Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THAY ĐỔI CÁCH SỐNG VÀ TÌNH LIÊN ĐỚI

 

CHÚA NHẬT XX-C THƯỜNG NIÊN

Gr 38:4-6, 8-10; Dt 12:1-4; Lc 12:49-53

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh MD

      

Pope Francis visits the Varginhas community of Brazil in 2013; CNS Photo/Paul Haring

Những bài Tin Mừng hôm nay kêu gọi chúng ta phải suy nghĩ về những cam kết, lối sống và tình liển đới của chúng ta với tha nhân.

Trong bài đọc 1 sách Jeremiah, vị tiên tri được kêu gọi để xoa dịu kẻ đau đớn và làm đau khổ kẻ sung sướng. Chúa Giêsu cũng sẽ trải nghiệm số phận như tiên tri Jeremiah vậy (Gr 38:4-6, 8-10). Thánh Phaolo trong bài đọc 2 thư gửi tín hữu Do Thái, một lần nữa cho chúng ta thấy  Chúa Giesu cũng phải chịu khổ hình trên thập giá trước khi khải hoàn vinh quang. Suy niệm về sự đau khổ này của Chúa giúp chúng ta thêm can đảm để tiếp tục phấn đấu, nếu cần cũng phải đổ máu. Nên coi những đau khổ buồn phiền của chúng ta như những biến đổi dễ thương của Chúa là đấng thương yêu chúng ta như cha yêu thương con cái vậy. 

Trong bài Phúc Âm hôm nay (Lc 12:49-53), Chúa Giesu nhắc nhở đám đông là những ai cam kết với Người điều gì thì nó sẽ ảnh hưởng cách thức họ liên hệ với bạn bè và những người trong gia đình. Một khi đã cam kết với Chúa thì chúng ta phải thay đổi lối sống của chúng ta; điều đó là hiển nhiên như những mắt xích dính vào nhau và ràng buộc chúng ta với những người chung quanh. Đó là tình liên đới. Chúng ta có lẽ không ai muốn nghe những lời Chúa nói trong bài Phúc Âm này, nhưng Chúa muốn nhắc nhở chúng ta một lần chót là khi quyết định làm một điều đúng, điều tốt nhất thì không phải là dễ đâu. Chính chúa Giesu cũng không thể quyết định một cách dễ dàng mà không phân vân đau khổ. Chúa đã nhắc nhở chúng ta là phải sẵn sàng đối phó với những trắc trở khó khăn cũng như những phân vân áy náy mình gặp.  

 

HOẶC ỦNG HỘ HOẶC CHỐNG LẠI SỨ ĐIỆP CỦA CHÚA 

Đọc bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy Chúa nói những điều có vẻ ngược đời. Nhưng xin hãy bình tĩnh. 

Phép Thanh Tẩy nói trong bài Phúc Âm ám chỉ cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kito (Lc 12:50). Các người trong cùng gia đình chia rẽ kình chống nhau. Một thực tế nan giải là sứ mệnh hoán cải của Giáo Hội không hoàn toàn thành công. Chúa Giêsu đã yêu cầu phải quyết định hoặc ủng hộ hoặc chống đối sứ điệp của Người. “Ta đã đến để đem lửa vào trần gian và ta ước mong lửa đó bùng cháy (Lc 12:49). Chúa Giesu đã không ngồi yên để tránh né những quyết định khó khăn vì sợ đụng chạm. Người không bao giờ tìm kiếm giải pháp dung hòa hoặc trung dung cho bất cứ một tranh chấp nào cả. Người đi thẳng vào cuộc tranh luận của thời đại Chúa, không e dè sợ sệt khi phải quyết định cho dù là quyết định cực kỳ khó khăn chết người.

Hãy thử nghĩ những lúc chúng ta không đủ can đảm và thiếu xác tín trong những quyết định chúng ta gặp. Chúng ta thường quan niệm người Công giáo phải đứng giữa, tìm giải pháp dung hòa trong mọi tranh chấp, và cho rằng cứng rắn, cực đoan và xung đột là những tội ác còn xấu xa hơn cả bất công và áp bức. Uu tiên của chúng ta là làm sao cho tất cả mọi người đều vừa lòng, do đó chúng ta sợ biểu lộ con người thực của chúng ta. Thế là chúng ta giữ thái độ yên lặng mà không nghĩ rằng yên lặng là “đồng lõa”. Chúng ta sợ phải từ chối và phản đối! chúng ta trở thành kẻ “vô cảm”.

Những người sợ tranh đấu hoặc đối đầu, ngay cả khi bất bạo động, thường là chống lại  thay đổi. Nhưng vấn đề cần đặt ra ‘Thế nào là hòa giải thực sự?’ Nhiều người tin rằng Chúa Giesu mang sứ điệp hòa bình và hòa giải. Dĩ nhiên một trong những điều Chúa Giesu muốn trao lại cho các môn đệ là hòa bình của Người. Người nói: “Phúc cho những kẻ mang lại hòa bình,” nhưng câu đó phải hiểu đúng nghĩa của nó theo bản văn có tính khiêu khích của Chúa Giesu nơi hai thánh sử Luca và Mathieu: “Anh em nghĩ rằng thầy đến để đem hòa bình cho thế gian hay sao? Không, Thầy nói cho anh em biết, không phải hòa bình mà là chia rẽ. Vì từ nay trở đi trong gia đình sẽ có chia rẽ: ba chống lại hai, hai chống lại ba; bố chống lại con trai, con trai chống lại bố, mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ, mẹ chồng chống lại nàng dâu” (Lc 12:51-53; Mt 10:34-36). 

Chúa Giesu trích sách tiên tri Micah không phải chủ ý cho chúng ta thấy Chúa là người chuyên gây chia rẽ, bất hòa và tranh chấp. Chúa cũng không muốn áp đặt chia rẽ trên mọi người vì cho rằng mình hiểu biết luật lệ và những tiên tri trong truyền thống cổ của Israel. Nhưng Chúa muốn cho các môn đệ biết là việc chúa hòa giải sẽ không thể tránh khỏi chia rẽ giữa những người ủng hộ và chống đối Chúa. Chúa đã không bao giờ tham gia  bất cứ một cuộc tranh đua nào của đại chúng. 

Ngoài ra, để tiếp tục câu chuyện xung đột giữa những người biệt phái và những người gọi là “tội lỗi”, Chúa Giesu luôn đứng về phía  kẻ tội lỗi, gái ăn sương và những người thâu thuế để chống lại những người biệt phái. Trong cuộc tranh chấp giữa giầu và nghèo, Chúa đứng về phía người nghèo. Chúa Giêsu không phân sử phe này hay phe kia hoàn toàn đúng hoặc sai như nhau; Người cũng không đơn giản khuyên họ hãy dĩ hòa vi quí, bỏ qua những bất đồng khó khăn và trở ngại, bắt tay nhau làm lành. Chúa đã từng nói: “Nóng ra nóng, lạnh ra lạnh, đừng hâm hâm nửa nóng nửa lạnh, ta sẽ mửa ngươi ra” (     ). Chúa cũng kết án những người biệt phái và người giầu có một cách rõ ràng, tha tội cho kẻ tội lỗi và chúc phúc cho những kẻ nghèo hèn. Người luôn luôn nói thẳng, đánh trực diện vào những bất đồng và tranh chấp với những người biệt phái và người giầu có đến độ họ âm mưu bắt Người, kết án và xử tử Người. 

Chúa không bao giờ tự hứa và cam kết với những kẻ quyền thế để có hòa bình và đoàn kết giả tạo. Đối với chúa Giesu, không bao giờ có vấn đề tìm kiếm hòa bình và đoàn kết với bất cứ giá nào, ngay cả với giá của sự thật và công lý. Đúng ra là phải tranh đấu cho sự thật và công lý bằng mọi giá, ngay cả với giá tạo ra tranh chấp và chia rẽ. 

Trong kinh thánh, chúa Giesu đã nhiều lần cố gắng dàn xếp những bất hòa, chẳng hạn giữa người Do Thái và người Samaritano, người thành tâm, những người thu thuế, cá nhân những người biệt phái và những kẻ tội lỗi hay nghèo khổ v.v…Vì hành động như vậy nên chúa đã được mọi người gọi là nhân vật của hòa bình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu phân biệt rõ ràng giữa hòa bình của Chúa và hòa bình thế gian (Ga 14:27). Hòa bình của Chúa là hòa bình dựa trên sự thật, công lý và tình yêu. Hòa bình của thế gian là hòa bình giả tạo, và đoàn kết vì sự thật thì lại đầy dẫy bất công và được dàn xếp với mục đích vị kỷ trục lợi. Chúa Giesu phá hủy loại hòa bình giả dối ấy và nếu cần thì đề cao tranh chấp để cổ võ hòa bình vĩnh cửu thực sự.

 

 ĐÔI LỜI KẾT:  NÂNG ĐỠ AN ỦI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO ĐÓI KHỐN KHỔ  

Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxico đã kêu gọi một “Giáo Hội của người nghèo”. Nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Rio de Janeiro, Ba Tây, Đức Phanxico đã đến thăm cộng đồng Varginha trong vùng Manguinhos Vavela ngày 25-7-2013. Đây là một vùng nghèo, mệnh danh là khu ổ chuột, đã một thời có tiếng là bạo động, xáo trộn, xì ke ma túy và băng đảng đánh lộn. Cộng đồng này là tiêu biểu của nghèo đói ở Ba Tây, của phát triển không đồng đều và giai cấp chênh lệch rất trầm trọng đã gây khó khăn không ít cho việc cải tạo xã hội ở Ba Tây. Đức Phanxico đã nói chuyện trước cả chục ngàn dân xóm nghèo này tụ tập tại sân banh dơ dáy của Rio de Naneiro đã một thời gây biết bao bạo động. Một phần bài nói chuyện của ngài đề cập đến bài Phúc Âm hôm nay đầy thịt, máu và nước mắt. 

“……Dân Ba Tây, đặc biệt những người hèn mọn khiêm tốn nhất trong anh em, có thể cống hiến cho thế giới một bài học có giá trị về tình đoàn kết. Lời nói thì thường chóng quên để rồi đi vào câm lặng, bởi vì nghe không được êm tai.Tôi muốn kêu gọi những người có nhiều của cải, những cơ quan công quyền và tất cả những người thiện tâm đang làm việc vì công bằng xã hội: đừng bao giờ mệt mỏi vì làm việc cho một thế giới công bằng hơn, đoàn kết chặt chẽ hơn! Không ai có thể vô cảm trước những bất đồng đều đang hiện diện trên thế giới! Mỗi một người, tùy theo cơ hội đặc biệt và trách nhiệm của mình, có thể cống hiến công sức mình hầu chặn đứng những bất công xã hội. Nền văn hóa vị kỷ và cá nhân chủ nghĩa là những gì thường thắng thế trong xã hội chúng ta, thì lại không phải là những gì đang xây đắp để dẫn đưa đến một thế giới có thể sinh sống được. Nó phải là văn hóa đoàn kết, nhìn tha nhân không phải như những đối thủ hay những bảng thống kê, mà là những người anh chị em huynh đệ. 

“ Tôi muốn khuyến khích xã hội Ba Tây hãy cố gắng liên kết tất cả những thành viên của mình lại với nhau, gồm cả những người đau khổ nhất và cần được giúp dỡ nhất để chiến đấu chống lại đói khát và nghèo khó. Không có già trị “xây dựng hòa bình” nào có thể tồn tại lâu dài, cũng chẳng có hòa hợp sống chung hay hạnh phúc nào có thể bền vững trong một xã hội vô cảm, đẩy ra rìa hoặc loại ra ngoài chính những thành viên của mình. Xã hội kiểu này tự nó đã trở thành nghèo nàn, làm mất đi cái tinh túy của nó rồi. Chúng ta hãy nhớ điều này: Chỉ khi nào chúng ta có thể chia sẻ với mọi người thì chúng ta mới thực sự trở nên giầu có; tất cả mọi điều chúng ta chia sẻ với người thì sẽ được tăng thêm gấp bội! Mức độ vĩ đại của một xã hội được chứng tỏ ở cách thức nó đối xử với những kẻ cần được giúp đỡ nhất, những kẻ chẳng có gì ngoài cái nghèo khổ của mình! 

“ Không có thực sự khuyến khích công ích, cũng chẳng có phát triển con người thực sự khi mà người ta không cần biết đến những nguyên tắc căn bản cốt yếu để điều hành quốc gia, một loại kho tàng không phải là vật chất. Đó là đời sống, một tặng phẩm Chúa ban, một giá trị phải luôn luôn được bảo vệ và khuyến khích. Đó là gia đình, nền tảng của sự chung sống và là toa thuốc chữa bệnh phân hóa xã hội. Đó là nền giáo dục tổng hợp không thể bị giảm thiểu thành một chuyển đổi đơn thuần về hiểu biết với mục đích trục lợi. Đó là nền y tế, phải là tìm tòi về con người toàn diện, bao gồm cả chiều kích tâm linh, đặc tính chính để cân bằng con người hồn trong sáng xác khỏe mạnh. Đó là vấn đề an toàn với xác tín là bạo động có thể vượt qua được chỉ khi nào con tim chuyển đổi.”

Đức Phanxico, giống như Chúa Giesu, đòi hỏi chúng ta phải quyết định hoặc ủng hộ hoặc  chống đối sứ điệp của ngài. Giám mục thành Roma không tìm kiếm hòa hợp và trung lập với bất cứ tình trạng khó nghèo cùng cực nào, bất công và bạo động nào. Ngài không sợ những xung đột của thời đại mà còn muốn có những quyết định can đảm vì sự hòa giải thực sự, công lý chính nghĩa và hòa bình vĩnh cửu cho tất cả mọi người dân.  

Hãy tranh đấu và cầu nguyện cho đồng bào, đồng đạo miền Trung của chúng ta đang lâm nạn vì môi trường bị ngộ độc, mất công ăn việc làm, lâm cảnh khốn khổ nghèo đói không biết tương lai sẽ đi về đâu. Chúng ta hãy noi gương chúa Giêsu thành Nazareth và Phanxico thành Buenos Aires. 

Fleming Island, Florida

August 12, 2016

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!