Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA CHỌN TÔI VÀ SAI TÔI ĐI THẾ NÀO?

 

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN B

Am 7:12-15; Ep 1:3-14/1:3-10; Mc 6:7-13

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

 

 Image: “Jesus Chooses the Twelve” by James Tissot


 

Khi Chúa Giesu chọn môn đệ và các tông đồ, người luôn luôn kêu gọi với tất cả tình thương mến đầy lòng trắc ẩn. Chúa đưa mắt với vẻ trìu mến, nhìn thẳng vào mặt như thách thức họ làm một cái gì mà họ khó có thể tránh được.

 

Bài Phúc Âm hôm nay (Mc 6:7-13) nói về việc đào tạo những người sẽ đi rao giảng Tin Mừng Chúa trên khắp thế giới. Marco coi công tác và lời giảng huấn của các tông đồ như là một nối tiếp công việc của chúa Giesu. Trong câu chuyện Marco, sứ mạng của 12 tông đồ lúc đầu là bắt cá linh hồn người ta (Mc 1:16-20), rồi người chọn từng người riêng biệt ở với Chúa để nhận quyền rao giảng và trừ ma quỉ (Mc 3:13-19). Bấy giờ họ được trao cho một sứ mạng đặc biệt là thi hành quyền lực bằng lời nói và thẩm quyền đại diện Chúa trong khi họ thụ huấn.

Trong Marco, không thấy chúa Giesu cấm không cho vào phần đất của người ngoại và các thành phố của người Samaritano. Sự khác biệt này cho thấy có một chủ ý nào đó muốn thích ứng với những điều kiện bên trong và bên ngoài Palestine và gợi ý về một hoạt động sau này của Giáo Hội. Phần còn lại, chúa Giesu yêu càu các môn đệ hãy tin tưởng vào Thiên Chúa đừng lo lắng cho bản thân về tiền bạc, ăn uống, quần áo và nơi ở (Mc 6:35-44; 8:1-9). Hãy ở lại một nhà như là khách (Mc 6:10), đừng mong được thoải mái hơn để tránh cho người ta nghĩ mình đi tìm kiếm lợi lộc cho mình và không muốn chủ nhà khinh rẻ. Tại sao chúa Giesu lại biểu các môn đệ phải “di chuyển nhẹ”, ít đồ đạc, không cần mang theo đồ dự trữ? Chúa muốn các môn đệ phụ thuộc vào Chúa, đừng tin ở mình. Chúa hứa sẽ hành động nơi từng người được Chúa gọi vì vinh quang của Chúa. Hành động “phủi bụi” khỏi chân là dấu chỉ chống lại những kẻ không chịu ăn năn  thống hối.

 

GIÚP ĐỠ HAY CẢN TRỞ?

Một trong những đề tài thường thấy trong Tin Mừng Marco là sự dốt nát của các môn đệ. Đọc toàn thể Tin Mừng, chúng ta thấy các môn đệ cản trở Chúa Giesu nhiều cũng chẳng kém gì họ giúp đỡ Chúa. Họ không hiểu lời Chúa nói hoặc không biết giúp đỡ người. Chúa thường xuyên quở trách họ mắt không nhìn ra, trí không hiểu thấu và lòng thì trai đá. Nhưng khi họ hiểu sai Chúa hay làm hỏng việc của Chúa lại là lúc họ cố gắng để hiểu. Họ hành động như thể thử nghiệm, như những người “nghĩ về việc của loài người” hơn là những việc của Thiên Chúa. Họ không hiểu rằng con đường thẳng nhưng hẹp đang hiện diện trước mặt Chúa Giesu phải kết thúc trên Thập Giá. Vì vậy họ hành xử như dẫn Chúa đi vào lạc lối.

Nhiều lần chúng ta tự hỏi: “Tại sao Marco lại nêu lên những hình ảnh xấu như vậy về các môn đệ?” Những độc giả tiên khởi của Marco thì không chú trọng vào nghĩa đen nhưng vào những biến cố xẩy ra câu chuyện. Họ thường tự hỏi  “Các môn đệ là những nhà lãnh đạo tài ba tại sao lại yếu và dở như thế? Cái đó có ý nghĩa gì?” Câu trả lời là Thiên Chúa đã mở mắt các môn đệ, biến họ từ những người chẳng hiểu gì cả và thử thách chúa Giesu thành những đầy tớ xứng đáng, những nhà lãnh đạo không biết sợ. Hy vọng của chúng ta! Là những Kito hữu, chúng ta nhận thức được sự yếu đuối và thất bại của mình cần phải ghi nhớ những câu chuyện nổi danh vể kêu gọi này để tin rằng Chúa Giesu, đấng khải hoàn trên sợ hãi, luôn luôn hiện diện giữa chúng ta.


 

NHÂN DANH CHÚA GIESU

Quyền lực và thẩm quyền nào mà Chúa muốn chúng ta thực thi nhân danh Người? Chúa Giesu đã ban cho các tông đồ cà quyền lực lẫn thẩm quyền để nói và hành động nhân danh Người. Chúa điều khiển các ông thi hành công tác như Người đã làm: Trừ ma quỉ, chữa lành bệnh, nói lời Chúa, Tin Mừng Phúc Âm mà họ đã thu nhận được nơi Chúa. Khi chúa Giesu nói về quyền lực và thẩm quyền, Người đã làm những điều chưa ai nghe biết. Người kết hợp thẩm quyền và quyền lực với tình yêu thương và khiêm tốn. “Thế gian xác thịt” tìm kiếm quyền lực vì vị kỷ, vì cá nhân, gia đình, bạn bè, phe phái mình. Chúa Giesu dạy chúng ta dùng nó vì sự thiện, làm điều tốt, giúp đỡ tha nhân, những người hoạn nạn, bị áp bức và nghèo khó. Bước theo chúa Giesu là mạo hiểm, như kiến tạo một cuộc sống mới, để rao giảng như Chúa Giesu đã rao giảng và chữa lành để rồi bị hàm oan, hoạn nạn đủ điều.


 

LỀ LUẬT, TIÊN TRI VÀ KINH THÁNH

Dựa vào bài đọc sách tiên tri Amos (Am 7:12-15), chúng ta thử suy niệm về Luật, Các tiên tri và các sách Cựu Ước qua chúa Giesu. Một đằng chúa Giesu biết luật một cách hoàn hảo và tuân giữ tận tình. Một đằng Chúa cảm thấy Chúa hoàn toàn tự do trước lề luật. Người muốn luật lệ được cắt nghĩa một cách chính xác. Đi xa hơn nữa người còn tuyên bố người là nhà làm luật mới có thẩm quyền ngang hàng với Thiên Chúa. Người là cứu cánh của luật, và ứng nghiệm luật (Rm 10:4).

Chúa Giesu cũng biểu lộ Người là tiếp nối đích thực của các tiên tri qua sứ điệp và đời cống của người. Giống như các tiên tri, Ngươi tuyên xưng niềm tin là “Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và Jacob” (Mt 22:32). Người bảo vệ luật Thiên Chúa và luật người nghèo (Mt 11:20-24). Chúa cũng không ngần ngại tuyên xưng người vĩ đại hơn tất cả các tiên tri. Người ở trên họ, không phải cùng hàng tiên tri mà còn là người thứ nhất, là khởi thủy và là suối nguồn mặc khải linh hứng cho các tiên tri.

 

Chúa Giesu cũng tự nhận đã hoàn thành/ứng nghiệm văn chương khôn ngoan trong Cựu Ước. Chúa đã hoàn thành lề luật và các ngôn sứ bằng cách áp dụng cho chính mình. Người áp dụng phương cách đó và biến cải nó bằng nhân chứng. Người hy sinh suốt cuộc đời, ngay cả mạng sống mình, một thay đổi tận gốc rễ những giá trị như một tân tạo dựng nổi lên từ một tạo dựng đang được thay đổi cực kỳ lớn lao.

 

Nhờ cái chết của người, chúa Giesu làm sáng tỏ sự mâu thuẫn rõ ràng giữa những giá trị đó trong văn chương khôn ngoan, và mở ra một lối đi hình như đã trở thành bước đường độc nhất cho loài người. Đối với những ai bước theo chúa Giesu -hy vọng là mỗi người trong chúng ta- chúng ta phải bước theo vết chân Chúa, chịu đựng tất cả những hiểu lầm, đau khổ và cả cái chết của người để thực sự trở thánh môn đệ của người. Chúng ta càng thăm dò những chiều sâu của Kinh Thánh mà chính người đã hoàn thành bằng cuộc sông của người thì chúng ta sẽ càng trở nên giống người.


 

ĐÔI LỜI KẾT: KHAI TRIỂN LỜI GỌI

Tuần này chúng ta thử suy niệm xem Chúa kêu gọi chúng ta làm môn đệ của người như thế nào? Bằng cách nào bạn cảm thấy chúa Kito kêu gọi cá nhân bạn? Chúa Kito biến cuộc sống của bạn thành đặc biệt như thế nào? Chúa kêu gọi bạn phải làm cái gì?  Kinh nghiệm gì hay ai trong cuộc đời bạn giúp bạn đào sâu niềm tin của bạn? Đã thế hứa làm môn đệ Chúa mà bạn vẫn có thể cảm thấy mình yếu đuối và thất bại không? Là môn đệ chúa Giesu, bằng cách nào bạn có thể chia sẻ sứ mệnh rao giảng và chữa lành của Chúa cho mọi người trong thế giới ngày nay? Bạn đang được sai đi để rao giảng và chữa lành cho những ai?
 

Fleming Island, Florida

July 13, 2015

NTC

Fxavvy@aol.com


 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!