Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHÚA THÁNH THẦN VÀ PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIÊSU KITO
NIỀM TIN THỰC SỰ SẼ MỞ LÒNG MỞ TRÍ CHÚNG TA.
MÀN MỞ ĐẦU THẾ VẬN HỘI THẾ GIỚI NĂM NAY TẠI PARIS LÀ MỘT Ô NHỤC
CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU VĨ ĐẠI NHẤT
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
CHÚA KHÔNG BỎ RƠI VƯỜN NHO CỦA CHÚA

CHÚA NHẬT XXVII A THƯỜNG NIEN

Is 5:1-7; Pl 4:6-9; Mt 21:33-43

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

 

Tuần này chúng ta lại trở lại với vườn nho trong vô số các vườn nho đã được Mathieu tả trong Tin Mừng. Đức Giesu, trong bài Phúc Âm hôm nay, muốn cho chúng ta biết Vương Quốc Thiên Chúa giống cái gì? Đây là một dụ ngôn ngắn gọn nói lên thực tế cuộc sống của dân làng ở Palestine vào thế kỷ I, nó khác với cuộc sống của chúng ta ngày nay. 

Bài Phúc Âm hôm nay còn gọi là dụ ngôn những tá điền sát nhân. Giống như dụ ngôn tuần trước về hai người con (Mt 21:28-32) và tuần tới về tiệc cưới (Mt 22:1-14), câu chuyện tuần này rõ ràng là một phán quyết trọng điểm của ba giải đáp mà đức Giesu đã trả lời cho những vị lãnh đạo tôn giáo, những kẻ đã đem quyền lực của Thiên Chúa ra thử (Mt 21:23-27). 

Trong Cựu Ước, “vườn nho” thường dùng làm ẩn dụ ám chỉ dân Chúa. Vườn nho diễn tả trong những dụ ngôn cùa chúa Giesu, nói lên những giai đoạn để đạt Nước Trời, căn nguyên và thảm trạng của ơn cứu chuộc được tỏ lộ. Việc làm trong vườn nho thì cực nhọc, đòi hỏi nhẫn nại mà lương bổng thì không biết trước được như chúng ta thấy trong những dụ ngôn trước (Mt 20:1-16). Vườn nho cũng là nơi làm việc nguy hiểm. Ẩu đả giữa các thợ thuyền với nhau (Mt 18: 23-30) và bạo động cũng có thể xẩy ra như thấy trong câu chuyện hôm nay (Mt 21:33-43).

 

BẠO ĐỘNG VÀ THÈM MUỐN 

Hòa bình, bạo động và thèm muốn đi sát nhau trong bài dụ ngôn hôm nay là những yếu tố tạo thành câu chuyện Tin Mừng này. Nhìn kỹ vấn đề hơn nữa, chúng ta  thấy cuộc sống của người dân thời đức Giesu rất khó khăn. Người làm cho chủ phần đông là nô lệ hay tá điền. Những tá điền tin tưởng nhất thì phải chịu trách nhiệm. Họ sẽ chẳng ngần ngại gì mà không chiếm đoạt gia sản của chủ (Mt 21:35). Mùa Thu bắt đầu, thì mùa gặt cũng sửa soạn, chủ đất sai người đại diện đến thu hoa lợi. Chủ đất muốn chắc ăn đã tự bảo vệ mình, gia đình mình và mọi của cải trong những tháp cao vững chắc, không tự mình đi thu hoa lợi. 

Người dân thời chúa Giesu thì cũng chẳng lạ gì cảnh bạo động như thấy trong dụ ngôn này. Cuối cùng chủ đất sai con một mình đến thu hoa lợi thì tá điền cũng không tha và trả lời:“Tên thừa tự đây rồi, ta giết quách nó đi mà đoạt gia tài” (Mt 21:38).  Phần còn lại quá ít ỏi mà những tá điền cũng cố cướp đoạt cho được, lại còn giết cả con ông chủ mà ông chủ cũng không hề báo oán trả thù. Nhìn kết thúc câu chuyện hôm nay, chúng ta thấy Nước Trời thường đến với chúng ta theo những cách thức rất lạ lùng không giống như trong cuộc sống quanh ta.

 

VƯỜN NHO LÀ NHÀ ISRAEL VÀ CHỦ ĐẤT LÀ THIÊN CHÚA 

Chuyện dụ ngôn hôm nay không chỉ là ẩn dụ nói về những tá điền gian tham và ác đức. Đọc dụ ngôn này ai cũng có thể nhận ra được điều ẩn chứa bên trong.  

Hình ảnh vườn nho cũng được diễn tả trong bài đọc I sách Isaiah 5. Vườn nho tượng trưng nhà Israel. Vườn nho được Thiên Chúa vun trồng săn sóc là biểu tượng quà tặng, hồng ân và tình yêu Thiên Chúa. Tuy nhiên, vườn nho cũng đòi hỏi người làm phải cực nhọc mới có nho để làm rượu. Điều đó có nghĩa là con người phải biết đáp ứng là sinh hoa trái và làm việc lành. 

Nếu vườn nho ám chỉ nhà Israel thì những tá điền là những vị lãnh đạo tôn giáo của Israel, những người tuyên xưng trung thành với luật Israel/Torah, lại từ chối không trả nợ cho Chúa bằng cách nhận biết và chấp nhận sự hiện diện đầy quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc sống và sứ mệnh của Gioan Tiền Hô và đức Giesu thành Nazareth. 

Liên tiếp các “tiên tri / ngôn sứ” được gửi tới các “tá điền” đều bị giết; họ đã nghe biết Chúa Giesu nhắc nhở họ về cung cách của những người lãnh đạo là không thèm để ý đến những lời cảnh báo của các ngôn sứ đã đưa ra trước kia. Các vị lãnh đạo tôn giáo đã bị chỉ trích là không chấp nhận sứ giả do Thiên Chúa gửi đến. Điều này đưa đến phản ứng mà chúng ta thấy trong Mathieu 21: 45-46: “ Bấy giờ họ tìm cách bắt người, vì Người kể chuyện dụ ngôn chống lại họ. Nhưng họ lại sợ đám đông vì đám đông cho người là một ngôn sứ.” Mathieu đã biến câu chuyện dụ ngôn này thành những biến cố lịch sử của ơn Cứu Chuộc. Vườn nho là nhà Israel, chủ đất là Thiên Chúa. Các nô lệ được sai đến để thu hoa lợi là những ngôn sứ được gửi tới Israel.  Con ông chủ bị các tá điền giết là đức Giesu, đấng bị chết ở ngoài tường thành Jerusalem. 

Sự kiện vườn nho bị lấy lại khỏi các tá điền ác độc và cho những người khác (Mt 21:41) không ám chỉ nhà Israel mà là Vương Quốc Thiên Chúa (Mt 21:43). Cũng không có nghĩa là Thiên Chúa sẽ hủy bỏ quyền lãnh đạo hiện tại của Israel và ban cho những vị lãnh đạo khác trung thành hơn. Đúng ra, “Vương Quốc Thiên Chúa” sẽ bị lấy đi “khỏi ngươi” và cho một quốc gia sẽ sinh ra hoa trái của vương quốc. Từ “ngươi” gồm không phải chỉ những kẻ đối nghịch nói trong câu chuyện mà là tất cả những kẻ theo những vị lãnh đạo của họ và chối bỏ ông Goan Tiền Hô và đức Giesu. Quốc gia được chuyển thành vương quốc chính là Giáo Hội. Chót đỉnh của câu chuyện dụ ngôn là Chúa Phục Sinh khi đức Giesu nói với những người nghe Chúa (Mt 21:42) về lời tiên tri “đá tảng bị vứt bỏ” sẽ trở thành “đá góc tường” (Tv 118:22-23), trong khi  phê phán sau cùng (Mt 21:43) nhấn mạnh đến ý nghĩa của Giáo Hội là nơi thừa hưởng Nước Trời bị lấy đi khỏi những tá điền tiên khởi.

 

TRÁNH TINH THẦN KỲ THỊ DO THÁI 

Đọc dụ ngôn này không nên có tinh thần kỳ thị Do Thái. Phải nghe câu chuyện như là một lời tiên tri của một người Do Thái nói với những người Do Thái. Chúng ta để ý đến những điều nói rõ ràng về những vị lãnh đạo Do Thái, nhưng đừng quên là những điều đó cũng áp dụng cho chúng ta là những người Kito hữu. “Những kẻ khác” trong câu 41 (vườn nho sẽ được trao cho những tá điền khác) cũng còn mắc nợ ông chủ. Họ cũng có trách nhiệm nặng nề là phải tạo ra hoa trái của Nước Trời. (Mt 21:43).

 

VƯỜN NHO SẼ KHÔNG BỊ HỦY BỎ

Trong lễ mở đầu Hội Nghị các Giám mục về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội” vào ngày 5-10-2008, Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã giảng một bài liên quan đến câu chuyện dụ ngôn ngày hôm nay rất tuyệt vời: 

 “Sau chót, chủ vườn nho đã làm một quyết định cuối cùng là sai chính con một mình, hy vọng họ sẽ nghe lời con mình. Nhưng sự việc xẩy ra trái ngược, các thợ vườn nho đã giết người con ấy vì người ấy là con ông chủ, người sẽ thừa hưởng gia tài, để họ chiếm đọat tài sản của chủ dễ dàng hơn. Chúng ta đang chứng kiến một bước nhảy vọt về lời tố cáo vi phạm công bằng xã hội như xẩy ra trong bài thánh ca Isaiah. Ở đây chúng ta thấy rõ ràng là vị phạm luật của chủ là vi phạm tới ông chủ. Nó không đơn thuần là không vâng theo giới luật Thiên Chúa, mà thực sự là chối từ Thiên Chúa: màu nhiệm của Thánh Giá. 

“Tuy nhiên đã có một hứa do Lời của đức Giesu: vườn nho sẽ không bị phá hủy. Trong khi những người thợ không trung thành vất bỏ số phận của họ, chủ vườn nho đã không để mất lợi nhuận, đem trao vườn nho cho những tá điền trung thành. Điều này có nghĩa là, dù ở một số nơi, niềm tin bị suy giảm đến độ như tiêu tan hết, thì luôn luôn vẫn có những người khác sẵn sàng chấp nhận nó. Vì lý do đó, khi chúa Giesu nhắc đến Thánh Vinh 118:117 “Đá tảng xây nhà loại bỏ đi có thể trở nên đá góc nhà”(c.42), Người quả quyết cái chết của Người không có nghĩa là Thiên Chúa thất bại. Sau khi bị giết, Người sẽ không còn ở trong mồ, trái lại, điều xem ra như hoàn toàn thất bại sẽ là dấu hiệu khởi đầu một cuộc toàn thắng thực sự. Tiếp theo sau cuộc khổ nạn đau thương và cái chết của Người trên thập giá sẽ là cuộc chiến thắng Phục Sinh của Người. Vườn nho, do đó, sẽ tiếp tục sinh hoa trái và sẽ được chủ vườn cho “những tá điền khác thuê lại để họ sinh hoa trái cho Người vào đúng mùa của chúng” ( Mt 21:41).

 

SUY NIỆM: VƯƠN NHO LÀ NHÀ ISRAEL 

Dụ ngôn những tá điền ác độc, một lần nữa, nhắc nhở chúng ta là chúng ta không thể kiểm soát được lòng Chúa thương xót liên tục đổ xuống cho những kẻ khác. Nó buộc ta phải tự xét mình, nhìn vào chính cuộc sống, thái độ và hành động của chúng ta xem nó có phản ảnh chúng ta chấp nhận hay chối từ sứ điệp hằng sống của Chúa Giesu không. Thay vì chỉ nhắm vào điều mà câu chuyện nói về những người lãnh đạo tôn giáo Do Thái, chúng ta phải đặt vấn đề câu chuyện còn nói gì về chúng ta là những Kito hữu? Tầm nhìn của tôi về Vương Quốc Thiên Chúa / Nước Trời là gì? Tôi tạo dựng mùa gặt cho Nước Trời như thế nào trong cuộc sống cá nhân của tôi và cộng đồng xã hội của chúng tôi?  Câu chuyện dụ ngôn này nói gì với tôi về sự liên hệ của tôi đang bị lôi thôi với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp?  Câu chuyện dạy tôi cái gỉ khi tôi không thể tha thức cho người khác và cả chính tôi nữa? Đúng vậy, những tên tá điền ác độc trong bài Phúc Âm hôm nay đã thực sự thách thức lòng nhẫn nại của Thiên Chúa. Nhưng, cá nhân tôi cũng vậy! Tôi đã đáp lại lòng thương xót và tốt lành vô bờ bến của Thiên Chúa mà hàng ngày Người vẫn đổ ra cho tôi như thế nào? 

Fleming Island, Florida

Sept. 2, 2014

Fxavvy@aol.com

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!