Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHỈ GIỮ LUẬT BỀ NGOÀI

 

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN B

Tl 4:1-2,6-8; Gc 1:17-18, 21b-22,27; Mc 7:1-8,14-15,21-23

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


 

 

 

Image:”Christ and the Pharisees” by Ernst Zimmerman


 

Chúng ta thường nghe nói hoặc tự nói: “Quân Pharisieu đạo đức giả là như vậy!” “Người ấy là kẻ giả hình nhân đức!” “Họ theo chủ thuyết bề ngoài kiểu Pharisieu!”

Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23) giúp chúng ta hiểu nhiệm vụ của người Pharisieu trong Do Thái Giáo và tại sao chúa Giesu và nhiều người lại có ác cảm với thái độ ấy của họ? Ai là Pharisieu trong thời Chúa Giesu? Ai là Pharisieu ở thời đại ngày nay?

Hãy đơn giản vấn đề phức tạp này để cho dễ hiểu bài Tin Mừng hôm nay. Người Pharisieu cố gắng làm cho lề luật trở thành sống động nơi mỗi người Do Thái bằng cách cắt nghĩa giới luật làm sao để thích ứng với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Giáo lý của người Pharisieu thì không ngược lại với giáo lý Kito giáo. Ở thời chúa Giesu, người Pharisieu thuộc phe “bảo thủ” của Do Thái Giáo. Họ giữ luật Torah và Talmud thật khít khao; bề ngoài họ tỏ ra rất đạo đức. Họ là thủ lãnh phe đa số dân Do Thái, được những tín đồ ngoan đạo, nhiệt thành và sẵn sàng hy sinh nể trọng. Đối lập với  phe này là phái Sa Đóc, đại diện phái “tự do” trong Do Thái Giáo. Người Sa Đóc thì bình dân và nổi tiềng trong tầng lớp cao trong xã hội của đám thiểu số. Pharisieu và Sa Đóc được nhắc tới, trong tin mừng Mathieu (Mt 3:7-10), khi Gioan Tiền Hô kết án họ lúc họ đến xin chịu phép rửa: “ Loài rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp ráng xuống vậy? Các anh hãy sinh hoa trái xứng với lòng xám hối…. Tại sao Gioan lại mắng những người Pharisieu là rắn độc, là quân giả hình nhân đức? 

 

Chúa Giesu cũng dùng những lời rất nặng để trách những người Pharisieu. Trong Mathieu 16:6 Chúa đã cảnh giác các môn đệ: “Hãy để ý đến căn nguyên của dân Pharisieu và Sa Đóc.” Người môn đệ phải để ý đến cái gì? Có phải cái vô luân của dân Pharisieu và Sa Đóc không?


 

THEO SÁT LỀ LUẬT

Người Pharisieu trong thời chúa Giesu cổ động cách giữ luật thật sát bằng cách sống đạo hàng ngày thực sự từ trong lòng. Nhưng có một số chỉ giữ đạo bề ngoài và bị những Pharisieu khác đả kích như tiên tri Isaiah đã từng chỉ trich là kẻ giả hình. Giống vậy, chúa Giesu cũng từng quở trách họ về việc cắt nghĩa luật. Chúa Giesu không kết án chủ thuyết Pharisieu hay tất cả những người Pharisieu.

Người Pharisieu “dựa vào chính họ, coi họ là người công chính.” Họ tin rằng bồn phận của họ là làm điều mà Thiên Chúa truyền và cấm điều Thiên Chúa cấm, là những điều gặt hái được và gìn giữ ân huệ của Thiên Chúa rồi tiến dâng lên Người . Họ tự cho mình là người công chính, khinh miệt tất cả những ai không tuân giữ luật theo cách thức của họ. Họ không ngồi ăn với những người thu thuế và những kẻ tội lỗi, bởi vì họ nghĩ họ là những người công chính trên hết. Họ xì xào nói xấu những người đang ngồi ăn uống với chúa Giesu. Thấy vậy Chúa bèn nói với họ: “Người khỏe mạnh không cần bác sĩ mà là kẻ yếu đau bệnh hoạn. Ta đến không vì người công chính nhưng vì kẻ tội lỗi cần ăn năn thống hối” (Lc 5:31-32).


 

BÀI HỌC KHÔNG NHÃN HIỆU

Đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23) cho biết những người Pharisieu và những nhà thông luật từ Jerusalem đến để điều tra về Chúa Giesu. Chúa Giesu đã bãi bỏ cách thực hành nghi thức thanh tẩy và cách phân biệt thức ăn sạch và không sạch. Canh chừng kiểu chó giữ nhà trong truyền thống tôn giáo khiến chúa Giesu phải thi hành luật một cách thông thoáng hơn. Một số môn đệ ngồi vào bàn ăn mà không rửa tay (Mc 7:2) khiến mấy ông Pharisieu và thông luật nắm lấy cơ hội hạch hỏi chúa Giesu: “Tại sao các đệ tử của ông không giữ truyền thống của các tổ phụ, ngồi ăn với hai bàn tay dơ?” (c.5).

Chúa Giesu đã không trả lời theo bài học không nhãn hiệu đó hay cắt nghĩa về vệ sinh cá nhân, nhưng Người gọi mấy tên Pharisieu và nhà thông luật đó là “quân giả hình nhân đức” (c.6). Nhắc lời Isaiah, chúa Giesu lột mặt nạ họ. Các ông bám lấy nguyên tắc của người đời rồi tin tưởng vào truyền thống của các tổ phụ mà quên đi lề luật của Thiên Chúa (c.8). Chống lại cách thực hành đạo bề ngoài, sát luật và hẹp hỏi của các Pharisieu theo kiểu thanh tẩy (Mc 7:2-5), thờ phương bằng môi miệng (7:6-7) và giữ các giới răn, chúa Giesu đã lấy luật của Thiên Chúa phản bác lại (7:8-13): “Các ông đã gạt bỏ giới răn của Thiên Chúa mà duy trì truyền thống của người phàm….”

Chúa còn đi quá cả cái tương phản giữa luật và cách cắt nghĩa luật của những người Pharisieu. Thực vậy, Macco 7:14-15 đã để luật qua một bên mà vẫn tôn trọng thức ăn sạch và bần. Quan điểm của chúa Giesu rất rõ ràng mà đa số các Pharisieu đều công nhận là thái độ bên trọng, cái tâm mình, quan trọng hơn vẻ bề ngoài.

 

Ý NIỆM TỘI CỦA DÂN PHARISIEU

Chúa Giesu bác bỏ quan niệm tội của nhũng người Pharisieu và các nhà thông luật. Đối với chúa Giesu, tội từ tâm mà ra, không phải là không biết phân biệt các loại thức ăn. Thái độ của Chúa về tội là quan niệm về ngày Sabbath. Luật mà không có lòng trắc ẩn cảm thông thì thiếu lòng nhân đạo, mất tính người.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy chúa Giesu biểu lộ quan niệm của Chúa cho các Pharisieu và nhà thông luật (c.1-8), đám đông: Hãy nghe ta đây, tất cả các ngươi, để mà hiều (c.14-15), và các môn đệ (c.21-23). Đó là tin vui cho tất cả mọi người là Thiên Chúa không nắm cứng lấy luật lệ, bởi vì điều mà Thiên Chúa làm nơi đức Giesu Kito là Thiên Chúa Cha đã cho chúng ta một đời sống mới. Không nên lo lắng làm sao để vâng theo luật lệ và giữ mình thanh sạch.

Giữ mình thanh sạch là chúng ta được tự do dùng bàn tay chúng ta để phụng sự tha nhân. Chúng ta có thể bị dơ bẩn trở lại, nhưng Thiên Chúa cho chúng ta tự do giữ luật, lại ban cho chúng ta ân sủng Chúa. Đây cũng lại là một tin vui để chúng ta chia sẻ khi chúng ta phụng sự những người quyết tâm giữ luật, đám đông, và ngay cả những môn đệ của chúa Giesu ở chung quanh ta.


 

NHỮNG PHARISIEU THỜI ĐẠI

Ai là Pharisieu và đệ tử của Pharisieu thời đại ngày nay? Những Pharisieu thời nay và những đệ tử mù quáng của họ thì rất sùng đạo và giữ phẩm hạnh nhưng cũng hay ganh ghét. Họ cố gắng giữ luật Chúa và hay phân bua trong khi thi hành bổn phận tôn giáo. Họ rất siêng năng đi lễ Chúa Nhật. Họ là những công dân làm việc chăm chỉ, bề ngoài rất ngay thẳng. Họ giữ mình tránh khỏi tội ác và luôn giảng giải về luân lý và luật lệ. Nhưng lại có đặc điểm hay phân bì ganh tỵ.

Thêm vào vẻ ngoan đạo, ganh tỵ, họ không tin là ơn cứu độ phụ thuộc vào hành động của chúa Kito. Họ cho rằng ơn cứu độ cuối cùng là do cố gắng của con người và những điều mà kẻ tội lỗi thêm vào công việc của chúa Kito.

Trái ngược lại với họ, người Kito hữu thực sự là những người tin và tuyên xưng chúa Kito bị đóng đanh. Không có cách nào khác. Họ tin rằng hành động của chúa Kito là bảo đảm cho ơn cứu độ cho tất cả mọi người mà họ là một đại diện và, chỉ có một điều đó làm nổi bật sự khác biệt giữa cứu độ và luận phạt. Họ biết rằng cố gắng của riêng họ tuyệt đối không can dự vào chuyện họ được chấp nhận trước mặt Thiên Chúa. Họ an nghỉ trong một chúa Kito mà thôi khi niềm tin duy nhất của họ là nhận biết công việc của chúa Kito nhờ ân sủng của Thiên Chúa làm bảo đảm cho ơn cứu độ. Chúa Giesu biểu lộ cho chúng ta thấy rằng những ai là kẻ tội lỗi cần được chữa lành, những ai không tự mình trở thành công chính, những ai không có quyền hành Thiên Chúa, những ai không đáng được ở trong tình bằng hữu với Thiên Chúa, là những người mà Người/đức Giesu đến để kêu gọi họ thống hối.


 

ĐÔI LỜI KẾT- TOA THUỐC KHOAN DUNG

Đọc bài Tin Mừng về lề luật hôm nay, tôi lại nhớ đến đức Gioan XXIII. Trong lời mở đầu khai mạc Công Đồng Vatican II ngày 11-10- 1962, Gioan XXIII nói rõ ràng rằng ngài không kêu gọi Vatican II biện bác những sai lầm hay làm sáng tỏ những điểm chính của giáo lý. Giáo Hội ngày nay -ngài nhấn mạnh- phải dùng “toa thuốc khoan dung hơn là luận phạt.”

Gioan XXIII khi được gọi, đã từ chối nghe ý kiến của những người chung quanh, những vị “luôn luôn tiên đoán về tương lai xấu.” Ngài ám chỉ họ là những “tiên tri sầu muộn bi quan”, thiếu cảm quan về lịch sử là “thầy dạy đời sống”. Ngài quả quyết, sự quan phòng của Thiên Chúa đã dẫn thế giới đi vào một trật tự mới tốt đẹp hơn của tình liên đới loài người. “Và tất cả mọi sự, ngay cả những khác biệt của con người, đều dẫn đưa tới điều thiện vĩ đại hơn của Giáo Hội.”

“Papa Roncalli” là con người, để ý đến niềm tin của mình hơn là hình ảnh của mình, đến những người chung quanh mình hơn là những ham muốn của mình. Với một nhiệt tình và viễn kiến lây lan, ngài nhấn mạnh đến việc Giáo Hội cần phải thích ứng trong một xã hội đang thay đổi từng giờ và làm cho những sự thật thâm sâu nhất của Giáo Hội được sáng tỏ trong thế giới tân kỳ ngày nay. Ngài biết rằng luật mà không có tình thương, thiếu lòng trắc ẩn cảm thông thì không còn nhân tính.

Papa Giovanni được vị kế tiếp là Gioan Phaolo II phong chân phước năm 2000, và năm 2014 được vinh thăng hiển thánh cùng với Gioan Phaolo II bởi đức Phan Sinh. Xin ngài tác động lên tâm hồn những Pharisieu và Sa Đốc tân thời là những vị đang sống và sống khỏe trong Giáo Hội và thế giới ngày nay!

 

Fleming Island, Florida

August 28, 2015

NTC

Fxavvy@aol.com

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!