Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
Ý NGHĨA CHÚA BIẾN HÌNH

 

                                                                         

CHÚA NHẬT II MÙA CHAY

St 22:1-2, 9-13, 15-18; Rm 8:31b-35,37; Mc 9:2-10
 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 
 

NHỮNG ĐỈNH NÚI LỊCH SỬ TRONG KINH THÁNH

Moriah, Sinai, Nebo, Carmel, Gilboa, Gerizim, Núi Tám Mối Phúc Thật, Tabor, Hermon, Zion, Núi Cây Dầu, Calvary, Golgotha là những đỉnh núi thường được nói tới trong Kinh Thánh. Tại những nơi này đã từng xẩy ra những biến cố gặp gỡ quan trong giữa Thiên Chúa và dân Israel. Dù chưa bao giờ đến những vùng đất đó nhưng tất cả chúng ta khi đọc Kinh Thánh đều có thể mường tượng ra những địa danh này cùng với những biến cố đặc biệt đã xẩy ra ở đó.

 

BIẾN CỐ GIẾT CON ĐỂ HIẾN TẾ

Hai địa danh nói tới trong sách Sáng Thế (bài đọc I) (St 22:1-2,9-13,15-18) và trong Tin Mừng Marco (Mc 9:2-10) hôm nay là núi Moriah và Tabor. Hai bài này cho chúng ta thấy Thiên Chúa và Con Người là đức Giesu là đấng cứu chuộc nhân loại. Trước tiên, câu chuyện Abraham hy sinh hiến tế con một duy nhất của mình là Isaac cho Thiên Chúa. Câu chuyện -theo tiếng Do Thái/Hebrew- gọi là Akedah, có nghĩa là “cam kết”. Theo văn hóa ngày nay thì câu chuyện có vẻ bất nhẫn. Thiên Chúa sao lại truyền cho cha giết con?

Người không có niềm tin chắc hẳn sẽ không chấp nhận hành động của Abraham. Thời nay có ông bố nào lại giết con mình như vậy không? Chắc chắn không. Câu chuyện quả là hắc búa! “Hãy đem Isaac, con trai duy nhất mà ngươi yêu thương….dâng hiến làm của lễ toàn thiêu….Vậy  sáng hôm đó Abraham giậy thật sớm…” 


 

HIẾN TẾ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ SỐNG

Vì Abrahm vâng lới Thiên Chúa nên con trai ông không bị chết. Cam kết hiến tế Isaac chính là biểu tượng của sự sống, không phải sự chết, bởi vì Thiên Chúa đã cản Abraham không cho giết Isaac.

Những điều xẩy ra ở núi Moriah trong Cựu Ước đã vang động lên tới đỉnh núi Tabor và Calvary trong Tân Ước. Moriah, Tabor và Calvary là những địa danh đặc biệt trong Kinh Thánh cho ta thấy một viễn ảnh Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong những lúc thất vọng, chết chóc và kinh hãi nhất. Người luôn luôn hiện diện với chúng ta trong những giây phút đen tối nhất cũng như lúc trời quang mây tạnh sáng sủa nhất.

 

Câu chuyện Abraham và Isaac này cho chúng ta thấy chỉ khi nào chúng ta -vì Thiên Chúa- mà bỏ qua những gì chúng ta ưa thích nhất trong đời thì lúc đó ta sẽ nhận được những tặng phẩm tuyệt vời không thể ngờ hoặc tưởng tượng nổi. Chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự sống lại, ánh sáng hạnh phúc, niềm an ủi và cuộc sống mới của chúng ta.

 

Ý NGHĨA CHÚA BIẾN HÌNH

 

Biến cố Chúa biến hình trên đỉnh núi Tabor mà Marco, Mathieu và Luca đã diễn tả (Mc 9:2-10; Mt 17:1-9; Lc 9:28-36) cũng cho chúng ta một viễn kiến huyền diệu và tuyệt vời nhất mà ba ông Phero, Giacobe và Gioan đã cảm nghiệm được về ánh sáng Chúa chói lòa. Sau đêm bị cám dỗ và trước ngày đen tối ở trên đồi Golgotha là những tia sáng vinh quang chan hòa lúc Chúa biến hình. Trước mắt ba ông, thì đấng biến hình chính là đức Giesu mà các ông đã biết rất rõ, đã từng ăn ở và đồng hành với nhau trên các nẻo đường ở Galile. Diện mạo người sáng chói, áo người trắng như tuyết; toàn thân bao phủ ánh sáng vinh quang, bên cạnh lại có Maisen, vị giải phóng Israel khỏi cảnh nô lệ và Elijah, tiên tri vĩ đại nhất của Israel.   

Ánh sáng và núi đồi là những chứng nhân của những cảm nghiệm về đời sống chúa Giesu. Trước khi cuộc khổ nạn bắt đầu, Chúa có núi Tabor để thêm sức mạnh đi xuống thung lũng Jordan làm cuộc hành trình đi về Jerusalem. Đối với các môn đệ thì những ai muốn theo chúa Giesu cũng phải lên núi để thấy rõ Thiên Chúa hiện diện cách nhiệm màu ở trần thế và trong cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, câu chuyện Chúa biến hình cho thấy chỉ chiêm ngưỡng Chúa không thì chưa đủ, Chúa Giesu đã dặn các môn đệ phải lắng nghe lời Người là đấng mà Thiên Chúa yêu thương rồi trở về thực hành trong đời sống bình thường hàng ngày dưới thung lũng.

 

Câu chuyện Chúa biến hình là cơ hội cho chúng ta nhìn lại những cảm nghiệm của chúng ta trên đỉnh núi. Chúng chiếu sáng thế nào trên những bóng tối cuộc đời? Nếu không có những cảm nghiệm đỉnh cao như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào? Có bao giờ chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm đặc biệt đó dù ít ỏi để có đủ can đảm và sức mạnh nhìn về một viễn tượng huy hoàng mai sau? Cảm nghiệm đỉnh núi có giúp chúng ta biết lắng nghe lời Chúa hơn không? Có nghe tiếng Chúa kêu gọi phải tin yêu và trung thành thực sự với Lời Chúa không? Bởi vì khi xuống núi, đi vào thung lũng, chúng ta thường sẽ không nhìn thấy vinh quang của chúa Kito.

 

Mầu nhiệm Chúa biến hình có lẽ là sứ điệp an ủi đặc biệt dành  cho những ai đau khổ, những kẻ tàn tật bất hường. Chúa Giesu cũng bị biến dạng trong cơn khổ nạn, nhưng người sẽ phục sinh trong vinh quang với thân xác vẹn toàn vĩnh viễn. Với niềm tin đó chúng ta biết chắc là Chúa Giesu sẽ gặp chúng ta khi chúng ta lìa đời.

 

ĐÔI LỜI KẾT

 

Lắng nghe tiếng Chúa gọi một cách chính đáng thì rất khó. Để có được ánh sáng, chúng ta cần phải vượt qua đêm tối. Trước khi bước vào cửa thiên đàng, chúng ta phải đi qua nhiều con đường chông gai gian khổ đầy bụi bặm và bùn lầy. Phải trải nghiệm cả hai ngọn núi -Tabor và Golgotha- mới có thể nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa. Chúa biến hình cho chúng ta biết cuộc đời sáng chói của Thiên Chúa gồm cả sự chết. Không có cách nào khác.

 

Sự chết đó nhắc nhở chúng ta là từ bóng tối kinh hoàng ấy sẽ chiếu tỏa những tia sáng huy hoàng chói lọi. Trong những giây phút biến hình, Thiên Chúa đã xâm nhập vào giữa chúng ta, nơi những miền trai cứng, nghi hoặc, hay lo âu sợ hãi mà chúng ta thực sự không biết phải làm gì để đối phó với những thứ đó. Nhưng Người để lại những nơi đó chính dấu ấn của dung nhan người, trong vinh quang chói lòa và vẻ đẹp huy hoàng lộng lẫy không nơi nào sánh bằng.

 

Fleming Island, Florida

Feb. 2018 

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!