Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THÁNH ĐƯỜNG MẸ CÁC THÁNH ĐƯỜNG TRÊN THỀ GIỚI (LỄ CUNG HIẾN VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG LATERAN)

(Ed 47:1-2,8-9,12; 1Cr3:9b-11,16-17; Ga 2:13-22)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD


Hôm nay ngày 9-11-2014 là lễ Cung hiến Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateran ở Roma. Chúng ta thử tìm hiểu lịch sử cùa thánh đường này, đồng thời có ít suy tư về ý nghĩa của nó.


LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THÁNH ĐƯỜNG LATERAN


     Thánh đường này gọi là thánh đường “Mẹ và Đầu” các thánh đường trên thế giới, vì là dinh nguyên thủy của Đức Giáo Hoàng. Trước mặt thánh đường có hàng chữ bằng đá: “Sacrosanta Lateranensis ecclesia omnium urbis et orbis eclesiarum mater et caput / Thánh đường Lateran rất thánh, Mẹ và Đầu của tất cả các thánh đường trong thành và trên thế giới”.


     Đại thánh đường được Hoàng Đế Constantine xây vào đầu thế kỷ IV AD và được Giáo Hoàng Sylvester I cung hiến ngày 9-11- 324. Mừng kỷ niệm ngày cung hiến đại thánh đường này có từ thế kỷ 12. Một ý nghĩa đặc biệt khác nữa là Năm Thánh đầu tiên được tuyên bố tại Đại Thánh Đường này năm 1930.


     Lúc khởi đầu, thánh đường này được gọi là Đại Thánh Đường Chúa Cứu Chuộc, nhưng sau này khi cung hiến thì lấy tên Thánh Gioan Baotixita và thánh Gioan tông đồ thánh sử, do đó có tên là Đại Thánh Đường Gioan Lateran. Khi Giáo Hoàng chuyển tòa về Avignon khoảng một thế kỷ, thì thánh đường này bị hư hại rất nhiều. Khi trở lại Rome ngài phải ở hai nơi khác trước khi về ở cạnh thánh đường Phero như hiện nay.


     Suốt giòng lịch sử, thánh đường Gioan Lateran đã trải qua nhiều biến cố đổi thay. Năm 408 bị cướp phá bởi Alaric, năm 455 bởi Genseric, rồi được Giáo Hoàng Leo Cả (440-461) cho xây lại, và nhiều thế kỷ sau được tái thiết bởi Giao Hoàng Hadrian I (772-795). Năm 896, một cuộc động đất đã làm hư hại hoàn toàn, rồi được Giao Hoàng Sergius III (904-911) cho trùng tu sửa chữa lại. Sau này lại bị hỏa hoạn thiêu hủy vào những năm 1308 và 1360. Khi các Giáo Hoàng từ Avignon, Pháp (1304-1377) trở về, các ngài thấy đại thánh đường và những lầu đài bị suy xụp quá nhiều nên về ở Đại Thánh Đường Vatican (cũng được xây bởi Constantine, và dùng làm nơi hành hương tiên khởi lúc bấy giờ).


     Rất nhiều di tích quan trọng còn được giữ lại bên trong đại thánh đường Lateran. Người ta tin rằng, bên trong bàn thờ chính hiện nay là một bàn thờ bằng gỗ, nơi thánh Phero đã cử hành thánh lễ hang ngày. Đầu của thánh Phero và Phaolo cũng ở bên trong những bức tượng bán than ở trên bàn thờ.  Một phần của chiếc bàn mà ngày xưa Chúa Giesu và các tông đồ ăn bữa tiệc ly cũng ở đàng sau bàn thờ. Đại thánh đường cũng có những Bậc Thang Thánh mà người ta nói là hồi xưa Chúa Giesu đã đi trên đó khi ra tòa xử ỡ dinh Philato. Những bậc thang này bằng đá marble, bây giờ được phủ gỗ để khỏi hư hại. Hiện nay những bậc thang đó được giữ ở trong tòa nhà Lateran cũ. Khách hành hương đi lên đó phải quì gối để chiêm ngưỡng cuộc khổ nạn của chúa Giesu. Khi đi lên, người ta có thể trông thấy những giọt máu đọng lại trên những bậc thang đá cẩm thạch có kính phủ ngoài. Những bậc thang đó được hoàng hậu là thánh Helena, mẹ của hoàng đế Constantine mang về Rome.


     Đền thánh Gioan Lateran cũng từng chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng như 5 Công Đồng Chung và nhiều Công Nghị giáo phận. Năm 1929 nhiều hiệp ước Lateran, xác định đất đai và tình trạng của quốc gia Vatican đã được ký kết giữa Tòa Thánh và chính phủ Ý tại đền thánh này.


LỄ DÂN CHÚA


     Ngày nay chúng ta mừng hai loại lễ: Lễ thánh đường mẹ của Kito giáo. Chúng ta để hết tâm trí vào sự hiệp nhất và yêu mến toàn thể Giáo Hội được thể hiện qua sự trung thành với đấng đã bước theo chân thánh Phero là Giáo Hoàng. Lễ dân chúa là lễ những người đã tạo thành Giáo Hội. Công đồng Vatian II giúp chúng ta biết đến mầu nhiệm của Giáo Hội, là dấu chỉ hiệp nhât và khí cụ bình an của chúa Kito ở dương thế này.


THANH TẨY ĐỀN THÁNH


     Câu chuyện chúa Giesu thanh tẩy đền thánh trong Tin Mừng Gioan thoạt nghe xem như  không hợp với lễ cung hiến đền thánh Mẹ Giáo Hội ở Rome, nhưng thực ra nó có một ý nghĩa rất thâm trầm. Câu chuyện thanh tẩy Đền Thánh của Gioan (Ga 2:13-22) trái ngược với những câu chuyện trong các phúc âm khác (Mt 21:12-17; Mc 11:15-19; Lc 19:45-48). Trong Phúc Âm Nhất Lãm, quang cảnh này xẩy ra vào lúc cuối cuộc “Rước lá ngày Chúa Nhật” trong thị trấn thánh. Dân chúng la ó, tung hô Chúa khi người đi vào thành phố. Nhưng vào đền thánh, lúc đó người không tỏ ra tôn kính mà thách thức đền thánh và những kỳ mục lãnh đạo đền thánh. Người xô đẩy, lật đổ bàn đổi tiền, lấy roi xua đuổi mọi người cùng với chiên bò, chim làm của lễ hy sinh ra khỏi đền thờ . Đó là một cảnh tượng kinh hồn. Người quở trách những kẻ buôn bán trong đền thánh:“Nhà ta là nhà để cho muôn dân cầu nguyện, mà các ngươi biến thành nơi buôn bán trộm cướp”(Mt 21:13; Mc 1117; Lc 19:46; Is 56:6-7; Gr 7:11).


     Gioan dùng quang cảnh đó để nói lên toàn thể ý nghĩa sứ vụ của chúa Giesu. Ông là người duy nhất trong số các thánh sử đã liên kết việc thanh tẩy đền thánh Jerusalem với việc tiên đoán đền thánh bị phá hủy. Sự phá hủy này là dấu hiệu kết thúc Giao Ước cũ và những cách thờ phượng xưa. Gioan cho biết chúa Giesu nói về chính thân xác người chứ không phải đền thánh (Ga 2:21). Đền thánh mới sẽ là sự phục sinh của chính thân xác chúa Giesu. Trong Giao Ước mới, việc thờ lạy thực sự sẽ ở “trong đức Kito”.


      Câu chuyện thanh tẩy đền thánh của Gioan hoàn toàn có tính gợi hình vì nhiều lý do. Trong Tin Mừng 4, chúa Giesu trích Thánh ca 69:10: “Lòng nhiệt thành đối với nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi.”  Tôi thì thích dịch câu này là: “Tôi yêu mến nhà Chúa với một tình yêu nồng cháy…” Đền thờ không phải là trung tâm thương mại, nhưng là nhà của Cha người. Giống như các tiên tri đi trước, đức Giesu đã cố gắng thức tỉnh lòng trí dân người. Lời nguyện cầu của họ phải từ tâm mà ra; tuy nhiên dù tốt hay thực tình, hy lễ của họ không thể thay thế cho công lý. Đấng Thiên sai có thể thanh tẩy của lễ của Israel, nhưng Gioan còn đi xa hơn và gợi ý một thay đổi tận gốc rễ là việc thờ phượng của Israel sẽ không chỉ được tinh trong mà còn phải thay thế hẳn. Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Israel sẽ được thay thế bằng sự hiện diện của Thiên Chúa trong đền thờ là chính thân xác chúa Giesu. Những lời vàng ngọc đó và hành động của chúa Giesu trong đền thờ đã mang một ý nghĩa mới cho những thế hệ Kito hữu mai sau.


     Cái lắt léo của câu chuyện này là hình ảnh chúa Giesu nổi sung, được thể hiện qua hai thái độ cực đoan của chúng ta về đấng Thiên Sai. Có người muốn biến hình chúa Kito trên các bàn thờ thành hình ành mang mầu sắc cách mạng. Có người lại thích cắt bỏ đi bất cứ cái gì có vẻ người của chúa Giesu đồng thời vẽ ra những hình ảnh rất hiền lành dịu dàng không có vẻ nổi giận với bất cứ ai.


     Tuy nhiên, cái sai lầm của cực đoan trước không thể biện minh cho cái cực đoan sau. Chúa Giesu không -dù là lúc khởi đầu- nhất thiết muốn canh tân xã hội. Đức Giesu đã quyết tận hiến mình và yêu thương Cha người cùng mọi sự thuộc về Cha người. Các môn đệ của người đã nhận ra hình ảnh đầy khổ nạn của một người sẵn sàng hiến dâng đời mình vì sự thật và lòng trung.


SUY NIỆM:


-Chúng ta có rơi vào hai cực đoan đó không khi tìm hiểu Chúa và nối kết với Chúa?

-Chúng ta có đam mê bất cứ cái gì trong cuộc sống hiện nay của chúng ta không? Những đam mê đó có chính đáng không?

-Chúng ta có yêu mến nồng nhiệt những việc thuộc về Thiên Chúa và con một của người là đức Giesu không?  


Trong ngày lễ cung hiến thánh đường này, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban sức mạnh hiệp thông với nhau và với dân Chúa trên thế giới này. Chớ gì Chúa thanh tẩy đền thánh lòng chúng ta và đắp xây chúng ta bằng đá hằng sống như trong đến thánh Chúa. Chớ gì tôi được tràn đầy tình yêu nóng bỏng vì Nhà Chúa, Giáo Hội của chúng ta và của thánh đường của chúng ta. Chớ gì sự hiệp thông của chúng ta với Giáo Hội Roma làm cho chứng ta thành một Giáo Hội phổ quát, sáng chói, yêu thương và sẵn sàng đón nhận tha nhân, nơi chào đón tất cả những ai muốn tìm kiếm dung nhan Chúa.



Fleming Island, Florida

Nov 5, 2014

NTC

Fxavvy@aol.com


Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!