|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
CUỘC CẢI CÁCH CỦA MARTIN LUTHER ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN? (Bài 1)
Khi Martin Luther đưa ra 95 đề án cải cách Giáo Hội Công Giáo thì mọi người bàng hoàng, coi đó là một cuộc cách mạng lớn sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Giáo Hội sẽ phân tán. Đến nay đã 500 năm kể từ ngày Luther yêu cầu cải cách, Kito giáo đã có dấu hiệu gì hiệp nhất chưa? Kinh Thánh có dấu chỉ nào cho thấy sẽ có hiệp nhất không? |
|
XIN CHÚA CHỮA LÀNH CHÚNG CON
Qua bài Tin Mừng hôm nay (Mc 1:29-39), Marco nói về quyền lực chữa lành bệnh của Chúa Giesu. Câu chuyện xẩy ra tại nhà của ông Simon Phero, thuộc làng Capernaum nằm trên bờ biển Galilee về phía Tây Bắc. Chúa đã chữa lành bệnh sốt cho mẹ vợ ông Simon Phero. Chúa chữa khỏi bệnh không chỉ cho bà mẹ vợ ông Simon mà còn nhiều người khác nữa vì nghe biết danh tiếng Người họ đã đổ xô về đó để xin Chúa chữa lành. |
|
ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIESU TRONG ĐỀN THÁNH
Hôm nay ngày 2-2-2015 là lễ Tiến Dâng Đức Giesu cho Đức Chúa Cha trong đền thánh, Giáo Hội phương Đông gọi là lễ Hypapante (1) . “Mùa Giáng Sinh”, là “khởi điểm” ơn Cứu Độ, nhắc nhở chúng ta màu nhiệm con Thiên Chúa xuống thế làm người. Vì là con người, đức Giesu cũng phải tuân theo luật của Maisen là tiến dâng mình trong đền thánh. Vậy tiến dâng Chúa trong đền thánh như thế nào? |
|
THẦM QUYỀN NÓI LỜI CHÚA
Trong câu chuyện của Macco nói về Con Thiên Chúa, có việc Chúa gọi các môn đệ đầu tiên (Mc 1:16-20) và việc người đối đầu với ma quỉ (Mc 1:21-28). Những lời các tiên tri kêu gọi (Is:1-13; Gr 1:14-19) là do Thiên Chúa bắt buộc, là mẫu mực Chúa Giesu gọi các môn đệ. Chúa Giesu không phải là ngôn sứ độc nhất, người có nhiều cộng tác viên, là những người bạn đồng hành với Chúa” (Mc 3:14). Người đi vào cuộc sống của bốn vị đó, kêu gọi họ cam kết làm việc với Người. Người chỉ vắn gọn gọi họ: “Hãy theo ta” (Mc 1:17), thì ngay lập tức họ bỏ mọi sự và theo Người. |
|
MẺ LƯỚI LỚN BẮT ĐƯỢC CÁ BỰ
Nếu hiểu bài đọc 1 tiên tri Gona hôm nay (Gn 3:1-5, 10) theo nghĩa đen thì có thể nói đây là một mẻ lưới lớn bắt được rất nhiều cá bự, vì Gona đã được Thiên Chúa ủy quyền mang lời cảnh báo đến dân làng Assyria và thành công rực rỡ. Nói cách khác, những ai đã từng nghe và chứng kiến cảnh tượng này với con mắt đức tin thì phải hiểu sâu xa hơn. Điều chính yếu không phải là kích thước con cá của Thiên Chúa, cũng không phải diện tích rộng lớn của những thị trấn hay số người trở lại đường ngay nẻo chính. |
|
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA
Đọc những bài đọc Chúa Nhật hôm nay, đặc biệt lời Chúa kêu goi Samuel, Anrê và em ông, tôi đã nhớ đến một điều mà Dietrich Bonhoeffer, vị mục sư Tin lành Lutheran người Đức đã viết trong nhà tù Đức Quốc Xã: “Chỉ có sống một cách thoải mái, không dè dặt băn khoăn về những bổn phận, những khó khăn, những thành công hay thất bại, những trải nghiệm hay những xáo trộn của cuộc đời mới có thể làm cho người ta trở thành một con người và một Kitô hữu thực sự”. Bonhoeffer đã trải nghiệm một cách cay đắng điều mà ông gọi là “Cái Giá Phải Trả Đề Là Môn Đệ Chúa”.
|
|
Ý NGHĨA CHÚA GIESU CHỊU PHÉP RỬA
Chúa Giesu là Thiên Chúa, tại sao Chúa lại phải chịu phép thanh tẩy? Khi ấy, Chúa Giesu rời xứ Galilea đến gặp Gioan ở sông Jordan và xin ông làm phép rửa. Ông Gioan đã can và thưa với Người rằng: “Chính tôi phải được Ngài làm phép rửa mới đúng, cớ sao lại là Ngài?” Chúa Giesu đáp lại: “Không sao, vì chúng ta cần phải chu toàn bổn phận như thế!” (Mt 3:13-15) |
|
TÍNH ĐẶC THÙ CỦA PHÉP THÁNH TẨY CỦA CHÚA GIESU
Lễ Giáng Sinh đã qua. Lễ Hiển Linh cũng đã qua. Ba nhà đạo sĩ đã theo con đường khác trở về quê quán của họ. Lễ Chúa chịu phép rửa có vẻ như kết thúc mùa Giáng Sinh, nhưng thực tế lễ Chúa Dâng Mình Trong Đền Thánh ngày 2 tháng 2 mới thực sự kết thúc mùa Chúa sinh ra. Chúng ta thử lướt qua ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh rồi tìm hiểu ý nghĩa và sự khác biệt giữa việc Chúa Giesu chịu phép rửa và phép rửa của chúng ta như thế nào? |
|
LỄ HIỂN LINH
LỄ HIỂN LINH hồi xưa gọi là Lễ BA VUA, tức lễ kỷ niệm ba nhà đạo sĩ đến thờ lạy Chúa Hài Đồng Giêsu, còn có nghĩa Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại. Tại sao lại nói là Chúa tỏ mình cho dân ngoại? Họ nhận ra Chúa bằng cách nào? |
|
ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA
Hôm nay là ngày đầu năm Dương Lịch, ngày Lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Xuyên suốt giòng lịch sử Giáo Hội, lễ này đã có nhiều danh hiệu khác nhau, mỗi danh hiệu đều nói lên tính đặc thù của nó. |
|
LỄ THÁNH GIA: BIỂU TƯỢNG GIUSE LÀ CHA TRONG GIA ĐÌNH
Hôm nay, trong hào quang lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mừng lễ Thánh Gia. Chúa Nhật này chúng ta suy niệm về tặng phẩm và màu nhiệm đời sống, đặc biệt đời sống và ơn phúc gia đình. |
|
NÀY CON TRẺ ĐÃ SINH RA… HANUKKAH VÀ THIÊN CHÚA GIÁNG TRẦN
Lòng tôi rạo rực, xúc động khôn tả khi lắng nghe lời tiên tri Isaiah qua các điệu nhạc hòa tấu của Handel về Giáng Sinh: “Hôm nay con trẻ đã sinh ra cho chúng ta. Hôm nay con một người đã giáng trần, và đất nước sẽ đè nặng trên vai người, tên người sẽ gọi là đấng Kỳ Diệu, là Cố Vấn tuyệt vời, là Thiên Chúa toàn năng, là Cha muôn đời, là Hoàng Tử của Hòa Bình” (Is 9:6). Những lời tuyệt diêu đó lấy trong sách Isaiah và bài đọc I mà hàng năm chúng ta nghe vào lễ Nửa Đêm Vọng Giáng Sinh. |
|
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MARIA
Khi viết bài suy niệm Tin Mừng tuần này tư nhiên tôi nghĩ tới phim The Sound of Music. Câu chuyện nói về chị Maria là một dự tu vì ham chơi ca hát nên quên cả việc kinh kệ. Vì mồ côi, mẹ bề trên không muốn cho về đời nên đã gửi gia dình một đại úy góa vợ, có nhiều con để nhờ coi sóc. Vì có tài ca hát, đám trẻ rất yêu mến Maria nên công việc thành công… Chuyện xẩy ra ở Salzburg thuộc nước Áo. |
|
VUI MỪNG VÀ CHỜ ĐỢI
Mùa Vọng là mùa tìm hiểu lời các tiên tri và suy gẫm Thánh Kinh. Nó giúp chúng ta nhận ra viễn ảnh về một đấng thiên sai mà mọi người đang chờ mong. . |
|
GIOAN TIỀN HÔ, NGÔN SỨ MÙA VỌNG
Một trong những vì sao lớn xuất hiện trên diễn đàn Kinh Thánh hôm nay qua những câu chuyện về Mùa Vọng và Giáng Sinh là Gioan Tiền Hô. Gioan Tiền Hô là ai và Ngài đến với chúng ta thế nào? Ngài nói với chúng ta những gì trong mùa Vọng này? |
|
ĐỨC MẸ MARIA ĐỒNG TRINH VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI*
Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội là một quan niệm khá phức tạp đã lôi cuốn nhiều nhà thần học hơn là giáo dân vào cuộc nghiên cứu và suy niệm. Nhiều người hiện nay vẫn còn lẫn lộn, đồng hóa việc Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội với việc Đức Mẹ thụ thai chúa Kito mà vẫn còn đồng trinh. Thực sự điều đó có nghĩa là, -nhờ ơn đặc biệt Thiên Chúa ban- chúng ta tin rằng Mẹ Maria hoàn toàn không vướng tội từ lúc Mẹ thụ thai. Phân vân thắc mắc chính của nhiều người công giáo là tội tổ tông. Ngày nay người ta càng ngày càng ít biết và nói về tội tổ tông. Vì không biết nên quan niệm về vô nhiễm nguyên tội trở thành vô nghĩa. |
|
ÔN LẠI NHỮNG KỶ NIỆM CỦA LỊCH SỬ VĨ ĐẠI (CHÚA NHẬT I B MÙA VỌNG)
Tuần này, Giáo Hội bắt đầu Năm Phụng vụ là Mùa Vọng. Người Kito hữu tuyên xưng đấng Thiên Sai thực sự đang đến và Vương Quyền Thiên Chúa đang ở trong tầm tay.
|
|
CÁC NGƯƠI ĐÃ LÀM NHỮNG ĐIỀU ĐÓ CHO TA
Hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm Phụng vụ cũng là lễ trọng mừng kính Chúa Giesu Kito, Vua Vũ Trụ. Ngày Đức Kito trở lại lần thứ hai là ngày phán xét chung. Hôm nay, chúng ta được coi quang cảnh ngày phán xét chung trong bài Tin Mừng Mathieu (Mt 25:31-46). Đây là lời giáo huấn sau cùng của đức Giesu trước khi Người đi lên Jerusalem để đối diện với thập giá và tử thần. Điệp khúc của bài Tin Mừng này rất rõ ràng: “Các ngươi đã làm những điều đó cho ta” (Mt 25:40) |
|
TẶNG VẬT CHÚA BAN PHẢI ĐƯỢC TIÊU DÙNG, ĐẦU TƯ VÀ CHIA SẺ
Bài Phúc Âm hôm nay là dụ ngôn cuối cùng trong ba dụ ngôn của đức Giesu mà Mathieu đã kể lại. Mỗi dụ ngôn đều có một ý nghĩa đặc biệt đòi hỏi mọi Kito hữu phải chuẩn bị cho ngày vinh quang của đức Kito trên vương quốc nước trời. Bài Tin Mừng nói về ông chủ, đám bày tôi với những tài năng khác nhau (Mt 25:14-30) cho thấy việc chúng ta làm hàng ngày phải theo thiện chí, và khả năng mà Chúa ban cho chúng ta. Những việc thiết thân nhất thì chúng ta không thể bỏ qua được. Sứ điệp Chúa muốn gửi cho chúng ta là tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa và loài người với nhau để đạt được vương quốc nước Trời. |
|
CHÚA TÔI, TÔI BIẾT NƠI NÀY RỒI. ĐÂY LÀ NHÀ CON (LỄ CÁC LINH HỒN)
Tại sao người công giáo lại mừng lễ các linh hồn vào tháng 11 hàng năm? Lễ các linh hồn và tháng 11 là suối nguồn an ủi cho mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta đau khổ vì mất người thân, hoặc nếu chúng ta phải đương đầu với những vấn đề khó có thể giải quyết được như biệt ly không nói nên lời hay bất an mà không tài nào có thể thoát được …., chúng ta hãy xin những tín hữu đã ra đi trước chúng ta cầu bầu cho chúng ta được bằng an. Nhờ sự hiệp thông với các thánh, chúng ta cảm thấy gần gũi với những người đã chết, giúp ta thêm hy vọng trong những lúc buồn phiền thất vọng. |
|
[1]
15
16
17 18
19
20
21
22
23
24 [18/41] |