Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

THẾ NÀO LÀ KHÔN NGOAN KITO GIÁO
Hình ảnh người công chính trong sách khôn ngoan nơi bài đọc 1 hôm nay dựa trên bài ca người đầy tớ số 4 (Is 52:13-53:12), sách Isaiah câu 42:1 và thánh vịnh câu 12:8. Dù sách Khôn Ngoan không được các thầy cả / rabbis ở Palestine công nhận là Kinh Thánh, nó cũng đã ảnh hưởng đến các tác giả của Tân Ước, đặc biệt hình ảnh đức Giesu là người công chính bị kết án bất công.

KỶ NIỆM BIẾN CỐ 11 THÁNG 9
Mỗi năm cứ đến ngày 11 tháng 9 (9-11) là dân Mỹ lại nhớ đên biến cố kinh hoàng xẩy ra ở Nữu Ước, Ngũ Giác Đài và Pennsylvania. Biến cố lịch sử này xẩy ra cùng một ngày một lúc nhưng ở ba nơi. Xẩy ra ở Ngũ Giác Đài thì thiệt hại không đáng kể. Xẩy ra ở Pennsylvania thì, vì hành khách trên máy bay đã chống trả mãnh liệt với quân khủng bố nên mục đích đâm vào Tòa Bạch Ốc đã không thành công. Máy bay đâm xuống Shanksville, Pennsylvania làm thiệt mạng tất cả hành khách và phi hành đoàn. Xẩy ra ở Nữu Ước tại Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế, tòa nhà Tháp Đôi thì kinh khũng và tang thương vô cùng.

CĂN TÍNH, MỤC ĐÍCH VÀ SỨ VỤ CỦA CHÚA GIESU
Bài Tin Mừng Macco hôm nay (Mc 8:27-35) nói về căn tính, mục đích và sứ vụ của Chúa Giesu. Đây là trọng điểm của Tin Mừng Macco, tiếp theo việc Chúa chữa sáng mắt người mù ở Bethsaida.

GIÁ TRỊ CỦA NHÌN VÀ NGHE

Qua những vần thơ hào phóng nơi bài đọc hôm nay (Is 35:4-7), tiên tri Isaiah báo hiệu ngày tận của kiếp tù đày của dân Israel ở Babylone. Cuộc xuất hành của dân Chúa ra khỏi gông cùm Ai Cập đã trở thành khuôn mẫu cho chúng ta suy tư về ơn cứu độ và biểu tượng cho cuộc hành hương vĩ đại của loài người hướng về Thiên Chúa. Tiên tri Isaiah đã gặp phải một cộng đồng bị lưu đầy đã quá chán nản. Ngài nhắc nhở họ nhớ lại những nỗi vui mừng khi họ vượt thoát khỏi Ai Cập.

CHỈ GIỮ LUẬT BỀ NGOÀI
Chúng ta thường nghe nói hoặc tự nói: “Quân Pharisieu đạo đức giả là như vậy!” “Người ấy là kẻ giả hình nhân đức!” “Họ theo chủ thuyết bề ngoài kiểu Pharisieu!” Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23) giúp chúng ta hiểu nhiệm vụ của người Pharisieu trong Do Thái Giáo và tại sao chúa Giesu và nhiều người lại có ác cảm với thái độ ấy của họ? Ai là Pharisieu trong thời Chúa Giesu? Ai là Pharisieu ở thời đại ngày nay?

CẢ CÁC ANH CŨNG TÍNH BỎ ĐI HAY SAO?
Bài Tin Mừng Gioan hôm nay (Ga 6:60-69) nói lên những phản ứng khác nhau của các môn đệ về bài giảng Bánh Hằng Sống mà chúng ta đã nghe ở hai tuần lễ trước. Chúa Giesu ban bánh, nhưng không phải như manna mà Thiên Chúa ban trong hoang địa. Bánh này chính là Người, là sự Sống. Ai ăn bánh này “sẽ được sống đời đời”.

XIN HÃY BAN CHO CHÚNG CON BÁNH ĐÓ
Thiên Chúa đã giải thoát dân Israel khỏi cảnh nô lệ và đưa họ đến đất hứa. Tuy nhiên vừa qua khỏi biển đỏ và ăn mừng chiến thắng thì cảnh than phiền bất mãn lại xẩy ra ở Sinai. Trước tiên họ than không có nước uống, vì nước ở Marah mặn quá (Xh 15:22-27), rối lại than nhớ Ai Cập vì ở đó họ được ăn uống no đủ. Đáp ứng cảnh than trách vô ơn đó, Thiên Chúa cho mưa bánh manna từ trời xuống và chim cút làm thức ăn. Đoạn sách xuất hành này (16:2-4,12-15) nói lên cảnh trái ngược giữa những kẻ không tin (bánh manna và chim cút không phải là của ăn nuôi dưỡng) và những kẻ có lòng tin (coi những thức ăn đó là tặng vật quí giá mà Chúa ban một cách quảng đại cho những ai đói khát).

CẢM TỬ QUÂN HỒI GIÁO
Những tin tức hàng đầu về Trung Đông trong ít tháng gần đây đã gây kinh hoàng không ít trên thế giới. Một số con tin người Anh, Mỹ, Nhật đã bị chặt đầu; những tù binh chiến tranh bị hành quyết cả hàng ngàn người một lúc; đàn bà bị bắt đem bán làm nô lệ tình dục; trẻ con bị giết một cách tàn nhẫn; cả cộng đồng người tỵ nạn chết đói hoặc bị giết không nương tay chỉ vì họ không chịu cải đạo theo Hồi Giáo.

CHẲNG BAO GIỜ ĐẦY ĐỦ NẾU KHÔNG CHO ĐI
Bài đọc sách Các Vua hôm nay (2V 4:42-44) phù hơp với bài Tin Mừng thánh Gioan Chúa biến bánh và cá thành nhiều (Ga 6:1-21). Tác giả sách Các Vua nói về một trong những người giúp việc của Elijah nghi ngờ về 20 cái bánh không đủ cho 100 người ăn. Nhưng Elijah tin tưởng vào lời Chúa hứa đã gạt bỏ ý nghĩ của tên người làm. Phép lạ Chúa làm đã chứng minh sự tin tưởng của Elijah là đúng. Số người được nuôi ăn chỉ có 100 thì quá nhỏ so với con số 5000 nói trong Tin Mừng thánh Gioan.

TRUNG ĐÔNG XÁO TRỘN
Người ta thường gọi Trung Đông là một lò lửa. Quả đúng vậy, từ xa xưa đến giờ người dân Trung Đông ít khi được sống trong hòa bình. Lò lửa âm ỷ này có thể bùng cháy bất cứ lúc nào, vì bất cứ một lý do nhỏ hay lớn của một phe phái nào đó. Tin tức hàng đầu trên thế giới những năm gần đây luôn luôn chú ý đến Trung Đông.

CHÚA GIESU LÀ MỤC TỬ ĐẦY LÒNG TRẮC ẨN
Chủ đề chiên và chăn chiên trải dài trong suốt các bài đọc Chúa Nhật   này. Câu chuyện Tin Mừng khá linh động nói về lòng trắc ẩn của chúa Giesu đối với đám đông giống như “chiên mà không có người chăn” gợi cho chúng ta nhớ tới sứ vụ giảng dạy, hòa giải và dẫn dắt của chúa Kito.

CHÚA CHỌN TÔI VÀ SAI TÔI ĐI THẾ NÀO?
Khi Chúa Giesu chọn môn đệ và các tông đồ, người luôn luôn kêu gọi với tất cả tình thương mến đầy lòng trắc ẩn. Chúa đưa mắt với vẻ trìu mến, nhìn thẳng vào mặt như thách thức họ làm một cái gì mà họ khó có thể tránh được. Bài Phúc Âm hôm nay (Mc 6:7-13) nói về việc đào tạo những người sẽ đi rao giảng Tin Mừng Chúa trên khắp thế giới. Marco coi công tác và lời giảng huấn của các tông đồ như là một nối tiếp công việc của chúa Giesu. Trong câu chuyện Marco, sứ mạng của 12 tông đồ lúc đầu là bắt cá linh hồn người ta (Mc 1:16-20), rồi người chọn từng người riêng biệt ở với Chúa để nhận quyền rao giảng và trừ ma quỉ (Mc 3:13-19). Bấy giờ họ được trao cho một sứ mạng đặc biệt là thi hành quyền lực bằng lời nói và thẩm quyền đại diện Chúa trong khi họ thụ huấn.

NGƯỜI NÀY KHÔNG PHẢI LÀ TÊN THỢ MỘC, CON BÀ MARIA SAO?
Trong câu chuyện hôm nay, dân tỉnh nhà của Chúa hoảng sợ vì Chúa quở trách “không có tiên tri nào lại được nể trọng và tôn vinh ở quê nhà của mình”. Dân thành Nazareth đã xúc phạm Chúa, từ chối không nghe những lời người nói. Họ coi thường lời người giảng dạy chỉ vì người thuộc hàng thợ thuyền: là thợ mộc, dân giã tầm thường. Họ coi thường người vì gia đình người chẳng có thế giá gì. Chúa Giesu đã không làm những việc lạ lùng nơi họ vì họ không chịu tin Chúa.

HÃY TRỖI DẬY, HÃY SỐNG VÀ HÃY YÊU THƯƠNG TRỞ LẠI
Tuần trước, chúng ta chừng kiến quyền lực Thiên Chúa tác động trên thiên nhiên (Mc 4:37-41). Câu chuyện Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy quyền lực của Người tác dụng trên bệnh hoạn và sự chết.  

SÓNG GIÓ CŨNG PHẢI NGHE LỜI NGƯỜI
Hình ảnh biển nổi sóng được nhắc tới nhiều lần trong Kinh Thánh. Chúa cứu dân Do Thái thoát cảnh nô lệ Ai Cập bằng cách khiến biển tràn ngập quân lính Ai Cập khi chúng đuổi theo dân Do Thái (Xh 15:8). Những lúc khác, sóng biển gầm thét ghê gớm bỗng chốc trở lại yên tịnh (Tv 89, Is 51: 9-10). Những câu chuyện về biển trong Cựu Ước nằm trong bài đọc 1, ca khúc Thánh Vịnh và bài Phúc Âm Chúa nhật này. Biển trở nên ghê gớm, hung dữ và nguy hiểm.

VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA LỚN MẠNH TỪ TỪ
Cây cỏ hoa lá mọc lên, lớn mạnh từ từ mà chúng ta không hay biết. Sự lớn mạnh này được diễn tả trong 3 bài đọc của Chúa Nhật này (Ed 17:22-24; Tv 92; Mc 4:26-34). Chúng ta hãy suy niệm ba bài này và thử áp dụng những hình ảnh cây vào sự lớn mạnh của vương quốc Thiên Chúa giữa chúng ta xem nó thế nào.

MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA ĂN HÀNG NGÀY (LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA)
Kito giáo nếu không có bí tích Mình và Máu Thánh Chúa thì mất hết ý nghĩa. Cũng như đức Giesu chịu chết vì tội lỗi nhân loại mà không sống lại thì chẳng ai tin. Nhân Lễ Mình và Máu Thanh Chúa, chúng ta thử tìm hiểu đôi chút về MÌNH và MÁU Chúa KITO.

HÃY LAN TỎA QUÀ TẶNG CHÚA THÁNH THẦN CHO MỌI NGƯỜI

Muốn chiến thắng kẻ thù phải có sức mạnh cả thể xác lẫn tinh thần. Đối với người Kito giáo, sức mạnh đó là Chúa Thánh Thần. Người giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi mình và tội lỗi của mọi người trên toàn thế giới.

Ảnh Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của Jean Restout 

HOÀN THÀNH GIẤC MƠ TIN MỪNG
Lời hai thiên thần nói với những người Gallile trong bài đọc 1 sách Công Vụ tông đồ (Cv 1:1-11) đã rõ ràng:“Tại sao các người còn đứng nhìn trời làm chi? Đức Giesu đã về trời thế nào thì người cũng sẽ trở lại như vậy.”

TÌNH BẠN VÀ SỰ CÔNG CHÍNH
Chúa Nhật này chúng ta suy niệm về ý nghĩa bài đọc 1 trong công vụ tông đồ (Cv 10:25-26,34-35,44-48), tình bạn trong Tin Mừng Gioan (Ga 15:9-17) và trong các bài giảng huấn của Đức Biển Đức XVI.

[1] 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 [26/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!