Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
EMMANUEL: XIN VÀ HỨA

 

CHÚA NHẬT IV-A MÙA VỌNG

Is 7:10-14; Rm 1:1-7; Mt 1:18-24

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Chúa Nhật IV mùa Vọng hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta nghe lời tiên tri Isaiah, giấc mơ của Giuse và lời hứa của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã trở thành máu thịt loài người trong lòng Trinh Nữ Maria. Sinh nhật chúa Giesu là ngày khởi đầu của lịch sử loài người, ngày hoàn thành mọi hy vọng, ước mơ và trông đợi của dân Israel trong cựu ước. 

DẤU CHỈ CỦA TIÊN TRI ISAIAH  

Trong bài đọc 1, tiên tri Isaiah (Is 7:10-14) cho biết vua Ahaz tỏ ra muốn dựa vào quyền lực của Assyria hơn là của Thiên Chúa (c.12) vì ông không dám làm phiền Thiên Chúa. Đây là một hình thức đạo đức giả nên đã bị Isaiah quở trách. Dấu chỉ mà Isaiah đưa ra có liên hệ đến việc bảo vệ xứ Judah trong cảnh chán nản buồn phiền, và đặc biệt hơn nữa cũng liên quan đến việc hoàn thành lời Chúa hứa trước kia với David (2Sm 7:12-16): Đấng Emmanuel sẽ đến là một vị vua lý tưởng (Is 9:5-6; 11:1-5). 

Giáo Hội luôn luôn theo dõi Tin Mừng Mathieu để thấy lời Chúa hứa được thực hiện nơi chúa Kito và Mẹ Maria (Is 7:14). Riêng Isaiah thì không biết đến sức mạnh ẩn dấu dưới những lời mình nói. Môt số người lại nghĩ ông vua tương lai là Hezekiah mà thân mẫu cũng là người đàn bà Do Thái trẻ, không có chồng. Tuy nhiên Chúa Thánh Thần đã chuẩn bị một giáng sinh khác hầu hoàn thành sứ mệnh của Emmanuel mà thân mẫu là mẹ Thiên Chúa cũng sẽ suốt đời đồng trinh để lời tiên tri này được trọn vẹn.

HOÀN THÀNH LỜI HỨA NƠI ĐỨC KITO 

Toàn thể Tin Mừng Mathieu đều nói về lời hứa được hoàn thành nơi đức Kito. Theo gia phả (Mt 1:1-17) thì chúa Giesu chính là điểm lich sử giao ước của Israel, đặc biệt dựa vào những giải đáp và giai đoạn chót đầy bi thảm của đời đức Kito. Mathieu cũng đồng ý với người Do Thái cùng thời với ông là thời gian lưu đầy là biến cố sau cùng và đặc biệt trước thời chúa Giesu. Khi thiên thần nói chúa Giesu sẽ “cứu dân người khỏi tội lỗi” (Is 1:21) có nghĩa là giải phóng khỏi cảnh lưu đầy. Bài tường thuật của Mathieu  về thời thơ ấu của chúa Giesu có thể coi như lời mở đầu Tin Mừng của ông.

    Gia phả và năm câu chuyện cho thấy chúa Giesu giáng trần chính là cao điểm của lịch sử Israel, và những biến cố về thụ thai, giáng sinh và thời thơ ấu của Người là nhửng yếu tố hoàn thành lời tiên tri trong cựu ước.  Mathieu cho chúng ta biết đức Giesu sinh ra đã hoàn thành ít nhất ba đề mục trong kinh thánh. Dân Israel trở về đất hứa. Chữ “Giesu”, theo ngôn ngữ Hy Lạp là “Joshua” cũng như Emmanuel nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, đức Giesu là hiện thân của Thiên Chúa nơi dân Người (Is 7:14; 1:23). Như một tân David, đức Giesu là sứ giả tức đấng thiên sai sinh ra ở Bethlehem (Mt 2:5, Micah 5:1-3). 

Câu chuyện đầu tiên Mathieu kể về thời niên thiếu của đức Giesu (Mt 1:18-25) tóm gọn mọi điều nói ở Mathieu 1:16. Đức mẹ trinh thai là công việc của Chúa Thánh Thần. Việc Giuse tính bỏ Đức Mẹ không thành, đã đem Đức Mẹ về nhà mình đồng thời nhận bào thai chúa Giesu là con mình là do lệnh báo từ trời qua giấc mộng. Đường dây gia phả bị đứt đoạn nhưng lời hứa với David đã được hoàn thành qua viêc Giuse nhận con trẻ Giesu vào gia đình họ David. Mathieu nhận ra Đức Mẹ trinh thai đúng như là lời tiên tri Isaiah đã nói (Is. 7:14). 

GIUSE LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH 

Đính hôn là giai đoạn đầu của hôn nhân trước khi hai người nam và nữ chính thức ăn ở với nhau như vợ chồng. Do đó sự bất trung được coi như tội ngoại tình. Thời gian đính hôn kết thúc ít tháng sau khi người chồng mang vợ mình về nhà, lúc đó là bắt đầu thời gian hôn nhân chính thức. Theo luật Maisen thì  Giuse được coi là người công chính (c.19). Ông muốn huy bỏ giao ước với người mà ông nghi là đã lỗi luật một cách trầm trọng. Theo luật thì ông phải hành sử như vậy, nhưng bản văn viết lại không tán đồng quan điểm này, như sách Thứ Luật (Tl 22:20-21) không nêu rõ ràng đứng về phía Giuse.

NHỮNG ÂM VANG TRONG CỰU ƯỚC

Trong Cựu Ước có danh xưng “Thiên thần Chúa” có nghĩa là thiên thần được chỉ định thay Chúa liên lạc với loài người. Giấc mộng nói tới trong tin mừng Mathieu (Mt 2:13, 19, 22) có thể ám chỉ giấc mộng của Giuse, con của tổ phụ Jacob (St 37: 5-11:19). Giấc mộng này đi song hành và rất gần với giấc mộng của Amram là cha của Maisen, có liên hệ với Josephus (Antiquities 2,9,3; 212, 215-16). Tên Giesu trong  tiếng Do Thái (Mt 1:21) ở thế kỷ I gợi nhớ lại tiếng Joshua (tiếng Hy Lạp là “Iesous”) có nghĩa là “Yahweh giúp đỡ”, tức “Chúa cứu”. 

THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA 

Trong Mathieu chúng ta có một tên rất tượng hình là “Emmanuel”, có nghĩa “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Thiên Chúa hứa giải phóng dân Israel mang họ trở về Judah vào thời Isaiah, qua việc Chúa Giesu giáng trần biểu hiện là Thiên Chúa ở cùng dân người. “Emmanuel / Thiên Chúa ở cùng chúng ta” vẫn còn xuất hiện ở cuối Tin Mừng Mathieu khi nói về Chúa Giesu phục sinh để chứng tỏ cho các môn đệ là Chúa Giesu vẫn tiếp tục ở lại với các ông: “Ta vẫn luôn luôn ở lại với các anh cho đến tận thế” (Mt 28:20). Thật vậy, Thiên Chúa đã giữ lời hứa qua Đức Giesu, và chúa Giesu đã hoàn thành chương trình cứu độ của Thiên Chúa trong cả lời nói lẫn việc làm, trong cả ước vọng và sự hiện diện, bằng cả máu và thịt mình. 

Dưới danh xưng Emmanuel, chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho nỗi ước mong thắm thiết có Thiên Chúa của loài người qua mọi thời đại. Emmanuel, về phía chúng ta, chính là cầu nguyện và khấn van, về phía Thiên Chúa thì có cả lời hứa lẫn viêc tuyên xưng. Khi chúng ta tuyên xưng Lời, là chúng ta đã thực sự cầu nguyện và khấn van: “Lạy Chúa, xin ở với chúng con!” Khi Thiên Chúa nói nên lời thì đấng tạo dựng muôn loài, vô thủy vô chung, sáng láng vô cùng cũng nói với chúng ta: “Ta ở với các con” qua con trẻ này. Thiên Chúa ở cùng chúng ta qua hài nhi này, không đơn thuần chỉ để ban ơn phúc như kiểu trang trí cho đẹp mắt những lúc gặp khó khăn. Thiên Chúa cũng không ở với chúng ta như cách Thiên Chúa sẽ dùng Đức Giesu để giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn chúng ta khỏi cơn nguy biến. Không, Thiên Chúa hài nhi đang nằm trong máng cỏ ở Bethlehem là “Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta”, bởi vì con trẻ đó chính là Thiên Chúa. 

Hơn hẳn các thánh sử khác, Mathieu cẩn thận ghi lại mọi biến cố xẩy ra trong đời Chúa Giesu đến độ “những điều được truyền qua các tiên tri đều được ứng nghiệm”(Mt.2:23).Cuối cùng ở câu Mt 1:25, chúng ta thấy Mathieu viết: “…cho đến khi Mẹ Maria sinh con trai”. Mathieu đã cẩn thận nhấn mạnh là Giuse không có trách nhiệm làm cho Maria có thai Chúa Giesu. Trong ngôn ngữ Hy Lạp từ lời /word được dịch là “đến khi” cũng không ám chỉ những điều kiện của một hôn nhân bình thường sau khi người vợ sinh con, nhưng cũng không hoàn toàn loại trừ nó. 

LỜI KẾT:  CHIỀU KÍCH CỦA THỜI CÁNH CHUNG 

Tuần này chúng ta  tiếp tuc suy niệm tông thư Lời Chúa / Verbum Domini của Biển Đức XVI, nhất là phần nói về “chiều kích của Lời Chúa về thời cánh chung” 

14*-Trong tất cả mọi điều về chuyện này, Giáo Hội lên tiếng cho biết là, với Chúa Giesu Kito, thì Giáo Hội luôn luôn nắm vững Lời Chúa cố định như sau: “Người là đầu hết và là cuối chót” (Kh 1:17).  Người đã cho mọi tạo vật và lịch sử một ý nghĩa nhất định; do đó chúng ta đã được kêu gọi để sống trong thời gian và trong sự tạo dựng của Thiên Chúa đúng theo nhịp điệu của lời về thời cánh chung; “Vậy tân ước của Kito giáo, vì nó là một giao ước mới và nhất định, nên sẽ chẳng bao giờ qua đi; và không có một mạc khải chung mới nào cần phải chờ đợi trước khi Chúa Giesu Kito tỏ mình trong vinh quang (cf 1Tm 6:14 và Tt 2:13). 

Thực vậy, như các Giáo phụ đã ghi chú trong hội nghị, “Kito giáo độc nhất và duy nhất phải được biểu lộ trong biến cố đức Giesu Kito, cao điểm của mạc khải, lời hứa của Thiên Chúa được ứng nghiệm và là đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Người là đấng làm cho mọi người nhận biết Thiên Chúa (Ga 1:18), là đấng duy nhất, là Lời nhất định đã được ban cho loài người.” 

Thánh Gioan Thánh Giá đã diễn tả sự thật này một cách tuyệt vời: “Vì Người đã ban cho chúng ta Con Một người, Lời duy nhất (vì Người không có ai khác), Người đã nói tất cả mọi sự ngay lập tức trong Lời duy nhất này và Người không còn gì nữa để nói…bởi vì Người đã nói trước cho các tiên tri theo nhiều cách, Người đã nói tất cả mọi sự ngay lập tức bằng cách ban cho chúng ta tất cả những sự này là Con Một của người. Bất cứ ai cật vấn Thiên Chúa hoặc ước mong một viễn tượng hay mặc khải nào đó thì có thể bị lỗi, không phải chỉ vì điên khùng mà còn súc phạm đến Người nữa, bởi lẽ đã không để mắt hoàn toàn nơi Chúa Kito, lại sống mơ mộng về một điều khác mới lạ nào đó.”

Hậu quả là hội nghị đã chỉ ra nhu cầu “phải giúp các tín hữu phân biệt Lời Chúa với những mạc khải riêng” mà nhiệm vụ của nó “không phải là ‘hoàn thành’ mạc khải nhất định của chúa Kito, mà là giúp họ sống với mạc khải trọn vẹn hơn trong một thời gian nhất định nào đó của lịch sử”. Giá trị của mạc khải riêng thì tự bản chất nó khác với mạc khải chung. Mạc khải chung đòi hỏi đức tin, trong đó chính Thiên Chúa nói với chúng ta qua lời nói của loài người và trung gian là xã hội sinh động của Giáo Hội. Tiêu chẩn để xét đoán sự thật của một mạc khải riêng là hướng về chính Đức Kito. Nếu nó dẫn đưa chúng ta xa lìa Người, thì chắc chắn nó không được dẫn đưa do Chúa Thánh Thần, đấng dìu dắt chúng ta đi vào Tin Mừng thâm sâu hơn, chứ không làm cho chúng ta xa rời nó. Mạc khải riêng là một phụ giúp cho niềm tin này, nó chứng minh tính khả tín của nó một cách rõ ràng, bởi vì nó  trở lại với mặc khải chung. Khi Giáo Hội chuẩn nhận một mạc khải riêng thì có nghĩa là nó không có gì ngược lại đức tin và luân lý. Lúc đó đưa ra công chúng thì sẽ không trái luật và người tín hữu có quyền tán đồng một cách khôn ngoan. Một mạc khải riêng có thể giới thiệu những phương hướng mới, đưa ra những hình thức mới về bác ái hoặc đào sâu những hình thức cũ. Nó có thể có một đặc tính ngôn sứ nào đó (cf 1Th 5:19-21) và có thể là một trợ giúp có giá trị để hiểu biết rõ ràng hơn và sống Phúc Âm ở một thời điểm nào đó; do đó không nên đối sử nhẹ nàng với nó. Đó là một cách giúp đỡ, nhưng không bắt buộc phải dùng nó. Trong bất cứ biến cố nào, nuôi dưỡng niềm tin, hy vọng và tình thương yêu vẫn là vấn đề quan yếu. Đó là con đường cứu chuộc thường xuyên cho tất cả mọi người.

Fleming Island, Florida

Dec 25, 2016

NTC

NB- Đây là bài suy niệm của một giáo dân bình thường dựa vào những điều đã được học hỏi nơi Giáo Hôi, trong Kinh Thánh/Tin Mừng, những lớp giảng huấn dành cho giáo dân người lớn và những nghiên cứu riêng tư cùng kinh nghiệm sống đạo trong xứ, cộng đồng và bạn bè v.v…. Dĩ nhiên có nhiều thiếu sót và có thể sai lỗi, xin quí độc giả và các đấng bậc góp ý sửa chữa. Rất đa tạ


 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!