anh ta bằng sự dịu dàng, sự dịu dàng của Thiên
Chúa, không một lời trách móc: con trai ông đã trở về! Và đó là niềm vui của
người cha. Trong cái ôm dành cho con trai mình là tất cả niềm vui này: anh ấy
đã trở về! Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta; Ngài không bao giờ mệt mỏi. Chúa
Giêsu cho chúng ta thấy sự kiên nhẫn đầy thương xót này của Thiên Chúa để chúng
ta có thể lấy lại sự tin tưởng, hy vọng - luôn luôn! Một nhà thần học vĩ đại
người Đức, Romano Guardini, đã nói rằng Thiên Chúa đáp lại sự yếu đuối của
chúng ta bằng sự kiên nhẫn của Ngài, và đây là lý do cho sự tin tưởng, hy vọng
của chúng ta (xem Glaubenserkenntnis
[Würzburg, 1949], tr. 28). Nó giống như một cuộc đối thoại giữa sự yếu đuối của
chúng ta và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa; đó là một cuộc nói chuyện mang lại cho
chúng ta hy vọng, mà nếu chúng ta có cuộc nói chuyện đó.
Tôi muốn nhấn mạnh thêm một điều nữa: sự kiên nhẫn của Thiên Chúa phải
khơi dậy nơi chúng ta lòng can đảm để trở
về với Ngài, bất kể cuộc sống của chúng ta có bao nhiêu lỗi lầm và tội lỗi.
Chúa Giêsu bảo Tôma đặt tay vào vết thương ở tay, ở chân và ở cạnh sườn Ngài.
Chúng ta cũng có thể bước vào vết thương của Chúa Giêsu; chúng ta thực sự có thể
chạm vào Ngưà. Điều này xảy ra mỗi khi chúng ta lãnh nhận các bí tích với đức
tin. Thánh Bênađô, trong một bài giảng hay, đã nói: “Qua các vết thương của
Chúa Giêsu, tôi có thể nếm mật ong chảy ra từ hốc đá, nếm dầu từ tảng đá hoa
cương” (Đệ Nhị Luật 32:13), “Hãy nếm và xem Thiên Chúa tốt lành nhường bao!” (Nói
về sách Diễm ca 61:4). Chính nơi đó, trong các vết thương của Chúa Giêsu, chúng ta thực
sự được an toàn; ở đó, chúng ta gặp được tình yêu vô biên của trái tim Ngài.
Tôma hiểu điều này. Thánh Bênađô tiếp tục hỏi: Nhưng tôi có thể trông cậy vào
điều gì? Công trạng của riêng tôi sao? Không phải thế. “Công nghiệp của tôi là
lòng thương xót của Chúa. Tôi không thiếu công nghiệp chừng nào Ngài vẫn giàu
lòng thương xót. Nếu lòng thương xót của Chúa nhiều vô kể, tôi cũng sẽ dư dật
công nghiệp” (61:5). Điều này rất quan trọng: lòng can đảm để tin vào lòng
thương xót của Chúa Giêsu, tin vào sự kiên nhẫn của Ngài, luôn tìm nơi ẩn náu
trong những vết thương tình yêu của Ngài. Thánh Bênađô thậm chí còn tuyên bố,
“Vậy thì sao nếu lương tâm tôi cắn rứt vì tôi mắc nhiều tội lỗi? Nhưng ở đâu tội
lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội (Rm 5:20)” (đd 61:5).
Có lẽ ai đó trong chúng ta ở đây đang nghĩ, Tội lỗi của tôi quá lớn, tôi xa Chúa như người con thứ trong dụ ngôn; sự
nghi ngờ của tôi giống như của Tôma. Tôi không có can đảm để quay lại, để tin rằng
Chúa có thể chào đón tôi và tin rằng Ngài đang chờ đợi tôi, trong số tất cả mọi
người. Nhưng Thiên Chúa thực sự đang chờ đợi bạn; Ngài chỉ yêu cầu bạn can
đảm để đến với Ngài. Đã bao nhiêu lần trong sứ vụ mục tử của tôi, tôi đã nghe
nói rằng, “Cha ơi, con nhiều tội lỗi quá?” Và tôi luôn luôn phải nài xin họ, “Đừng
sợ, hãy đến với Ngài, Ngài đang chờ đợi bạn, Ngài sẽ lo liệu mọi việc.” Chúng
ta nghe nhiều lời đề nghị từ thế giới chung quanh mình; nhưng thay vào đó, hãy
đón nhận lời đề nghị của Chúa: lời đề nghị của Ngài là sự âu yếm của tình yêu.
Đối với Thiên Chúa, chúng ta không phải là những con số, chúng ta quan trọng;
thực sự chúng ta là điều quan trọng nhất đối với Ngài. Ngay cả khi chúng ta là
tội nhân, chúng ta vẫn là những gì gần gũi nhất với trái tim Ngài.
Biên tập viên dotMagis
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung
https://www.ignatianspirituality.com
Tác giả:
Phêrô Phạm Văn Trung
|