Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Ở TRONG ĐỨC GIESU VÀ SỐNG TRONG ĐỨC KITO
Tin Mừng Gioan hôm nay (Ga 15:1-8) cho chúng ta hình ảnh cây nho và cành nho. Sự liên hệ giữa cây nho và cành nho là biểu tượng kết hợp giữa đức Kito và các môn đệ của Người. Chẳng có gì ngạc nhiên về sự liên hệ giữa cây và cành cây, bởi vì cành mà lìa cây thì cành sẽ chết. Nhưng cái huyền diệu, ưu tú và vẻ tươi đẹp đặc thù của nó chính là mầu nhiệm của sự liên kết ấy.

ĐỨC GIESU LÀ MỤC TỬ TUYỆT VỜI
Từ Shepherd của tiếng Anh chúng ta dịch là người chăn chiên, mục đồng hay mục tử, chủ chăn, chủ chiên. Trong Kinh Thánh và thời xưa ở Cận Đông, “mục tử” là một danh hiệu dành cho các vua chúa, có bổn phận lo lắng mọi mặt cho thần dân của mình. Săn sóc, tụ họp và bảo toàn đoàn chiên là phần quan trọng của nền kinh tế Palestine vào thời đại kinh thánh. Thời cựu ước thì Thiên Chúa gọi là Mục Tử của Israel, người đi trước (Tv 68:7)  hướng dẫn đàn chiên (Tv 23:3), đem chúng đến chỗ có thức ăn, nơi đồng cỏ xanh tươi và suối nước trong mát (Tv 23:2) đồng thời bảo vệ chúng khỏi kẻ thù (Tv 23:4), mang trên vai những con chiên con (Is 40:11). Ẩn dụ này ám chỉ lòng Thiên Chúa thương xót vô bờ bến đối với các tín hữu. Người là nơi trú ẩn chắc chắn cho muôn dân.

HÔN THÁNH GIÁ - THỨ SÁU TUẦN THÁNH CHÚA CHỊU CHẾT
Giáo Hội mời gọi chúng ta thực hiện cảnh khổ nạn và cái chết thê lương của Chúa theo tòa án lương tâm của chúng ta. Thập giá Chúa Giesu là một sứ điệp, một lời mời gọi chúng ta, một dấu chỉ của sự chết nhưng cũng là sự sống toàn thắng vinh quang. Chúng ta ngắm nhìn thánh giá và -với niềm tin- chúng ta đáp trả sứ điệp sự sống ấy, một sứ điệp mang lại hàn gắn và hòa giải cho chúng ta đang từ thánh giá đó đổ ra như thế nào. Khi chúng ta ngắm nhìn Thánh Giá được đưa lên cao một cách huyền diệu và kỳ lạ thì chúng ta cảm thấy có được sức mạnh hy vọng để chúng ta tranh đấu.

SỰ THỰC HIỂN NHIÊN VÀ ĐÔI CHÂN TRẦN TRONG BỮA TIỆC LY
Theo  truyền thống Kitô giáo và Do Thái giáo, ăn uống, tiệc tùng không đơn giản chỉ để bồi dưỡng thể xác, hưởng thụ những món ăn cao luơng mỹ vị hoặc mừng một thành công hay ghi nhớ một kỷ niệm nào đó mà còn là cơ hội gặp gỡ nhau vì những biến cố đặc biệt. Ngay cả trường hợp có liên quan đến Thiên Chúa, đức Giêsu -trên hành trình mục vụ- thường giảng dạy trong những bữa ăn hay nơi bàn tiệc.

NÀY TÔI ĐÂY LÀ TÔI TỚ CHÚA (LỄ TRUYỀN TIN 25-3-2015)

Giáo Hội mừng lễ Truyền Tin vào đầu thế kỷ V, có lẽ do công đồng Ephesus (c 431). Những danh hiệu ban đầu là Festum Incarnationis và Conceptio Christi. Ở Giáo Hội Đông Phương, lễ Truyền Tin là lễ Chúa Kito. Ở Giáo Hội Latin, lễ này -dù nhắm vào mẹ Maria nhiều hơn- vẫn được gọi là lễ Tuyền Tin Thiên Chúa. Lễ Truyền Tin luôn luôn mừng vào ngày 25 tháng 3, đúng 9 tháng trước lễ Giáng Sinh. Một số nhà văn Kito giáo xưa tin rằng Thiên Chúa tạo dựng nên thế giới ngày 25 táng 3 và ông Adong phạm tội cũng như việc Chúa bị đóng đanh trên thập giá cũng xẩy ra ngày 25 tháng 3.

KHỔ NẠN CỦA CHÚA LÀ HY VỌNG CỦA CHÚNG TA
Ảnh: The Flagellation of Christ by Annibale Carracci

 Chúa Nhật Lễ Lá là ngày đầu tiên của Tuần Thánh, khởi đầu cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu dẫn đến cái Chết của Chúa trên thập tự để cứu chuộc muôn dân. Và Chúa đã sống lại đem hy vọng cho thế gian. Cuộc Khổ Nạn, Cực Hình, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa là những đề tài kết hợp tất cả chúng ta lại với nhau thành một Giáo Hội với những thần dân Kito hữu  trong Tuần Thánh Này.

CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA GIÊSU KITÔ
Bài Tin Mùng Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta cùng nhau chiêm ngưỡng diện mạo  Chúa Giêsu, một khuôn mẩu linh mục tư tế đau khổ, đầy lòng trắc ẩn, đồng cảm và kết hợp nhân loại.

THÁNH GIUSE, MẪU MỰC CỦA LÒNG TRUNG THÀNH
Nhân lễ mừng thánh cả Giuse, xin được kể lại một chút ít về thánh quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ, và đặc biệt của giáo phận nhà của chúng ta, Giáo Phận Mẹ HANỘI.

CUỘC ĐÀM THOẠI GIỮA ÔNG NICODIMO [1] VÀ ĐỨC GIESU
Để kết thúc, chúng tôi mượn lời kinh của thánh Bonaventura. Những lời mở đầu trong bản lộ trình tìm kiếm Chúa của ngài cho chúng ta biết phải đọc kinh thánh như thế nào.

Đọc Kinh Thánh sẽ thiếu sót,        ….nếu chúng ta không có lòng ăn năn thống hối . Hiểu biết Kinh Thánh   ….. nhưng lòng lại thờ ơ - Biết mà không làm.  Tìm tòi  …. mà không biết thắc mắc. Cẩn than …. mà không biết vui mừng hân hoan khi cần. Hành động xa rời tôn giáo . Giảng dạy  …. mà thiếu tình yêu thương . Thông minh  …. nhưng thiếu khiêm nhường . Nghiên cứu   …. nhưng không có ân sủng Chúa . Có tư tưởng ….nhưng không có khôn ngoan Chúa soi sang.

Những lời trên phải được coi như khuôn vàng thước ngọc hướng dẫn mỗi người chúng ta khi nghiên cứu thần học và Lời Chúa, để cho Lời Chúa làm chủ chúng ta.

NHIỆT TÌNH VÌ NHÀ CHÚA THIÊU ĐỐT TÔI
Chúa nhật này chúng ta cùng nhau suy tư về hai hình ảnh khá độc đáo là Chúa Giesu thanh thẩy đền thánh Jerusalem và sứ điệp của Phaolo nói về Thánh Giá chúa Kito. Hai hình ảnh này sẽ giúp chúng ta hiểu biết và yêu mến chúa Giesu Kito nhiều hơn trong mùa Chay thánh này.

MORIAH, TABOR, CALVARY: TỐI ĐEN NHƯNG TỎA SÁNG
Moriah, Sinai, Nebo, Carmel, Gilboa, Gerizim, Núi Tám Mối Phúc Thật, Tabor, Hermon, Zion, Núi Cây Dầu, Calvary, Golgotha là những đỉnh núi thường được nói tới trong Kinh Thánh như những tiến trình của các biến cố quan trọng xẩy ra giữa Thiên Chúa và dân Người. Dù chưa bao giờ đến những vùng đất đó nhưng tất cả chúng ta có lẽ ai cũng biết những địa danh này qua Kinh Thánh và những biến cố liên quan đến ơn cứu độ.

ĐỪNG SỢ MỒ MẢ DƯỚI ĐẤT
Đến gần chúa Giesu, người cùi đã vi phạm luật Levi. Khi anh ta nói “Thưa ngài, nếu ngài muốn, xin ngài chữa cho tôi được sạch” là anh ta đã tin tưởng Chúa có thể chữa cho anh khỏi bệnh, đồng thời anh cũng thách thức Chúa hành động. Thời ấy, ở miền Địa Trung Hải, sờ mó vào người cùi là một hành động táo bạo. Sờ vào một kẻ bị xã hội xua đuổi ghét bỏ, chúa Giesu đã chẳng coi luật Levi ra gì cả, trong khi đó chỉ có các vị tư tế mới có thể tuyên bố ai là kẻ đã khỏi bệnh. Theo cổ luật, chúa Giesu biều người bệnh đến gặp vị tư tế để được xác định hết bệnh và không được nói với bất cứ ai khác, nhưng anh ta vẫn lớn tiếng nói cho khắp bàn dân thiên hạ biết.

LỄ DÂNG ĐỨC GIESU TRONG ĐỀN THÁNH
Hôm nay ngày 2-2-2015 là lễ Hypapante (1), tức lễ Tiến Dâng Đức Giesu cho Đức Chúa Cha trong đền thánh. Trở lại “Mùa Giáng Sinh”, là “khởi điểm” ơn Cứu Độ, nhắc nhở chúng ta màu nhiệm con Thiên Chúa xuống thế làm người. Vì là con người, đức Giesu cũng phải tuân theo những qui luật của Maisen là tiến dâng mình trong đền thánh. Chúng ta thử tìm hiểu màu nhiệm tiến dâng Chúa trong đền thánh như thế nào?

SỨC MẠNH CỦA LỜI CHÚA
Trong câu chuyện của Macco nói về Con Thiên Chúa, có việc Chúa gọi các môn đệ đầu tiên (Mc 1:16-20) và việc người đối đầu với ma quỉ (Mc 1:21-28). Những tiếng kêu gọi của các tiên tri (Is:1-13; Gr 1:14-19) là do Thiên Chúa bắt buộc, là mẫu mực để Chúa Giesu gọi các môn đệ. Đức Giesu không phải là ngôn sứ cô đơn, người có nhiều bạn đồng hành “cùng cộng tác với người” (Mc 3:14). Người đi vào cuộc sống của bốn vị đó, kêu gọi họ cam kết làm việc với Người. Người chỉ vắn gọn gọi họ: “Hãy theo ta” (Mc 1:17), thì ngay lập tức họ bỏ mọi sự và theo Người.

GIẢNG HUẤN CỦA THÁNH PHAO LO
Chúng ta thử suy niệm những Lời giảng huấn của thánh Phaolo qua ngôn ngữ của chúng ta ngày nay, hơn 2000 năm về sau và ở xa tít mãi tận bên kia đại dương, nơi chôn sau cắt rốn của ngài là Tarsus. Bao nhiêu lần trong tuần chúng ta đã nghe và nói về một vấn đề nào đó của Phaolo và đem ra thực hành? Đây là những ý tưởng gói ghém trong những câu rất quen thuộc:

TUYÊN BỐ CỦA CÁC GIÁM MỤC THẾ GIỚI SAU CUỘC VIẾNG ĐẤT THÁNH
Lời Tòa soan: Trung Đông, từ xa xưa chưa bao giờ có hòa bình. Nó là một lò lửa âm ỉ có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, đã là câu chuyện hàng đầu của mọi người khi nói về chiến tranh. Đặc biệt năm ngoái đã xẩy ra bạo động, chiến tranh kinh hoang, đã khiến rất nhiều người chết kể cả trẻ em, họ phải rời bỏ nhà cửa chạy trốn đến những vùng an toàn, không nới trú ẩn, không thức ăn, không áo quần đã làm rơi lệ biết bao nhiêu người trên thế giới. Đức Phan Sinh đã phải lên tiếng, Giáo Hội đã ra tay cứu giúp, nhưng vấn đề vẫn chưa giải quyết được. Cầu nguyện và hy vọng. Đầu năm 2015 một phái đoàn GM thế giới đã đến viếng đất thánh để an ủi, xác nhân lòng ưu ái đặc biệt, không thể quên của Giáo Hội đối với mọi người, đâc biệt cộng dồng nhỏ bé Kito giáo tai nơi này.

GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI VỀ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ QUỐC GIA
Nhân đọc cuốn sách của Giáo sư Anthony Esolen nhan đề Tái xác định Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo: Bảo Vệ những Giáo Huấn đích thực của Giáo Hội về Hôn Nhân, Gia Đình và Quốc Gia” do Sophia Institue Press xuất bản năm 2014, đề cập đến những vấn đề căn bản như Thiên Chúa, Bàn Tinh con người và Xã Hội, người viết xin được lược thuật những điều căn bản ấy theo như Esolen cắt nghĩa. Vì giáo huấn Công Giáo về xã hội thường bị diễn nghĩa sai lầm, nên giáo sư Esolen đã phải coi lại rồi suy tư dựa trên những nguyên tắc đầu tiên của Giáo Hội qua những bản văn của Giáo Hoàng Leo XIII.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA
Khi suy niệm những bài đọc của Chúa Nhật hôm nay, đặc biệt lời Chúa kêu gọi Samuel, AnRê và em ông, tôi đã nhớ đến một điều mà Dietrich Bonhoeffer, vị mục sư Tin lành Lutheran người Đức đã viết từ trong nhà tù Đức Quốc Xã: “Chỉ có sống một cách thoải mái, không dè dặt băn khoăn về những bổn phận, những khó khăn, những thành công hay thất bại, những kinh nghiệm hay những xáo trộn của cuộc đời…mới có thể làm cho người ta trở thành con người thực sự và một Kitô hữu đích thực”. Bonhoeffer đã trải  nghiệm một cách cay đắng điều mà ông gọi là “Cái Giá Phải Trả Đề Làm Môn Đệ Chúa”. 

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA PHÉP THANH TẨY (LỄ CHÚA GIESU CHỊU PHÉP RỬA)
Lễ Giáng Sinh đã qua. Lễ Hiển Linh cũng đã qua. Các vị đạo sĩ, Ba Vua đã theo con đường khác trở về quê quán của họ, giờ này đã ở những chân trời xa vời vợi.  Lễ Chúa chịu phép thanh tẩy hình như là dấu chỉ kết thúc mùa Giáng Sinh, dù thực tế, lễ Chúa dâng mình trong đền thánh ngày 2 tháng Hai mới là ngày kết thúc mùa Chúa  Sinh Ra. Chúng ta cũng cần tự hỏi mình một số câu hỏi về những điều mà chúng ta đã cảm nghiệm được về Lễ Chúa Giáng Sinh.

LỄ BA VUA hay LỄ HIỂN LINH
Lễ BA VUA là tên gọi cũ, bây giờ là LỄ HIỂN LINH, tức lễ kỷ niệm ba nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa Hài Đồng Giêsu, cũng được gọi là lễ Chúa Tỏ Mình Cho Dân Ngoại. Chúa tỏ mình cho dân ngoại thế nào? Làm sao để nhận ra Chúa?

[1] 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 [27/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!