Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

CÓ TA ĐÂY! HÃY CAN ĐẢM LÊN, ĐỪNG SỢ
Chương 19 trong sách Các Vua 1 thuật lại việc tiên tri Elijah toàn thắng Jezebel và các tư tế của Baal trên đỉnh núi Carmel. Vừa khải hoàn xong, Elijah liền nhận được lời đe dọa sẽ bị giết, ông “sợ quá” (1V19:3). Gương sáng tuyệt vời của người tôi tớ Chúa giờ này bị vỡ tan tành, vì ông nghĩ rằng mọi cố gắng của ông đã trở thành vô ích. Trong chương 18, Elijah thành công tột bực, ông đứng chót vót trên đỉnh núi cao thì ở chương 19, thất vọng cùng cực, ông như quả bóng bị xì hơi.

NHỮNG AI ĐÓI KHÁT HÃY ĐẾN VỚI TA
Bài Phúc Âm và các bài đọc hôm nay quy tụ nói về lòng Chúa thương xót, trong đó Niềm Tin đã được thánh Phaolo làm nổi bật nhất. Có niềm tin thì không gì có thể ngăn cách chúng ta khỏi Thiên Chúa. Có Thiên Chúa, cuộc sống của chúng ta sẽ sung mãn cả tinh thần lẫn vật chất. Của cải Chúa ban cho chúng ta là những phép lạ mà con người không thể tưởng tượng nổi. Chỉ năm cái bánh và hai con cá mà cho cả ngàn người ăn no lại còn thừa 12 thúng. Làm sao để có được như vậy? Hãy đọc kỹ những bài Tin Mừng hôm nay và những lời suy niệm ở dưới.

LỜI CẦU CỦA MỘT ÔNG VUA
Biết được mình cần phải khôn ngoan tức là đã bắt đầu có khôn ngoan. Solomon xin Thiên Chúa cái gì? Trước tiên, ông xin có “tâm hồn hiểu biết”(3:9), ám chỉ “biết nghe một cách thông minh”, nghĩa là chú ý nghe và vâng lời.

LỜI CHÚA PHÁN RA KHÔNG BAO GIỜ VÔ ÍCH
Sách tiên tri Isaiah kể: “Mưa và tuyết rơi từ trời xuống thì nó sẽ không trở lại trời nhưng sẽ làm cho đất mát mẻ, sinh màu mỡ giúp cho hạt giống nảy mầm rồi sinh hoa trái để cho ta có cơm ăn.”(Is 55:10). Mưa trong sa mạc có lẽ nó không sinh lợi, nhưng nó đã hoàn thành một mục đích nào đó của Thiên Chúa. Tương tự như vậy Lời Chúa đến với những tâm hồn chai đá, đôi khi cũng có thể làm thay đổi cuộc sống của một ai đó. Nếu được như vậy thì khi Lời Chúa ra khỏi con người nó cũng không phải là vô ích. 

CÂU CHUYỆN THÁNH TOMA “LÒNG KHÔNG ĐỘNG THÌ TAY KHÔNG LÀM”
Câu châm ngôn “Lòng không động, tay chẳng làm” hay người ta thường nói: “Có đói khổ mới biết thương người nghèo” xem ra có vẻ hữu lý và có thể áp dụng cho ông Tôma trong câu chuyện ông không chịu tin Chúa sống lại nếu không được chính tay sờ vào những vết thương trên người của Chúa Giesu (Ga 20:25). Câu chuyện Chúa Phục Sinh trong Tin Mừng đã cho ta thấy một hình ảnh rất độc đáo về thánh Tôma và một kinh nghiệm cơ bản về sự hồ nghi, nỗi băn khoăn và lòng thác tín thực sự. 

PHERO VÀ PHAOLO: HIỆP NHẤT TRONG KHÁC BIỆT
Cùng với Phero” có nghĩa là hiệp nhất trong Giáo Hội của chúa Kito. “Nói với Phaolo” tức là tuyên xưng Lời Chúa tinh tuyền. Lòng nhiệt thành của các ngài là rao truyền Tin Mừng chúa Kito. Sự cam kết của các ngài là tạo cho mỗi người chúng ta một chỗ đứng trong giáo hội của chúa Kito. Lòng trung thành với chúa Kito của các ngài được đánh giá bằng cái chết. Cả Phero lẫn Phaolo đều là những nền tảng vững chắc, cột trụ của Giáo Hội.

MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA ĂN HÀNG NGÀY
 Hàng ngày chúng ta dâng lễ, là chúng ta mừng lễ Mình và Máu Thánh Chúa. Chúng ta mừng trọng thể lễ Mình và Máu Thánh Chúa hàng năm là chúng ta để riêng ra một ngày để mừng một cách đặc biệt và long trọng một trong những ngày lễ hàng ngày ấy. Điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ mừng bánh và rượu trở thành mình và máu Chúa, nhưng chúng ta mừng vì đó là một di sản sống, rất đặc thù, là bản căn cước mới được ban cho những ai cùng nhau chia sẻ mình và máu thánh Chúa Giêsu để rồi họ cũng trở nên giống như Chúa là mình và máu Chúa mà họ đã ăn và uống.

BARNABAS VÀ PHAOLO
Nhân lễ kính thánh Barnabas, chúng ta không thể không nghĩ tới thánh Phaolo, hai người là bạn thân với nhau ngay từ lúc khởi đầu gặp gỡ. Phaolo là một trong những cộng tác viên đắc lực của Barnabas, ông giữ một địa vị rất đặc biệt trong việc rao truyền Tin Mừng lúc khởi đầu. Nhân đây xin được chia sẻ với độc giả một vài suy nghĩ về hai con người và môn đệ này.

NHÌN GIÁO HỘI QUA CHÚA THÁNH THẦN
Vào lúc ấy, khi các tông đồ đang tụ họp cầu nguyện ở lầu trên cùng với đức Maria Mẹ Thiên Chúa thì bất ngờ các ông cảm thấy có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa hiện trên đầu mọi người. Tức thì các ông cảm thấy tâm hồn tràn ngập sức mạnh một cách lạ kỳ.  

CHÚA VỀ TRỜI
Quang cảnh huy hoàng tráng lệ lúc Chúa về trời ở Galilee (Mt 28:16-20) đã được Mathieu dùng để kết thúc bản Tin Mừng của ông. Với cách trình bày rất phù hợp và hoàn hảo về chúa Giesu, Mathieu nói về uy quyền mới của chúa ở trên trời không phải bằng một viễn kiến hay hình ảnh, cũng không phải qua cung cách chia sẻ bánh hoặc đụng vào thân xác Chúa, nhưng bằng một cách đơn giản mà thâm trầm biểu hiện cho Lời Chúa, Thấy chí thánh vĩ đại của chúng ta (Mt 23:8-10). Quang cảnh về trời chính là mục đích của đoạn Tin Mừng này; nó cũng là một tổng hợp của sứ điệp căn bản đầy thách đố đối với các vị tông đồ. 

NGƯỜI CHO CHÚNG TA LÝ DO ĐỂ HY VỌNG
Sáu chương đầu tiên của sách Tông Đồ Công Vụ nói cho chúng ta biết lịch sử thành lập Giáo Hội đầu tiên ở Jerusalem. Trong bài đọc I hôm nay (Cv 8:5-8, 14-17) và qua những câu Cv 10: 44-48 & Cv 19:1-6, thánh Luca đã phân biệt giữa bí tích Thanh Tẩy nhân danh Chúa Giesu và sự tiếp nhận chúa Thánh Thần. Trong mỗi trường hợp, Chúa Thánh Thần được ban cho đều phải thông qua một số trong 12 tông đồ như Phero và Gioan hoặc người đại diện như Phaolo. Đây là cách có vẻ hay nhất mà Luca dùng để diễn tả nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Những chỗ khác trong sách Tông Đồ Công Vụ, bí tích Thanh Tẩy và Chúa Thánh Thần lại liên kết mật thiết với nhau (Cv 1:5; 11:16).

CỘNG ĐỒNG NHỮNG VIÊN ĐÁ SỐNG ĐỘNG
Màu nhiệm hiêp nhất với chúa Kito là trung tâm điểm phụng vụ của Chúa Nhật V Phục Sinh này. Bài đọc I sách tông đồ công vụ (6:1-7) cho chúng ta thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa nhiệm vụ của các tông đồ trong cộng đồng dân chúa tiên khởi tùy theo sinh hoạt. Những người Hellenist không nhất thiết phải là người Do Thái xa quê hương nhớ cố quốc, mà thực ra là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Hy Lạp. Người Hebrew là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Do Thái hay tiếng Aramic và có thễ cũng nói cả tiếng Hy Lạp. Cả hai loại người này đều thuộc về cộng đồng Kito giáo Do Thái ở Jerusalem. Sự sung khắc giữa họ đã làm thay đổi diện mạo của cộng đồng hầu giúp cho nhu cầu cộng đồng được thực hiện tốt đẹp hơn.

MỤC TỬ NHÂN LÀNH VÀ CỔNG CHUỒNG CHIÊN
Trong tất cả mọi hình ảnh về chúa Giesu, có hình ảnh nào dịu hiền và gợi lòng trắc ẩn hơn hình ảnh Mục Tử Nhân Lành không? Trước thời đức Giesu, hình ảnh mục tử được dùng để chỉ sự hiền lành và chăm sóc mà Thiên Chúa tỏ hiện cho chúng ta. Mục tử và đoàn chiên là hai hình ảnh nổi bật giữa một sa mạc nóng bức, khô cằn và đầy nguy hiểm, trong đó người bảo vệ chiên cũng là người bảo vệ kẻ di hành trong sa mạc, giúp họ có nơi trú ẩn và an bình tránh sự ám hại của kẻ thù. Trong Kinh Thánh và thời Cận Đông cổ đại, từ “mục tử” cũng là một danh diệu có tinh chính trị ám chỉ bổn phận của vua đối với thần dân. Danh hiệu này bao hàm ý nghĩa quan tâm, lo lắng, sẵn sàng hy sinh vì tha nhân. 

EMMAUS, CON ĐƯỜNG HY VỌNG
Nói đến Chúa Phục Sinh là phải nghĩ đến con đường Emmaus. Chúng ta thường nghe nói con đường Emmaus, nhưng ít khi suy nghĩ tường tận xem con đường đó ở đâu và có nghĩa lý gì..Dựa vào tông thư Trong Hy Vọng, Chúng Ta Được Cứu Rỗi / Spe Salvi facti summus của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện hai môn đệ của Chúa Kitô trên đường Emmaus. (Lc 24: 13-35).

ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
Đọc bốn Phúc âm thư, chúng ta thấy mỗi thánh sử đều tường thuật chuyện Chúa Giesu Phục Sinh khác nhau. Không một thánh sử nào tự mình biết và kể lại câu chuyện. Đây là một biến cố màu nhiệm của Thiên Chúa giữa đức Giesu và Thiên Chúa Cha. Biên cố phục sinh -tự bản tính nó- đã vượt khỏi kinh nghiệm của loài người. Vậy chúng ta học hỏi được gì về hiện tượng Phục Sinh qua từng câu chuyện do mỗi thánh sử kể, đặc biệt câu chuyện của Mathieu mà chúng ta nghe tuyên xưng hôm Chúa Nhật  Phục Sinh?

HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI
Chuẩn bị Tuần Thánh chúng ta không thể không biết đến cuốn sách của Biển Đức XVI: “Đức Giesu thành Nazareth – Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” (Ignatius Press, San Francisco-USA-2011). Thiết tưởng mọi người công giáo, kể cả giám mục, linh mục, tu sĩ, thừa tác viên mục vụ nên đọc để có thể gặp được con người Giesu thành Nazareth và thấu hiểu trọng điểm của màu nhiệm niềm tin mà chúng ta sẽ ôn lại trong tuần thánh này. Chuẩn bị cho Tuần Thánh và đại lễ Phục Sinh, không có cách nào hay hơn là đọc và suy niêm kiệt tác này. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về đức Giesu, đồng thời giúp chúng ta cầu nguyện và rao truyền Lời Chúa. 

TA LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG
Tuần này, Giáo Hội lại nhắc đến một phép lạ nữa mà đức Giesu đã làm trước thời điểm Người chịu chết. Anh chàng Lazarus đã chết 4 ngày được làm cho sống lại. Phải chăng đức Giesu muốn báo trước Người và tất cả chúng ta sẽ sống lại sau khi chết? Các bài đọc hôm nay đều nói về sự chết và sống lại với nhiều ý nghĩa khác nhau từ Cựu Ước đến Tân Ước.

KẺ MÙ THÌ LẠI THẤY, KẺ THẤY THÌ NHƯ MÙ.
“Tử tế là sứ điệp mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”. (Mark Twain 1835-1910) - “Phải chăng tình yêu làm cho con người trở thành mù? Tôi không biết. Nhưng tình yêu có thể giúp người ta nhìn thấy. Tôi và nhiều người đồng ý cả ngàn lần.”  (Helen Keller 1880-1968), một tác giả Hoa Kỳ và nhà họạt động chính trị, một người mù và điếc đầu tiên đoạt văn bằng cử nhân văn chương.)

MỘT TRÁI TIM, MỘT NIỀM TIN, MỘT LÒNG TRUNG
Những bài Kinh Thánh Chúa Nhật hôm nay tràn ngập bầu khí Mùa Chay. Những bài đọc và Thánh Vịnh 51 như là khúc dạo đàn mở đầu cho những đề mục lớn mà chúng ta sẽ nghe và sống trong 6 tuần lễ sắp tới. Suy niệm bài đọc 1 sách Sáng Thế (St 2:7-9,3:1-7), chúng ta phải để ý tính thần học và nghĩa đen của những trang đầu. Giống như những câu chuyện ở 11 chương đầu sách Sáng Thế, câu chuyện vườn địa đàng có thể giúp giải đáp những vấn nạn quan trọng về thực tế đời sống của chúng ta. Tại sao người đàn bà lại đẻ đau? Tại sao đất lại khô cằn, cày cấy rất khó khăn cực nhọc? Tại sao con rắn lại bò sát mặt đất?

SUY NIỆM HÀNH TRÌNH MÙA CHAY THÁNH
Những chiếc ghế trên bãi cỏ. Hàng ngàn chiếc. Tất cả đều được sắp xếp ngăn ngắn quay về cùng hướng thác Niagara. Tại sao vậy? Anh chàng Nick Wallenda muốn làm điều mà chưa có ai dám làm. Anh đi trên một sợi giây căng thẳng mà bên dưới cách cả chục thước là một  thác nước đang cuồn cuộn chảy suốt ngày đêm. Dân chúng, đủ mọi hạng người đến đó để xem một người đang đối diện với một nguy hiểm chết người và, anh ta đã hoàn thành một việc mà không ai làm được (impossible).

[1] 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 [29/41]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!