Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
LÀM SAO ĐỂ CÓ SỰ SỐNG VĨNH CỬU

 

CHÚA NHẬT XXVIII  THƯỜNG NIÊN B

Kn 7: 7-11; Dt 4: 12-13; Mc 10: 17-30 / 10: 17-27

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

“Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến quì xuống trước mặt Ngài và hỏi: ‘Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?’. Đức Giêsu đáp: ‘Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai là nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ’. Anh ta nói:’Thưa Thầy, tất cả những điều đó tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ’. Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem long trìu mến. Ngài bảo anh ta:’Anh chỉ thiếu có một điều là hãy đi bán những gì anh có mà đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tang trên trời. Rồi hãy đi theo tôi’. Anh ta sa sầm nét mặt vì lời đó, và buồn rấu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải……….”. (Mc 10: 17-30)

CÂU CHUYỆN ƠN GỌI

      Câu chuyện một người đến gặp Chúa Giêsu để hỏi về sự sống đời đời thực sự là câu chuyện về ơn gọi (Mc.10:17-30). Đây là câu chuyện duy nhất trong Tin Mừng Mác Cô nói về một người được Chúa gọi đã đáp lại lời Chúa không phải là bước theo Chúa mà là đi xa khỏi Chúa.

      Câu chuyện này được kể lại cả trong Ba Tin Mừng Nhất Lãm. Thánh Mathêu (Mt 19:16-22) cho biết người đó là một thanh niên. Thánh Lu Ca (Lc 18: 18-23)  cho biết ngưới đó là một lãnh tụ. Cả ba thánh sử đều đồng ý người đó giầu có, nhưng chỉ riêng Mac cô mới nêu rõ cái ưu tư của người đó “…tôi phải làm gì để có được đời sống vĩnh cửu làm gia nghiệp!”.

 Ý NGHĨA CỦA ƠN GỌI & ĐỜI SỐNG VĨNH CỬU

      Chúng ta thử phân tích đoạn Tin Mừng này của thánh Mac Cô (Mc 10: 17-30). Chúa Giêsu cắt nghĩa chữ ‘Nhân Lành’ chỉ để dùng riêng cho Thiên Chúa là nguồn mạch  mọi sự tốt lành và chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban cho chúng ta đời sống vĩnh cửu.

      Phải chăng đòi hỏi mà Chúa muốn chúng ta phải có để được hưởng đời sống vĩnh cửu chính là những hướng dẫn mà Chúa đã chỉ cho người thanh niên giàu có? Chúa Giêsu có thực sự không đòi hỏi các môn đệ khác của ngài phải bán tài sản của họ đi không? (1Tm 6: 117-19). Ông Phêrô đã không giữ lại cái nhà và chiếc ghe của ông đấy sao? (Mc 1: 29; Ga 21:3).  Phải chăng những người phụ nữ ở Galile đã đi theo giúp đỡ Chúa Giêsu cũng không trở lại nhà để lấy vàng bạc và đồ trang sức của mình như ông Giuse thành Arimathea đã làm hay sao? (Mc 15:41,43)

      Trường hợp người thanh niên giàu có này, chúa Giêsu đã đưa ra lời mời gọi rất cá biệt với những lý do rất đặc biệt và rõ ràng. Tại sao người thanh niên này lại cảm thấy lời yêu cầu của Chúa quá khó khăn không thể làm được? Bởi vì anh ta có nhiều của cải vật chất. Khi thấy người thanh niên buồn rầu bỏ đi thì Chúa nói “Người giàu khó có thể vào được nước Thiên Chúa !” (c.23)

      Điều khác biệt là trong Cựu Ước, sự giàu sang và của cải vật chất dư thừa lại được coi là dấu chỉ ân huệ Chúa ban (G 1: 10; Tv 128: 1-2; Is 3: 10). Những người Do Thái mộ đạo cũng tin rằng giàu sang phú quí là dấu hiệu Chúa chúc lành và những người giàu có là những người được Chúa chúc phúc, trái với những kẻ nghèo khó là những kẻ coi như bị Chúa chúc dữ.

 CỦA CẢI VẬT CHẤT VÀ QUYỀN LỰC 

      Những lời Chúa Giêsu nói với người thanh niên (Mc 10: 23) đã làm cho các môn đệ ngỡ ngàng vì nó trái với quan niệm nói trong Cựu Ước (Mc 10: 24-26). Sự khác biệt là giàu có vật chất, quyền lực và công trạng chỉ cho chúng ta sự an toàn phù phiếm, nay còn mai mất, nên Chúa Giêsu đã bác bỏ chúng hoàn toàn mà tuyên bố nếu ai ôm lấy những thứ phù du đó thì không thể vào được nước trời. Sự chọn lựa tiêu cực của người thanh niên, bỏ Chúa bước đi nói lên cái thực tế ở đời.  Nó cho thấy của cải, tiền bạc, danh vọng cũng làm cản trở việc lãnh đạo của các mục tử trrong việc điều hành Giáo Hội, giáo phận và giáo xứ cũng như công việc truyền giáo. Chúa Giêsu dùng hình ảnh người thanh niên buồn rầu bỏ đi để cho các môn đệ một bài học về cái tác hại và nguy hiểm của tiền bạc, quyền lực và danh vọng. Tách rời khỏi những sở vật đó là những đòi hỏi cần phải có để là môn đệ thực sự của Chúa, bởi vì những quyến rũ đó sẽ bó chặt tâm trí chúng ta với thế gian, khiến lòng trí chúng ta luôn luôn ở trong nó và chỉ nghĩ tới giá trị phù du hơn là giá trị thực.

      Chúa Giêsu đã đảo ngược lại hoàn toàn những gì mà các môn đệ và những người Do Thái tốt lành đã được dạy bảo. Nhưng đối với họ, lời dạy của Chúa về sự giàu sang phú quí thì quả là khó hiểu. Khi Chúa nói “ Khó khăn biết bao cho những kẻ nhiều tiền lắm của vào được Nước Thiên Chúa!”, lúc đó Phúc Âm kể lại là “Các môn đệ rất đỗi ngạc nhiên, sửng sốt và nói với nhau, ‘vậy thì ai có thể được cứu rỗi đây?’” (c. 23, 26).

      Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đặt một câu hỏi tương tự như vậy. Chúa Giêsu đã nhắc nhở các ông rằng sự cứu rỗi là một tặng phẩm Chúa ban. Ân sủng chính là một quà tặng của Chúa và chỉ có những ai mà bàn tay trống rỗng, chẳng vướng bận gì là của riêng mình thì mới có thể thoải mái đưa ra để đón nhận ân sủng đó. Việc hoàn thành ơn cứu rỗi thì vượt quá khả năng của con người và hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tốt và khoan dung của Thiên Chúa là đấng ban phát ơn tặng ấy (Mc 10: 27).

 SỰ MÂU THUẪN Ở KITO GIÁO 

      Nơi nhiều xã hội, sự giàu sang được coi là dấu chỉ Chúa thương, và nghèo khó khốn khổ lại là biểu hiệu Chúa ghét bỏ. Mọi Kitô hữu đều được khuyến khích tuân theo giáo huấn của chúa Giêsu, nhưng giá trị của xã hội lại ở chỗ giàu sang, có nhiều của cảỉ vật chất như có nhà cao cửa rộng, xe Mercedes, BMW hai ba chiếc, trong băng có bạc triệu, đầu tư nhìều nơi, lại có chức quyền cao sang được mọi người kính trọng nể vì .…

      Khi mà hệ thống tư bản hoàn toàn do thị trường lèo lái, duy vật chất  mà không có trái tim, không còn tấm lòng và tình thương yêu thì nó sẽ đi ngược lại với giáo huấn của Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Phúc Âm Chúa khuyến khích nên có “sự giàu sang phú quí của Tin Mừng”. Chúa không chống lại sự giàu sang vật chất, nhưng ngài kết án những kẻ cứ bám chặt lấy tiền tài, danh vọng đến độ trở thành nô lệ. Trái lại, nó sẽ trở thành ơn phúc khi nó được đem chia sẻ với mọi người, và không trở thành nô lệ hoặc nhà tù giam hãm những kẻ ham của cải vật chất mà thiếu khôn ngoan không biết đem nó chia bớt cho những người cần thiết và kẻ nghèo khó khốn cùng.

      Khi Chúa Giêsu nhìn vào chàng thanh niên giàu có thì ngài cũng nhìn vào mỗi người chúng ta với lòng trìu mến. Chúa nhắc nhở chúng ta phải làm “một điều nữa” là để cho cái nhìn trìu mến ấy của Chúa thấm nhập vào tâm can chúng ta để không như chàng thanh niên giàu có, chúng ta mở rộng lòng đón nhận lời Chúa hầu biến đổi cuộc sống chúng ta, phá bỏ những giá trị phù phiếm trần thế và sắp đặt những ưu tiên giá trị vĩnh cửu cho cuộc sống tâm linh của chúng ta.

      Khi nghe Chúa đưa ra những đòi hỏi như vượt quá sức con người, rất nhiều môn đệ đã bỏ ngài. Chúa đã hỏi những môn đệ còn lại: “Các anh cũng tính ra đi hay sao?”  Phêro trả lời: “Lạy Chúa, chúng con sẽ đi theo ai? Chúa chính là Lời Hằng Sống”(Ga 6: 67-68). Và họ đã chọn ở lại với Chúa vì Thầy của họ đã có “Những Lời Hằng Sống”,  là những lời hứa hẹn một sự vĩnh cửu, đã cho họ đầy đủ ý nghĩa để sống bây giờ và mãi mãi. 

 KHÔN NGOAN VÀ HẠNH PHÚC 

       Vua Solomon là người khôn ngoan đúng nghĩa khôn ngoan như diễn tả trong bài đọc I (Kn 7: 7-11) đã nhận thức rằng chỉ có sự khôn ngoan thực mới có thể mang lại hạnh phúc. Ông cầu nguyện để xin Chúa ban sự khôn ngoan và chỉ xin khôn ngoan thôi. Ông không xin quyền lực, giàu sang phú quí hay sức khỏe…, nhưng Chúa đã ban cho ông tất cả mọi sự.

       Đối với chúng ta, khôn ngoan đã trở thành người và tên người đó là Giêsu. Khôn ngoan đã sinh ra trong máng cỏ và chết trên thập giá. Ỡ giữa hai điểm đó, chúng ta chỉ có một cơ hội duy nhất lấp cho đầy để nối hai điểm lại nếu chúng ta biết theo Chúa và sống cuộc sống tình yêu vô vị lợi.

      Khi nhìn lên Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra được thế nào là ý nghĩa của nghèo khó mà tâm hồn vẫn hiền dịu và quảng đại, thế nào là ý nghĩa của than khóc, của ưu tư mà vẫn lo chăm sóc người cần phải chăm sóc, hiểu được thế nào là tâm hồn trong sáng biết sống hài hòa với mọi người, và thế nào là ý nghĩa của đau buồn khi bị truy nã đầy đọa. Vì thế Chúa hẳn có lý khi nói với mỗi người chúng ta là: “Hãy đến và theo Ta!”

  Chúa không đơn giản nói rằng: “Hãy làm những điều Ta nói”. Nhưng Chúa nói: “Hãy đến và theo Ta!”  Sau cùng, Chúa Giêsu nhìn thẳng vào mỗi người chúng ta với ánh mắt trìu mến và nhắc nhở chúng ta là cuộc sống phải đầy đủ và trọn vẹn, không phải là cố đắp cho đầy của cải vật chất, tiền bạc, danh vọng và quyền uy lẫy lừng, nhưng cũng phải biết để cho mọi sự nó qua đi bằng cách chia sẻ với tha nhân.

      Lúc khởi đầu, sự mời gọi của Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, khó chịu, bị chạm và gây buồn phiền. Nhưng rồi với ơn Chúa, chúng ta nhận ra được Lời Chúa là lời hằng sống và có hiệu lực sắc nhọn hơn bất cữ lưỡi kiếm thần kỳ nào khác, có thể đâm thấu tim gan chúng ta đến cả xương tủy và có khả năng phân biệt giữa suy tư và tư tưởng còn ẩn kín trong tâm (Dt 4: 12-13). Hy vọng chúng ta sẽ không bỏ Chúa ra đi mà lòng buồn nặng chĩu.

ĐÔI LỜI KẾT: ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT 

      Tiếp theo  bài Tin Mừng hôm nay của thánh Mac cô, chúng ta cùng nhau suy gẫm và  thực thi ba lời giáo huấn quan trọng của truyền thống Công Giáo được nói tới trong Sách Giáo Lý Công Giáo và tông thư Bác Ái Trong Sự Thật/Caritas in Veritate của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.

1. Sách Giáo Lý dạy (câu 2404-2405): Khi sử dụng những tài sản mình sở đắc cách hợp pháp, con người không được coi đó như chỉ thuộc riêng về mình, mà còn phải coi đó như những tài sản chung, theo nghĩa những tài sản đó không những mang lợi ích cho mình mà còn cho người khác nữa. Quyền tư hữu làm cho người sở hữu tài sản trở thành người quản lý của Chúa quan phòng, lo sinh hoa lợi với tài sản của mình và thông ban phúc lợi cho tha nhân, trước hết là thân nhân của mình.

Những tài sản sản xuất, vật chất hoặc tinh thần, như đất đai và nhà máy cơ sưởng, các sở trường và tài nghệ buộc những người sở hữu phải làm sao để hoa trái của các tài sản đó sinh lợi ích cho nhiều người. Những người sở hữu các tài sản tiêu thụ và sử dụng cũng phải sử dụng chúng một cách tiết độ, dành một phần tốt cho lữ khách, cho bệnh nhân và cho người nghèo.

2. Sự thật thứ hai là…sự phát triển con người toàn diện về mọi chiều kích. Không có một viễn kiến về đời sống vĩnh cửu thì sự tiến triển của con người trong thế giới này không có chỗ để thở. Đóng khung trong lịch sử, nó sẽ liều lĩnh  chỉ cố làm sao cho có thật nhiều của cải, phồn vinh; nhân loại do đó không còn can đảm để phục vụ tài sản cao cấp hơn, phục vụ những sáng kiến to lớn và vô vị lợi được gọi là Đức Bác Ái  Phổ Quát.

“Con người không thể phát triển do chính tài năng của mình, cũng như sự phát triển đó không thể đơn thuần trao về lại cho họ. Theo trào lưu lịch sử,  thường thì những cơ chế/ tổ chức trong xã, hội quốc gia đã đủ để bào đảm cho quyền phát triển của con người được hoàn thành” ( Số 11 Caritas in Veritate).

3. “Trong khi người nghèo khó trên thế giới vẫn tiếp tục gõ cửa nhà người giàu thì thế giới giàu sang vẫn cố tình không nghe những tiếng gõ cửa ấy bởi vì lương tâm họ không còn phân biệt con người là gì nữa. Thiên Chúa đã biểu lộ tính người cho con người. Lý trí và niềm tin cùng làm việc song hành để  cho chúng ta biết cái gì là tốt, với điều kiện chúng ta phải muốn nhận biết nó. Theo luật tự nhiên, thì lý trí sáng tạo chiếu rọi trước để chỉ cho ta thấy cái hay tuyệt vời của chúng ta, nhưng cái tồi tệ của con người chúng ta đã làm cho chúng ta không còn nhận ra được tiếng gọi của Sự Thật Luân Lý” (Số 75 Caritas in Veritate). 

- Lạy Chúa, chúng con sẽ đi theo ai đây? Chúa chính là Lời Hằng Sống.

Fleming Island, Florida

Oct 7, 2015

NTC

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!