Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
GIÁ TRỊ CỦA NHÌN VÀ NGHE

 

 

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN B

Is 35:4-7a; Gc 2:1-5; Mc 7:31-37

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

 

Image: CHRIST HEALING THE BLIND by El Greco


 

Qua những vần thơ hào phóng nơi bài đọc hôm nay (Is 35:4-7), tiên tri Isaiah báo hiệu ngày tận của kiếp tù đày của dân Israel ở Babylone.

Cuộc xuất hành của dân Chúa ra khỏi gông cùm Ai Cập đã trở thành khuôn mẫu cho chúng ta suy tư về ơn cứu độ và biểu tượng cho cuộc hành hương vĩ đại của loài người hướng về Thiên Chúa. Tiên tri Isaiah đã gặp phải một cộng đồng bị lưu đầy đã quá chán nản. Ngài nhắc nhở họ nhớ lại những nỗi vui mừng khi họ vượt thoát khỏi Ai Cập.

Một cuộc xuất hành thứ hai được ghi dấu mà tương trưng là người mù được nhìn thấy, kẻ què đi được, người câm nói được và người chết sống lại. Được Thiên Chúa giải thoát và cứu độ, mọi dân tộc, mọi người sẽ trở về đất tổ bằng con đường sa mạc trong một cuộc xuất hành mới. Tiên tri nói trước cho biết rằng chỉ có một con đường tinh tuyền và duy nhất là con đường thánh, nhờ nó và qua nó những kẻ được cứu chuộc có thể đi được.

Ở giữa xa mạc, suối nước sẽ tràn đầy. Quyền năng cứu chuộc của Thiên Chúa sẽ bao trùm những kẻ đau khổ, chữa lành những người bệnh tật nếu họ đến với Chúa. Isaiah đã nói ra những đau khổ đặc biệt mà Thiên Chúa chữa lành: “Lúc đó mắt mù sẽ mở ra và trông thấy, tai điếc sẽ nghe được, người què quặt sẽ đứng dậy nhảy múa như hiêu nai và miệng lưỡi người câm sẽ phát ra tiếng nói và hát bài ca vui mừng.”

Lời tiên đoán của Isaiah về cuộc sống mới rất phong phú được thể hiện qua bài tin mừng Macco nói về Chúa Giesu chữa lành một người vừa câm vừa điếc (Mc 7:31-37). Tác động này mời gọi chúng ta suy nghĩ về những điểm quan trong về bệnh hoạn và đau khổ trong Tin Mừng.

Người bệnh hoạn trong Kinh Thánh là những người bị xa ngã vì bản tinh con người hay điều kiện vẹn toàn của nó. Chúa giesu chữa lành những người này bằng cách giúp họ trở về tình trạng bình thường như người cùi được lành sạch, người mù được nhìn thấy, người câm nói được v.v.….

Chúng ta không rõ chúa Giesu chữa lành qua những giai đoạn nào. Chúa không làm phép lạ như nhiều tay làm ảo thuật khua tay múa chân. Người được Chúa chữa là người câm và điếc. Chúa chữa bằng cách sờ vào tai người điếc cho chúng ta thấy cái đau khổ của người điếc là cái tai không nghe được. Một bất hạnh và gánh nặng của người điếc.


 

“EPHPHATHA, HÃY MỞ RA”

Giáo Hội sơ khai rất ngỡ ngàng kính nể phép lạ chữa lành người câm điếc. Nó liên hệ khá mật thiết với cử chỉ, hành động trong nghi thức Rửa Tội của người Kito hữu. Vị làm phép rửa đặt ngón tay vào lỗ tai và sờ vào môi, đầu lưỡi người chịu phép rửa và nhắc lại lời Chúa Giesu: “Ephphatha, Hãy mở ra!” Chúa đã làm cho người điếc nghe được, người câm nói được.

 

CHÚNG TA HỌC HỎI BẰNG CÁCH NGHE VÀ LẮNG NGHE

Thị giác liên quan đến sự vật, thích giác liên quan đến con người. Thị giác phải thi hành bằng khoa học, bằng quan sát và khách quan. Thích giác phải thi hành qua tương quan giữa con người với nhau nhưng lại có tính chủ quan. Khi chúng ta dùng mắt nhìn người và sự vật, chúng ta hoàn toàn làm chủ những gì đến với con mắt chúng ta, vì chúng ta có thể nhắm mắt khi ước đoán hay tưởng tượng. Khi chúng ta đọc lời kinh thánh, chúng ta có thể nhắm mắt và ngừng đọc. Tai, trái lại, không giống mắt. Ta không thể bịt tai lại. Chí có cách duy nhất để không nghe là ta rời khỏi phòng!

Chúng ta học hỏi về người khác bằng cách nghe và lắng tai nghe để hiểu điều họ nói. Ngôn ngữ biểu lộ ý nghĩ bên trong của con người trong khi thị giác không biểu lộ như vậy. Nếu chúng ta muốn học hỏi về Thiên Chúa, chúng ta phải lắng nghe Lời Người với tất cả lòng và trí chúng ta.

Khi nhìn lên Chúa, chúng ta không thấy Chúa nói gì với chúng ta cả. Sau cùng, satan hiện ra như một thiên thần sáng láng, trong khi Chúa coi như đổ vỡ hết, một thân xác bị tan nát chết treo trện thập giá. Ai có thể tin được rằng điều đó không cần niềm tin ở con mắt và lỗ tai ?

Khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta có “nghe thấy” lời kinh thánh nói không? Kinh Thánh không biểu chúng ta đọc Lời Chúa nhưng biểu chúng ta lắng nghe lời Chúa. Đó là lời kinh vĩ đại của Israel: “Shema, Israel,” “Hãy nghe đây, Hỡi Israel.” Một người nào đó phải đọc Lời Chúa cho tôi nghe để tôi thực sự hiểu thấu Lời Chúa.

 

Niềm tin kinh thánh không có tính cá nhân nhưng có tính cộng đồng. Nói và nghe bao hàm một chấp nhận hỗ tương. Chấp nhận và tương kính là yếu tố chính của cộng đồng, và chỉ có cách đó chúng ta mới có thể không nghe bằng cách rời khỏi phòng họp, rời khỏi cộng đồng và tự mình bước ra đi. Buồn thay, đó là trường hợp của những người đã từ bỏ cộng đồng Giáo hội, tuyên bố đã tìm thấy tự do, tự chủ và sự thật trong quạnh hưu, xa cách khỏi cộng đồng của niềm tin!

Điều mà họ tìm thấy không phải là sự quạnh hưu đúng nghĩa, nhưng là cô đơn, ích kỷ, một chủ thuyết cá nhân khắc khổ. Nghe và lắng nghe thực sự bao hàm một chấp nhận quyền bính và là thành viên của cộng đồng.
 

ĐIẾC THỂ XÁC VÀ ĐIẾC TINH THẦN

Những câu chuyện chữa lành phản ảnh sự tương quan đầy quyền năng và mật thiết  giữa Chúa Giesu với Thiên Chúa và lòng trắc ẩn của Người. Chúa chữa lành bằng Lời và đụng chạm thể xác. Điếc thể xác và điếc tinh thần thì giống nhau. Chúa Giesu gặp một loại người điếc bẩm sinh, một loại là dân Pharisieu, một loại nữa là không chấp nhận Lời Chúa. Chúa băn khoăn không chỉ vì tàn tật thể xác mà cả tàn tật tinh thần và đạo lý.

Thế giới ngày nay có rất nhiều người điếc Lời Chúa Giesu, nhưng không phải loại điếc thể xác mà là điếc tinh thần do tội lỗi. Chúng ta thường xuyên phạm tội coi như chuyện bình thường và dần dần trở thành điếc và mù trước lời Chúa Giesu kêu gọi chúng ta hàng ngày.

Nếu điếc và câm là hoàn toàn mất khả năng liên lạc hay tình liên đới tốt với người khác hay cộng đồng thì chúng ta phải nhận thức rằng mỗi người chúng ta, một cách nào đó, cũng có thể bị khiếm khuyết không nghe không nói được. Cái gì có thể quyết định được là phẩm chất của sự liên lạc như nghe và nói không đơn giản là nói hay không nói hoặc nói được, nhưng là làm hoặc không thi hành nhiệm vụ là yêu thương.

Chúng ta mù và điếc khi chúng ta tỏ ra có cảm tình hay kỳ thị người này kẻ nọ chỉ vì sự giàu sang hay nghèo hèn của họ (Gc 2:1-5). Chúng ta đã không nhớ là Thiên Chúa  chọn lựa kẻ nghèo hèn và hứa thưởng công cho họ hay sao? (Gc 2:5).

Chúng ta điếc khi chúng ta không nghe lời kêu cầu giúp đỡ, chúng ta tỏ ra lãnh đạm và vô cảm giữa những khổ đau bệnh hoạn của những người anh em hàng xóm. Làm như vậy là chính anh em đã đàn áp những kẻ nghèo đói khổ sở đang bị ức hiếp, là xúc phạm đến danh tính đức Kito (Gc 2:6-7).

Cha mẹ điếc là khi không hiểu một số cung cách kỳ lạ của con cái mình mà không thèm để ý đến việc chúng kêu cứu lòng yêu thương xót của mình.

Chúng ta điếc là khi chúng ta chỉ biết có chúng ta, không thèm để ý đến thế giới bên ngoài vì tính vị kỷ, kiêu hãnh, tức giận, ganh tương hay ngoan cố không thể chấp nhận tha thứ cho ai được.

Chúng ta điếc là khi chúng ta từ chối không nhìn nhận những kẻ đau khổ ở thế giới  quanh ta, không nhìn nhận tình trạng bất bình đẳng, nghèo đói, đàn áp, ức hiếp, bất công của một chính thể độc tài toàn trị và sự tàn phá của chiến tranh.

Chúng ta điếc khi chúng ta từ chối lắng nghe tiếng cầu cứu của những đứa trẻ chưa được vinh hạnh thở khí trời, của những người mà cuộc sống của họ đang gặp nguy hiểm vì già yếu, tật nguyền, bệnh hoạn kinh niên, cả những kẻ muốn kết liễu cuộc sống của họ vì lòng thương xót đặt không đúng chỗ.


 

ĐÔI LỜI KẾT- CÁI ĐIẾC CỦA NHẠC SĨ BEETHOVEN


 

    Nhạc sĩ kiêm nhà dương cầm trứ danh của Đức Ludwig van Beethoven (1770-1827) là một trong những nhạc sĩ nổi danh và được mọi thế hệ trên thê giới yêu mến nhất. Điều mà tôi không hề biết cho tới gần đây là Beethoven bắt đầu điếc không nghe được khi ông 28 tuổi. Cái điếc này đã cho ông một nội cảm sâu xa đến nỗi vượt quá khỏi điều mà ông có thể nhìn và nghe thấy được.

 

Beethoven đã biết âm nhạc độc nhất là với Thiên Chúa ngay từ thuở thiếu thời. Ông đã ý thức điều đó khi ông viết nhạc. “Ngay từ thời ấu thơ tâm hồn tôi đã thấm nhuần đầy tình yêu thương. Và tôi luôn luôn cố gắng hoàn thành những việc vĩ đại.” Trong nhiều bức thư, ông đã bày tỏ ước vọng phuc vụ Thiên Chúa và nhân loại bằng âm nhạc. “Lạy Chúa toàn năng, Chúa nhìn thấu lòng con…và chúa biết nó tràn đầy tình yêu nhân loại và ước vọng làm điều thiện.”

Cuộc đời của Beethoven là cả một nghịch lý. Một đàng, cuộc sống cô đơn của ông vì điếc lác đã là một gánh nặng cho ông, một đàng đời sống tinh thần nội tâm của ông lại bùng phát thành một loại âm nhạc lừng danh có một không hai. Nhiều lần cái điếc của ông đã đưa ông tới bờ vực thẳm và ông đã nguyền rủa nó. Tuy nhiên ông đã chấp nhận. Có thể vì ngoài sức chịu đựng, nhưng vì thánh ý Chúa thì phải chịu vậy.

Chớ gì Lời Chúa nói với người điếc được lặp lại cho mỗi người chúng ta hôm nay: “Ephphatha, hãy mở ra!” Chớ gì tai, mắt, lòng chúng ta mở rộng để nghe, nhìn, biết, hiểu Tin Mừng Phúc Âm Chúa Giesu Kito!
 

Fleming Island, Florida

Sept 5, 2015

NTC

Fxavvy@aol.com


 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!