Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚNG TA ĐƯỢC GHI DẤU VÀ SAI ĐI KHẮP THẾ GIỚI

 

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN A

(Is 45:1, 4-6; 1Tx 1:1-5ab; Mt 22:15-21)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

Trong bài Phúc âm Mathieu hôm nay (Mt 22:15-21), những người biệt phái một lần nữa lại muốn gài bẫy đức Giesu. Họ nhận thấy Chúa nói bóng gió ám chỉ họ là những kẻ đã từ chối lới mời không chịu sửa đổi tâm hồn (dụ ngôn tiệc cưới Mt 22:1-14). Do đó họ bắt đầu âm mưu tung chiến thuật tấn công Chúa. Họ bắt đầu hỏi những câu ve vãn Chúa để Chúa không đề phòng. Họ cho các đệ tử và phe theo Herode ca ngợi Chúa là lương thiện, tài giỏi, giảng dạy lời Thiên Chúa rất chính xác, không cần dựa vào dữ kiện hoặc ý kiến của người khác.

Khi hỏi Chúa “có nên nộp thuế cho Caesar không” (22:17) là họ biết Chúa thừa sức cắt nghĩa luật Torah, nhưng họ vẫn thách thức Chúa. Ngược lại, Chúa cũng thừa biết cái thâm ý của họ. Chúng muốn lừa cho Chúa trả lời hoặc là ngược ý với đa số dân chúng, hoặc sẽ chống đối chính quyền La Mã.

 

Ý NGHĨA VIỆC NỘP THUẾ

Việc nộp thuế -như nói trong bài Tin Mừng hôm nay- là bổn phận buộc mọi công dân nam nữ, kể cả nô lệ tuổi từ 12 đến 65 phải thi hành. Tiền thuế là 1 đồng tiền La Mã, nghĩa là một ngày lương. Loại thuế này được ấn định năm 6AD khi xứ Judea trở thành một tỉnh lỵ của La Mã. Đây là loại thuế mà dân chúng rất ghét, đã là mồi lửa nung nóng phong trào quốc gia chống đối cường quyền La Mã lúc bấy giờ. Từ tâm tư đó nảy ra phong trào Zealot là phong trào những người nhiệt tâm đã gây nên cuộc chiến Do Thái thảm hại vào những năm 66-70AD. Những người biệt phái thì chống đối loại thuế này trong khi phe theo Herode công khai ủng hộ La Mã thì yểm trợ.

Nếu chúa Giesu ủng hộ việc triều cống Caesar thì họ sẽ không coi Chúa là đấng thiên sai. Nếu Người chống thuế, thì sẽ bị coi là tay phản loạn  chống lại La Mã. Đức Giesu đã nhìn thấy cái bẫy họ giăng ra nên Người yêu cầu họ đưa cho Chúa coi đồng tiền phải đóng thuế. Họ đưa cho Người đồng bac La Mã (22:19). Trên đồng tiền có in rõ ràng công dụng của nó và sự chấp nhận việc đóng thuế cho La Mã ở Palestine. Đức Giesu hỏi họ về hình và chữ in trên đồng tiền. Trên đồng tiền có ghi: “Tiberius Caesar, con của hoàng đế Augustus Thần Thiêng, Thầy cả thượng tế”. Quả là một phạm thượng về ảnh tượng và thách thức đối với quyền bính của Thiên Chúa trên Israel. Do đó dân Do Thái rất khinh miệt đồng tiền này.

 

HÃY TRẢ CHO CAESAR

Chúa Giesu trả lời họ: “Vậy thì hãy trả cho Caesar cái gì thuộc về Caesar, và trả cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa (22:21). Câu trả lời của Chúa cho thấy cả những người biệt phái lẫn những người theo Herode chẳng ai làm chuyện đó cả. Đây là một kết án khá trầm trọng. Những ai thích dùng đồng tiền đó của Caesar thì phải trả thuế cho Caesar. Câu trả lời của Chúa Giesu cho thấy Chúa không đứng về phía này hay phía kia.

Chúa Giesu biết quá rõ những kẻ chống đối Chúa là những tên giả hình nhân đức (22:18), và Người đã khiến chúng phải câm miệng, dù lời Chúa nói đơn thuần chỉ là sự thật. Chúa Giesu đã nâng cuộc tranh luận lên một mức độ mới mà sự ngay thẳng và tính chân thật của người không hề bị tổn thương. Những kẻ làm bộ hỏi về chuyện thuế má để bẻ quẹo qua luật lệ của Chúa thì tốt hơn là phải để ý đến việc trả nợ Thiên Chúa bằng những biệc lành mà họ còn mắc nợ Thiên Chúa.

 

PHỤC VỤ CHÚA VÀ PHỤC VỤ CAESAR

Trước mắt chúng ta là hai hình ảnh Caesar và Thiên Chúa. Đối với Caesar, chúa Giesu chỉ hỏi một câu đơn giàn:“Hình ai ở trên đồng tiền?” Câu trả lời cũng đơn giản: “Caesar.” Do đó, hãy trả cho Caesar cái gì của  ông ta, nghĩa là một phần sản nghiệp của bạn thuộc về ông ta. Nhưng đối với Thiên Chúa, câu hỏi sẽ thâm trầm hơn: “Hình ảnh và ân phúc của ai đang ở trên mỗi người chúng ta?” Câu trả lời cũng đơn giản: “Thiên Chúa”. Vậy thì, hãy trả cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là tất cả con người bạn, trọn vẹn và không bớt xén.

Chúng ta nhận ân phúc từ ai và chúng ta phải tri ân và tuân phục ai? Phải chăng là Thiên Chúa? Phục vụ Thiên Chúa và Caesar có tương hợp nhau không? Hay là chúng ta cạnh tranh, dành dật lòng trung thành đến độ làm cho ân phúc của Chúa bị phân tán mất hết ý nghĩa? Lệnh Chúa nói không chỉ trả cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là tất cả mọi sự, nhưng đồng thời cũng phải trả cho Caesar cái gì thuộc về Caesar, nghĩa là sống  trọn vẹn những đòi hỏi của công bằng, công lý, bác ái, ngay thẳng và hòa bình trong mọi tương quan xã hội, làm việc vì công ích, vì dân, vì những người nghèo khổ bị ức hiếp bất công.

 

CYRUS LÀ KHÍ CỤ CỦA THIÊN CHÚA

Trong bài đọc 1 sách Isaiah 45:1, 4-6, chúng ta thấy nói đến Cyrus là vua xứ Ba Tư. Isaiah nói với chúng ta là ông ta đã được “xức dầu”, một bí tích mà khởi đầu chỉ dành cho dân Israel, nhưng nay được áp dụng cho Cyrus, bởi vì ông là đại diện của Chúa (45:1).  Thời kỳ nô lệ của Israel đã chấm dứt khi Cyrus -vua xứ Ba Tư- cho phép dân Israel trở về quê hương họ để xây dựng lại đền thờ đã bị phá xập ở Jerusalem. Cyrus đại diện đấng thiên sai mà dân Israel đang mong đợi. Người là hình ảnh đấng Cứu Chuộc, đến giải thoát dân Chúa khỏi cảnh nô lệ tội lỗi và đem họ vào vương quốc tự do thực sự. Dù Cyrus được nuôi dưỡng như là kẻ ngoại, nhưng ngài được Thiên Chúa xức dầu để giái phóng dân người. Dù ngài đã không biết Thiên Chúa, nhưng ngài đến để biết là ngài được Thiên Chúa kêu gọi. Thiên Chúa đặt mọi sự trong tay Cyprus để hoàn thành mục đích của người. Thiên Chúa nâng ngài lên vì mục đích giải phóng dân Do Thái ra khỏi Babylon.

 

THÔNG ĐIỆP VUI MỪNG VÀ HY VỌNG

Dụa vào bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta hãy nhớ lại thông điệp Vui Mừng và Hy Vọng, một trong những tài liệu rất quan trọng của Giáo Hội nói về sứ mệnh và sự dấn thân của Giáo Hội trong thế giới ngày nay. Thông điệp đưa ra cho Giáo Hội một kế hoach mới nhấn mạnh đến, không phải là thoái lui hay khải hoàn, cũng chẳng phải là đồng hóa, mà là một đối thoại cấp kỳ (nghe và nói) cùng sự cộng tác có nguyên tắc với những tổ chức và cộng đồng dân tộc khác. Sứ mệnh của Giáo Hội phải được diễn tả thành từng xã hội và phải coi trọng những thực tế về tính thế tục và chủ nghĩa đa nguyên. Cũng cần phải nhớ những điểm chính của tài liệu quan trọng này:

Hiến chế mục vụ của Giáo Hội về Giáo Hội trong thế giới ngày nay  khuyến khích thái độ cởi mở đối với những người thánh thiện như là một thực tế mà người đời thường đơn giản gọi là thế tục, và vì vậy nó mất đi ý nghĩa tôn giáo. Vui Mừng và Hy Vọng đã khai triển một chủ thuyết nhân loại Kito giáo rập khuôn theo giáo huấn xã hội của đức Phaolo VI, Gioan Phaolo II, Biển Đức XVI, và chắc chắn cuộc sống và sứ vụ của đức Phanxico khi chưa lên Giáo Hoàng. Tài liệu cho chúng ta thấy con người nhân loại đã biết để ý đến cùng một lúc những ưu tư về tự do, bình đẳng và kết đoàn của con người. Nó tái xác định sứ mệnh của Giáo Hội như là dấu chỉ và bảo vệ nhân cách. Vì vậy hiến chế mục vụ cung ứng một nền tảng thần học cho sứ mệnh xã hội của Giáo Hội.

Sau cùng, thông điệp đề ra một kế hoạch để làm sao Giáo Hội có thể hòa mình vào thế giới với một thái độ nể vì và tôn kính trước những hoạt động của Chúa Thánh Thần qua các biến cố, tổ chức và cộng đồng thế giới. Công tác của thông điệp Vui Mừng và Hy Vọng còn lâu mới được hoàn thành trọn vẹn. Chúng ta còn cần phải phối hợp sứ mệnh xã hội vào trung tâm đời sống  Công giáo. Cũng cần nhấn mạnh là sứ vụ xã hội là công tác của toàn thể Giáo Hội, không phải bổn phận của một số ít người hay một nhóm chuyên viên. Đức Phanxico là một gương sáng tuyệt hảo cần phải noi theo trong vấn đề này.

 

ĐÁNH GIÁ CUỐI CÙNG CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Việc đánh giá sau cùng của Công đồng Vatican II, thông điệp Vui Mừng và Hy Vọng, và tất cả mọi cố gắng muc vụ và thần học của chúng ta dựa trên điểm căn bản này: Nếu chúng ta thực sự tin rằng đức Giesu Kito là Chúa lịch sử, và thế giới cùng với thời đại của chúng ta thuộc về Người thì phải chăng chúng ta không nên xét đoán những cố gắng của chúng ta theo như tâm trí của đức Kito? Phải chăng chúng ta không nên đánh giá mọi sự chúng ta có và làm theo cách chúng ta đã mở mắt mình và mọi người thế nào để thấy được vẻ đẹp cứu chuộc huy hoàng của đức Kito? Phải chăng chúng ta không nên tự hỏi mình xem những cố gắng của chúng ta đã đào sâu đủ chưa những cam kết và tin tưởng của chúng ta nơi vương quyền, sự hiện diện và quyền lực của đức Giesu Kito trong lịch sử nhân loại ?

Nếu hình Caesar trên đồng tiền La Mã được trả lại cho ông ta, thì trái tim loài người sẽ mang dấu ấn của đấng Tạo Hóa, Thiên Chúa duy nhất của đời ta. Người đã ghi dấu Người trên chúng ta và sai chúng ta đi thi hành sứ vụ trên khắp thế giới. Những kế hoạch, chương trình của chúng ta có làm cho chúng ta trở nên những ngôn sứ, những đầy tớ và đại diện của vương quốc nước trời của đức Giesu khá hơn không? Chúng ta đừng bao giờ xấu hổ, ngại ngùng phải công khai làm việc vì vương quốc nước trời của đức Giesu, nói cho mọi người biết về Người. Chỉ duy nhất một mình Người có thể bảo đảm cho chúng ta niềm vui và hy vọng đích thực, một “Vui Mừng và Hy Vọng” cho muôn dân “trong thời đại chúng ta. Vương quốc Nước Trời của Người sẽ không bao giờ cùng.

Trong tuần này, chúng ta hãy cầu xin để có lòng can đảm, khôn ngoan hầu trả lời một cách chân thành và đơn giản khi cảm thấy mình bối rối, băn khoan, lưỡng lự trong những hoàn cảnh mù mờ khó khăn. Chúng ta đã được Thiên Chúa ghi dấu hình ảnh Người và chúc phúc. Đừng bao giờ quên chúng ta thuộc về ai, và tại sao chúng ta phải thi hành những điều chúng ta phải làm. Chúng ta được gọi không phải cho chúng ta, mà Thiên Chúa đã triệu tập chúng ta lại rồi sai đi khắp thế giới để tuyên xưng danh Người và công cuộc cứu chuộc của Người. Đó là sứ mệnh buồn, nhưng cũng là lý do để chúng ta vui mừng. 

Fleming Island, Florida

Oct 16, 2014

Fxavvy@aol.com

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!