Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NHỮNG AI ĐÓI KHÁT HÃY ĐẾN VỚI TA

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN A

(Is 55:1-3; Rm 8:35, 37-39; Mt 14:13-21)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD  

Bài Phúc Âm và các bài đọc hôm nay quy tụ nói về lòng Chúa thương xót, trong đó Niềm Tin đã được thánh Phaolo làm nổi bật nhất. Có niềm tin thì không gì có thể ngăn cách chúng ta khỏi Thiên Chúa. Có Thiên Chúa, cuộc sống của chúng ta sẽ sung mãn cả tinh thần lẫn vật chất. Của cải Chúa ban cho chúng ta là những phép lạ mà con người không thể tưởng tượng nổi. Chỉ năm cái bánh và hai con cá mà cho cả ngàn người ăn no lại còn thừa 12 thúng. Làm sao để có được như vậy? Hãy đọc kỹ những bài Tin Mừng hôm nay và những lời suy niệm ở dưới.

 

THÁNH PHAOLO TRƯỚC VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở ROMA 

Bất cứ ai tới Ý cũng phải ghé viếng Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolo tông đồ ở ngoài tường thành Roma. Tượng Thánh Phaolo như  đang chính thức đứng đón chào các du khách và những người hành hương. Tượng như có một sức quyến rũ và thúc dục đặc biệt của vị tông đồ vĩ đại của dân ngoại. Tượng nhìn về phía sân trước tiền đình với vẻ u sầu, đầu hơi cúi xuống như có chiếc khăn của người phụ nữ đang cầu nguyện rủ che trước trán, trong tay nắm chặt thanh gươm tượng trưng lời Chúa đầy uy quyền. Phaolo như mệt mỏi vì đang mang trên vai gánh nặng sứ vụ. Tuy nhiên lòng hăng say, năng động mục vụ đầy can đảm của ngài giúp ngài vượt thắng mọi khó khăn nhọc nhằn thể xác. 

Tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa lá thư gửi giáo hữu Roma (Rm 8:35, 37-39) khi nhớ lại hình dáng bức tượng đó của thánh Phaolo ở Roma. Uy quyền tình yêu Chúa đã vượt thắng mọi trở ngại của ơn Cứu Chuộc và bất cứ cái gì khả dĩ có thể làm chúng ta xa rời Thiên Chúa. Khi thánh Phaolo nói về “những gì ở hiện tại và tương lai”(8:38) là ngài có ý nói tới những hiện tượng chiêm tinh. Ngài muốn nói là Tin Mừng Phúc Âm đã giải thoát mọi tín hữu không để họ phụ thuộc vào những chiêm gia bói toán. Vì thần khí thù nghịch thường liên kết với những tinh tú, nên Phaolo đã gọi những quyền lực đó (8:38) là ma quỉ. Ngài nói về “chiều cao và vực thẳm” (8:39) có thể ngài ám chỉ những vị trí trong hoàng đạo, vị trí của thân xác ở trên nước trời đối với với thế gian. Trong thiên văn, từ “chiều cao” có nghĩa là “suy tôn tán tụng” hoặc địa vị có ảnh hưởng lớn lao qua một vì tinh tú.

 

CÁI GÌ CÓ THỂ NGĂN CÁCH CHÚNG TA VỚI THIÊN CHÚA? 

Thư gửi tín hữu Roma (Rm 8:35-39) là một trong những đoạn được nhiều người ưa thích. Phaolo có một niềm tin sắt đá, lúc vui cũng như lúc buồn, khi bệnh hoạn cũng như lúc khỏe mạnh. Tình yêu của ngài đối với chúa Kito chết trên thập giá là một giao ước với Thiên Chúa không hề suy xuyển, một bảo đảm cho tình yêu cứu chuộc loài người không ngừng của Thiên Chúa: “Có cái gì có thể -thánh Phaolo kêu lên- ngăn cách chúng ta ra khỏi tình yêu của đức Kito?”(Rm 8:35). Đây là một câu hỏi nóng bỏng phát xuất tự đáy lòng đầy nhiệt huyết của một tôi tớ Phúc Âm, một người được Thiên Chúa kêu gọi để thực thi một sứ mệnh cao cả, một câu hỏi được xuất phát từ tâm trí một người trưởng thành có nhận thức chính xác và cảm nghiệm sâu xa về Giáo Hội ngay từ bên trong, đã không bị những tai tiếng và phản đối khuynh đảo, của một nhà lãnh đạo có một lý tưởng cao cả về cộng đồng nhưng cũng nhận biết những thực tế xấu xa về nạn chia rẽ và tranh chấp. Đó chính là dấu chỉ về một Kito hữu từng hiểu biết những thực tế đau thương nhưng vẫn nuôi hy vọng. Không phải hy vọng nhỏ mà là hy vọng vĩ đại.

 

CHỈ CÓ 5 CÁI BÁNH MÀ CẢ NGÀN NGƯỜI ĂN NO  

Câu chuyện hóa bánh ra nhiều trong Mathieu (Mt 14:31-21) là phép lạ duy nhất chúa Giesu làm đã được thuật lại trong tất cả các phúc âm thư (Mc 6:31-44; Lc 9:10-17; Ga 6:5-15). Câu chuyện xẩy ra tại Tabgha, nơi có 7 giòng suối ở phía Tây Bắc bờ biển Galilee. Bài Tin Mừng hôm nay có thể coi là biểu tượng của phép Thánh Thể và bữa tiệc mừng sau cùng của vương quốc nước trời (Mt 8:11; 26:29). Bài đọc này không chỉ giúp ta nhìn về tương lai mà cả quá khứ Thiên Chúa đã từng nuôi ăn dân Do Thái trong sa mạc bằng manna khi họ mới thoát ra khỏi Ai Cập (Xh 16), một phép lạ mà  như suy nghĩ của dân Do Thái hiện nay, đã được làm lại vào thời thiên sai. Những mảnh vụn bánh còn dư (Mt 14:20) làm ta nhớ lại phép lạ Elisha với  20 cái bánh mà cả trăm người ăn no (2V 4:42-44). Danh từ “mảnh vụn” tiếng Hy Lạp là klasmata, khi dùng ở số ít là có nghĩa bánh thánh bẻ ra từng mảnh như nói trong sách giáo huấn của 12 tông đồ / Didache 9:3-4 .  

Câu chuyện trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có thể coi là một phép lạ do  “lòng trắc ẩn”. Như nhiều phép lạ khác, khi nhìn thấy những nhu cầu cấp thiết của đám đông thì đức Giesu động lòng trắc ẩn thương sót nên ban thức ăn cho họ. Câu chuyện được Mathieu nhấn mạnh, không chỉ nói về ơn phúc quá dồi dào của Thiên Chúa mà còn nói đến sự quan phòng của Người về những nhu cầu căn bản hiện tại trong thời đại ngày nay. Ngoài những ý nghĩa đó, bữa ăn còn có tính thiên sai, bởi vì vị chủ tọa bữa tiệc không ai khác ngoài chính đấng Thiên Sai là đức Giesu Kito.

Số người tham dự bữa tiệc như Mathieu nói là 5 ngàn người không kể đàn bà trẻ nít (14:21) cũng đã đặc biệt, bởi vì tổng số có thể lên tới 12 hay 13 ngàn người! Dân số Do Thái ở Palestine thời đức Giesu ước chừng nửa triệu, như vậy Người đã nuôi ăn lúc đó cỡ 1/10 dân số. Do đó phép lạ rất có ảnh hưởng kể cả mặt chính trị. Do Thái là một dân tộc được thừa hưởng gia nghiệp Chúa như đã hứa với 12 chi họ Israel, nên thực tế đó có thể biến cải không chỉ vương quốc thiêng liêng mà cả đời sống kinh tế xã hội nữa.

 

PHÉP LẠ 5 CÁI BÁNH VÀ KHUNG CẢNH CHÚA GIESU BỊ CÁM DỖ 

Nếu để ý đến phép lạ biến 5 cái bánh và hai con cá với khung cảnh đức Giesu bị cám dỗ trong sa mạc, chúng ta sẽ thấy hai trường hợp có vẻ như đi song hành với nhau nhưng kết thúc khác hẳn nhau. Một bên là cảnh hoang giã cô tịch và đói khát, một bên ồn ào, dân chúng đông đúc cần có thức ăn. Dù không có ma quỉ len lỏi vào phép lạ hóa bánh, nhưng hẳn có nhiều cạm bẫy sẵn sàng xập xuống đời sống tâm linh của những người hiện diện. Ngay từ khởi đầu câu chuyện, đức Giesu đã ngừng giảng dạy để rút lui vào cầu nguyện hầu lấy lại sức. Nhưng dân chúng đói, cần thức ăn cả tinh thần lẫn thể xác. Chúa đã không cho giải tán họ, mà thay đổi chương trình cho thích hợp với hoàn cảnh mới.  

Trong những tình trạng cấp bách, chúng ta đã chăm lo đời sống tâm linh và cuộc sống của chúng ta thế nào? Trước một đám đông cả ngàn người đang nhao nhao kêu đói kêu khát dưới bầu trời oi bức có lẽ lúc đó đức Giesu đã nhớ lại việc ma quỉ cám dỗ người trong sa mạc. Và chắc chắn người sẽ nói: Khi ta ở trong hoang địa, quỉ hiện ra và bảo ta hãy biến mấy hòn đá thành bánh mà ăn, nhưng ta đã trả lời hắn là: “Con người sống không phải chỉ bằng cơm gạo mà còn bằng lời hằng sống”. Lúc này đây, đám đông đang đói và khát, cái họ cần có phải là lời hằng sống không? Dĩ nhiên là họ cần lời hằng sống. Nhưng một hai ngày không có cơm ăn cũng chẳng ai chết, chính ta cũng chẳng hề hấn gì. Vậy ta sẽ cho họ một bài học kinh thánh dưới bàu trời nóng bức này.  

Đức Giesu hẳn không có ý so sánh việc người toàn thắng cơn cám dỗ trong hoang địa với sự đói khát của đám đông. Người ngước mắt nhìn thẳng vào những nhu cầu cấp thiết của họ lúc đó mà động lòng trắc ẩn…. 

Nói về việc làm bác ái, thế giới ngày nay có quá nhiều người nghèo đói, nhưng lại có quá ít thứa ăn. Những hành động bác ái của chúng ta có ý nghĩa gì khi mà vẫn còn quá nhiều người chết đói? Để trả lời câu hỏi thực tế này “Chúng ta giúp được gì?” -với 5 cái bánh nhỏ và 2 con cá, cùng lắm thêm một cóng nước lạnh hay mấy đồng xu của người góa phụ- chắc đức Giesu, là con người, cũng sẽ nói như vậy thôi. Đến đây, tôi nhớ tới câu nói của Chân Phước Teresa thành Calcuta: “Việc chúng ta làm chỉ là một giọt nước trong biển cả. Nhưng nếu giọt nước đó không còn trong biển thì -tôi nghĩ- nước  biển sẽ ít nước đi, vì giọt nước đó đã mất đi rồi.” Đức Giesu đã biểu các môn đệ hãy chia cho đám đông những gì họ có. Các ông đã thưa với Chúa “Chúng tôi chỉ có 5 cái bánh và 2 con cá, không hơn không kém.” Nhưng đức Giesu đã đòi hỏi cái sở hữu nghèo nàn ấy cũng như lòng quảng đại của các ông phải được trải rộng tới tối đa.

 

DẤU ẤN CỦA TINH THẦN KITO GIÁO 

Ba tác động của Mathieu nhìn về thiên đàng là những khuôn mẫu tuyệt đẹp mà chúng ta có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta hay bất cứ hoàn cảnh đặc biệt nào. Nhìn về thiên đàng có nghĩa là tiếp cận với Thiên Chúa bằng cầu nguyện, ca tụng ngợi khen Thiên Chúa vì những gì Chúa ban cho ta, rồi chia sẻ những gì ta có cho tha nhân. Khuân mẫu đó chính là dấu ấn của người Kito hữu. Chúng ta sống cuộc sống Chúa ban bằng cách chia sẻ nó cho tha nhâni. Bài Phúc Âm hôm nay đưa ra cho chúng ta một dấu ấn tinh thần Kito giáo đích thực. Nó liên hệ thường xuyên với việc nâng tâm trí lên với Thiên Chúa bằng cầu nguyện, cám ơn và ca tụng Người vì những gì ta có, rồi đem chia sẻ cho tất cả mọi người.

 

HÃY ĐẾN, KHÔNG PHẢI MUA, CHẲNG TỐN KÉM GÌ CẢ 

Đừng bao giờ quên rằng ơn cứu độ của Thiên Chúa nơi đức Giesu thì luôn luôn trải rộng đến mọi dân tộc, mọi quốc gia trên toàn thế giới. Qua người, mọi ơn phúc đã được bảo đảm cho David đều được đổi mới. Hãy để Lời Chúa qua tiên tri Esaiah (55:1-3) linh hứng cho chúng ta và làm cho chúng ta trở nên can đảm để hành động:  

           “Tất cả những ai khát, hãy đến mà uống!

           “Tất cả những ai không tiền, hãy đến mà nhận thức ăn

           “Hãy đến, không phải mua, không tốn kém gì cả

           “Hãy uống rượu và sữa!

           “Tại sao lại tốn tiền mua những thứ không phải là bánh ăn,

           “…phí của cho những thứ không làm no bụng?

           “Hãy nghe ta và các ngươi sẽ có thức ăn ngon lành

           “…cao lương mỹ vị thỏa thích.

           “Hãy đến với ta, vảnh tai lên mà nghe

           “…các ngươi sẽ được sống.

 

Fleming Island, Florida

July 31, 2014

Fxavvy@aol.com

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!