|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ 2016: Ý NƯỚC LÒNG DÂN
Ý nước lòng dân, ý dân là ý trời tuy là ý tưởng Khổng Nho từ mấy ngàn năm nhưng vẫn không bao giờ sai. “Dân Vi Quý” là tư tưởng của Mạnh Tử cũng vẫn đúng. Mạnh Tử mở rộng ý tưởng của Khổng Tử và nói tiếp: “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, có nghĩa Dân là đầu rồi mới đến Nước và sau cùng mới đến Vua Quan. |
|
LỊCH SỬ TRONG VIỄN ẢNH CỦA THIÊN CHÚA
Vào thời gian kết thúc Mùa Phụng Vụ thì những bài đọc Kinh Thánh thường dầy dẫy những hình ảnh khải huyền khiến chúng ta hoảng sợ. Văn khải huyền khá phổ thông trong Kito giáo từ cả hang ngàn năm xưa. Những xáo trộn lớn của lịch sự thường tô điểm thêm cho những suy nghĩ về cảnh khải huyền đó. |
|
ĐÈN CẦN DẦU ĐỂ ĐỐT CHO SÁNG
Ba dụ ngôn cuối cùng dưới hình thức hội thoại của chúa Giesu trong Tin Mừng Mathieu cho thấy năm phụng vụ sắp kết thúc. Ba chuyện này liên quan đến những việc làm mà người Kito hữu phải có để chuẩn bị đón chúa Kito. Dụ ngôn thứ nhất nói về người đầy tớ được trao trách nhiệm quản gia (Mt 24:45-51). Dụ ngôn này hình như trực tiếp đề cập đến vấn đề lãnh đạo trong tôn giáo, cảnh cáo những vị lãnh đạo không nên lơi là trong việc phục vụ giáo dân dù ngày phán xét còn xa qua câu chuyện những cô gái khôn ngoan và khờ dại mà chúng ta nghe hôm nay (Mt 25:1-13). Tuần sau chúng ta sẽ nghe chuyện kể cuối cùng nói về tài năng của mỗi người (Mt 25:14-30). Nhìn bề ngoài thì câu chuyện đề cập đến những việc chúng ta phải làm tùy theo khả năng của mình. Nhưng nhìn kỹ thì chủ ý nói nhiều hơn về sự khôn ngoan, can đảm và đầu tư tặng vật tức tài năng Chúa ban cho chúng ta và còn nhiều thứ khác nữa hàm chứa trong những câu chuyện giáo huấn này. |
|
XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI
Niềm Tin xác loài người ngày sau sống lại đã bị hiểu lầm và chống đối ngay từ đầu. Chuyện sống lại là vấn đề cần thiết không riêng gì cho người Kito giáo mà còn tất cả mọi người đã từng suy tư về sự sống và sự chết. |
|
LỄ CÁC THÁNH VÀ LỄ CÁC LINH HỒN
Đầu tháng 11 hàng năm có hai lễ quan trọng sát kề nhau là Lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn. Chúng ta thử suy nghĩ vể hai lễ này. |
|
TA CẦN Ở LẠI NHÀ NGƯƠI HÔM NAY
Câu chuyện Phúc Âm hôm nay làm tôi nhớ lại cuộc hành hương đất thánh trước đây. Chúng tôi rời Jerusalem gió lạnh và ẩm thấp đi Jericho để vừa hưởng khí hậu dịu mát vừa viếng thăm xứ với những biến cố đặc biệt ghi trong kinh thánh, đồng thới có dịp thưởng thức những hoa trái tươi mát như soài, tranh, dừa và những trái cây đặc biệt nổi danh khác được bày bán lan tràn ở những chợ lộ thiên. Trong Cựu Ước, Jericho còn được gọi là Thị Trấn Dừa. Đây là một vùng đất phì nhiêu xanh tươi nằm chơi vơi giữa sa mạc. |
|
PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG LÀ Ở CHÚA
Tiếp tục chúa nhật tuần trước, bài Phúc Âm hôm nay (Lc18:9-15) bàn về cầu nguyện qua 2 dụ ngôn, một dụ ngôn nói về thái độ tự cao tự đại của một người biệt phái, coi mình là đạo đức tốt lành hơn người, một dụ ngôn khuyên chúng ta phải biết tự nhận mình là kẻ tội lỗi, và hoàn toàn phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. |
|
PHẢI CẦU NGUYỆN THẾ NÀO
Tin Mừng Luca mở đầu bằng câu chuyện cầu nguyện. Cầu nguyện là một trong những phương cách giúp chúng ta bắt chước Chúa Giesu. Luca lấy câu chuyện cầu nguyện từ khung cảnh dân Do Thái cầu nguyện trong đền thờ Jerusalem, khi Zechariah được sứ thần Chúa cho biết lời nguyện cầu của ông đã được Chúa nghe (Lc 1:13). |
|
NHẬN BIẾT VÀ CÁM ƠN, CHỮA LÀNH VÀ CỨU ĐỘ
Các bài đọc và Phúc Âm hôm nay nói về nhận biết và cám ơn hay chữa lành và cứu độ. Bài đọc 1 sách Các Vua (2V 5:14-17) nói về một quan lãnh binh của vua Syria là Naaman đến cám ơn tiên tri Elisha vì đã chữa lành bệnh cho ông. Bài Tin Mừng Luca nói về một trong 10 người bệnh phong được Chúa Giesu chữa khỏi đã nhớ ơn và trở lại cám ơn Chúa. Thánh Phaolo trong bài đọc 2 nhắc nhở Timohy hãy nhớ lại chúa Giesu đã chịu chết và sống lại. Chúa chết và phục sinh nhắc nhở chúng ta phải biết ơn Chúa đã rửa sạch mọi tội lỗi và thêm sức mạnh cho chúng ta để đương đầu với mọi nghịch cảnh ở đời. Là người chịu ơn thì phải biết ơn. |
|
TIN THÌ CÁI GÌ CŨNG LÀM ĐƯỢC
Niềm tin phải có thực hành hàng ngày! Niềm tin không thể để nó ngủ, khi nào cần mới mang ra. Nó sẽ yếu đi và không phát triển, chẳng giúp gì được ta. Để toàn hảo phải thực hành và liên tục luyện tập mới giúp ta sống còn ngay cả lúc nguy nan nhất. Một lực sĩ mà không luyện tập cũng sẽ trở thành yếu và vô dụng. |
|
CÂU CHUYỆN TÌNH LIÊN ĐỚI
Tiên tri Amos đặc biệt chú ý đến người nghèo. Kẻ giàu có luôn luôn là mục tiêu ông nhắm, vì sự ăn tiêu hào nhoáng phè phỡn của những kẻ giàu có thì do những kẻ chẳng có nhu cầu gì cả phải cung cấp. Cừu non, bê béo (6:4) họ ăn nơi yến tiệc là để dùng tế lễ Thiên Chúa. Họ đem trộn lẫn sự thánh thiêng vào với lò tội lỗi. Họ không thương hại lo lắng cho hoàn cảnh của ông Giuse, là tình trạng của phần đông dân chúng. Họ có biết rằng tiền bạc của cải họ có để tiêu sài bừa bãi như vậy là do dân chúng đóng góp không? |
|
NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN
Bài suy niệm này chúng tôi dựa vào Tin Mừng Luca (Lc 16:1-13) nói về người quản lý bất trung để trình bày về một người quản lý đương đại của thế kỷ 20 không phải là bất trung, nhưng rất trung tín là cha chính Tổng Đại Diện giáo phận Hanoi Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh. |
|
ĐỨA CON HOANG ĐÀNG hay TÌNH YÊU CHA CON
“Hoang đàng” là ăn chơi bừa bãi, trác táng, hoang phí, bất kể quần thần, không cần biết đến gia phong, luật lệ phép tắc ở đời, miễn sao mình được thoải mái xác thịt. Xem vậy thì dễ hiểu tại sao dụ ngôn lại lấy đầu đề “đứa con hoang đàng”. Chắc chắn cậu này đã chơi bời trác táng, tiêu phí bừa bãi tất cả tiến bạc, của cải mà cha cậu đã cho trong một thời gian kỷ lục, không suy nghĩ, không cần biết đến ngày mai và hậu quả khi mình không còn đồng xu dính túi, lâm cảnh đói nghèo, bệnh tật, chết bờ chết bụi. Nhưng câu chuyên còn ngụ ý xa hơn nữa, xa hơn sự ngoan cố ấy…. |
|
TẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO LÀM NHƯ VẬY?
Một số thắc mắc chúng ta thường gặp trong nghi thức Công Giáo mà đôi khi bị các bạn bè ngoài Công Giáo hỏi thì thấy hơi lung túng. Tìm tòi nhiều tài liệu thấy được đáp số nên chia sẻ với quí bạn đọc. Các đấng bậc thấy còn thiếu sót hay sai lầm xin chỉ giáo để bổn đạo chúng tôi biết rõ hơn đồng thời cắt nghĩa cho những người không phải Công Giáo hiểu. Chân thành cám ơn. |
|
THEO CHÚA THÌ PHẢI VÁC THÁNH GIÁ
Qua bài Phúc âm hôm nay (Lc 14:25-33) Chúa Giesu đã dùng Luca để đưa ra những đòi hỏi phải có của người môn đệ. Chúa đã dùng 3 cách nói (c.26-27,33) và 2 ngụ ngôn (c.28-32)... Cha Chính /Tổng đại diện Hanoi Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh |
|
CÂU CHUYỆN NƠI BÀN TIỆC
Câu chuyện nơi bàn tiệc hôm nay xẩy ra trong lúc Chúa Giesu và các môn đệ bắt đầu cuộc di hành lên Jerusalem. Đối với Luca, bàn tiệc rất quan trọng. Cả phép thánh thể lẫn hiện tượng chúa Kito phục sinh đều được nói lên nơi bàn tiệc (Lc 24:28-32). Khi các môn đệ đang cùng nhau ngồi trên bàn ăn thì Chúa Giesu hứa ban chúa Thánh Thần và ủy thác nhiệm vụ cho họ (Cv 1:8). Cũng chính vì tình bạn nơi bàn tiệc mà dân Do Thái và dân ngoại đã thiết lập được Giáo Hội (Cv 10:9-16; 11:1-18). |
|
AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC CỨU RỖI?
Đọc bài Phúc Âm hôm nay (Lc 13:22-30), vì kiểu nói của Chúa nên nhiều người hiểu lầm nhiều cách khác nhau, nhưng nói gọn lại “Ai là người sẽ được cứu rỗi” thì ta thấy ý Chúa Giêsu đã rõ ràng và chúng ta không thể hiểu cách nào khác. |
|
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
Gọi là Sách Khôn Ngoan vì theo vua Solomon là một trong những vị vua khôn ngoan nhất. Sách Khôn Ngoan đã được dùng làm sách giáo khoa cho giới trẻ Israel từ năm 300 BC đến 200 AD lúc đó đang theo văn hóa Hy Lạp. Người Do Thái được biết đến nhờ nền văn hóa sáng ngời của Ai Cập ở bên cạnh, và có lẽ sợ người ta coi những tập tục cổ truyền của mình thấp kém, không có giá trị như của Ai Cập nên mới có sách Khôn Ngoan. Sách gồm những lời hay ý đẹp gọi là “khôn ngoan”, những lời bàn về luân lý, triết học, những lời xin tha thứ về tôn giáo, khoa học hay thuật nói và viết. Tác giả cố gắng giáo dục và xây dựng niềm tin Do Thái nơi những người ngoại quốc sống chung quanh họ. |
|
MẸ MARIA HỒN XÁC LÊN TRỜI
Nhân Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Đồng Trinh Hồn Xác Lên Trời vào ngày 15 tháng 8 hàng năm, chúng ta cùng nhau suy niệm về ý nghĩa mục vụ và lịch sử của ngày lễ quan trọng này và rút ra một bài học cho cuộc sống của chúng ta. Đức Mẹ Lên Trời, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là những dấu chỉ cho hy vọng của chúng ta. Nhìn lên ảnh tượng Mẹ thấy thiên thần ca hát vui mừng, cuộc sống loài người như nở hoa để vươn tới một viễn tượng hạnh phúc vĩnh cửu. Chết không phải là hết mà là bước vào một cuộc sống mới không bao giờ chết. |
|
THAY ĐỔI CÁCH SỐNG VÀ TÌNH LIÊN ĐỚI
Đức Phanxico, giống như Chúa Giesu, đòi hỏi chúng ta phải quyết định hoặc ủng hộ hoặc chống đối sứ điệp của ngài. Giám mục thành Roma không tìm kiếm hòa hợp và trung lập với bất cứ tình trạng khó nghèo cùng cực nào, bất công và bạo động nào. Ngài không sợ những xung đột của thời đại mà còn muốn có những quyết định can đảm vì sự hòa giải thực sự, công lý chính nghĩa và hòa bình vĩnh cửu cho tất cả mọi người dân. |
|
[1]
20
21 22
23
24
25
26
27
28
29 [22/41] |