Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
Đọc bốn Phúc âm thư, chúng ta thấy mỗi thánh sử đều tường thuật chuyện Chúa Giesu Phục Sinh khác nhau. Không một thánh sử nào tự mình biết và kể lại câu chuyện. Đây là một biến cố màu nhiệm của Thiên Chúa giữa đức Giesu và Thiên Chúa Cha. Biên cố phục sinh -tự bản tính nó- đã vượt khỏi kinh nghiệm của loài người. Vậy chúng ta học hỏi được gì về hiện tượng Phục Sinh qua từng câu chuyện do mỗi thánh sử kể, đặc biệt câu chuyện của Mathieu mà chúng ta nghe tuyên xưng hôm Chúa Nhật  Phục Sinh?

HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI
Chuẩn bị Tuần Thánh chúng ta không thể không biết đến cuốn sách của Biển Đức XVI: “Đức Giesu thành Nazareth – Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” (Ignatius Press, San Francisco-USA-2011). Thiết tưởng mọi người công giáo, kể cả giám mục, linh mục, tu sĩ, thừa tác viên mục vụ nên đọc để có thể gặp được con người Giesu thành Nazareth và thấu hiểu trọng điểm của màu nhiệm niềm tin mà chúng ta sẽ ôn lại trong tuần thánh này. Chuẩn bị cho Tuần Thánh và đại lễ Phục Sinh, không có cách nào hay hơn là đọc và suy niêm kiệt tác này. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về đức Giesu, đồng thời giúp chúng ta cầu nguyện và rao truyền Lời Chúa. 

TA LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG
Tuần này, Giáo Hội lại nhắc đến một phép lạ nữa mà đức Giesu đã làm trước thời điểm Người chịu chết. Anh chàng Lazarus đã chết 4 ngày được làm cho sống lại. Phải chăng đức Giesu muốn báo trước Người và tất cả chúng ta sẽ sống lại sau khi chết? Các bài đọc hôm nay đều nói về sự chết và sống lại với nhiều ý nghĩa khác nhau từ Cựu Ước đến Tân Ước.

KẺ MÙ THÌ LẠI THẤY, KẺ THẤY THÌ NHƯ MÙ.
“Tử tế là sứ điệp mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”. (Mark Twain 1835-1910) - “Phải chăng tình yêu làm cho con người trở thành mù? Tôi không biết. Nhưng tình yêu có thể giúp người ta nhìn thấy. Tôi và nhiều người đồng ý cả ngàn lần.”  (Helen Keller 1880-1968), một tác giả Hoa Kỳ và nhà họạt động chính trị, một người mù và điếc đầu tiên đoạt văn bằng cử nhân văn chương.)

MỘT TRÁI TIM, MỘT NIỀM TIN, MỘT LÒNG TRUNG
Những bài Kinh Thánh Chúa Nhật hôm nay tràn ngập bầu khí Mùa Chay. Những bài đọc và Thánh Vịnh 51 như là khúc dạo đàn mở đầu cho những đề mục lớn mà chúng ta sẽ nghe và sống trong 6 tuần lễ sắp tới. Suy niệm bài đọc 1 sách Sáng Thế (St 2:7-9,3:1-7), chúng ta phải để ý tính thần học và nghĩa đen của những trang đầu. Giống như những câu chuyện ở 11 chương đầu sách Sáng Thế, câu chuyện vườn địa đàng có thể giúp giải đáp những vấn nạn quan trọng về thực tế đời sống của chúng ta. Tại sao người đàn bà lại đẻ đau? Tại sao đất lại khô cằn, cày cấy rất khó khăn cực nhọc? Tại sao con rắn lại bò sát mặt đất?

SUY NIỆM HÀNH TRÌNH MÙA CHAY THÁNH
Những chiếc ghế trên bãi cỏ. Hàng ngàn chiếc. Tất cả đều được sắp xếp ngăn ngắn quay về cùng hướng thác Niagara. Tại sao vậy? Anh chàng Nick Wallenda muốn làm điều mà chưa có ai dám làm. Anh đi trên một sợi giây căng thẳng mà bên dưới cách cả chục thước là một  thác nước đang cuồn cuộn chảy suốt ngày đêm. Dân chúng, đủ mọi hạng người đến đó để xem một người đang đối diện với một nguy hiểm chết người và, anh ta đã hoàn thành một việc mà không ai làm được (impossible).

CHIM TRÊN TRỜI HOA ĐỒNG NỘI
Con người ai cũng có nhu cầu, nhưng nhu cầu nào là nhu cầu thiết thực? Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 6:25-34), đức Giesu đã không chối bỏ những nhu cầu thực tế của con người, nhưng Người cảnh cáo đừng biến chúng thành đối tượng của cuộc sống. để rồi tự mình trở thành nô lệ của chúng. 

TÔNG THƯ CỦA ĐỨC PHANXICO GỬI CÁC GIA ĐÌNH
***Dưới đây là bản dịch Tông Thư của Đức Phanxico gửi các gia đình nhân dịp Thượng Hội Đồng Các Giám Mục về sứ mệnh loan truyền Phúc Âm vừa được ban hành ngày 25-2-2014 bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình. Bản tiếng Anh của Zenit.org. NTC

YÊU THƯƠNG NGƯỜI HÀNG XÓM
Đức Giesu là một nhà sư phạm lỗi lạc, cách thức người giảng thuyết rất uyển chuyển; người thường lồng bài giảng của người vào trong những khung cảnh thực tế địa phương nhưng vẫn có tính phổ quát phù hợp với hết mọi nơi mọi thời. Yêu là một đặc tính của con người, nhưng mang nhiều sắc thái khác nhau tùy theo địa phương, hoàn cảnh, dân tộc tính và từng người. Nhưng yêu thế nào để đáp ứng được nguyện vọng của Thiên Chúa mới là vấn đề. 

THEO CHÚA GIESU TRONG ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI
Chúa Giesu nhấn mạnh đến hai loại luật về Đức Ái là Yêu Chúa (Tl 6:5) và thương người (Lv19:18), trong đó “tất cả mọi luật và các ngôn sứ đều phụ thuộc vào hai luật này” ( Mt 22:34-40). Gọi đức Giesu là một tân Maisen vì Người đi song hành với luật, đồng thời truyền đạt ý muốn của Thiên Chúa cho loài người biết, trước tiên là cho dân Do Thái rồi sau đó cho tất cả mọi dân tộc trên khắp địa cầu (Mt 28:19-20).

MUỐI VÀ ÁNH SÁNG
Đức Giesu thành Nazareth là nhà mô phạm lão luyện và là nhà kể chuyện tuyệt vời. Chúng ta có thể hình dung ra quang cảnh Người giảng dạy cho những bạn trẻ đang ngồi trên bờ biển Galilee, trên đồi, trong những vùng sa mạc hay quanh đền thờ ở Jerusalem. Người thâu tóm tất cả mọi sự chung quanh người vào bài giảng thuyết của người. Người lấy ví dụ, gây tượng hình cách giảng dạy với một nghệ thuật tuyệt vời, hợp với tập quán, tinh thần địa phương của người dân và con người thời đại trên khắp thế giới.

CUỘC TIẾN DÂNG ĐỨC GIESU CHO THIÊN CHÚA CHA TRONG ĐỀN THÁNH
Thiên Chúa tỏ mình như một con trẻ yếu đuối, vô tư, tinh tuyền và nghèo nàn. Chỉ có một trái tim tinh tuyền mới nhìn ra đó là Thiên Chúa. Chỉ những ai biết cải đổi tâm tư và từ bỏ cách nhìn và kiểu suy nghĩ của trần thế mới có thể “nhận ra” được Thiên Chúa đang thể hiện trong cuộc sống của con người, và có thể hiểu được những việc Thiên Chúa làm. 

KHÔNG AI CÓ THỂ BỊ LOẠI TRỪ KHỎI ƠN CỨU ĐỘ (Đức Thánh Cha cầu nguyện cho em bé bị ám sát và những nạn nhân của áp bức)
Nhân buổi cầu nguyện Chúa Nhật (Angelus Sunday) 27-1-2014, Đức Phanxico đã hướng dẫn suy niệm về mục vụ công khai của chúa Giesu qua việc tuyển chọn các môn đệ đầu tiên là Simon, Anre, Giacobe, Gioan khi Người nói với họ “Hãy theo ta…” thì cũng có nghĩa Người kêu gọi mỗi một người chúng ta hãy theo Chúa. Cũng trong buổi cầu nguyện này, Đức Phanxico đặc biệt nhớ tới một em bé 3 tuổi bị Mafia giết và nạn nhân của những cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ukraine. Đức Thánh Cha (ĐTC) kêu gọi những tên sát nhân hãy ăn năn thống hối và trở về với Chúa. 

GIESU THÀNH NAZARETH VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH
Những người đi trong bóng tối nhìn thấy ánh sáng; những người sống trên mảnh đất tối tăm dày đặc đã được ánh sáng chiếu rọi chan hòa.” Lời các thiên thần loan báo cho các mục đồng về một con trẻ vừa mới sinh ra: Tuyệt vời, Vinh quang Thiên Chúa uy quyền, Bình an vô tận….(Is 9:6). Bài đọc 1 hôm nay cũng là lời tiên tri Isaiah mà chúng ta nghe trong Lễ Nửa Đêm Vọng Giáng Sinh mỗi năm.

CHIÊN THIÊN CHÚA VÀ CUỘC TỬ ĐẠO
Trong Tin Mừng Gioan, phép rửa không liên hệ đến tha thứ tội lỗi. Mục đích của nó lại có tính khải huyền, nghĩa là chúa Giesu muốn tỏ mình cho dân Israel. Đối với Gioan, những biến cố có tính niên sử thì không bao giờ đầy đủ, điều quan trọng là những biến cố đó phải có tác động làm chứng về Chúa Giesu. 

CHÚA GIESU CHỊU PHÉP RỬA CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Chúa Giesu là Thiên Chúa, nhưng tại sao Người lại phải chịu phép thanh tẩy? Khi ấy, Chúa Giesu bỏ xứ Galilea đến gặp Gioan ở sông Jordan và xin ông làm phép rửa cho. Ông Gioan đã can Người và thưa rằng: “Chính tôi phải được Ngài làm phép rửa mới đúng, cớ sao lại là Ngài?” Chúa Giesu liền đáp lại: “Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế!”

ĐI TÌM SỰ THẬT VÀ NIỀM VUI
Từ “Hiển Linh” là dịch từ tiếng “Epiphany” có nghĩa là “tỏ lộ ra”, ám chỉ một biến cố có tính cách cá nhân, nhưng nó cũng gây chú ý nơi công chúng. Nếu đem phân tích chi tiết thì sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. Theo thiển ý, từ Hiển Linh rất đắc địa vì nó nói lên được ý nghĩa của ngày lễ hơn là từ Ba Vua đã được dùng từ trước.  

ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA
Năm nay, ngày đầu năm (Jan.1, 2014) lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, cha xứ nhắc nhở mọi người là lễ  trọng và buộc phải tham dự. Không biết năm ngoái có là lễ buộc không, và hình như tôi không đi lễ đầu năm thì phải? Lễ này tự nhiên cho đến giờ vẫn còn vang vọng trong đầu tôi và nhắc nhở tôi thời xa xưa khi còn nhỏ lúc ở Hanoi, chúng tôi mừng lễ này một cách đặc biệt. Cũng vì vậy mà đã bao nhiêu năm ở hải ngoại tôi vẫn cố tìm cho được tượng Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa vừa ý mà vẫn chưa có. Tôi gắn bó đặc biệt với Lễ này dĩ nhiên phải có một cái gì hiện diện trong tim óc thời thơ ấu mà hồi đó tôi không thể mường tượng ra được một cách rõ ràng. Bây giờ hy vọng tìm ra được lý do….

SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH CHÚA GIESU
Mỗi năm, khi Lễ Giáng Sinh đến, chúng ta lại thở phào nhẹ nhõm, nhưng rồi mọi tưởng tượng của chúng ta lại ngập ngừng, có khi khựng lại vì biết bao chờ mong, ước muốn của chúng ta vẫn chưa được thỏa mãn. Chiến tranh, chết chóc, đàn áp, ức hiếp, kìm kẹp, tự do con người, nhân phẩm bị chà đạp đến độ công lý công bằng không còn chỗ đứng. Có người tự hỏi Thiên Chúa là cha của tình thương và công bằng đâu rồi? Sứ điệp Giáng Sinh là gì? 

EMMANUEL
Chúa Nhật IV mùa Vọng hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe lời tiên tri Isaiah, giấc mơ của Giuse và lời hứa của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã trở thành máu thịt loài người trong lòng Trinh Nữ Maria. Sinh nhật chúa Giesu là ngày khởi đầu của lịch sử loài người, ngày hoàn thành mọi hy vọng, ước mơ và trông đợi của dân Israel trong cựu ước.

[1] 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 [30/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!