|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA LÀ CỦA ĂN HÀNG NGÀY
Kito giáo nếu không có Bí tích Mình và Máu thánh Chúa thì mất hết ý nghĩa. Cũng như đức Giesu chịu chết mà không sống lại thì còn ai tin nữa. Nhân Lễ Mình và Máu Thanh Chúa, chúng ta thử tìm hiểu đôi chút về MÌNH và MÁU chúa KITO. |
|
NHÌN GIÁO HỘI QUA CHÚA THÁNH THẦN
Lúc ấy, các tông đồ đang tụ họp cầu nguyện ở lầu trên cùng với đức Maria Mẹ Thiên Chúa thì bất ngờ các ông cảm thấy có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa hiện trên đầu mỗi người. Tức thì tâm hồn các ông tràn ngập sức mạnh một cách lạ kỳ. |
|
CHÚA GIESU VỀ TRỜI - LỄ THĂNG THIÊN
Mathieu tả cảnh Chúa Giesu về trời ở Galile rất huy hoàng và hoàn hảo (Mt 28:16-20). Ông diễn tả uy quyền mới của Chúa ở trên trời không phải bằng viễn kiến hay hình ảnh, cũng không phải như cách bẻ bánh hoặc đụng vào thân xác Chúa, nhưng một cách đơn giản mà thâm trầm biểu hiện cho Lời Chúa, Thầy Chí Thánh và là Đại sư phụ duy nhất của chúng ta (Mt 23:8-10). Mathieu đã dùng đoạn Tin Mừng này để kết thúc bản Phúc Âm của ngài. Đây là bản tổng hợp các sứ điệp căn bản mà Chúa muốn nhắc lại cho các tông đồ. Nó cũng là tiến trình truyền giáo rất căm go mà Chúa đã gửi gấm cho các ông trước khi về trời. |
|
THẾ NÀO LÀ MỘT QUỐC GIA VĨ ĐẠI
Khẩu hiệu tranh cử tổng thống của D. Trump: “Hãy làm cho Nước Mỹ vĩ đại trở lại – Make America great again” Câu nói đã làm nức lòng đa số dân Mỹ nhất là giới bình dân thợ thuyền và người già. Và ông Donald Trump đã đắc cử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Nhân câu nói này của D.Trump, xin đặt vấn đề cái gì làm cho một quốc gia suy đồi và cái gì biến một quốc gia thành vĩ đại? |
|
CHÚA THÁNH THẦN LÀ HY VỌNG VÀ LÀ TRẠNG SƯ
Sáu chương đầu của sách Tông Đồ Công Vụ nói về lịch sử thành lập Giáo Hội tiên khởi ở Jerusalem. Qua bài đọc I (Cv 8:5-8, 14-17) và những câu trong Cv 10: 44-48 & Cv 19:1-6, thánh Luca đã phân biệt bí tích Thanh Tẩy nhân danh Chúa Giesu và sự tiếp nhận chúa Thánh Thần. Trong mỗi trường hợp, có ơn Chúa Thánh Thần đều phải thông qua một trong 12 tông đồ như Phero và Gioan hoặc người đại diện như Phaolo. Đây là cách có vẻ hay nhất mà Luca dùng để diễn tả nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Những chỗ khác trong sách Tông Đồ Công Vụ, bí tích Thanh Tẩy và Chúa Thánh Thần lại liên kết mật thiết với nhau (Cv 1:5; 11:16). |
|
CỘNG ĐỒNG NHỮNG VIÊN ĐÁ SỐNG ĐỘNG
Màu nhiệm hiêp nhất với chúa Kito là trung tâm điểm phụng vụ của Chúa Nhật V Phục Sinh này. Bài đọc I sách tông đồ công vụ (6:1-7) cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa nhiệm vụ của các tông đồ trong cộng đồng dân chúa tiên khởi tùy theo sinh hoạt. Những người Hellenist không nhất thiết phải là người Do Thái xa quê hương nhớ cố quốc, mà là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Hy Lạp. Người Hebrew là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Do Thái hay tiếng Aramic và có thễ cũng nói cả tiếng Hy Lạp. Cả hai loại người này đều thuộc về cộng đồng Kito giáo Do Thái ở Jerusalem. Sự sung khắc giữa họ đã làm thay đổi diện mạo của cộng đồng hầu giúp cho nhu cầu của cộng đồng được thực hiện một cách linh hoạt hơn. |
|
MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Trong tất cả hình ảnh về chúa Giesu, tưởng không có hình ảnh nào gợi lòng trắc ẩn yêu thương hơn hình ảnh Mục Tử Nhân Lành. Trước thời đức Giesu, hình ảnh mục tử nói lên sự dịu dàng và chăm lo cho loài người qua Thiên Chúa. Mục tử và đoàn chiên là hai hình ảnh nổi bật giữa một sa mạc nóng bức, khô cằn và đầy nguy hiểm, trong đó người mục tử là người bảo vệ chiên đồng thời cũng bảo vệ những kẻ di hành trong sa mạc, giúp họ có nơi trú ẩn, tránh sự ám hại của kẻ cướp. Trong Kinh Thánh và thời Cận Đông cổ đại, từ “mục tử” còn là một danh diệu có tinh chính trị ám chỉ bổn phận của vua đối với dân, hàm ý quan tâm, lo lắng, sẵn sàng hy sinh vì dân. Hình ảnh mục tử cũng nói lên một quyền lực. |
|
LOAN TRUYỀN NIỀM TIN
Bài đọc 1 hôm nay (Cv 2:14, 22-23) là một trong 6 cuộc bàn luận liên quan đến Chúa Giesu Phục Sinh và những lời ngôn sứ nói về Người (Cv 3:12-26; 4:8-12; 5:29-32; 10:34-43; 13:16-41). Năm lời bàn đầu liên hệ tới Phero và lời sau cùng liên hệ tới Phaolo. Những lời bàn này được coi là những Tuyên Cáo / Kerygma (1Cr 15:11). Bài của Phero có thể được chia làm 3 phần, một phần mở đấu và 2 phần kia thì phần 1 (cc16-21) Phero cho biết lời tiên tri Joel nói từ thời ngôn sứ nay đã xẩy ra và phần 2 (cc22-36) ông tuyên bố Đức Giesu thành Nazareth đã bị người Do Thái đóng đanh vào thập giá chính là ngôn sứ đã được Thiên Chúa hứa ban mà người công chính đã chờ mong như nói trong Cựu Ước. Chính Người đã hoàn thành chương trình cứu chuộc loài người của Thiên Chúa. |
|
TỪ VẾT THƯƠNG LÒNG ĐẾN SUỐI NGUỒN THƯƠNG XÓT
Khi nói hắn là “Tào Tháo” có nghĩa là một tên đa nghi, chẳng tin những gì người khác nói. Tương tự như vậy khi bàn về việc Chúa Kito chết 3 ngày sau sống lại, nói đến Toma, một trong 12 môn đệ của Chúa là chúng ta nghĩ ngay đến việc ông nghi ngờ, không tin Chúa Giesu sống lại. Vào buổi chiều ngày Phục Sinh khi chúa Giesu hiện ra với các môn đệ thì Toma không có mặt. Sau này nghe mọi người kể lại việc Chúa hiện ra với họ, Toma đã không tin và nói: nếu mắt không nhìn thấy những dấu đanh Chúa, ngón tay không đặt vào các lỗ đanh ở tay chân Chúa và tay không đặt vào vết đâm cạnh sườn Chúa thì ông không tin (Ga 20:25). Tám ngày sau Toma đã qui phục và tin thì Chúa phán với ông: “Vì anh đã thấy nên anh tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin!” (c.29) |
|
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
Đọc bốn Phúc âm thư, chúng ta thấy mỗi thánh sử đều tường thuật việc Chúa Giesu sống lại khác nhau. Không một thánh sử nào tự mình biết và kể lại câu chuyện. Đây là một biến cố màu nhiệm của Thiên Chúa giữa đức Giesu và Thiên Chúa Cha. Biên cố phục sinh -tự bản tính nó- đã vượt khỏi kinh nghiệm của loài người. Vậy chúng ta học hỏi được gì về hiện tượng Phục Sinh qua từng câu chuyện do mỗi thánh sử kể, đặc biệt câu chuyện của Mathieu mà chúng ta nghe tuyên xưng trong Chúa Nhật Phục Sinh này? |
|
NHƯ BÌNH NGỌC THẠCH ĐẦY ẮP DẦU THƠM QUÍ HIẾM
Câu chuyện bi thương ngày thứ sáu tuần thánh không kết thúc với cái chết của chúa Giesu, nhưng sẽ được tiếp nối. Chúa Kito sống lại từ cõi chết và một trang sử mới của ơn cứu độ đã được viết. Đó là ngày mai, bởi vì chết không phải là hết. Việc thông báo Chúa Phục Sinh đã khiến những phụ nữ đạo đức biến chuyển từ buồn phiền thành hân hoan vui sướng vẫn còn vang động xuyên suốt cả Giáo Hội trong buổi tối vọng Phục Sinh này. |
|
HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN
Để chuẩn bị Tuần Thánh chúng ta không thể không biết đến cuốn sách của Biển Đức XVI: “Đức Giesu thành Nazareth – Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” (Ignatius Press, San Francisco-USA-2011). Thiết tưởng tất cả mọi người công giáo từ giáo sĩ, linh mục, giám mục đến giáo dân nên đọc để có thể gặp được con người Giesu thành Nazareth và thấu hiểu trọng điểm của màu nhiệm niềm tin mà chúng ta sẽ ôn lại trong tuần thánh này. Chuẩn bị Tuần Thánh và đại lễ Phục Sinh, không có cách nào hay hơn là đọc và suy niêm kiệt tác này. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về đức Giesu, đồng thời giúp chúng ta cầu nguyện và rao truyền Lời Chúa hiệu quả hơn. |
|
NGƯỜI MÙ THÌ LẠI THẤY, KẺ THẤY LẠI NHƯ MÙ
Đọc bài Tin Mừng Gioan hôm nay (Ga 9:1-41), cái hay là phần kết luận, nói về ý nghĩa “nhìn thấy” mặt đức Giesu. Tác động này lại nói lên mức độ mù lòa của mắt chúng ta, sự cảm nghiệm của chúng ta về việc đức Giesu chữa lành bệnh và chúng ta hiểu biết về con người Giesu là ai. Là Thiên Chúa và là đấng Cứu Thế từ trời đến. Ngay từ khởi đầu Tin Mừng Gioan, thắc mắc này đã được nêu lên là Đức Giesu từ đâu đến? Ai đã sai người đến thế gian? Con người thành Nazareth đã theo học ở đâu mà có được tất cả mọi sự như vậy? Tại sao anh ta dám phá bỏ cả lề luật của Chúa? Những thắc mắc này có đầy dẫy trong câu chuyện người mù bẩm sinh được nhìn thấy. |
|
NÀY TÔI ĐÂY LÀ TÔI TỚ CHÚA
Sự kiện thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria báo hiệu Mẹ sẽ sinh Chúa Giesu rất quan trọng. Nó gói gém tất cả huyền nhiệm về việc đức Giesu sinh ra do quyền năng Thiên Chúa qua đức Maria đồng trinh. |
|
BÀI GIÁO LÝ GIỮA NGỌ
Để nắm bắt được ý nghĩa bài đọc 1 sách Xuất Hành hôm nay (Xh 17:3-7), chúng ta cần nhớ lại những việc xẩy ra ở chương 16: Đoàn chiên nhỏ bé của Thiên Chúa đã than trách ông Maisen vì bị đói, thiếu đồ ăn. Thiên Chúa đã từng nghe tiếng than van của dân vì bị cảnh nô lệ áp bức ở Ai Cập (Xh 3:7), bây giờ Người lại phải nghe tiêng kêu than vì đói khát nên đã ban cho họ bánh manna và chim cút. Ra khỏi Ai Cập, họ thiếu thức ăn, một thử thách mới của họ là thiếu nước uống. |
|
HÃY LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Abraham là người của sứ mệnh, một vị thừa sai tuyệt vời. Ông được cả 3 tôn giáo lớn trên thế giới tôn sùng là Kito giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Ông là người sáng lập quốc gia Israel. Tên ông được nói tới 308 lần trong Cựu Ước và Tân Ước. Ông là người đã thay đổi cả giòng lịch sử thế giới. Trong bài đọc 1 hôm nay (St 12:1-4a), Lời Chúa nói với Abraham như một mệnh lệnh:“Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi…” Thiên Chúa truyền lệnh cho Abraham phải cắt bỏ mọi liên hệ tổ quốc, bà con họ hàng, và cuối cùng cả gia đình cha mẹ ruột thịt (c.1). Chúa kêu gọi ông phải lắng nghe và trung thành với lời Chúa bất kể những ràng buộc gia đình vợ con là liên hệ quan trọng nhất ở thời thượng cổ lúc đó. Tuy nhiên kém theo mệnh lệnh này lại là một lời hứa đầy quyền lực. Thiên Chúa hứa với Abraham “một vùng đất phì nhiêu mà Người sẽ chỉ cho biết.” Chúa lại hứa làm cho giòng giống Abraham thành một quốc gia vĩ đại, con cháu đầy đàn vô kể. Chưa hết, Chúa còn hứa “chúc phúc” cho Abraham đầy đủ Phúc Lộc Thọ, làm ăn Phát Tài, Danh Thơm luu truyền. |
|
MỘT TRÁI TIM, MỘT NIỀM TIN, MỘT LÒNG TRUNG
Các bài Kinh Thánh hôm nay tất cả đều đượm bầu khí buồn thảm của Mùa Chay. Các bài đọc và Thánh Vịnh 51 là khúc dạo đàn mở đầu cho những đề mục lớn mà chúng ta sẽ nghe và sống trong 6 tuần lễ sắp tới. Đọc bài đọc 1 sách Sáng Thế (St 2:7-9,3:1-7), chúng ta phải để ý tính thần học và nghĩa đen của những trang đầu. Giống như những câu chuyện ở 11 chương đầu, câu chuyện vườn địa đàng có thể giúp giải đáp những vấn nạn quan trọng về thực tế đời sống của chúng ta. Tại sao người đàn bà lại đẻ đau? Tại sao đất lại khô cằn, cày cấy rất khó khăn cực nhọc? Tại sao con rắn lại bò sát mặt đất? Sách Sáng Thế 2-3 báo trước là nhờ hiểu biết mới đạt được những nhu cầu của đời sống con người và phải khổ cực. Vì vậy ngu dốt đôi khi có thể lại là điều hạnh phúc, nhưng chắc chắn không phải là dấu hiệu của người trưởng thành biết tự lập. Khi con người hiểu được đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của đời người, thì lúc đó đời sống thực tế sẽ nhẹ nhàng cho dù có phức tạp và khó khăn. Hiểu biết là ánh sáng soi đường và cũng là nỗi khổ đau. |
|
LỄ TRO KHỞI ĐẦU MÙA CHAY THÁNH
Thứ Tư Lễ Tro là ngày khởi đầu mùa Chay Thánh, cơ hội để người Kito hữu biểu lộ niềm tin của mình một cách rõ ràng và công khai. Nó phải được thể hiện ở mọi nơi, trong văn phòng, học đường, bệnh viện, trên xe bus, trạm xe lửa, chỗ xếp hàng mua thức ăn. Dấu hiệu thánh giá được ghi bằng tro lên trán có một ý nghĩa rất quan trọng: Niềm tin không chỉ thể hiện ở trong nhà thờ nhưng mỗi ngày trong suốt cuộc sống nơi công cộng. Nó còn là biểu hiệu con người không là gì cả, chỉ là tro bụi, sẽ chết và trở về với tro bụi. Remenbo quia pulvis es et in pulverem reverteris. Amen. |
|
CHIM TRÊN TRỜI HOA ĐỒNG NỘI
Con người ai cũng có nhu cầu, nhưng nhu cầu nào quan trọng nhất? Trong bài Tin Mừng hôm nay (Mt 6:25-34), đức Giesu đã không chối bỏ những nhu cầu thực tế của con người, nhưng Người cảnh báo đừng biến chúng thành đối tượng của cuộc sống để trở thành nô lệ của chúng. Những ai tin có Thiên Chúa là Cha ở trên trời thì không thể để mình bị vướng mắc vào cái vòng oan nghiệt ấy. Khi các môn đệ buộc phải đẻ ý đến những điều cần thiết cho cá nhân mình và lo lắng vật chất cho những ai mà các ngài có trách nhiệm thì cũng chỉ là thứ yếu so với việc tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự “công chính” (Mt 6:33). |
|
YÊU THƯƠNG NGƯỜI HÀNG XÓM
Đức Giesu là một nhà sư phạm lỗi lạc, cách giảng thuyết của người rất hiện thực và uyển chuyển. Người thường lấy những cảnh thực tế địa phương nhưng vẫn có tính phổ quát làm nền cho bài giảng. Yêu là một đặc tính của con người, nhưng có nhiều sắc thái khác nhau tùy địa phương, hoàn cảnh, dân tộc tính và từng người. Và yêu thế nào để đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu của Thiên Chúa mới là vấn đề. |
|
[1]
15
16
17
18
19 20
21
22
23
24 [20/41] |